Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

Có bao nhiêu người đi tàu Hoa Sen ?

Một số tin của Vinashin treo trên mạng sau đó đục bỏ,ví như tin hợp tác với YMC.Nhưng cái tin sau đây thì vẫn còn.Tuy nhiên con số này làm ta nghi ngờ.Theo bản tin dưới đây,trong 9 tháng đã có 8700 lượt người đi trong 36 chuyến ,tức là trung bình mỗi chuyến có 242 người .Hai trăm người trên tổng số khách đáng ra phải có của con tàu 100 triệu đô la là 1000 người.Nhưng con số 200 này khiến tôi phải nghi ngờ vì tôi trực tiếp đi một chuyến ,chỉ có 31 khách và chuyến cuối năm (tất nhiên không nằm trong 9 tháng nhưng là chuyến Tết ,đang ra phải đông đúc ) mà tôi ra tận sân ga Cảng Sài Gòn thực hiện phỏng vấn có ghi hình,chỉ vẻn vẹn có hơn 70 khách với giá vé đã giảm tới min là 500 nghìn .Có lẽ Vianshin đóng tiếp 4 cái như kế hoạch,có cả đội tàu sẽ có nhiều người đi hơn ?
Hành trình 9 tháng qua của tàu Hoa Sen (22/10/2008)

Tàu cao tốc Hoa Sen do Công ty TNHH MTV Vận tải Tàu cao tốc Bắc Nam (đơn vị thành viên của Cty Vận tải Viễn dương Vinashin) quản lý và khai thác. tàu Hoa Sen có 2 điểm cập cảng chính là cảng Hòn Gai và cụm cảng Sài Gòn. Việc tàu cao Hoa Sen thực hiện vận tải hành khách và ô tô trên tuyến ven biển Bắc – Nam góp phần làm giảm áp lực vận tải cho tuyến đường bộ và đường sắt Bắc – Nam. Từ ngày 13/12/2007 đến hết tháng 9/2008, tàu Hoa Sen đã thực hiện 36 chuyến từ Hòn Gai (Quảng Ninh) đến cảng Nhà Rồng (Tp.Hồ Chí Minh) và ngược lại. Tổng số vận chuyển hành khách được 8.700 lượt/người, 6.100 lượt ô tô các loại.

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2009

HVS tại Nha Trang nằm 2008 nộp ngân sách 5,4 triệu USD


Cần đầu tư tập trung
11:31' 09/02/2009 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng lãnh đạo tỉnh thăm và kiểm tra kế hoạch sử dụng đất của các dự án tại KKT Vân Phong.

Với lợi thế về vị trí địa lý, Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong đang là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư (ĐT) quy mô lớn. Những doanh nghiệp (DN) ĐT hoạt động tại đây đều đã mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, Khánh Hòa đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút những dự án ĐT với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nguồn vốn “rót” từng năm hạn hẹp như hiện nay không tương xứng với tiềm năng vốn có của KKT này.

° HIỆU QUẢ TỪ CÁC DỰ ÁN

Năm 2008, tuy chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thị trường xuất khẩu đều bị thu hẹp, song các DN trong KKT Vân Phong đều hoạt động có hiệu quả. Tổng doanh thu đạt 3.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 178 triệu USD, nộp ngân sách trên 120 tỷ đồng. Trong đó, DN vốn ĐT nước ngoài có doanh thu tăng gần 59,4%, xuất khẩu tăng 55,7%, nộp ngân sách tăng 28,9%; đặc biệt, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin nộp ngân sách hơn 5,4 triệu USD. Hiện nay, KKT Vân Phong đang chiếm chiếm tỷ trọng 85,5% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Điều này cho thấy, các DN trong KKT Vân Phong đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định đời sống người lao động.

Theo Ban quản lý KKT Vân Phong, đến nay, KKT này có khoảng 80 dự án xin đăng ký ĐT với nguồn vốn khoảng 15 tỷ USD. Trong đó, các cơ quan chức năng đã đồng ý về mặt chủ trương cho nhiều dự án với tổng vốn khoảng hơn 10 tỷ USD. Riêng năm 2008, Ban quản lý KKT Vân Phong đã cấp giấy chứng nhận ĐT cho 18 dự án vào KKT này với vốn đăng ký tương đương 932 triệu USD. Ngoài ra, Ban cũng đã tiếp nhận 15 hồ sơ đăng ký ĐT…

° CẦN TẬP TRUNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Không thể phủ nhận những tiềm năng lớn của KKT Vân Phong. Đặc biệt, với lợi thế về cảng nước sâu, kín gió, KKT này ngày càng thu hút nhiều dự án quy mô lớn vào ĐT. Sau thời gian tìm hiểu và đề xuất của các nhà ĐT, đầu năm 2009, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương để thực hiện 2 dự án lớn, gồm: Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (vốn khoảng 4,8 tỷ USD), Trung tâm Điện lực Vân Phong (vốn khoảng 3,8 tỷ USD).

Hiện nay, Trung ương và địa phương đang xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để tạo động lực thúc đẩy phát triển hơn nữa KKT Vân Phong. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương năm 2009, Khánh Hòa đã đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ, đôn đốc giải quyết kịp thời các vướng mắc về thủ tục ĐT, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng cho KKT Vân Phong. Trong đó, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án ngoài ngân sách như: Nhà máy Đóng tàu STX, Kho Xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Trạm phân phối Xi măng Ninh Thủy, Cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động)… Mục tiêu là thế, tuy nhiên hiện nay, vấn đề nguồn vốn ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong - khâu quan trọng để thu hút các dự án ĐT lại đang gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Trọng Hòa - Trưởng Ban quản lý KKT Vân Phong cho biết: Năm 2009, nguồn vồn ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong được bố trí là 35 tỷ đồng. Nguồn vốn này còn hạn chế so với nhu cầu triển khai các dự án xây dựng hạ tầng trong KKT; tuy nhiên, Ban sẽ cố gắng cân đối để thực hiện xây dựng cơ bản trên 200 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các dự án xây dựng hệ thống giao thông, khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp thoát nước…

Nhìn lại 3 năm ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng cho KKT Vân Phong, chúng ta thấy nguồn vốn ĐT tại đây vẫn còn “nhỏ giọt” (năm 2007 ĐT 40 tỷ đồng, năm 2008 ĐT 50 tỷ đồng, năm 2009 dự kiến ĐT 35 tỷ đồng). Riêng trong năm 2008, từ nguồn vốn 50 tỷ đồng, KKT Vân Phong đã và đang triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng như: đường Đầm Môn giai đoạn II, đường giao thông đến Nhà máy Đóng tàu STX, đường giao thông ngoài cảng trung chuyển quốc tế, dự án hệ thống cấp nước Bắc và Nam Vân Phong… Hiện nay, Ban quản lý KKT Vân Phong đang tiếp tục triển khai các thủ tục để ĐT các dự án giao thông quan trọng khác trong KKT như: đường Vạn Giã - Tuần Lễ, đường Quốc lộ 1A đi Đầm Môn… Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi lẽ việc ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho nhà ĐT triển khai dự án còn rất nhiều việc phải làm, nhiều dự án phụ trợ kèm theo. Lãnh đạo Ban quản lý KKT Vân Phong cho biết, vấn đề khó khăn trong ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT này vẫn là nguồn vốn, vì nhu cầu vốn thực tế lớn hơn gấp nhiều lần.

Tại thời điểm này, việc tập trung giải quyết khó khăn về ĐT cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng vẫn đang theo hình thức “cuốn chiếu”. Trước mắt, Ban quản lý KKT Vân Phong đang tập trung triển khai nhanh việc xây dựng các khu tái định cư, nhằm đảm bảo nhu cầu giải quyết chỗ ở cho người dân trong vùng quy hoạch; rà phá bom mìn và xây dựng các tuyến giao thông chính để nhà ĐT thuận lợi hơn trong việc thực hiện các dựu án.

Được biết, nhằm đa dạng và chủ động các nguồn vốn ĐT, Ban đã xây dựng kế hoạch huy động vốn triển khai các dự án ĐT các cơ sở hạ tầng quan trọng trong KKT từ nay đến năm 2015. Hy vọng, kế hoạch huy động vốn này sẽ giúp hạ tầng KKT Vân Phong thật sự khởi sắc.

HOÀNG TRIỀ

Ông Phạm Thanh Bình tuyên bố chiến lược phát triển đóng tàu không thay đổi !


Chiến lược phát triển lâu dài của VINASHIN sẽ không thay đổi
Cập nhật: 9-2-2009 Ngọc Doanh Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, có những ý kiến bày tỏ sự quan ngại về sức cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Để làm rõ luồng ý kiến này, phóng viên Báo Đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn VINASHIN.

Ông Phạm Thanh Bình

Trước đây, VINASHIN dự kiến vay một khoản tín dụng lên tới 4 tỷ USD (bao gồm cả vay ngoài nước, phát hành trái phiếu, vay vốn trong nước) để phục vụ mục tiêu phát triển của Tập đoàn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến mục tiêu này khó thành hiện thực, thưa ông?

Phần vốn vay đó được dùng đầu tư cho công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ, như chế tạo thép đóng tàu, động cơ thuỷ cũng như các trang thiết bị cho tàu thuỷ để tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của VINASHIN lên mức 60 – 70%. Mục tiêu của việc huy động là giúp Tập đoàn chủ động hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước đây, chúng tôi đã huy động gần 2 tỷ USD, nên mặc dù việc huy động vốn gặp những khó khăn nhất định khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ năm 2008, chúng tôi cũng đã đầu tư được nhiều cơ sở cần thiết nhất. Sau đó, được sự chấp thuận của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Tập đoàn đã có được cơ chế để phát hành trái phiếu, nên đã phát hành thêm được 800 tỷ đồng, hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục vay và phát hành trái phiếu ra nước ngoài.

Những thay đổi của thị trường tài chính thế giới sẽ có ảnh hưởng tới công việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài, nhưng với sự bảo lãnh của Chính phủ, khả năng huy động sẽ khả thi.

Liệu VINASHIN có phải điều chỉnh chiến lược phát triển không?

Với những điều kiện như tôi đã nêu trên, chiến lược phát triển lâu dài của VINASHIN sẽ không thay đổi, có nghĩa là chúng tôi sẽ đảm bảo khả năng đóng được 4-5 triệu tấn tàu, với tỷ lệ nội địa hoá 60-70%. Tuy nhiên, sẽ có những điều chỉnh cục bộ, các dự án sẽ được tiến hành đầu tư theo cấp độ cần thiết để “giữ vững đội ngũ”. Cùng với sự điều chỉnh về chiến lược phát triển, tỷ lệ tăng trưởng 57% của năm 2008 sẽ được điều chỉnh xuống mức 20-30% cho năm 2009.

Năm 2008, VINASHIN đạt khoản lợi nhuận là 500 tỷ đồng. Có những cách tính khác nhau về hiệu quả đầu tư của VINASHIN, trong đó có ý kiến cho rằng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ông chỉ đạt ở mức 0,5%. Ông thấy ý kiến trên như thế nào?

Các tài liệu chính thức của chúng tôi cho thấy, lợi nhuận trước thuế năm 2008 của VINASHIN là 970 tỷ đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu tính đến ngày 31/12/2008 là 7.000 tỷ đồng, trong đó giá trị thương hiệu là 1.600 tỷ đồng. Các số liệu trên cho thấy, nhận định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 0,5% là thiếu chính xác.

Đà suy giảm kinh tế thế giới sẽ khiến các hợp đồng đóng tàu giảm và những hợp đồng đã ký kết có khả năng bị đổ bể...

Điều này là chính xác, bản thân các chủ tàu và các ngân hàng bảo lãnh cho họ gặp khó khăn, trong đó có những chủ tàu đã ký hợp đồng đóng tàu với VINASHIN bị phá sản khi khủng hoảng xảy ra.

Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới VINASHIN như thế nào?

Tới nay, có khoảng ít hơn 20% số hợp đồng được ký kết với VINASHIN bị huỷ, một số hợp đồng bị điều chỉnh lùi thời hạn nhận tàu. Nhưng những hợp đồng còn giá trị thực hiện vẫn đảm bảo cho VINASHIN thực hiện đến hết năm 2011.

Được biết, chỉ có 22% sản phẩm của VINASHIN được xuất khẩu. Với quy mô nhỏ của ngành vận tải biển Việt Nam, thị trường trong nước sẽ rất nhanh bão hoà?

Số liệu 22% xuất khẩu được căn cứ vào kim ngạch xuất khẩu và tổng doanh thu của chúng tôi. Cách tính này là sai, vì doanh thu từ đóng tàu chỉ chiếm 60% tổng doanh thu của chúng tôi, phần còn lại là sản lượng của ngành công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, với 700 triệu USD giá trị xuất khẩu của năm 2008, chiếm 50% sản lượng đóng tàu của VINASHIN là 22.000 tỷ đồng.

VINASHIN có chiến lược gì khi phải cạnh tranh với các hãng đóng tàu có quy mô lớn và trình độ cao hơn của các cường quốc đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc khi tham gia xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới?

Cần phải thấy rằng, các nhà máy của VINASHIN mới đầu tư, nên sở hữu công nghệ tiên tiến. Với giá nhân công rẻ hơn, sản phẩm tàu của VINASHIN ngang mức về chất lượng với các hãng của nước ngoài và có lợi thế về giá thành.

Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra khủng hoảng, các hãng đóng tàu của Hàn Quốc, Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ về vốn, về lãi suất và nguồn hàng từ phía Chính phủ, nên với sự khác biệt về cơ chế đó, từ chỗ có ưu thế, bất ngờ phần bất lợi nghiêng về VINASHIN. Nếu chúng tôi có được một cơ chế hỗ trợ tương tự từ phía Chính phủ, tôi tin rằng, thế cân bằng đã được VINASHIN tạo dựng sẽ được tái lập.

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc

download theo link:
http://www.scribd.com/doc/11888103/Cong-Uoc-Luat-Bien-cua-LIen-Hiep-Quoc