Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Trò chuyện với Trịnh Xương


Hôm trước anh Đỗ Thái Bình phó chủ tịch KHKT tàu thủy VN gọi diện cho tôi, đề nghi tôi gặp ông Trịnh Xương nguyên Viện trưởng viện thiết kế tàu thủy lần nữa trao đổi thêm vì những người làm công tác thiết kế thời đầu nay chỉ còn mình ông Xương còn tương đối tỉnh táo.
Hôm nay nhiệt độ ngoài trời 39 độ ,nhưng đã hẹn nên tôi lên nhà A1 Tân Hoàng Minh ngõ 30 Mai Anh Tuân thăm anh Xương. Bởi phải làm việc nhanh để về tránh nắng nên tôi xin phép không nói đến thơ nữa,đi vào công việc.
NGUYỄN SOẠN: Hôi KHKT tàu thủy Việt Nam muốn biết thêm cơ duyên nào đưa anh đến với nghề thiết kế tàu thủy, theo tôi biết anh đã được bộ Giáo dục chọn về dạy học , trước hết ĐH Bách khoa.
TRỊNH XƯƠNG: Hôm nay tôi nói đôi điều riêng tư, không phải đăng báo đâu, mà là tâm sự với người em , người bạn, người đồng môn, đồng nghiệp...Bởi một số việc phải có khoảng cách thời gian cần thiết mới đánh giá được.
Có thể nói là do Đảng chọn ,mà cụ thể đây là các đồng chí lãnh đạo Đảng thời ấy vô cùng kính mến lựa chọn. Trong thời gian tôi sang học chuyên tu ở Đại học GT Thượng Hải thì lần đầu tiên tôi gặp Cục trưởng Ngô Văn Năm 1959.
Sau buổi gặp gỡ đó tôi được vào thực tập ở Phòng thiết kế tàu quân sự (mật danh là phòng 2) .Họ có kế hoạch đào tạo tôi thành chủ nhiệm thiết kế nên tôi được học hết các loại tàu, các khâu thiết kế từ tính năng, kết cấu, máy, thiết bị, được đọc tài liệu mật của chi bộ Đảng CSTQ, được nghe chuyên gia Liên Xô giảng bài. Tại phòng 2 không có du học sinh nước ngoài thực tập, sau khi tôi về chỉ có anh ( Soạn) vào đó thôi. Tôi được ở trong nhà Viện trưởng, cùng phòng với cán bộ bảo vệ. Được các tổng công trình sư giảng bài và đưa đi dự các buổi xét duyệt sản phẩm.Ông Kim Thụ Thanh học ở LX về, sau này chủ nhiệm KHKT của TP Thượng Hải , ông này rất tốt.Các chuyên gia khác cũng rất tận tình như ông Hà Trí Cang, Trương Cảnh Thành, Vương Hoài, Trần Quang Nhị,Viên Tùy Thiện, Tân Nhất Tân...
Khi về Hà Nội nhận công tác , đi với Bác Ngô Văn Năm tôi mới rõ dần quan hệ giữa Bác Ngô Văn Năm với các dồng chí Phạm Hùng, Tướng Tô Ký, GS Trần Văn Giàu, BT Ung Văn Khiêm, Tướng Phan Trọng Tuệ.. Tôi thường được theo Bác năm đến dự các buổi liên hoan nhẹ, khi thì ở nhà tướng Tô Ký , khi thì ở doanh trại quân đội, khi thì ở bộ tư lệnh 759 chỗ anh Đoàn Hồng Phước 83 Lý Nam Đế. Những cán bộ miền nam tập kết sống với nhau thân tình, chan hòa, vui vẻ không câu nệ,nặng tình hơn cả anh em . Ngày chủ nhật hay buổi tối, khi ở miền Nam gửi ra cá ,mắm hay đặc sản quê hương thì các anh ấy gặp nhau, có lúc cũng trao đổi công việc .
Tai cuộc hop 5 người tại nhà d/c Phạm Hùng có các d/c Trần Văn Trà, Phan trọng Tuệ, Ngô Văn Năm, Trịnh Xương. Tại cuộc họp Ông Phạm Hùng giao cho Trịnh Xương trong 10 ngày phải đưa ra phương án tàu vỏ sắt 100 tấn , đi ra được vùng biển quốc tế để chuyên chở vũ khí, thuốc men, cán bộ chi viện cho chiến trường Miền Nam. D/C Phạm Hùng rất tình cảm hỏi bác Ngô Văn Năm : Làm được không anh Năm? Bác Năm nói chúng tôi sẽ cố gắng. D/C Phạm Hùng còn nói làm tốt chúng ta đều là anh hùng nhưng không làm được tôi bị kỷ luật vì việc này chưa báo cao TW. Đến đây ta mới thấy các D/C lãnh đạo cao cấp đã ấp ủ những phương án táo bạo từ lâu và cả việc chuẩn bị cán bộ thực hiện với tinh thần trách nhiệm rất cao, rất bí mật .Các đ/c Quang giám đốc xưởng tàu 3, bác Năm giám đốc xưởng tàu 1 về sau này mới biết cụ thể.
NGUYỄN SOẠN: Như vậy trong 10 ngày hoàn thành một bản thiết kế đầy mưu thuẩn, muốn chở nhiều mà lại muốn đi nhanh, muốn thu gọn mục tiêu mà lại muốn ra vùng biển không hạn chế, chịu gió cấp 8-9 , cập được bến nong.Tất cả là nhờ số liệu thu thập được ở phòng 2, nhờ có lần gặp gỡ bác Ngô Văn Năm ở Thượng Hải.
TRỊNH XƯƠNG: Quả đúng như thế , lúc dó các KS đóng tàu ở Odexa ( LX ), PO ( Gdanhsk-Ba Lan)... chưa về.Số đồng môn ở Thượng Hải về chưa có thực tế nên tôi phải quên ăn quên ngủ ra được phương án tổng thể, thiết kế sơ bộ rồi mới giao cho các bộ phận hoàn thiện. Tôi phải mày mò tính toán ,trong tay chỉ có cái thước logarit và quyển sổ tay ghi chép khi thực tập ở phòng 2.
Sau khi xác định được kích thước chủ yếu L.B.H.T, hệ số béo gầy , các tỷ lệ khác, kiểm tra phù tâm, ổn định, tốc dộ tàu . Tôi cũng ngạc nhiên không biết vì sao mình làm được
Khi thông qua được phương án sơ bộ thì tôi giao cho anh Lương Văn Triết thiết kế tính năng, anh Đinh Ngọc Liễn thiết kế phần máy, KS. Đào Vũ Hùng về kết cấu và một số đồng chí khác, có khi vừa thiết kế vừa thi công, đó là một tập thể tuyệt vời.
Tôi cảm thấy ở đời tất cả là tùy duyên. Không gặp bác Năm thì có thể tôi về nước đã bị bộ giáo dục giữ lại đi dạy học vì họ biết tôi đã là đảng viên khi làm hiệu đoàn trưởng trường Lam Sơn Thanh Hóa rồi..Tôi không vào thực tập ở phòng 2, nếu được giao nhiệm vụ tôi cũng khó hoàn thành thiết kê tàu không số thành công như thế.
NGUYỄN SOẠN : Bản thiết kế tàu vỏ thép 100 tấn tham gia vận tải đường mòn Hồ chí Minh trên biển do anh chủ nhiệm thiết kế đã thành công trên mong đợi bằng chứng là tạo ra nhiều chuyến đi thành công làm nức lòng dồng bào chiến sĩ miền Nam, trong đó có nhiều lãnh đạo cao cấp đã đi tàu này: D/c Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Định, phu nhân d/c Lê Duẩn...Bể thử tàu của Viện thiết kế tàu thủy Thượng Hải công nhận tuyến hình tốt , họ cũng đem áp dụng cho loạt tàu "Giải phóng"viện trợ cho ta. Theo tin đồn năm 1979 nếu chiến tranh mở rộng thì loạt tàu 100 tấn này sẽ tràn ngập bờ biển Thanh Hóa.
Chứng cứ nữa là hai tàu khu trục của Mỹ và nhiều tàu chiến VNCH truy đuổi quyết bắt sống tàu này mà rất khó khăn. Các chiến sĩ đi tàu không số cũng ca ngợi mọi tính năng và tính hợp lý của con tàu.
