Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Từ chiếc Vasa tới Nam Hải-01

Tôi chép lại bài đã viết trên FB

May 9, 2015 at 3:27pm

Vasa chìm từ thế kỷ 17 đã được người Thụy Điển trục lên ,nghiên cứu và triển lãm ,thu lời lớn

Bắt chước Thụy Điển ,người Trung Quốc cũng vừa trục chiếc thuyền và đặt tên là Nam Hải-01 .Rồi ra ,Viện Bảo tàng con thuyền này cũng thu lời dữ với những lời thuyết minh chắc không lọt được lỗ tai của chúng ta  

Trong khi đó,chúng ta vẫn tiếp tục say sưa về con thuyền trên trống đồng mà chẳng biết hình thù thật của nó ra sao ...Còn chiếc mảng Sầm Sơn đã thực hiện một cuộc thực nghiệm mang văn hóa trống đồng Đông Sơn vượt Thái Bình Dương thì chẳng được "nhà" nào quan tâm ,trừ các nhà tuyên truyền ...

Và người thủy thủ trên chiếc mảng Sầm Sơn thực hiện chuyến đi đúng vào những năm mà ta nhờ nước ngoài đào bới tại Cù Lao Chàm,hiện đang sống thất nghiệp tại quê nhà Sầm Sơn !

Hội thảo về Khảo Cổ Dưới Nước ngày 7/05/15 sôi nổi lên khi TS Đặng Hồng Sơn ,trưởng bộ môn khảo cổ của DHXHNV ,một nghiên cứu sinh của Đại học Cát Lâm Trung Quốc cho trình chiếu một clip ngắn về việc trục vớt khảo cổ chiếc Nam Hải -01 do tỉnh Quảng Đông thực hiện .Đã xem clip này cùng rất nhiều clip khác do TQ tung lên đầy đủ trên YouTube về công cuộc bành trướng đại dương của nước láng giềng to mà xấu này ,mình chẳng có gì lạ .Nhưng ấn tượng nhất là hôm nay được xem tại đây ,trong căn phòng họp nhỏ của bộ môn kín đặc người ,tất cả đều mang học vị thấp nhất là TS ...Bất giác ,mình nhớ tới chuyến đi ba lô bụi năm kia ,hai vợ chồng mất vài trăm đô la chỉ để mò tới thủ đô Stockhlolm của Thụy Điển ,mua vé vào bảo tàng ,giành cả một ngày chỉ để ngắm nhìn cái xác tàu Vasa chìm nghỉm từ thế kỷ 17 .Con tàu chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên mà dân biển thường gọi là chuyến đi trinh nữ ,tội lỗi tất nhiên là do các kỹ sư đóng tàu-việc này mình đã được học từ gần 60 năm trước khi còn mài đũng quần trên ghế trường Giao thông -nhưng cái lỗi chính là do người đứng đầu đất nước,chính là ông vua Gustaf,người đầy tham vọng bành trước nhưng cũng thích nhúng tay quá sâu vào các việc cụ thể,bắt con tàu phải dài rộng ra sao ... Tàu chìm khi mới chạy được vài ba hải lý nhưng ngày nay,con tàu đem lại món lời to cho đất nước này .Ngoài lợi lộc nghiên cứu đa ngành từ bí quyết nước sơn tàu thế kỷ 17 tới sợi tóc của người xấu số ,từ các khoa công nghệ tới các bộ môn sinh học phân tử, phân tích ADN...đều nhảy vào tham gia .Người TQ đã bắt chước cách làm này nhưng ở một "tầm cao mới" :dùng công nghệ giếng chìm xúc cả con tàu khỏi mặt nước đưa về bảo tàng trong khi Stockholm phải dùng công nghệ lặn thông thường ,đầu tiên là lặn thường với giếng sua có trang bị scuba và cho tàu nổi lên bằng cách đeo phao .Theo dõi clip,cử tọa chúng ta vô cùng ngạc nhiên là điều dễ hiểu vì trước đó ,vị "tư lệnh " của khảo cổ nước ta còn hồn nhiên kể lại cả chuyện ăn uống trên đội trục vớt đồ cổ trong cuộc khảo sát Cù lao Chàm vào những năm 90 .20 năm đã trôi qua nhưng ấn tượng về cuộc khảo sát năm đó,theo vị này ,là "tầm cỡ thế giới",khó khăn cũng vào loại "nhất thế giới" (!)  ,vẫn còn ăn sâu trong tâm trí qua việc mô tả lại các khái niệm "lặn bão hòa",các tàu bè ,phương tiện kỹ thuật (chắc là muốn nhắc tới các công nghệ GPS ,các buồng giảm áp decompression ...) Lùc đó mình chỉ muốn bổ sung một chi tiết là cái anh chàng Michael  Flecker (http://www.maritime-explorations.com/) năm đó chỉ là kỹ sư người Úc tập sự trong vụ "Cù lao Chàm" đến nay đã là phó chủ tịch Hội kháo cổ Xác tàu thế giới ,và điều hành một công ty tại Singapore,thường xuyên có mặt trong các hội chợ Vietship Hà Nội vào những năm trước.Các công nghệ cũng như các sinh hoạt trên biển mà vị tư lệnh này ngạc nhiên ,thực ra là sinh hoạt hàng ngày của các giàn khoan,giàn công nghệ ,các tàu dịch vụ ...trên vùng thềm lục địa chúng ta .Thiết bị sonar quét ngang (side-scan) cũng đã được ngư dân ta dùng khá phổ biến trên các tàu đánh cá ngừ đại dương .Rồi các công nghệ lặn ,dùng ROV là chuyện thường ngày tại Trung tâm đào tạo Dầu khí .Trong khi đó ,các công nghệ đó hình như còn là con ngáo ộp dọa dẫm những nhà nghiên cứu cổ vật ít khi có dịp nhìn thấy biển .Và chẳng thế mà các slide trình chiếu tại Hội thảo có thể nhặt ra khá nhiều lỗi ..Không rõ các vị dùng các thuật ngữ địa chất,sinh học có chính xác không nhưng chỉ vài cái tên của công nghệ biển như cái ca nô kéo tàu thì viết thành caneau (thà rằng viết tiếng Việt ca nô vì chúng ta đã Việt hóa chữ canot của người Pháp ) hay viết rằng dùng radar để thám sát đáy biển (chắc là vị đó muốn nói tới sonar ,và không hiểu rằng trong cuộc chinh phục độ sâu của mọi ngành phải dùng kỹ thuật thủy âm tức sonar chứ không phải radar của thế giới sóng vô tuyến !một khái niệm sơ đẳng ) Thực ra nếu chịu khó kỳ cọ vào cái điện thoại smartphone sang trọng đút trong túi quần các vị hay chiếc ipad xách theo và Gúc gồ một cái là có đủ điều cần biết !  Và như mọi hội nghị ,cuối cùng cũng có kiến nghị kêu gọi quan tâm,nhưng kiến nghị ai bây giờ và ý nguyện này được chuyển bằng cách nào .Chắc là vì hội thảo tại một bộ môn nên thiếu vắng tất cả các chuyên viên luật,các nhà kinh tế,hoạch định chính sách của vô vàn Viện lớn nhỏ,của biết bao Bộ liên quan  tại Hà Nội ,những tai mắt tham mưu ,biến các Công ước về Luật Biển ,về Bảo vệ Cổ Vật,Công ước về Xác Tàu ...đến tham dự.Ta có thể tự hỏi,nếu đã nhận thấy khảo cổ học dưới nước cũng như các hoạt động được coi là thương  mại,văn hóa như chương trình "Con đường tơ lụa" là những vũ khí mềm ,nhiều khi con nguy hiểm hơn các "đồ chơi nóng" thì tại sao lại vắng mặt những quý vị đảm đương các chức danh như vậy ,trong đó chắc không thiếu các vị đã đi học hay hội thảo các chương trình có tính liên ngành do vô vàn các tổ chức có liên quan tới biển tổ chức,chẳng hạn IHO,IMO,WMU...Và cả những người thiết kế và đóng tàu gỗ,những chuyên viên ngư nghiệp hiện công tác tại Hà Nội có thể góp phần giải mã các con thuyền cổ ,nhưng có lẽ chính trong việc nghiên cứu và quản lý biển hiện nay đang bị chia nhỏ,đang được "nông thôn hóa" như Nguyễn Chu Hồi đã từng nhiều lần lên tiếng ! Cuối cùng,có thể những kiến nghị tới được cấp tối cao,một nghị quyết về khảo cổ dưới nước sẽ ra đời .Một Viện Khảo cổ sẽ được thành lập,các ghế ngồi lớn bé sẽ được phân chia ,sổ đỏ cấp đất sẽ được trao ,tiền sẽ được rót xuống .Không có tiền đã khổ nhưng nhiều khi có tiền lại còn khổ hơn . Một lãnh đạo cao cấp của Vinashin đã bật mí rằng cái thảm cảnh của câu chuyện Vinashin bắt đầu từ khi có nhiều tiền ,chưa rõ và chưa biết cách làm nên phải tìm cách giữ tiền ,tiêu lung tung ,và dẫn tới tù tội.Cái anh chàng "đóng tàu Sông Cấm " biết sợ tiền,không dám nhận tiền để tiêu thì nay là ngôi sao sáng nhất của ngành đóng tàu .Vậy làm sao đây ,trong khi bảo tàng Vasa tại thủ đô Thụy điển vẫn liên tục thu hút người tới ngắn nhìn học tập khảo cổ dưới nước của họ ,và tiếp tới bảo tàng Nam Hải -01 sát nách chúng ta với những câu thuyết minh về con thuyền khó có thể lọt tai nhiều người chúng ta .Trong khi đó, chúng ta vẫn loay hoay tự hào với con thuyền trên trống đồng Đông Sơn mà người thủy thủ danh giá nhất của chuyến đi của mảng Sầm Sơn mang văn hóa Đông Sơn vượt Thái Bình Dương lại phải sống trong cảnh nghèo khổ,thất nghiệp !
Like · Comment · 

Ông Lê Văn Minh từ trần

Đoàn Hội Biển tới viếng ông Lê Văn Minh
Ông Lê Văn Minh - Ủy viên BCH Hội Biển TP. HCM đã từ trần vào ngày lúc 18 giờ 15 phút ngày 10/05/2015 ,hưởng thọ 72 tuổi.Ông từng giữ chức Trưởng phòng Tổng hợp Công ty Xuất nhập khầu Thủy sản Seaprodex
Thi hài được quàn tại nhà riêng tại địa chỉ 16/1C đường Cô Giang, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM
Vào lúc 9h 30  ngày 12/5/2015 Hội Biển TP. HCM đã tới viếng .Dẫn đầu đoàn là nguyên Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm,Chủ tịch Hội Biển T/P HCM