Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Thế nào là thực thi pháp luật?


Là một người làm công tác kỹ thuật,những khái niệm về pháp luật đôi khi với mình rất mơ hồ.Đặc biệt,được cả một hệ thống nhồi nhét,nhiều cái mình cứ cảm thấy mặc định, y như là đã default như khi dùng máy tính.Lần đầu tiên mình được đọc một bản tranh luận có lý lẽ ,và đề cập tới cả việc hợp hiến của đảng Mẹ,đảng Bố (!) mà xưa nay không được luật pháp đưa ra xem xét  .Ai dám động tới con Trời .Đang chờ xem cuộc tranh luận ra sao,hay như có bạn đưa ra ba khả năng :một lờ,hai cho vài ba ný nuận viên lói năng nhăng ,ba là còng số 8.Xuất hiện vài ba nhà xã hội học ný nuận làm mình hiểu rằng làm gì có môn xã hội học trên đất nước này và số phận của người đi biển nghèo đói đâu có được nhìn dưới góc độ xã hội học hiện đại và nhân bản !!

Đọc Hồi ký của Lưu Hoa Thanh

Với người Việt Nam ta ,nhất là những người làm nghề biển,cần phải biết tới một cái tên Trung Hoa,đó là Lưu Hoa Thanh,vị đô đốc hải quân Trung Quốc đã hiện đại hóa đưa hải quân nước này ra biển khơi,một con người được coi là cha đẻ của tàu sân bay Liêu Ninh.Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó Hồ Bắc ,Lưu đã theo cách mạng từ năm 13 tuổi và tới năm 25 mới nhìn thấy biển .Học viện Đại Liên rồi Học viện Kuznetsov -nơi mà nhiều sĩ quan cao cấp hải quân Việt Nam cũng từng theo học-đã cung cấp cho Lưu những kiến thức cơ bản để vào năm 1985 ,Lưu đề xuất "chiến lược hải quân " của nước này,một chiến lược mang tính chuyên nghiệp hơn ,chịu ảnh hưởng của Mahan thay vì những khẩu hiệu mang nặng ý thức hệ trong quá khứ.Chúng ta nên đọc Hồi ký này,một cuốn sách được phương Tây phân tích khá kỹ nhằm thấy rõ cội nguồn của chương trình bành trước Đại Hán .Đọc nó với các chương mục "Tây Sa tự vệ phản kích trận " hay mục "Nam Sa tự cổ thuộc Trung Hoa " để khi cùng họ tuần tra Vịnh Bắc Bộ chúng ta thấy rằng tất cả chỉ là trò ngoại giao,Biển Đông đã nằm gọn trong toàn bộ chiến lược bành trướng .Đọc Lưu để thấy rằng ông ta đã có những nhận thức rất thẳng thắn với tinh thần yêu nước Đại Hán.Khi phân tích thất bại của hải quân nhà Thanh trước quân Nhật trong trân Yalu chiến tranh Giáp Ngọ,Lưu cho rằng cái lỗi không phải ở chỗ nhà Thanh trang bị kém mà chính là không có chiến lược,không có tinh thần ,sĩ quan tham những....Ông ta chỉ ra rằng nhà Thanh đã trang bị nhiều tàu chiến hiện đại mua của Anh nhưng quân sĩ bạc nhược,đạn pháo đã bị bọn buôn lậu rút ruột...Lời cảnh tỉnh đó với hải quân PLA nhưng hình như cũng cần cho hải quân ta ,lúc này đang được trang bị ồ ạt ...Nhiều lúc tôi tự hỏi cái Trung tâm Gefest mua của một Công ty Dịch Vụ Hàng Hải Nga ,do các ông nguyên là hải quân Nga lập ra- trang bị tại Nha Trang để tập chống hiểm nguy cháy nổ và ngập lụt có cần thiết không hay có thể dùng vài con tàu cũ trang bị lại...Hình như chỉ có Việt Nam và một vài ông Nga -tất nhiên-là khách hàng mua cái đồ này về.Nhìn những dàn hải quân áo trắng bốp làm lễ thượng kỳ và ông chỉ huy binh chủng phốp pháp,áo tay năm gạch tôi lại nhớ tới lễ duyệt binh của Hải quân VNCH năm 1972 tại bền Bạch Đằng trên sông Sài Gòn...  Ba năm sau,đó là đám tàn quân chạy ra biển khơi !
https://docs.google.com/file/d/0BzsCKFMA6cP3UHFLblV6UjFfeGc/edit?usp=sharing