Thực ra trước đây tàu bè miền Bắc và Miền Nam vượt tuyến đến với nhau cũng đã có, tàu không số loại võ gỗ cũng đã thành công.
Tại bến K15 Quận Đồ Sơn TP Hải Phòng được coi là km 0 của đường mòn Hồ chí Minh trên biển.
15 năm từ 1961-1975 Đoàn 125 đã hủy động 1.900 lượt tàu thuyền chuyển 152.000 tấn vũ khí,thuốc chữa bệnh và 80.000 cán bộ chiến sĩ từ Bắc vào Nam.chống chọi với 20 cơn bão,khắc phục hơn 4000 quả ngư lôi, 30 lần chiến đấu với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, đã bắn rơi 5 may bay, bắn cháy nhiều tàu địch. Chỉ chừng ấy thôi cũng biết tính năng tàu khá tuyệt vời.
Đương mòn HCM trên biển hiện nhà nước đã phong tặng danh hiệu AHLLVT cho 15 cá nhân 15 tập thể, đã có trên chục bia tưởng niệm trên các bến tiếp nhận tàu không số....trong khi đó người chủ nhiệm thiết kế tàu , viện thiết kế chưa được thưởng Huân chương nào cả ?
TRÌNH XƯƠNG: Tôi vốn rất ngại khai thành tích. Đồng chí Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ có nhắc làm hồ sơ đề nghị phong danh hiệu anh hùng cho Viện nhưng rồi không ai lo đến cùng. Viện có nhiều sản phẩm độc đáo đảm bảo giao thông thời chiến, tàu không số , tàu phá bom từ trường, công trình hải đảo ...Trước hết có lẽ mình cũng chưa nhận biết hết giá trị của sản phẩm , mặt khác khi tôi chuyển lên bộ công tác thì các d/c kế vị lãnh đạo viện cũng ít quan tâm, bản thân các đ/c ấy cũng không ở trong cuộc nên thời gian phôi pha đi. Tôi được HC độc lập là do được công nhân cán bộ tiền khởi nghĩa , HC kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ai cũng có , còn về chuyên môn tôi chưa có huân chương, giải thưởng HCM về khoa học kỹ thuật là sản phẩm T5 cùng rất nhiều đơn vị tham gia.
NGUYỄN SOẠN: Nói ra thì hơi buồn chứ có nhiều HC giờ như viện NCTK tàu thủy , Đơn vi anh hùng LLVT Bạch Đằng đã sát nhập , giải thế thì còn chỗ nào mà “ thờ tự” nữa.
Tôi rất khâm phục bên Hải quân đã huấn luyện hàng hải, điều tra bến bãi , nắm địch tình, tổ chức tiếp nhận, tác chiến trên biển , tất cả đều hoàn hảo, anh dũng tuyệt vời.
Tôi quên , anh có sáng kiến tầm cỡ là cách hạ giàn khoan mỏ Bạch Hổ.
Mừng là liên quan đến việc này có hai người có tên đường phố ở TP Hồ Chí Minh là anh hùng lao động Ngô Văn Năm và Đoàn trưởng 759 Đoàn Hồng Phước
TRỊNH XƯƠNG:
Hồi ấy tôi và các anh Hải,Tảo,Chính, Phương có sang Ba Ku thực tập.
Khi hạ 2 khối đế giàn khoan nặng 1200 tấn. Chuyên gia Liên Xô yêu cầu làm tàu hai thân để ha thủy dọc.
Tôi không nhất trí vì làm thế thời gian chờ đợi lâu. Sẵn có hai salan 2000 tấn , tôi đề nghị nối liền và hạ thủy ngang.
Kết quả tốt , tiết kiệm thời gian , vật tư.
NGUYỄN SOẠN: Hôm nay trời nóng quá , tạm kết thúc câu chuyện ở đây, mong anh khỏe để ta luôn gặp gỡ cho vui.
-Ảnh tàu không số trên biển
-Ảnh gia đình anh Trịnh Xương và ông Đoàn Hồng Phước
- ảnh tượng đài các bến K5,Phổ An (Q. Ngãi),Hòn Héo(Khánh Hoà),Lộc An(Bà Ria-Vũng Tàu),Trà Vinh,Vòm Lũng ( Cà Mâu)
Với 
Hai Le Trinh Xuong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét