Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

TÀU HOA SEN ĐANG Ở ĐÂU

Tàu khách Hoa Sen Vinashin nằm ụ

Theo phóng viên Phan Sông Ngân, Con tàu được Tập đoàn Vinashin đầu tư khoảng 60 triệu euro (hơn 1.300 tỉ đồng VN) mua từ Ý đưa về VN vào cuối năm 2007. Do Công ty vận tải viễn dương Vinashin quản lý, con tàu mới thực hiện vài chuyến tuyến đường biển Bắc - Nam thì được đưa vào Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) ở Khánh Hòa sửa chữa, bảo trì và vẫn còn nằm tại đó cho đến nay.

Theo một thành viên của HVS, tàu Hoa Sen Vinashin đã được sửa chữa xong cách đây hơn một tháng nhưng vẫn chưa chịu rời nhà máy này. Thủy thủ và nhân viên phục vụ trên tàu đã được cho rút về gần hết, chỉ còn lại mấy người giữ tàu và hằng ngày vẫn phải xuống nhà ăn dành cho công nhân HVS để ăn uống
Trong khi đó trên tờ báo Đất Việt,môt phóng viên đã nhầm Hoa Sen với tàu Thống Nhất,treo ảnh con tàu "sang trọng nhưng buồn tẻ" này (lời của Thuyền Trưởng Nguyễn Văn Tiến,người chỉ huy tàu) trên trang báo mô tả con tàu Thống Nhất ,và "thay tên " Công Ty Vận Tải Ven Biển Vinaship bằng Vinashin và cho cuộc phỏng vấn Chu Quang Thứ như sau:
Cờ đỏ sao vàng chốn trùng dương
Sau ngày 30/4/1975, đường bộ và đường sắt Bắc Nam chưa thông tuyến do sự tàn phá của chiến tranh. Nhà nước đã giao Bộ Giao thông vận tải mở tuyến đường vận tải khách trên biển để sớm đưa các gia đình ở hai miền Bắc - Nam sum họp. 38 cán bộ, thuyền viên công ty Vận tải Ven biển (Vinashin) được giao nhiệm sang Đức tiếp nhận con tàu mua của Na Uy. Đây cũng là lần đầu tiên, các thủy thủ Việt Nam thực hiện hành trình viễn dương, đi nửa vòng trái đất.

Đã hơn 34 năm kể từ ngày cùng đồng đội lên đường sang Đức nhận chiếc tàu biển chở khách đầu tiên mang tên Thống Nhất đó, ông Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng cục Hải quan, vẫn nhớ in hành trình mang dấu ấn lịch sử này.


Từ mở đầu của tàu Thống Nhất, ngày nay, Việt Nam có rất nhiều con tàu chở khách trên biển.

Vào thời điểm đó, Việt Nam vừa thoát khỏi chiến tranh nên kinh tế còn rất khó khăn. 38 người trong đoàn chỉ được mang theo 1.000 USD để chi tiêu. Ông Thứ được giao quản lý số tiền này, nhớ lại: “Lúc đó, tôi là quản trị trưởng, phụ trách việc kinh doanh, dịch vụ tàu. Chúng tôi được mượn một bộ complet, cà vạt, giày da, áo len. Riêng các thuyền viên được trang bị thêm một bộ trang phục mùa đông và mùa hè để diện. Dù thiếu thốn nhưng ai cũng háo hức lên đường”.
Ngày 30/9/1975, đoàn xuất phát từ Hà Nội, theo đường hàng không sang sân bay quân sự Nam Ninh (Trung Quốc) làm thủ tục sau đó bay tiếp đến Bắc Kinh ngủ lại một đêm, hôm sau bay đến Moscow (Nga) rồi đến Berlin nhận tàu tại cảng Kiel (Đức). Sau ba ngày lưu lại ở Kiel làm thủ tục giao nhận, đoàn  rời bến cùng lá cờ đỏ sao vàng giương cao, trở về nước. Sự xuất hiện của lá cờ Việt Nam không chỉ mang lại niềm tự hào cho cán bộ, thuyền viên mà còn giúp “tiếp thị”, quảng bá về Việt Nam với bạn bè năm châu.
Ông Thứ nhớ lại ngày thứ 17 trong hành trình, khi về qua kênh đào Suez (nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ), đoàn dừng chân tại cảng biến Boxsai của đất nước này để làm thủ tục. Đây là khu vực có những trảng cát nóng, quân đội Ai Cập bố trí trên những đồi cát. Khi thấy con tàu Việt Nam treo cờ đỏ sao vàng đi qua, những người lính đồng thanh reo to: “Việt Nam, Hồ Chí Minh” và ào lên tàu chụp hình lưu niệm với các thuyền viên Việt. Cảm giác của ông Thứ và những thành viên trong đoàn lúc đó thật khó diễn tả. “”Đó là cảm giác hãnh diện, tự hào xen lẫn một niềm xúc động khiến cho chúng tôi không khỏi nghẹn ngào”.
Một kỷ niệm cũng để lại cho ông Thứ ấn tượng sâu sắc, đó là tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam. Khi đến cảng Aden của Yemen, một quốc gia thời điểm đó còn đói nghèo, đoàn nhận được sự chia sẻ chân thành của người Yemen từ những việc rất nhỏ. Họ tạo điều kiện cho đoàn làm thủ tục, 5 hải quan địa phương chỉ nhận bốn suất ăn của tàu vì lý do “Việt Nam thắng Mỹ nhưng còn nghèo, các ông còn phải đi dài ngày trên biển nên cần tiết kiệm”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét