Từ Warszawa đi bus lên Gdansk rồi bắt tàu đi Gdynia ,việc đầu tiên là tôi đi thẳng ra cảng để thăm thuyền trưởng kiêm văn hào Conrad ! Con đường mới tu sửa,rộng rãi mang tên Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô -con người vĩ đại của thế kỷ 20 đã góp phần lật đổ các thế lực hắc ám,trong đó có chế toàn trị tại Đông Âu-chia đôi bến cảng .Trớ trêu thay,tôi phải đi qua Học viện Hàng Hải Gdynia và chiếc tàu buồm Dar Po Morza,những cái tên đẹp đẽ nhưng bắt buộc phải nhớ tới tên một nhân vật tạm cho là người của nghề biển vì "hắn" đã làm tới chức giám đốc một công ty hàng hải danh giá,hái ra tiền vào những năm 80 và đang mơ ước trở thành VIP trong lãnh đạo cái thành phố to nhất nước Việt,để có thể cặp cùng cô vợ diễn viên điện ảnh,ba hoa vài câu tiếng Anh học được từ Học Viện danh giá này ,trong khi các đồng chí mình phần lớn từ rừng ra ,vốn liếng chữ nghĩa chẳng có là bao...Học biển nhưng sợ biển.Vào lúc cần lái một ca nô vượt sông để thử chống thủy lôi,"hắn" đã từ chối khéo,dù đó là đề nghị của người bạn thân thiết...Những tên sâu biển đó nhiều khi lọt qua mọi loại lưới lọc ngoài đời nhưng không lọt qua ngòi bút mổ xẻ của văn chương mà Joseph Conrad đã phân tích hết sức tài tình...Đứng dưới chân tượng nhà văn tôi thật sự xúc động vì dáng hiên ngang của người ,đã đương đầu với số phận để góp phần vào nghề hàng hải và văn học toàn cầu ,tất cả đã được hai nhà điêu khắc Ba Lan mô tả con người góp phần làm vẻ vang cho dân tộc này.Nhưng thật sự tôi thích hơn cả là bức tượng mũi tàu buồm Conrad hiện nay đang đậu tại một Bảo Tàng Hoa Kỳ.Một Conrad đau đớn nỗi đau của dân tộc mình cũng như kiếp sống con người,một Conrad quyết tâm "Thoát Nga" để cùng nhân dân mình hòa vào nhịp sống toàn nhân loại ,thoát khỏi ách kìm kẹp của nước lớn láng giềng kể cả thời Sa Hoàng cho tới thời "Đồng Chí Xô Viết"...
Xin trích đăng ngắn gọn giới thiệu về Conrad trong cuốn "Bách Khoa Hàng Hải và Đóng Tàu " sắp xuất bản .Thật đáng tiếc là Conrad chưa được dịch ra tiếng Việt mặc dù chúng ta đã được xem một số phim dựa trên tác phẩm của ông
Tượng mũi tàu buồm mang tên Joseph Conrad ,hiện con tàu đang nằm trong Bảo Tàng Tàu Buồm Mystic Seaport Museum Hoa Kỳ |
Conrad Joseph (1857-1924) thuyền trưởng - nhà
văn vĩ đại người Anh gốc Ba Lan (tên thật là Jóseph Teodor Konrad
Korzeniowski),một người có thâm niên 16 năm đi biển,người đã để lại ảnh hưởng
to lớn tới nền văn học nhân loại thế kỷ 20 .Năm 4 tuổi đã cùng gia đình đi lưu
đày tại vùng bắc nước Nga vì tham gia
phong trào chống Sa Hoàng.Tám năm sau,cả hai cha mẹ chết vì lao phổi trong tù
đày ,cậu bé Konrad được gửi sang Thụy Sĩ sống với ông cậu .Sớm yêu biển,Konrad
đã tham gia tàu buôn của Pháp từ giữa những năm 1870 ,thực hiện ba chuyến đi tới
Tây Ấn Độ .Từ một anh mạch lô học việc ,không biết lấy một chữ tiếng Anh,tới
năm 1886 ,anh đã giành được bằng thuyền trưởng Anh ,và cũng vào năm đó Konrad lấy
quốc tịch Anh và đổi tên thành Joseph Conrad .Chứng kiến sức mạnh của biển cả
,Conrad đã hình thành một quan điểm mới về thế giới và ông đã viết trong một bức
thư vào năm 1897 :” What makes mankind
tragic is not that they are the victims of nature, it is that they are
conscious of it. To be part of the animal kingdom
under the conditions of this earth is very well - but soon as you know of your
slavery, the pain, the anger, the strife . the tragedy begins." Conrad đã đi tới nhiều nơi trên
thế giới ,kể cả châu Úc, nhiều cảng của Ấn Độ Dương , Borneo, quần đảo Mã lai
,Nam Mỹ kể cả các quần đảo Nam Thái Bình Dương .Năm 1890 ,trong chuyến ngược
dòng Congo Châu Phi ,ông thu thập cảm hứng để viết cuốn truyện ngắn nổi tiếng Heart of Darkness. Tuy vậy , Tây Ấn Độ
(tức vùng Đông Nam Á và các hòn đảo Thái Bình Dương) vẫn là nơi hấp dẫn Conrad
nhất ,và được mô tả lại trong nhiều tiểu thuyết .Trong các chuyến đi dài ngày
,Conrad vẫn tranh thủ viết và tới năm 1894 ,ở tuổi 36 ,ông ngừng đi biển và
giành toàn bộ cuộc đời cho sáng tác.Một trong những sáng tác của Conrad là Lord
Jim,được đưa vào giáo trình văn học Anh toàn cầu .Vào những ngày cuối đời ,ông
khổ sở vì bệnh lao và chết vì bệnh tim ngày 3/08/1924 .Conrad có ảnh hưởng to lớn
tới văn học nhân loại thế kỷ 20 . Ernest Hemingway rất khâm phục ông và ảnh hưởng
của Conrad thấy rõ trong các tác phẩm của F. Scott Fitzgerald, Arthur Koestler,
T.S. Eliot, Marcel Proust, André
Malraux, Louis-Ferdiand C’line, Jean-Paul Sartre, và Graham Greene.Một số tác phẩm của Conrad đã
được dựng thành phim như The Sabotage
(1936) của Alfred Hitchcock ,dựa trên
The Secret Agent (1907), Lord
Jim (1964) của Richard Brooks và Apocalypse Now (1979) của Francis
Ford Coppola dựa trên Heart of
Darkness. Kỷ niệm 60 năm thành lập Tủ sách kinh
điển, NXB Penguin đã tổ chức bình chọn 100 tác phẩm xuất sắc mọi thời đại. Danh
sách này một lần nữa ghi nhận giá trị của những kiệt tác thế giới như "Đồi
gió hú", "Chiến tranh và hòa bình", "Lolita",
"Anh em nhà Karamazov".Trong số 100 kiệt tác đó,Conrad đã chiếm hai
tác phẩm là Heart of Darkness và The Secret Agent. Nhiều con
tàu được mang tên Joseph Conrad trong đó có một chiếc tàu của Ba Lan đã vào cảng Hải Phòng và trúng bom
Mỹ trong những ngày chiến tranh ác liệt , một chiếc tàu buồm mang tên J.Conrad
đang được để tại Bảo tàng hàng hải Hoa Kỳ.
Conrad Józef –con tàu mang tên nhà văn ,bị bom Mỹ tại Hải Phòng năm 1972.Kích
thước chủ yếu :5752 BRT,3080 NRT,8646 dwt,LBHv=148,3x19x7,6 mét x16,5 hải lý/giờ,máy
chính diesel 5733 kW,đóng tại Rijece Nam Tư năm 1961 và tham gia đội tàu Ba Lan
của hãng PLO (Polskie Linie Oceaniczne) cùng năm đó.Vào lúc 4 giờ 40 sáng sớm
20/12/1972 tàu đã bị máy bay Mỹ tấn công hai lượt.Kết quả là tàu cháy và
chìm.Phó Ba Stanisław Maliszewski, Máy Ba
Adam Kaczorowski và Quản Trị Kazimierz Giertler mất tích ,bốn người bị
thương là thợ điện Jan Chrościcki, y sĩ
Jerzy Turek,thủy thủ Marian Fudala ,thợ máy Ryszard Rusinek. Thủy thủ Roman
Dudek bị bỏng nặng và chết trong bệnh viện .Cảng Hải Phòng đã huy động mọi lực
lượng tiếp cứu.Thủy thủ của chiếc tàu Liên Xô Dwinogorsk đỗ gần bên là những
người đầu tiên tới hỗ trợ việc cứu nạn.Bom Mỹ cũng rơi trúng tàu Giải Phóng 27
đỗ cạnh bên.Thuyền trưởng Phạm Bá Tùng hy sinh
Nguồn :Tạp chí Ba Lan MORZE 01/1973
Nguồn :Tạp chí Ba Lan MORZE 01/1973