Được biết Quasark Khánh đã có những nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí (hovercraft) và cả ekranoplan ,rồi cả những luận thuyết về Einstein (!) ,chúng tôi cùng kỹ sư đóng tàu Dương Đình Lộc đã đến thăm.Được thân chủ đón tiếp nhiệt tình và đưa vào phòng làm việc xem các hình ảnh và ra sau vườn xem các mô hình.Là người chuẩn bị cho cuốn Bách Khoa Hàng Hải ra đời với dự định đưa vào entry Nguyễn Mạnh Khánh,nhưng tôi rất băn khoăn trước những thông số "khổng lồ" mà tôi thu lượm được.Với cách suy luận hợi "thực dụng"tôi chỉ muốn nghe kết quả của chiếc tàu mà Mạnh Khánh đã làm tại Ba Son thì chỉ được tác giả trả lời :"đã xuất đi Mỹ" trong khi một nguồn trên internet (có tin cậy chăng?)nói rằng tàu đó đã vượt xa cả tàu của Hải Quân Mỹ !Có lẽ Quasark là một người THINK BIG,NGHĨ LỚN ,hay như ta thường nói theo mốt bây giờ là có ý tưởng lớn ,còn kết quả ra sao ,phải xem đã.Đưa lên bản tin này,tôi mong các bạn tại Ba Son đã cùng làm con tàu này,cho ý kiến bình luận !Cần lắm thay,chúng ta đang không có hovercraft bảo vệ biển đảo !!Trong khi theo ông Khánh,mọi thứ đã sẵn sàng,chỉ vì không có ai đầu tư !
Ảnh chụp chiếc tàu được chế tạo tại Ba Son sau đó được đưa sang San Diego
Ông Nguyễn Mạnh Khánh (1934-) bên cuốn sách có nói về minh
Kỹ sư Dương Đình Lộc và Nguyễn Mạnh Khánh
Hy vọng được thấy một chiếc ecranoplan nhưng đây chỉ là một mô hình như đĩa bay được auy bằng động cơ nhỏ và được người giúp việc giải thích
Trên một trang của Việt Kiều có giới thiệu như sau,điều đáng chú ý là bài này tiếp theo một bài giới thiệu những người đang lừa người Việt trong nước
"Nguyễn mạnh Khánh. Việt kiều Pháp. Ông có tên trong Tự Điển Bách KhoaToàn Thư Pháp (La Rousse, trang số 1165 vần Quasar Nguyen manh Khanh ,có lẽ nên xem lại ,ảnh trên tôi chụp ông Khánh ngồi với cuốn sách ,có lẽ kiểu như Who's who của Mỹ) người Việt đầu tiên có được. Ông vẽ nhiều kiểu xe hơi đẹp cho Pháp, máy bay, thời trang, hội họa.
Vừa qua với đề tài kiểm chứng vận tốc ánh sáng của Ông đã được cơ quan NASA Hoakỳ chính thức công nhận công thức của ông ngắn gọn nhất.
Vào tháng 2 năm 2001 chiếc tàu đệm khí Air Cushion Vehicle Surface Effect Ship do ông tạo và hoàn tất tại cơ xưởng đóng tàu BaSon (Tp Hồ chí Minh) đã được đưa đến thành phố San Diego (California) đã được ghi chứng phá kỷ lục về vận tốc lướt trên mặt nước biển.
Kỷ lục hiện nay của Hải quân Hoakỳ là 170 km/ giờ. Còn chiếc tàu của ông lên đến 200 km/ giờ. Chiều dài bằng với chiếc tàu của Hải quân Hoakỳ, nhưng nhờ ông đem sức đẩy vào buồng máy một lần nữa, tạo sức đẩy ngầm lần thứ nhì, chạy đến trên 100 km/ giờ là Tàu càng nhẹ hơn hết. Rất dễ bẻ lái hơn Tàu Hoakỳ, lại ít tốn xăng nữa. Hai bên đang thương lượng hợp tác quốc tế giữa Vietnam và Hoakỳ.
Với tiếng nói hơi khó nghe vì ông vừa bị tai biến mạch máu não, ông cho biết: “cha mẹ rất nghèo, khi được học bổng sang Pháp tôi muốn thành công gấp để toại nguyện ý cha mẹ tôi. Tôi sang Pháp năm 15 tuổi (1949). Tôi được Giáo sư Hoàng xuân Hãn đỡõ đầu và dạy dỗ. Tại Trung Học St. Louis / Paris chưa đầy 1 năm Ông tốt nghiệp Tú Tài II với hạng Ưu và trẻ tuổi nhất trường từ đó đến giờ (16 tuổi). Say mê hội họa ông vào trường Mỹ thuật và tốt nghiệp năm 17 tuổi, tranh ông được treo ngang hàng với các danh phái vẽ tranh Pháp bấy giờ. Mẹ ông không thích con làm họa sĩ nên Ông thi vào trường khó nhất nước Pháp là kỹ sư cầu cống Ecole Nationale des Ponts et Chausses (Một trong 3 trường Top của nước Pháp, Tổng thống Pháp Giscard D’Estain tốt nghiệp trường này). Ông tốt nghiệp 3 năm sau, ông thích vẽ những kiểu áo đẹp nên ông vào các hãng thời trang mà làm việc. Với những nét vẽ độc đáo, ông được hãng Chanel mời về vẽ chánh cho Công ty này, tranh đua với hãng Givenchy và Balenciaga.
Ông lập gia đình với cô kiểu mẫu đẹp nhất Paris là Emmanuelle, năm 1957 ông trở lại nghề kỹ sư cầu cống, được Côngty Coyne & Bellier. Ba năm sau ông và hai kỹ sư trong hãng dự trình một thiết kế đứng đầu thế giới lấy tên là “Daniel Johnson Dami” bắt qua sông Manicouagan 5 ở Quebec / Canada. Năm 1958 ông sáng tạo nhiều kiểu vẽ xe hơi nhất và được ghi vào tự điển xe hơi kỳ diệu của Pháp, dùng nhiên liệu gas chạy xe khác với xăng bấy giờ.
Năm 1984 Thế giới biết đến ông qua mô hình tàu máy bay lướt sóng trên mặt nước gọi là: SES-WIG (Surface Effect Ship- Wingin Ground) một phương tiện chuyên chở trên mặt nước nhanh nhất và kinh tế nhất (ít tốn xăng nhất).
Năm 1994 ông nghỉ hưu, về lại quê nhà và tiếp tục không ngừng sáng tạo những điều mà ông đã làm xong. Trong sáu năm vừa qua, ông nghiên cứu lại Thuyết Tương Đối của Einstein. Ông Nguyễn mạnh Khánh cho biết làm một khoa học gia phải biết hoài nghi những điều đã biết, như thế mới là sáng tạo và tiến bộ... Khi nhỏ còn học trường Albert Saurraut HàNội, lúc đó thuyết này mới mẻ nhất, ai ai cũng hâm mộ nhưng tôi thì nghi ngờ. Tôi hy vọng ngày kia tôi có giờ tôi sẽ nghiên cứu và kiểm chứng lại. Vào tháng 3 năm ngoái (1999) tôi gửi ý kiến của tôi đến cơ quan hàng đầu thế giới là NASA (vì nơi này có khả năng thí nghiệm được, vì họ có tiền nhiều). Đề tài của tôi mang tên là: “Project Cattribute to Einstein Spacemeter by Quasark America “. Để hiểu đúng hơn về thuyết Tương đối nhân kỷ niệm 100 năm này ra đời của thuyết này (1905-2005). Chủ thuyết là vận tốc này sẽ không thay đổi trong suốt cuộc hành trình là vận tốc ánh sáng cao điểm nhất là 299.792.458 m/ giây sẽ là một hằng số bất biến.” NASA đồng ý, và họ sẽ đưa ra 3 thiết bị chứa ba luồng ánh sáng bằng Laser và đồng hồ đo vận tốc ánh sáng để thực hiện vụ kiểm định này. Với chân không ngoài vũ trụ gần như con số zero. Lúc trước đó chưa có ai tìm ra cách kiểm định được nó trên vũ trụ cả, chỉ có tôi làm được thiết bị kiểm chứng này. Hiện ông Khánh đã được cơ quan đo đạt, ngành đồng hồ cho phép là: National Bureau of Standards và họ đang tạo thành những thiết bị mà tôi vẽ kiểu cho họ từ trước. Giá mỗi thiết bị này khoảng $100 ngàn USD cho một thiết bị, mà tôi cần khoảng 4 thiết bị, 3 cái cho phi thuyền và một kiểu mẫu để trưng bày tại bảo tàng Viện thuộc NASA.
Nếu được thì mình được họ xem trọng mình là người Việt đầu tiên có thể kiểm soát lại thuyết Tương Đối của Eisntein mà các khoa học gia đã chưa làm đến hay đã thất bại mà họ không loan báo cho biết. Project này sẽ được đưa lên phi thuyền con thoi Space Shuttle dem lên Trạm Vũ Trụ Thế Giới vào năm 2005. Hiện nay NASA đang có ngân khoản này dành riêng cho tôi rồi. Nếu trúng theo thuyết Tương Đối thì Einstein càng nổi tiếng thêm thế thôi. Nhưng theo tôi nó có vấn đề. Vào vũ trụ chắc chắn nó sẽ thay đổi là nó sẽ tăng lên thêm 250 km/ giây nếu nó đi dọc theo mặt trời và đi thuận theo dãy Ngân hà Milky Way, còn nếu đi ngược thì phải trừ lại 250 km / giây. Lý do 250 km/ giây là vận tốc chạy của Mặt Trời khi đi đến trong Ngân hà Milky Way. NASA vừa rồi xác định lý thuyết của tôi, họ sao bản copy của tôi đưa cho các đại học trên thế giới tiếp nghiên cứu mà theo phương trình của tôi vừa minh chứng có sự thay đổi mãnh liệt, khác với cái tính nguyên thủy của Einstein từ trước đến nay. Nhiều nhà báo khoa học đến hỏi tôi: “Như vậy anh là người đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein rồi chứ gì ? Tôi chỉ cười đáp: “Chờ máy móc kiểm chứng mới được, vì lý thuyết của tôi là trên giấy tờ giấy vẽ mà thôi”.
Hy vọng Tiến sĩ Nguyễn mạnh Khánh nổi danh thế giới là người Việt đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein... Tất cả những phi thuyền hay hỏa tiễn (tên lửa / rockets) khi phóng lên không gian, bắt buộc người ta phải tính thêm sức quay hay sức chạy của địa cầu theo thuận khởi hay nghịch khởi. Nếu thuận khởi thì phi thuyền sẽ tiết kiệm được thêm nhiên liệu. Chuyện này nhà Toán học / Bác học Nguyễn xuân Vinh biết rất rành 6 câu vọng cổ này. Ông nổi tiếng với luận đề về “Parking Orbit” dành cho phi thuyền đi lên klhông gian hay về nhập lại địa cầu. Đề tài “Parking Orbit” chúng tôi xin tạm ngưng lại kỳ này, hy vọng kỳ sau giảng kỷ hơn.
Còn sau đây là bài trên Sài Gòn Tiếp Thị
Ngày 01.02.2008 Giờ 15:32
Ánh sáng xa của một Quasar
Nỗi ám ảnh hơn 40 năm của Quasar Khánh là một chiếc hovercraft (tàu chạy trên đệm không khí, di chuyển cả trên bộ, dưới nước) chạy đạt vận tốc 100 hải lý/giờ - so với ước mơ 50 hải lý/giờ của Hải quân Mỹ. Giờ đây nỗi ám ảnh ấy đã bước từ bản vẽ xuống nước ở dạng nguyên mẫu đầu tiên tại Việt Nam…
Kẻ nghĩ trước
Quasar Khánh đang nêu lại vấn đề về sự bất biến của vận tốc ánh sáng. Ông muốn rằng suy luận của Einstein phải được đo thực nghiệm. NASA từ chối việc kiểm nghiệm này, nại cớ không có kinh phí. Quan điểm đó của ông sau này đã được củng cố bởi một phúc trình đăng trên tạp chí khoa học Nature, qua đó các nhà khoa học Úc đề nghị rằng vận tốc của ánh sáng có thể là không bất biến
Quasar Khánh mang cái khí chất tiên phong trong người. Chính cái khí chất đó luôn luôn đẩy ông nghĩ trước, bất chấp mọi hoài nghi chung quanh.
Trong đời Quasar Khánh - người tự đặt cho mình cái tên mang tính mục tiêu: một chuẩn tinh cực xa và cực sáng, ông cũng đã tiên phong nhiều cái.
