Mông đồng trong cuốn "Vũ kinh tổng yếu" |
Mông đồng tại Bảo tàng Nam Kinh |
Mông đồng được thảo luận trên trang Amura cùa Nhật |
Năm Kiến An thứ 13 Đông Hán (208) , trong trận Xích Bích ( 赤壁), đại đô đốc Chu Du (周瑜) của Đông Ngô đã dùng " 10 chiếc mông xung , chất đầy cỏ khô, tẩm đầy dầu mỡ " ,sau khi điểm lửa lao vào đội thuyền của quân Tào (曹) . Đó là trận đánh điển hình của mông xung trong lịch sử chiến tranh Trung Hoa
Học giả Hồ Tam đời Nguyên có nhận xét " 艨艟即蒙冲,战舰也" Mông đồng tức mông xung, chiến hạm dã !
Phân tích chữ 艨艟 mông đồng , âm Bắc kinh là méngchōng, Quảng Đông là....Cả hai có bộ 舟 chu- thuyền và 蒙 mông- cái che chở ,Mông Cổ và 童 đồng - đứa trẻ, đứa trẻ hầu hạ nhà quan. Mông xung còn được viết là 蒙衝 méngchōng
Các tài liệu ghi nhận mông đồng đã được chế tạo và sử dụng từ thế kỷ thứ 2 ,thứ 3 sau CN. Nhưng cho tới tận trước đời Đường, không ai biết được hình dáng và kích thước của nó ra sao . Thời nhà Hán, mông xung là thuyền chiến chủ lực của thủy quân . Thân thuyền hẹp và dài, tính năng cơ động cao, có khả năng đâm va .
Trong số các nhà Trung Quốc học toàn cầu , Richard Rafe Champion de Crespigny (1936-), hay thường gọi là Rafe de Crespigny, một giáo sư người Úc tại College of Asia and the Pacific, thuộc Đại học Quốc gia Úc ,đặc biệt quan tâm tới những tài liệu về đời nhà Hán và thời kỳ Tam Quốc . Năm 208, Tôn Quyền ( 孫權) và Lưu Bị (劉備) trong trận Xích Bích chống lại quân Tào Tháo , Theo Tam Quốc, khi tướng Hoàng Cái (黃蓋) của quân Ngô tiến đánh Hoàng Tổ (黃祖) tại Giang Hạ (江夏) , ông cũng dùng mông đồng để chặn đường rút lui của Hoàng Tổ . Rafe de Crespigny nhận xét rằng : Mông đồng trong " Tam Quốc Chí " khác với " Thái Bạch Âm Kinh " , một tác phẩm cổ xưa và bản chép lại cuối cùng là của Lý Thuyên đời Đường. Theo "Thái Bạch Âm Kinh " , mông đồng là một loại thuyền tiên phong, nhanh nhẹ. Trong khi đó , thời nhà Hán và Tam Quốc dùng mông đồng như những thuyền chiến với mũi thuyền có thể công kích thuyền kẻ địch. Như vậy , mông đồng có ưu thế về trọng lượng chứ không phải về tốc độ như "Thái Bạch Âm Kinh" đề cập . Rõ ràng là luận thuyết của Rafe dựa trên sự kiện Hoàng Cái đã dùng mông đồng để chặn Hoàng Tổ.
Theo Tống Thư, Vương Trần Ác (王鎮惡 373-418) là một tường lĩnh cuối đời Đông Tấn (ông nội là Vương Mãnh ) dùng thủy quân tiến đánh người Khương (羌人) trên sông Vệ ( 渭水) . Quân sĩ ngồi hết trong mông đồng, bên ngoài không trông thấy . Người Khương là dân phía Bắc , chưa bao giờ tiếp xúc với thuyền bè nên rất hoảng sợ, coi đó là thần binh ( 神兵)
Theo Trần Thư, Hầu Thiến (侯瑱 510-561) tường nhà Trần thời Nam Bắc Triều . Trận thủy chiến tại Vu Hồ (蕪湖) giữa thủy quân Hầu Thiến và Vương Lâm ( 王琳 526-573). Thứ sử Định Châu là Chương Chiêu (章昭) dùng các thuyền mông xung nhỏ bọc da bò , đâm vào thuyền địch , dùng sắt nóng chảy phun tưới vào thuyền địch . Quân Vương Lâm đại bại.
Lý Thuyên đời Đường trong cuốn "Thái Bạch Âm Kinh" có ghi nhận mông đồng là loại thuyền chạy nhanh nhẹ, vỏ có hai lớp . Đỗ Hựu (杜佑) trong " Thông Điển Binh Pháp-通典‧兵法 " có viết " thân phủ bằng da bò , hai bên có khoét lỗ cho bơi chèo, trái phải trước sau là nỗ công mâu huyệt (lỗ cho nỏ bắn, lỗ cho giáo đâm), địch không thể tiến, tên đạn không thể đánh bại được ".
Cho tới thời Bắc Tống , kiểu và chủng loại mông đồng hảy còn hết sức đơn giản .Trong "Vũ Kinh Tổng Yếu " tiền tập, 11 chiến thuyền được coi là mông xung được mô tả như sau :" về mông xung, thân phủ bằng da bò , trái phải có khoét lỗ cho bơi chèo, tên đạn không thể đánh bại được. Trước sau trái phải có khoét cửa . Cung nỏ , địch quân tiến gần thì phóng . Vì không dùng thuyền lớn, nên không chuẩn bị chỗ cho người. Từ sau thời Nam Tống , do dần dần phát triển thuyền nhiều mái chèo nên cấu trúc của mông xung cũng thay đổi. Ngu Doãn Văn ( 虞允文1110-1174) thời Nam Tống nổi tiếng vì đã dùng thủy quân chủ yếu là thuyền mông đồng đánh bại Hoàn Nhan Lượng (完顏亮 1122-1161) . Hồ Tam胡三 đời Nguyên có viết " 艨艟即蒙衝,戰艦也-Mông đồng tức mông xung, chiến hạm dã " Theo " Võ Bị Chí 武備志 " đời Minh , đó là những thuyền " 此不用大船,務在捷速,乘人之不備Thử bất dụng đại thuyền , vụ tại tiệp tốc, thừa nhân chi bất bị " Bời không dùng thuyền lớn, cốt lấy tốc độ , về người thi không chuẩn bị
Mô hình mông đồng thời Trịnh |
Mông Đồng tiếp tục cấu thành bộ phận đáng kể nhất trong thủy quân các triều đại Việt Nam tự chủ. Trần Phu nhà Nguyên nhắc tới loại thuyền đặc sắc này của nước ta trong "An Nam tức sự". Ông cũng đề cập người nước ta biến tấu với loại thuyền này rất nhiều, cả về kích thước. Thuyền Mông Đồng ban đầu chỉ có 25 tay chèo và 23 chiến thủ, đến thời Trần, theo Trần Phu, đã có thuyền Mông Đồng có cả trăm tay chèo. Ký họa dân gian lẫn của du khách phương Tây thế kỷ 17 cho thấy những chiến hạm đồ sộ này được biên chế song song với các thuyền nhẹ cơ bản.
Thuyền Mông Đồng
Mông đòng chạm gỗ đình Hương Canh |
Mông đồng trên chương đỉnh Huế |
'Châu khiến đóng thành kiểu thuyền mông đồng, 32 chiếc, mỗi chiếc chở thuỷ-thủ 25 người, trạo-phu 23 người, 2 cây nỏ bắn xe, thuyền chèo tới lui, mau như gió.'
Về cơ bản đây là loại thuyền đáy nông, chèo tay, ra vào sông lạch thuận tiện. Cấu hình phổ biến không có sàn trên như galley của châu Âu, nhưng các thuyền lớn hàng trăm tay chèo rất có thể có sàn. Sập cho chỉ huy nằm phía mũi thuyền, giữa thuyền chứa các khí cụ cần thiết. Thuyền có mái gỗ để che tên đạn. Hình ảnh trên Chương Đỉnh cho thấy mái của thuyền còn có thể thay thế bằng sàn gỗ để binh lính đứng chiến đấu bên trên. Trần Phu tả lại đuôi thuyền cao vút như cánh uyên ương.
Lê Trắc ghi chép nguyên thủy thuyền có 2 máy nỏ. Mô hình ở chùa Keo thế kỷ 17 cho thấy 2 cây nỏ đã được thay thế bằng 2 đại bác hướng ra phía mạn. Mạn thuyền không có đồ che chắn, nhưng để hở để bắn súng pháo.
Thích Đại Sán ghi trong Hải Ngoại Kỷ sự (bản của Viện Đại học Huế, Uỷ ban phiên dịch sử liệu 1963, tr 31) "thuyền sơn son láng bóng, soi mặt được, tả hữu đều 25 chèo, thủy quân đều rất mạnh mẽ, cửa khoang thuyền chạm long vân, sơn đỏ, trên che đệm có đằng văn, dưới trải chiếu lác mịn màu xanh lục, lò đốt kỳ nam, hộp vàng bày cau trầu, có đủ các thứ gối tựa, ống nhổ".
Bản tiếng Anh của wiki ( Bọn TQ chưa xem nên nó chưa kiển wiki!)
Mông Đồng 艨艟 is a class of near-shore warship and riverine boat that played a dominant role in medieval Vietnamese naval forces for over a thousand years.
Bài báo của Văn Úc trên Đại Đoàn Két
Trong trận Bạch Đằng năm 938, loại thuyền chiến Mông đồng thường có 32 tay chèo và 25 lính chiến đấu đã phát huy tác dụng rất lớn. Loại thuyền này xuất hiện ở Việt Nam từ năm 807 – 809. Năm 931, tướng Dương Đình Nghệ đã sử dụng thuyền Mông đồng trong các trận thủy chiến chống quân Nam Hán xâm lược. Đến tận thế kỷ XIII, thuyền Mông đồng vẫn là loại thuyền chiến chủ yếu trong quân thủy nước ta. Đó là một loại thuyền chiến có chiều dài khoảng trên 20 mét, rộng gần 4 mét, vỏ bọc đồng để tăng độ bền và chống tên, đạn của đối phương. Thuyền Mông đồng vừa có khả năng hoạt động trong sông, vừa có khả năng hoạt động ngoài biển, chủ yếu ở vùng cửa biển Bạch Đằng và vùng biển Đông Bắc nước ta.
Facebook Diễn đàn lịch sử
Mông Đồng là loại thuyền chiến tiêu biểu của thủy quân Đại Việt. Thuyền chạy bằng mái chèo, không có buồm. Giữa thuyền có 1 cái sập, chắc để cho chỉ huy ngồi. Thời Trần và có thể trước đó, vũ khí chính của Mông Đồng là 2 chiếc nỏ máy. Sau này khi hỏa khí trở nên phổ biến thì vũ khí chính trên thuyền bao gồm 2 khẩu pháo : 1 khẩu nòng dài cỡ nhỏ và 1 khẩu nòng ngắn cỡ lớn, nòng đều hướng về 1 phía.Ban đầu, thủy thủ đoàn thường gồm khoảng 25 người. Thời Trần, đã có sự ghi nhận về những thuyền Mông Đồng lớn có thể chứa cả trăm tay chèo. Đến thế kỷ 17, thông thường thủy thủ đoàn bao gồm 50 tay chèo kiêm chiến binh
Thời Lê-Trịnh, chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn đều có trong tay mình hàng trăm chiếc Mông Đồng. Khi tham gia chiến trận, ưu thế về tốc độ và sự linh hoạt của thuyền phát huy tác dụng mạnh nhất khi được sử dụng với số lượng lớn để chống lại chiến thuyền cỡ lớn của đối phương. Trong trận cảng Eo năm 1643, 50 thuyền của chúa Nguyễn với số lượng áp đảo đã vây hãm, nã pháo như mưa vào tàu địch và đánh bại 3 tàu chiến của Hà Lan. Nhờ đóng góp to lớn của chúng, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng một lực lượng hải quân hùng mạnh của Âu Châu lần đầu trong lịch sử.
Thời Lê-Trịnh, chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn đều có trong tay mình hàng trăm chiếc Mông Đồng. Khi tham gia chiến trận, ưu thế về tốc độ và sự linh hoạt của thuyền phát huy tác dụng mạnh nhất khi được sử dụng với số lượng lớn để chống lại chiến thuyền cỡ lớn của đối phương. Trong trận cảng Eo năm 1643, 50 thuyền của chúa Nguyễn với số lượng áp đảo đã vây hãm, nã pháo như mưa vào tàu địch và đánh bại 3 tàu chiến của Hà Lan. Nhờ đóng góp to lớn của chúng, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng một lực lượng hải quân hùng mạnh của Âu Châu lần đầu trong lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét