Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Teshio -lớp tàu tuần tra cỡ trung bình của Nhật




Clip về tàu PM10 Sorachi lớp Teshio/Natsui   thuộc vùng 1 ,đóng năm 1984,có số IMO : 8324311.Clip quay 5/12/2014 khi tàu đang trên kênh Uraga vào cảng Tokyo .



Tàu tuần tra PM14 Tsurumi thuộc vùng 3 ,đang vào cảng Yokohama ngày 30/05/2014 
Chụp ảnh lưu niệm khi nhận tàu CSB 6001
Bài đăng trên Đất Việt tại đây 
Theo các nguồn tin báo chí ,ngày 5/2/15 , tại TP Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu CSB 6001 (Syokaku) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phí dự án cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.Sau khi tàu được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị tại Nhà máy Đóng tàu Sông Thu ,tàu sẽ phù hợp cho Lực lượng CSB sử dụng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, giữ gìn an ninh , an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.Theo các nguồn tin nước ngoài,những tàu mà Nhật viện trợ cho Việt Nam thuộc lớp Teshio/Natsui đã qua sử dụng .
           Đối với các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, từ lâu Nhật cũng đã cung cấp các trang, thiết bị và giúp đào tạo, huấn luyện nhân viên trên các lĩnh vực giao thông và cứu hộ trên biển, năm 2007 Tokyo cũng đã viện trợ cho Jakarta 3 tàu tuần tiễu loại 27m.Loại tàu mà chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Philippines có chiều dài khoảng 40m, lượng chiếm nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu cỡ nhỏ PS thuộc lớp Mihashi/Raizan.
          Để tìm hiểu các tàu tuần tiễu của Nhật,chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về lực lượng này,được coi là lớn nhất thế giới ,sau đó đi sâu giới thiệu loại tàu tuần tra cỡ trung bình PM mà Nhật viện trợ cho chúng ta .
          Cũng như tất cả các nước khác,Cục Tuần Duyên Nhật viết tắt JCG (Japanese Coast Guard) ,tiếng Nhật gọi là  海上保安庁 / Kaijō Hoan-chō  , được đổi từ tên Cục An toàn Hàng hải  vào năm 2000 ,cũng có chức năng tương đương với Cơ quan Tuần duyên /Cảnh sát Biển trên toàn thế giới và thuộc về lực lượng bán vũ trang với quân số hiện nay vào khoảng 12,000 người và 194 tàu thuyền  (lượng chiếm nước trên 20 tấn ), 73 máy bay tuần tra biển,được chia thành 11 vùng hoạt động sau đây :

1- Vùng 1 ;trụ sở tại Otaru, Hokkaido ,phụ trách Hokkaido gồm cả 4 đảo phía bắc
2- Vùng 2 ,trụ sở Shiogama, Miyagi ,phụ trách : Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima Prefecture (phía Thái Bình Dương)
3-Vùng 3, trụ sở Kanagawa Yokohama ,phụ trách : Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Yamanashi, Shizuoka Prefecture
4-Vùng 4, trụ sở : Minato-ku, Nagoya, Aichi,phụ trách : Gifu, Aichi, Mie Prefecture
5-Vùng 5, trụ sở : Kobe, Hyogo ,phụ trách : Shiga, Kyoto Prefecture (phía nam Nandan City), Osaka, Hyogo ( Seto nhìn ra biển ), Nara, Wakayama Prefecture, Germany Island County, Kochi
6-Vùng 6, trụ sở : Hiroshima, Hiroshima Shinan
7-Vùng 7, trụ sở : Kitakyushu, Fukuoka
8-Vùng 8, trụ sở : Maizuru, Kyoto
9-Vùng 9,trụ sở : Niigata City, Niigata
10-Vùng 10,trụ sở : Kagoshima City, Kagoshima
11-Vùng 11,trụ sở : Naha, Okinawa phụ trách Okinawa ,đặc biệt có vùng tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc :vùng quẩn đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Diaoyu (Điếu Ngư ) 

Các loại tàu của Cảnh sát Biển Nhật được đặt tên như sau :
Loại PLH (Patrol Vessel Large With Helicopter-
trang bị hai trực thăng ) - các địa danh cổ của Nhật :lớp  Shikishima ,lớp Mizuho c

PLH (trang bị một trực thăng )- tên các nguồn nước,các núi Nhật .lớp Tsugaru ;lớp Ryūkyū (Refine Tsugaru class);lớp Soya

PL (Patrol Vessel Large  -tàu tuần tra lớn ) - tên các quần đảo,mũi,vịnh : lớp 3500 tấn Izu; lớp 2000t Hida ;lớp 1000 tấn  Kunigami ;Hateruma; Aso; Ojika /Erimo ; Oki /Nojima; Shiretoko .Các tàu huấn luyện  3000 tấn lớp Miura,

Kojima; Okoyama

PM (Patrol Vessel Medium -tàu tuần tra cỡ trung ) - tên sông,tên đảo : lớp 500 tấn Teshio ;lớp  Teshio /Natsui ; lớp  350 tần Tokara, Amami , Takatori 

PS  (Patrol Vessel Small - tàu tuần tra nhỏ ) - tên núi
HL (Hydrographic Survey Vessel Large -tàu quan trắc thủy văn loại lớn )

PC (Patrol Craft -xuồng tuần tra ) có các loại 35,30 và 23 mét , CL (Craft Large- xuồng tuần tra ) với chiều dài 20 và 15 mét .


Để tăng cường cho “lực lượng chuyên trách Senkaku” thuộc Vùng 11 ,tại Xưởng  Japan Marine United ở Yokohama đóng tàu trong một loạt 10 tàu tuần tra lớp 1500 tấn loại mới và được đưa vào sử dụng trong năm 2015, giá mỗi chiếc 55,1 triệu USD. 

Dưới đây là một số lớp tàu tuần tra cỡ lớn được xem như "nắm đấm thép" của Cảnh sát Biển Nhật Bản.

1. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large With Helicopter - PLH) mang 2 trực thăng lớp Shikishima

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-2
Tàu tuần tra PLH-31 Shikishima


Đó là tàu tuần tra lớn nhất thế giới. Hiện có 2 chiếc được hoàn thành tại nhà máy đóng tàu của tập đoàn Ishikawajima-Harima.
Chiếc tàu đầu tiên của lớp PLH-31 mặc dù được đưa vào phục vụ từ năm 1992 nhưng đến tận năm 2013 Nhật mới đóng tiếp chiếc thứ 2 mang tên Akitsushima. Chiếc PLH-32 Akitsushima mới hoàn thành sẽ cùng với Shikishima đóng vai trò tăng cường đáng kể sức mạnh cho Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm  nước 6.500 tấn; dài 150m; rộng 16,5m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa 25 hải lý/giờ ; tầm hoạt động 20.000 hải lý. Vũ khí trang bị gồm có 2 pháo tự động nòng đôi Oerlikon 35 mm, 2 pháo JM61 20mm và 2 trực thăng Eurocopter AS-332.
2. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho


tau-canh-sat-bien-nhat-ban-3
Tàu tuần tra PLH-21 Mizuho


Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho là loại tàu tuần tra lớn thứ 2 của Cảnh sát Biển Nhật Bản với lượng chiếm nước 5.300 tấn. PLH-21 Mizuho, chiếc đầu tiên thuộc lớp này, chính thức được đưa vào biên chế ngày 19/3/1986 và chiếc thứ hai PLH-22 Yashima được biên chế ngày 1/12/1988.

3. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-4
Tàu tuần tra PLH-09 Ryukyu lớp Tsugaru


Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru gồm tất cả 9 chiếc được đóng trong giai đoạn từ 1979 đến 2001, đánh số thứ tự từ PLH-02 đến PLH-10. Chiếc mới nhất PLH-10 mang tên Daisen được hạ thủy ngày 1/10/2001.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 3.221 tấn; dài 105,4m; rộng 14,6m; mớn nước 4,8m; vận tốc tối đa 23 hải lý/giờ; tầm hoạt động 6.000 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM-61MB Gatling. Tàu thường mang theo 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212 khi hoạt động.

4. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Sonya

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-5
Tàu tuần tra PLH-01 Sonya


Tàu tuần tra PLH-01 Sonya là mẫu thiết kế đầu tiên của lớp tàu tuần tra Tsugaru, được đưa vào biên chế của Cảnh sát Biển Nhật ngày 22/11/1978. Chiếc PLH-09 Ryukyu sau này chính là biến thể tinh chỉnh lại của Sonya.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 3.200 tấn; dài 98,6m; rộng 15,6m; mớn nước 5,2m; vận tốc tối đa 21 hải lý/giờ; tầm hoạt động 5.700 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị tương tự như Tsugaru gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM61Gatling và 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212.

5. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large - PL) loại 3.500 tấn lớp Izu

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-6
Tàu tuần tra Izu PL-31


Tàu tuần tra cỡ lớn PL-31 Izu được đưa vào biên chế ngày 25/09/1997.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 3.500 tấn; dài 95m; rộng 13m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo 20 mm JM61Gatling, tàu không có nhà chứa để mang trực thăng khi tuần tra dài ngày nhưng sàn đáp đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung AS-332L1 Super Puma.

6. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-7
Tàu tuần tra PL-51 Hida


Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hida được thiết kế với nhiệm vụ chính là ngăn chặn các xuồng cao tốc chở điệp viên của Bắc Triều Tiên thâm nhập lãnh hải Nhật Bản. PL-51 Hida được gọi là "Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao" nhờ được trang bị rất hiện đại cùng 4 động cơ phản lực nước bên cạnh 4 động cơ diesel truyền thống.
Hai chiếc đầu tiên của lớp vào biên chế ngày 18/4/2006 gồm PL-51 Hida và PL-52 Akaishi, chiếc thứ ba PL-53 Kiso vào biên chế ngày 11/3/2008.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 1.800 tấn; dài 95m; rộng 12,6m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm L/70, 1 pháo JM61 Gatling 20mm, sàn đáp của tàu đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung Super Puma.

7. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Hateruma

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-8
Tàu tuần tra PL-62 Ishigaki lớp Hateruma


Tàu tuần tra lớp Hateruma được đặt tên theo một hòn đảo có người ở phía cực Nam nước Nhật . Tàu được thiết kế để hoạt động quanh khu vực quần đảo Senkaku nên có lượng chiếm nước nhỏ hơn khá nhiều các tàu tuần tra cỡ lớn mang trực thăng khác.
Có tất cả 9 tàu lớp này vào biên chế từ thời điểm 2008 đến 2010 gồm PL-61 Hateruma, PL-62 Ishigaki, PL-63 Yonakuni, PL-64 Shimokita, PL-65 Shiretoko, PL-66 Shikine, PL-67 Amagi, PL-68 Suzuka và PL-69 Koshiki.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 1.300 tấn; dài 89m; rộng 11m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/giờ; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Mk-44 Bushmaster II 30 mm với hệ thống ngắm quang học.
8. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso

tau-canh-sat-bien-nhat-ban-9
Tàu tuần tra PL-42 Dewa lớp Aso

Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso cũng được thiết kế để làm nhiệm vụ chống xuồng gián điệp Bắc Triều Tiên xâm nhập lãnh hải tương tự như các tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida, PL-42 Aso cũng được gọi là "Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao".
Có tất cả 3 chiếc lớp này đã được đóng, chiếc đầu tiên vào biên chế JCG năm 2005 là PL-41 Aso, 2 chiếc sau vào biên chế năm 2006 gồm PL-42 Dewa và PL-43 Hakusan.
Thông số cơ bản: Lượng chiếm nước 770 tấn; dài 79m; rộng 10m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/giờ; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40 mm L/70 với hệ thống ngắm quang học.

PM (tàu tuần tra cỡ trung bình ) lớp Teshio được xây dựng vào những năm 80 và mang tên Teshio tiếng Nhật 天塩(天鹽) /てしお là  tên một khu ven biển phía Tây Bắc đảo Hokkaido .Tại đây có ngọn núi Teshio cao 1558 mét ,có con sông Teshio dài 256 km,con sông dài thứ 4 nước này và đổ ra biển Nhật Bản.

Là một lớp tàu tuần tra cỡ trung bình 500 tấn dựa trên việc cải tiến thiết kế tàu Bihoro  là một lớp tàu tuần tra  đã đóng một loạt 20 chiếc trong các năm 1974-1978 ,với góc vuông tại mép đường nước .Trong chiến lược phát triển ,người Nhật hết sức tiết kiệm ,thiết kế bên ngoài của lớp tàu này rất giống với các tàu quét mìn của bên Hải quân (tức là Lực lượng Phòng vệ Hàng hải JMSF -Japanese Maritime Self-Defense Force). Đã đóng 14 chiếc mang tên :Natsui, Kitakami, Echizen, Tokachi, Hitachi, Okitsu, Isazu, Chitose, Kuwano, Sorachi, Yubari, Motoura, Kano, Sendai

Kích thước chủ yếu cảu tàu PM lớp Teshio

  Chiều dài: 67,8 m , Rộng : 7.9 m , mớn nước : 4.4 m ; Lượng chiếm nước : 630 tấn ,trọng tải  526 tấn ;Động lực 2 động cơ diesel 3000 CV,hai trục chân vịt ,tốc độ 18 hải lý/giờ ,tầm hoạt động 3200 hải lý .Vũ khí một pháo  20mm loại JM61A1 (kiểu M61 Vulcan dùng chung cho Mỹ và NATO ,6 nòng ,bắn tốc độ cao ) Định biên : 33 người

Các con tàu trong lớp này : 

-PM01 Natsui  hoạt động tại vùng 2 từ 30/09/1980 ,được đóng tại Shikoku dock (Takamatsu) ;về hưu 2013 .

-PM02 Kitakami ,hoạt động tại vùng 2 từ 29/08/1980.Đóng tại Naikaizosen Takuma (Innoshima) ;về hưu 2012 .

PM03 Echizen

-PM03 Echizen ,hoạt động vùng 1 từ 30/09/1980 ,đóng tại Xưởng Usuki Ironworks .Ngày 30/04/2008 đã được thay bằng PM25-Echizen .

-PM04 Tokachi ,hoạt động vùng 1 từ 24/03/1981.Đóng tại Narasaki shipbuilding (Muroran) ;về hưu năm 2008 .

-PM05 Hitachi ,hoạt động từ 1/03/1981 .Đóng tại Shiogama ,về hưu 2008 .

-PM06 Okitsu ,hoạt động tại vùng 3 từ 17/03/1981.Đóng tại xưởng Usuki Ironworks 

PM07

-PM07 Isadzu ; hoạt động từ 18/02/1982 .Đóng tại Hitachi Zosen Naikaizosen Takuma ,tại vùng 8 như tàu tuần tra,sau đó thành tàu huấn luyện tại vùng 6 và về hưu năm 2010 .

-PM08 Chitose hoạt động tại vùng 1 từ 15/03/1983.Được đóng tại Shikoku dock .Về hưu năm 2014 .

-PM09 Kuwano ,hoạt động tại vùng 5 từ ngày 10/03/1983 đóng tại Hitachi Zosen Naikaizosen Takuma (Innoshima) .Về hưu 2013 

PM10

-PM10 Sorachi,hoạt động tại vùng 1 từ 30/08/1984.Thiết kế  năm 1983 ,đặt ky ngày 27/04/1984 tại Xưởng Đóng Tàu Tohoku shipbuilding (Shiogama) ,hạ thủy ngày 27/9 và bàn giao ngày 2/8/84 .Về hưu năm 2013 

-PM11 Yubari ,hoạt động tại vùng 1 từ 28/11/1985 

PM12

-PM 12 Motoura  -Hoạt động tại vùng 1 từ 21/11/1986 đóng tại Shikoku dock Industries (Takamatsu) ; về hưu năm 2012 

-PM13 Kano /Ishikari ;Hoạt động từ  13/11/1986 ;Đóng tại Naikaizosen Takuma Plant (Innoshima) ,hoạt động tại vùng 3 ;về hưu năm 2012

PM 13 Ishikari 

-PM14 Sendai hoạt động từ ngày 01/06/1988 .Đóng tại Shikoku dock ,hoạt động tại vùng 10 và về hưu năm 2012 .

PM14 Sendai
Từ chiếc PM-15 là lớp Teshio mới gọi là Teshio (2nd) tức Teshio thứ hai ,còn lớp cũ được gọi là Teshio/Natsui tức là có kèm theo tên con tàu đầu tiên là Natsui . PM15 là tàu tuần tra 500 tấn đầu tiên thuộc loại phá băng ,được khởi công vào ngày 7/10/1994 .Tàu có thể liên tục phá băng tới lớp dầy tới 0,55m, trong khi chiều dầy phá băng tối đa của các con tàu khác là 75cm. Tàu được đưa vào hoạt động tại vùng 1 từ ngày 19/10/1995 .Kích thước chủ yếu :dài  54,9 mét ,rộng 10,6 m ,mớn nước 5,0 mét ;lượng chiếm nước  653 tấn ;Hai động cơ diesel , hai trục,tốc độ 14,5 hải lý/giờ ; một pháo 20mm JM61 6 ,vũ khí điện tử ,thuyền viên 35 người 

Với thời hạn phục vụ thông thường của môt  tàu tuần tra là 25 năm ,các tàu lớp Teshio/Natsui hiện nay đã được cho nghỉ hưu .Khi chuyển nhượng cho  các đơn vị khác hay các nước khác và được hoán cải,tuổi hoạt động của con tàu còn được kéo dài thêm khoảng 15 năm nữa .


.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Khảo cổ


Tổng quan về khảo cổ dưới nước có thể tìm hiểu qua một clip ngắn có vài phút như phía trên
Và nghe G.Bass kể về những ngày đầu hình thành khoa khảo cổ dưới nước :


Và trọn bộ ba tập giới thiệu về khảo cổ dưới nước:Vào các năm 1960-1962 những người đi tiên phong trong ngành khảo cổ dưới nước đã phát triển các phương pháp khai quật các xác tàu cổ dưới đáy biển ,trong số đó có George Bass, Claude Duthuit, Frederick van Doorninck, Susan Womer Katzev, Ann Bass, và David Owen, những người này sau thành lập nên Viện Khảo Cổ Dưới Nước  Institute of Nautical Archaeology (INA) mà viện này đã thực hiện nhiều cuộc khai quật trên toàn thế giới .George Bass đã viết cuốn sách Dưới đáy bảy biển Beneath the Seven Seas
Tập 1 _Buổi ban đầu

Tập 2 :
Tập 3:

Đổ phục vụ đề tải khảo cổ học dưới nước,minh đã mua các cuốn sách từ Amazon :

1/ Underwater Archaeology: The NAS Guide to Principles and Practice
Nautical Archaeology Society (NAS) 45,63 USD
2/ Wooden Ship Building and the Interpretation of Shipwrecks (Ed Rachal Foundation Nautical Archaeology Series)
Steffy, J. Richard $54.00
3/ MARITIME ARCHAEOLOGY: A Technical Handbook, Second Edition
Green, Jeremy $55.96



Tìm hiểu những sách có liên quan tới khảo cổ dưới nước tại Việt Nam:
1/Thuật ngữ sử học - Dân tộc học - Khảo cổ học Nga - Việt : Có chú thêm tiếng Pháp / Chiêm Thế, Nguyễn Hữu Thấu, Hà Văn Tấn b.s.. - H. : Khoa học xã hội, 1970. - 133tr ; 27cm Ký hiệu: VN71.00305 VN71.00304 VN71.00303
2/.Tạp chí khảo cổ học
3/Cơ sở khảo cổ học / Hán Văn Khẩn (ch.b.), Hoàng Văn Khoán, Lâm Thị Mỹ Dung. H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011443tr. : minh hoạ ; 27cm .Nội dung Giáo trình đại học trình bày về di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ, điều tra và khai quật khảo cổ. Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học. Sơ lược lịch sử khảo cổ học thế giới và Việt Nam. Vài nét về nguồn gốc loài người. Giới thiệu các thời đại khảo cổ như thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, khảo cổ học lịch sử Việt Nam Ký hiệu Thư viện QGHN : VL11.01332 VL11.01333
4/Khảo cổ học vùng Duyên hải Đông bắc Việt Nam / Đào Quý Cảnh, Trịnh Căn, Nguyễn Trung Chiến... ; Nguyễn Khắc Sử ch.b.. - H. : Khoa học xã hội, 2005. - 630tr. : hình vẽ ; 27cm
Ký hiệu: VV06.03379 VV06.03380 VV06.03381 VV06.03382 Nội dung : gồm 32 bài báo cáo khoa học về vùng biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam: Khai quật khảo cổ học ở Quảng Ninh, Hải Phòng và vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam
5/Cơ sở khảo cổ học / P.I. Bôrixcopxki ; Lê Thế Thép, Đặng Công Lý dịch. - H. : Giáo dục, 1961. - 574tr ; 19cm. - (Tủ sách Đại học Tổng hợp) Giáo trình khảo cổ học đề cập đến lịch sử khảo cổ học, nguồn gốc loài nguời, các phương pháp điều tra và khai quật khảo cổ, các giai đoạn lịch sử cơ bản của khoa học khảo cổ: các thời kỳ đồ đá, thời đại đồ đồng, đồ sắt.
Ký hiệu Thư viện QG : VN62.07032 VN62.07030 VN62.07031 VN62.07033

6/ Khảo cổ học bình dân vùng Nam Bộ - Việt Nam : Từ thực nghiệm đến lý thuyết / Nguyễn Thị Hậu, Lê Thanh Hải. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2010. - 420tr. ; 21cm Nghiên cứu khảo cổ học lịch sử văn hoá vùng Nam Bộ - Việt Nam từ thực nghiệm đến lí thuyết gồm: các ghi chép dọc đường, mô tả khảo cổ, phân loại và quy chiếu...Ký hiệu: VV10.12601 VV10.12602
7/ Giáo trình khảo cổ học đại cương : Sách dùng cho cao đẳng Sư phạm / Đinh Ngọc Bảo (ch.b.), Phạm Văn Đấu. - H. : Đại học Sư phạm, 2007. - 132tr. : hình vẽ ; 24cm Đại cương về khảo cổ học, các di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ, các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học, nguồn gốc loài người, các thời đại khảo cổ Ký hiệu: VV07.19090 VV07.19091 VV07.19092
8/Sơ thảo giáo trình cơ sở khảo cổ học / Diệp Đình Hoa, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn. - H. : Đại học tổng hợp, 1971. - 182tr ; 31cm Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ. Điều tra và khai quật khảo cổ. Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ. lịch sử khảo cổ học thế giới và việt nam. Nguồn gốc loài người. Các thời đại khảo cổ học Ký hiệu: VV71.00859 VV71.00858 VV71.00860
9/Cơ sở khảo cổ học / Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa. - In lần 2 có sửa chữa, bổ sung. - H. : Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1978. - 372tr : ảnh ; 22cm Đối tượng và phương pháp luận của khảo cổ học; Những luận điểm cơ bản về vấn đề nguồn gốc loài người; Các nguyên tắc trong phân chia thời đại khảo cổ, phân kỳ khảo cổ và phân kỳ lịch sử; Các di tích khảo cổ Việt nam thế kỷ I-X
Ký hiệu: VV78.00611 VV78.00612 VV78.00613
10/ Charlotte Phạm Minh Hà, Lê Thị Liên/ Khảo cổ học hàng hải : Giới thiệu tổng quát và ứng dụng bước đầu ở Việt Nam / Tạp chí Khảo cổ học số 4(160) tr 79-97 2009


Khảo cổ học dưới nước :Các hướng dẫn của Hội Khảo cổ hàng hải (Nautical Archaeology Society)  NAS từ nguyên lý tới thực tiễn cung cấp cho ta một tổng quan toàn diện của quá trình khảo cổ áp dụng trong môi trường dưới nước

  • Đây là ấn bản lần thứ hai của cuốn sách rất phổ biến ,coi như là Sổ tay của NAS .
  • Nó cung cấp cho ta những hướng dẫn thiết thực về khảo cổ dưới nước :làm cách nào để tham gia,những nguyên tắc cơ bản,các kỹ thuật cần thiết,cách lập kế hoạch dự án và thực hiện ,các trình bày kết quả 
  • Cuốn sách có nhiều mình họa với trên 100 hình vẽ và các đồ họa màu 
  • Có thêm các chương mới nói về địa vật lý ,khảo cứu lịch sử,kỹ thuật chụp ảnh và video,cách sử dụng và bảo quản 
NỘI DUNG CUỐN SÁCH  

226 trang

Danh mục các hình .các phụ bản 
Lời nói đầu 
Lời cảm ơn 
  1. Sổ tay NAS -tại sao chúng tôi lại biên soạn cuốn sách này 
  2. Khảo cổ dưới nước .
                Thế nào là khảo cổ?
                Thế nào là khảo cổ dưới nước ?
                Cái gì không phải là khảo cổ dưới nước ?
                Những ngành liên quan mật thiết và có tác dụng bổ sung (dân tộc học và khảo cổ thực nghiệm) .
                Các thông tin khác 
     3.          Tham gia và một cuộc khảo cổ dưới nước và khảo cổ vùng ngập nước (foreshore)
     4.        Những nguyên lý cơ bản .Tầm quan trọng của các địa điểm dưới nước.Các loại địa điềm dưới nước.Phạm vi phát hiện một di chỉ khảo cổ Mối liên hệ giữa các loại di chỉ phát hiện được.Cách sử dụng các bằng chứng .Tính niên đại.Môi trường và quá trình hình thành nên di chỉ .Sự hủy hoại của gỗ.Văn hóa và quá trinh hình thành nên di chỉ.Các thông tin khác 5-


  • Further information.3. Getting involved in underwater and foreshore archaeology.
    Further information.4. Basic principles – making the most of the clues.The importance of underwater sites.Site types.The range of evidence on an archaeological site.Links between categories of evidence.Using the evidence.Dating.Environment and site-formation processes.The deterioration of wood.Culture and site-formation processes.Further information.5. Project planning.The project design.Further information.6. Safety on archaeological sites under water and on the foreshore.Risk assessments.Diving project plan.Codes of practice.Control of diving operations.Working under water.Potential diving problems and solutions.Safety during excavation.Inter-tidal site safety.Further information.7. International and national laws relating to archaeology under water.Jurisdiction – where do the laws apply?.The regime in international waters.International salvage law.Underwater cultural heritage and salvage law.Ownership of underwater cultural heritage.Abandonment of ownership.National legislation.International conventions.Case studies.Further information.8. Archaeological recording.The need for recording.Recording systems.Planning the recording: what to record.Recording information on site.Recording timbers.Recording contexts.Recording stratigraphy.Recording environmental evidence.Recording samples.Recording survey results.Recording plans and sections.Recording photographic results.Conservation records.Identifying archaeological material.Tags and labelling.Storing the information.Computing options and issues.Geographical information systems.Explaining, documenting and supervising the system.Further information.
    9. Historical research.Types of evidence.Locating primary sources.The internet.Methods of research.Further information.10. Photography.Photographic theory.Digital photography.
    Surface photography.Photographing finds.Underwater photography.Underwater photographic techniques.Digital darkroom.Mosaics – photo or video.Video cameras.Video technique.
    Video editing.Further information.11. Position-fixing.Geographical coordinates.
    Accuracy.Methods of position-fixing.Equipment.Further information.12. Underwater search methods.Positioning.Coverage.Safety.Diver search methods.13. Geophysical and remote-sensing surveys.Search patterns, navigation and positioning.Acoustic systems.Bathymetric survey.Echo-sounders.Multibeam swath systems.Bottom-classification systems.Sidescan sonar.Sub-bottom profiling.Magnetometry.Integrated surveys.Submersibles: ROVs and AUVs.Aerial photography.Further information.14. Underwater survey.Types of survey.An initial sketch.
    Planning.Setting up a baseline/control points.Installing survey points.The principles of survey.
    Offsets.Ties/trilateration.Survey using tape-measures, grids and drafting film.Vertical control (height/depth).Drawing/planning frames.Grid-frames.Processing measurements and drawing up the site-plan.Three-dimensional computer-based survey.Acoustic positioning systems.


    Positioning the site in the real world.


    Further information.


    15. Destructive investigative techniques.


    Probing.


    Sampling.


    Excavation.


    Further information.


    16. Archaeological conservation and first-aid for finds.


    Underwater burial environments.


    Materials degradation and post-excavation deterioration.


    Principal risks to finds during and after recovery.


    Principles and procedures for first-aid for underwater finds.


    Lifting, handling and transportation.


    Approaches to packing and storage.


    Sampling and analysis.


    Initial cleaning.


    Holding and pre-conservation treatment solutions.


    Record-keeping.


    X-radiography and facilities.


    Health and safety.


    Insurance.


    Checklists.


    Further information.


    17. Site monitoring and protection.


    Monitoring.


    Protection.


    Further information.


    18. Archaeological illustration.


    Basic drawing equipment.


    Drawing archaeological material.


    Recording ‘by eye’.


    Recording decoration and surface detail.


    Recording constructional and other detail.


    Post-fieldwork photography and laser scanning.


    Presenting a range of complex information.


    Further information.


    19. Post-fieldwork analysis and archiving.


    Handling material and keeping records.


    Post-fieldwork treatment of survey work.


    Specialist analysis.


    Interpretation and gathering supporting evidence from other sources.


    Producing an archaeological archive.


    Further information.


    20. Presenting, publicizing and publishing archaeological work.


    The importance of publicizing (where and when).


    Identifying and satisfying an audience.


    Methods of presentation.


    Writing reports and publications.


    A significant achievement and contribution.


    Further information.


    Appendix 1: anchor recording.


    Stone anchors.


    Stock anchors.


    Further information.


    Appendix 2: guns.

    The importance of sea-bed recording.Identification of material.Classification by methods of loading.Classification by shape.Inscriptions and decoration.Projectiles, charges and tampions.
    Recording and illustrating guns.
    Further information.
    Appendix 3: NAS training programme.
    An introduction to foreshore and underwater archaeology.
    NAS Part I: certificate in foreshore and underwater archaeology.
    NAS Part II: intermediate certificate in foreshore and underwater archaeology.
    NAS Part III: advanced certificate in foreshore and underwater archaeology.NAS Part IV: diploma in foreshore and underwater archaeology.Further information.Glossary.References and further reading.Index
Author Information
The Nautical Archaeology Society is a non-government organisation formed to further interest in our underwater cultural heritage. The NAS is dedicated to advancing education in nautical archaeology at all levels; to improving techniques in excavating, conservation and reporting; and to encouraging the participation of members of the public at all stages. The Society has published The International Journal of Nautical Archaeology since 1972 and also produces the newsletter Nautical Archaeology, which is free to members.
New to This Edition
New chapters on geophysics, historical research, photography and video, monitoring and maintenance and conservation.
The Wiley AdvantageLong awaited second edition of what is popularly referred to as the NAS Handbook
  • Provides a practical guide to underwater archaeology: how to get involved, basic principles, essential techniques, project planning and execution, publishing and presenting
  • Fully illustrated with over 100 drawings and new color graphics
  • New chapters on geophysics, historical research, photography and video, monitoring and maintenance and conservation
Reviews
"All in all this attractive paperback with 20 chapters and 3 appendices should make a welcome addition not only on the bookshelves of archaeologically minded divers, but most archaeologists too, as it explains many basic archaeological concepts clearly and concisely." (South African Archaeological Bulletin, 2010)

"It is an excellent addition to the NAS training program.... I would expect the text will be picked up by most institutions and non-academic groups involved in the teaching and general practice of maritime archaeology." (SAS Bulletin, November 2009)
"There is much useful stuff here." (British Archaeology, January 2009)
"The text and graphics have been updated, resulting in this long-awaited second edition of what is popularly known as 'The NAS (Nautical Archaeology Society) Handbook'. The second edition includes several new chapters covering topics such as photography, legislation and conservation. Additional chapters reflect significant developments or new approaches, particularly with respect to project planning, safety on archaeological sites, historic research, monitoring and maintenance and geophysics. Each individual component of this book was written by an expert in his/her field." (Ocean News & Technology, November 2008)
"This book will enable readers to make the most of their involvement with the rich underwater heritage that helped shape the world in which we live, and do so in a responsible way." (Institute of Nautical Archaeology Quarterly, Summer 2008)
"An essential vade mecum for anyone interested in archaeology under water, whether aspiring fieldworker or armchair enthusiast. This book distills a generation of practical experience in a concise and user-friendly form."
Colin Martin
"This long-awaited update of the NAS handbook is a gold mine of practical advice. It is a must-have, must-read and must-reread for everyone practising nautical archaeology"
George Lambrick, Chair Nautical Archaeology Society
"Indispensable for anyone in underwater archaeology. Even the most experienced will find much of value in it. How I wish it had been available when I began half a century ago!"
George Bass, Texas A&M University

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Ghi chép PVN

-Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Xuân Sơn
-Cũng trong buổi làm việc tại DQS, đồng chí Nguyễn Xuân Sơn đã trao 4 quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cho DQS. Cụ thể: 
  • đồng chí Trần Minh Ngọc chuyển từ Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sang nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV DQS
  • đồng chí Phan Tử Giang chuyển từ Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) giữ chức TGĐ DQS
  • bổ nhiệm đồng chí Tạ Đức Tiến làm Phó Chủ tịch HĐTV DQS
  • bổ nhiệm đồng chí Trần Hoài An đảm nhận chức vụ Phó TGĐ DQS.
-Tăng Văn Đồng, Giàn trưởng Giàn khoan Đại Hùng.

Trao quyết định bổ nhiệm cho 4 lãnh đạo DQS


-Ông Hoàng Bá Cường GĐ PVEP POC ;Tổng giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh
-Tại Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard): Tổng giám đốc PV Shipyard Phan Tử Giang khẳng định với lãnh đạo Ban Kinh tế TƯ, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí rằng, trong khó khăn chung của nền kinh tế, là một công ty trẻ, PV Shipyard vẫn đang tiếp tục từng bước ổn định sản xuất với việc thực hiện dự án chế tạo giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 (125m nước Vistsovpetro), nối dài chân giàn Tam Đảo 02 (Vietsovpetro) và chuẩn bị tích cực cho việc triển khai dự án giàn khoan nửa nổi nửa chìm trong thời gian tới đây 
-Tiến sĩ Phạm Xuân Đương- Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Ban Kinh tế T.Ư


Ghi chép chuyến đi Vinh

hi chép chuyến đi Vinh từ ngày 4/2/15 tới ngày 7/2/15
Có lẽ đây là chuyến đi Vinh thứ ba theo trí nhớ của mình Chuyến đầu có lẽ vào năm 69-70 cùng anh Châu phòng kỹ thuật Cục Cơ Khí.Tới nhà khách tỉnh uỷ trời đã sẩm tối Cô bé nhà khách khoèo chân mình dưới gầm bàn ,mình chết khiếp,rụt chân lại Trong khi bác Châu khích lệ làm tới đi...Vừa gặp lại Châu hôm hop. liên hoan cuối năm Cục Cơ khí hưu trí tại Sài Gòn .Ông già 96 tuổi,khoái lắm khi nhge lại chuyện em út xa xưa.Trong chuyến đi đó mình gặp Lâm ,lớp 10 Ngô Quyền trên mình một năm ,đã lên tới chức giám đốc Sở GTVT Nghệ Tĩnh .Nghe nói cậu ta cắm lại mảnh đất ,lấy cô vợ con ông to tại đây .Kiểm sau làm hiệu trưởng Trung cấp giao thông Phú Lâm ,chết vì ung thư hơn 10 năm .Lần này đi công tác từ thiện của chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa cùng Hậu Khảo Cổ ,Huy Đuwcs .Cậu ta tránh mặt,đẩy mình làm "đầu vụ" như phát thông cáo báo chí mà cậu ta viết ,trả lời phỏng vấn báo chí và truyền hình ,làm "MC" ....Mọi chi tiết mình chép lại ở dưới DTQ như xưa nay,khá đỏm dáng ,đọc lại sấm Trạng Trình mà ông Mai Minh Triết phóng ra từ mấy câu vu vơ của nguòi xưa .Mình chỉ muốn gia đình những người hy sinh cho HS TS bớt khổ chứ chán hết mọi chuyện uốn éo Có chị Hoa vợ Hồng Châu chết trận 1974 tại một dịp gặp hiếm hoi này mà có ai hỏi thăm cái gia đình anh nguỵ này sống ra sao đâu trong 40 năm qua Ông nghị cũng chỉ băt tay qua loa Thôi như thế là tốt lắm rồi Đưa bà Hoa 78 tuổi đi,một bà bán thuốc lá trước cửa cao ốc H3 Hoang Diệu,một gia đình lao động điển hình Quận 4,con cái ít học,toàn làm nghề lái ,phụ xe,bốc vác cảng ...mình thật sự thương xót từ đáy lòng HĐ đã có một nghĩa cử tuy nhỏ ,nhung thật đáng chú ý  tặng một thùng cam cho mình và mình nói để tạng gia đình chị Hoa Từ chiếc xe con của một đại gia Hà Tĩnh bạn học Bách Khoa với Bọ Lập ,chiếc xe vùa chở mình cùng ra sân bay tiễn Hậu về SG ,cậu ta khênh thùng cam vào tận phòng bà Hoa trong nhà trọ.