Năm 1960, ông đã lăng xê một dòng thời trang trên sàn diễn Paris, lôi cuốn được sự chú ý của thế giới qua những kiểu áo như chiếc áo đầm bó sát lấy người bằng plastic trong suốt, một chiếc áo ngủ thật ôm với những bóng đèn huỳnh quang bên trong.
Sau đó, khoảng giữa những năm 1960, cũng chính Quasar Khánh đưa ra ý tưởng về bàn ghế bằng đệm hơi, và các sản phẩm do ông sáng chế trở nên thời thượng.
Đi xa hơn, năm 1968, Quasar đưa ra ý tưởng chiếc xe thông minh trong đô thị - le Cube Car lợp toàn bộ bằng kính plexiglass. Người ta đặt cho có cái tên là “xe Giáo hoàng”, vì nó gợi ra cái lồng kính bảo vệ các vị nguyên thủ khi phát biểu trước đám đông.
Ông cũng từng thử sức mình trong những công trình lớn. Như tham gia xây dựng công trình đập thuỷ điện đa vòm lớn nhất thế giới Daniel Johnson chặn ngang dòng sông Manicouagan ở miền bắc Québec, Canada vào năm 1961; tham gia thiết kế cao ốc Grande Arche La Défense nổi tiếng thế giới ở cửa ngõ vào Paris, khởi công năm 1982.
Tâm nguyện cuối cùng?
Nhưng có lẽ những cột mốc ấy chưa thoả “cái chí tang bồng hồ thỉ” của Quasar Khánh. Ông muốn làm một điều gì đó “nổi tiếng nhất thế giới nhân danh Việt Nam,” Quasar Khánh khẳng định, không giấu giếm cái chất kiêu ngạo trong con người ông. Và cái nổi tiếng nhất thế giới cũng là cái ông ấp ủ suốt 40 năm: một chiếc hovercraft có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả trên… trời.
Trong bản đăng ký bằng sáng chế gửi viện Sở hữu công nghiệp quốc gia Pháp, Quasar Khánh giải thích: “Sáng chế này liên quan đến cơ cấu đóng một cách mềm dẻo đệm khí của các thiết bị sử dụng đệm khí”.
Tưởng chừng như chiếc QuasArk mô hình đang lướt sóng với nụ cười chiến thắng
Hovercraft đi vào lịch sử các thiết bị lướt trên đệm khí (ECA - engin sur coussin d’air) sau sự kiện Christopher Cockerel năm 1955 - đến nay hơn 40 năm - đã vượt biển Manche trên một cái đĩa 10m với tốc độ 70 hải lý/giờ. Tuy nhiên, ECA từ trước cho tới nay chỉ có thể đi trên biển êm hoặc trên đất bằng với biên độ mấp mô của mặt biển hoặc mặt đất nhỏ hơn khoảng cách thoát khí ở bên dưới. Nhưng gặp lúc biển động, ECA không hoạt động được vì mất áp suất. Các cơ quan nghiên cứu hàng hải thế giới như Hải quân Anh, Mỹ, Pháp… đều lao vào nghiên cứu vấn đề này, nhưng thất bại.
Năm 1982, ở Pháp, theo yêu cầu của ông Casanova về một tuyến liên lạc đường biển với đảo Corse nhằm cạnh tranh với máy bay, ông Arreck và hội đồng tỉnh Var quyết định tài trợ cho Khanh Hydrair triển khai dự án “Công nghệ tiên tiến tạo ra giá trị cho tỉnh”.
22 năm nghiên cứu trên các nguyên mẫu tại phòng thí nghiệm, hầm gió, bể nước, sông, biển ở Pháp, Mỹ và Việt Nam, Quasar Khánh đã giải được bài toán. Đó là chiếc tàu đệm khí Hydrair hoạt động trên đệm khí với hệ thống treo mềm dẻo.
Mô tả thiết bị trong bản đăng ký bằng sáng chế, Quasar Khánh ghi: “Theo sáng chế này, thiết bị gồm một vỏ tàu được dùng làm vành cho một vétxi hình tròn hoặc elip, đặt sát trên vòng triên của vétxi, vòng triên của vétxi cũng là đường chuyển động giúp nó xoay tròn để làm ổn định đệm khí và áp suất không khí. Phần triên bên dưới của vétxi với các chân lướt bên trên mặt nước ở khoảng cách bằng với khoảng cách thoát khí”
Giải thích thêm, Quasar Khánh hào hứng bước vào chiếc Hydrair nguyên mẫu của mình đặt trước sân. Rồi như quên rằng đó chỉ là bản nháp, ông yêu cầu những phụ tá cho máy chạy hết công suất…
“Khi mũi tàu lướt trên lõm sóng, phần dưới vétxi (chân) di chuyển xuống theo chiều sâu của lõm sóng và đánh dấu giới hạn dưới của sự di chuyển. Sự di chuyển đó của chân được chuyền một cách mềm dẻo linh hoạt qua suốt hệ thống ra phía đuôi tàu, tại đây đánh dấu giới hạn cao của sự di chuyển. Sự chênh lệch của hai giới hạn trên và dưới là khoảng giới hạn tối đa mà Hydrair có thể hoạt động an toàn, tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết”, ông nói.
Theo ông, thiết bị này có thể cất và hạ cánh bất kỳ đâu, ngay cả nơi biển động…
Công Khanh ảnh Trần Việt Đức
Cháu xin kính chào bác BÌNH ạ.
Trả lờiXóaCháu hiện là sinh viên của trường đại học Nha Trang (đại học thủy sản cũ. Cháu đã đọc bài viết trên của bác. Cháu chưa hiểu hết bài viết trên của bác giới thiệu về T.S Quasark Khánh với ý gì nhưng cháu có một điều quan tâm trong bài viết này của bác. Đó chính là chiếc hovercraft, cháu cũng đã tìm hiểu về loại tàu chạy trên đệm khí này nhiều. Cháu đang ấp ủ dự định tự tay chế tạo 1 chiếc hovercraft theo kiểu mô hình (RC hovercraft)ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.Nếu bác có tài liệu nào hướng dẫn tính toán, thiết kế loại hovecraft này bác có thể share cho cháu xin để nghiên cứu không ạ? Cháu xin trân thành cảm ơn bác, mong hồi âm của bác ạ !
không biết bài này có ý giới thiệu hay là nghi ngờ, vì lúc đầu tôi thấy hình như là mang ý nghi ngờ, nhưng sau đó lại chuyển qua giới thiệu
Trả lờiXóaciao_vic thân mến ! Tài liệu Hovercraft có rất nhiều trên mạng.Ngay trong trang www.binhbien.multiply.com của tôi đã post khá nhiều tài liệu,trong đó có một cuốn giáo trình chi tiết.Vấn đề là cần thực nghiệm.tôi cũng đã post toàn bộ thiết kế chiếc đệm khí cho 2 người ngồi máy 25 CV mà chúng tôi đang làm nhưng chưa xong việc thử.Rất hoan nghênh nhiệt tình của bạn
Trả lờiXóaThái Dương Triệu Vũ thân mến !Với mong muốn tìm hiểu học tập và giới thiệu với các bạn trẻ về hovercraft,một đề tài khá cấp thiết cho đất nước,tôi đã search lung tung trên mạng xem Bách Khoa Sài Gòn,Nha Trang,Giao Thông,Hải Quân,189,xem anh em Việt Kiều đã và đang làm gì .Tôi đã tới trực tiếp gặp Nguyễn Mạnh Khánh và chép lại mọi tư liệu mà bạn đã đọc.Nhiều tư liệu chưa post lên.Có nhiều điều cần nói ,nhất là khi chưa làm được gì thì cũng chưa nên phát biểu.Nhưng nhìn chung,tớ có thể nói với bạn là hơi buồn vì anh em ta ,cả trong và ngoài nước,nặng về "nổ" hơn là làm thật.Cứ có một "con" đệm khí do mình chế tạo đi,chạy được,"bay" được rồi tha hồ mà nói.Anh Khánh nói rất nhiều,nhưng tất cả mà mình thấy hôm gặp tại nhà riêng là một mô hình tĩnh
Trả lờiXóaTàu của QUASAR KHANH hơn nước ngoài nhiều lắm. Ngoai quốc làm tàu đệm khí khá tốt nhưng không làm de lại được.
Trả lờiXóaTàu của QUASAR KHÁNH muốn tới thì tới, muốn lui thì lui như xe hơi. Thế mới tài.