Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

DƯƠNG TRUNG QUỐC VIẾT VÊ TỔNG GIÁM ĐỐC VINASHIN-SHINEC

Trích báo Lao Động :....Thế nhưng điều đáng nói, tại cuộc hội thảo này cử toạ chỉ quan tâm đến hai tham luận, đó là đề án của một chủ doanh nghiệp và ý kiến của một đại diện nông dân. Chủ doanh nghiệp ấy là người tôi quen biết, anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng vào nghề "đồng nát" với việc tháo dỡ sắt vụn trên những con tàu nát, rồi trở thành chủ một thương hiệu khá nổi tiếng của ngành thiết kế nội thất tàu thuỷ, và đến nay thì doanh nghiệp của anh gia nhập vào cộng đồng Vinashin với một dự án có một quy mô khá lớn là xây dựng KCN Nam Cầu Kiền có diện tích tới 457ha trải rộng trên 4 xã của huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).

Tôi đã đến thăm doanh nghiệp của anh khi còn ở một quy mô không lớn nhưng rất thú vị vì mối quan tâm của anh đối với lĩnh vực văn hoá cộng đồng doanh nghiệp và môi trường. Trong căn vườn trước nơi làm việc và các phân xưởng, anh cho trồng cây cối thành đôi. Đó là những cặp thành viên trong doanh nghiệp kết hôn trồng lưu niệm. Anh quan tâm đến môi trường, trước hết từ chính những trải nghiệm trong kinh doanh và quan niệm trước hết nó đảm bảo sức khoẻ cả về sinh học và tâm lý cho người lao động, mà người chủ doanh nghiệp thực chất cũng chỉ là người lao động nặng nhất mà thôi.

Anh tham gia các cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề tài bảo vệ môi trường bằng những ý tưởng của mình, nhận được nhiều giải cao và từng được bộ quản lý nhà nước phong tặng danh hiệu "Hiệp sĩ môi trường". Anh còn thuê đất trồng rừng để thử nghiệm mô hình quản lý đảm bảo lợi ích cho cả chủ và người trông coi rừng, hiệu quả kinh tế và môi trường...

Còn ở cuộc hội thảo này anh đưa ra một mô hình đang và sẽ được ứng dụng ngay trên KCN Nam Cầu Kiền mà bây giờ anh đã là Tổng giám đốc. Một đề án đựơc chuẩn bị rất khoa học bằng sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức xã hội và tiếp cận tới người dân địa phương, chủ yếu là những người dân chịu tác động tiêu cực bởi việc thu hồi đất đai để làm KCN.

Anh cho người làm điều tra xã hội học với những phương pháp tiên tiến để tìm giải pháp với ý đồ là không những chỉ xây KCN theo tiêu chí "thân thiện với môi trường" bằng việc ưu tiên dành không gian trong KCN để trồng cây xanh, xây công trình xử lý nước tiêu chuẩn cao, mở ra những hình thức tôn vinh cho các doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường mà ý tưởng đặc sắc hơn hết là gắn kết KCN với cộng đồng của những người nông dân đã hy sinh một phần lớn đất đai bị thu hồi nay đang đứng trước ngưỡng của sự bần cùng hoá.

Đề án cặn kẽ tính đến những bài toán rất cụ thể cho từng hộ gia đình, làm sao để họ có thể tồn tại cộng sinh với KCN một cách hữu cơ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi theo kinh tế thị trường. Dự án đưa ra những giải pháp từ quy hoạch không gian đất còn lại của người dân, hướng đầu tư vào cái gì, nuôi con gì, trồng cây gì, mà sản phẩm của nó lại là nguồn cung cấp thực phẩm kinh tế và chất lượng cao cho chính KCN. Dự án tính toán chi li từng thước hàng rào cho đến dọc đường đi trong vườn trồng cây gì và dành những không gian khác nuôi con gì mà KCN sẽ thu mua qua một siêu thị ảo bởi những giao dịch kinh tế sòng phẳng và đôi bên cùng có lợi...

Đúng là thoạt nghe thì dự án đượm màu không tưởng, chẳng khác gì việc "đếm cua trong lỗ". Nhưng đến lúc ông đại diện Hội Nông dân, tự giới thiệu một cách chính xác hơn là "đại diện những người nông dân bị mất đất" lên trình bày thì dự án lại có vẻ sáng dần tính hiện thực. Ông nói rằng, người nông dân của ông đã chứng kiến nhiều nghịch cảnh của những nông dân mất đất, đã nghe nhiều lời hứa của những người chuyên thất hứa. Ngay ở vùng của ông, dân có tiền đền bù khiến nhà ai cũng sửa sang nhà cửa, sắm xe máy, tậu đồ gỗ Đồng Kỵ và các thiết bị điện tử...

Xe máy nhiều đến mức là tai nạn giao thông đã lan đến đường làng của ông. Nhiều gia đình đã nhìn thấy tương lai mờ mịt khi con em không việc làm, tệ nạn xã hội bủa vây và cái nghèo đói đã kề cận khi túi tiền đã cạn, trong khi con gà, mớ rau làm ra chẳng ai mua cả. Không chỉ những luận chứng của doanh nghiệp mà chính những luận chứng của người dân ủng hộ đề án của doanh nghiệp khiến cử toạ bị thuyết phục bởi sự gặp gỡ của những lợi ích mà theo thói thường thì trái ngược với nhau.

Đương nhiên, tất cả mới là đề án. KCN Nam Cầu Kiền mới hoàn tất một nửa không gian, cơ chế vẫn chưa có gì hỗ trợ để nó trở thành hiện thực. Tác giả đề án tỏ ra phấn khởi vì thấy lãnh đạo tỉnh và một số bộ đã ủng hộ đứng ra tổ chức hội thảo, lại lắng nghe, cử toạ không ai phản biện vì thiếu thời gian... Khi hội thảo kết thúc, mình chợt nghĩ rằng tại sao Nhà nước có rất nhiều viện nghiên cứu, trí tuệ, tầm nhìn và kinh nghiệm mà thấy ít chủ động đứng ra làm đề án, chỉ đến khi dân nghĩ ra thì mới lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ.

Lúc chia tay, tác giả đề án nói với tôi rằng, chính trong những nung nấu này mà anh đã hoàn thành hai văn bằng đại học (thương mại và luật), nay sẽ dùng nó làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Luận án tiến sĩ của một ông tổng giám đốc thì chắc chắn thế nào cũng sẽ được các giáo sư cho điểm tốt. Nhưng cái khó cũng là cái nhiều người mong hơn cả là một bản luận án mà chính những người "nông dân mất đất" sẽ chấm điểm và OK!


**ông Phạm Hồng Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Nam cầu Kiền (Vinashin – Shinec).

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

TÀU HOA SEN ĐANG Ở ĐÂU

Tàu khách Hoa Sen Vinashin nằm ụ

Theo phóng viên Phan Sông Ngân, Con tàu được Tập đoàn Vinashin đầu tư khoảng 60 triệu euro (hơn 1.300 tỉ đồng VN) mua từ Ý đưa về VN vào cuối năm 2007. Do Công ty vận tải viễn dương Vinashin quản lý, con tàu mới thực hiện vài chuyến tuyến đường biển Bắc - Nam thì được đưa vào Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) ở Khánh Hòa sửa chữa, bảo trì và vẫn còn nằm tại đó cho đến nay.

Theo một thành viên của HVS, tàu Hoa Sen Vinashin đã được sửa chữa xong cách đây hơn một tháng nhưng vẫn chưa chịu rời nhà máy này. Thủy thủ và nhân viên phục vụ trên tàu đã được cho rút về gần hết, chỉ còn lại mấy người giữ tàu và hằng ngày vẫn phải xuống nhà ăn dành cho công nhân HVS để ăn uống
Trong khi đó trên tờ báo Đất Việt,môt phóng viên đã nhầm Hoa Sen với tàu Thống Nhất,treo ảnh con tàu "sang trọng nhưng buồn tẻ" này (lời của Thuyền Trưởng Nguyễn Văn Tiến,người chỉ huy tàu) trên trang báo mô tả con tàu Thống Nhất ,và "thay tên " Công Ty Vận Tải Ven Biển Vinaship bằng Vinashin và cho cuộc phỏng vấn Chu Quang Thứ như sau:
Cờ đỏ sao vàng chốn trùng dương
Sau ngày 30/4/1975, đường bộ và đường sắt Bắc Nam chưa thông tuyến do sự tàn phá của chiến tranh. Nhà nước đã giao Bộ Giao thông vận tải mở tuyến đường vận tải khách trên biển để sớm đưa các gia đình ở hai miền Bắc - Nam sum họp. 38 cán bộ, thuyền viên công ty Vận tải Ven biển (Vinashin) được giao nhiệm sang Đức tiếp nhận con tàu mua của Na Uy. Đây cũng là lần đầu tiên, các thủy thủ Việt Nam thực hiện hành trình viễn dương, đi nửa vòng trái đất.

Đã hơn 34 năm kể từ ngày cùng đồng đội lên đường sang Đức nhận chiếc tàu biển chở khách đầu tiên mang tên Thống Nhất đó, ông Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng cục Hải quan, vẫn nhớ in hành trình mang dấu ấn lịch sử này.


Từ mở đầu của tàu Thống Nhất, ngày nay, Việt Nam có rất nhiều con tàu chở khách trên biển.

Vào thời điểm đó, Việt Nam vừa thoát khỏi chiến tranh nên kinh tế còn rất khó khăn. 38 người trong đoàn chỉ được mang theo 1.000 USD để chi tiêu. Ông Thứ được giao quản lý số tiền này, nhớ lại: “Lúc đó, tôi là quản trị trưởng, phụ trách việc kinh doanh, dịch vụ tàu. Chúng tôi được mượn một bộ complet, cà vạt, giày da, áo len. Riêng các thuyền viên được trang bị thêm một bộ trang phục mùa đông và mùa hè để diện. Dù thiếu thốn nhưng ai cũng háo hức lên đường”.
Ngày 30/9/1975, đoàn xuất phát từ Hà Nội, theo đường hàng không sang sân bay quân sự Nam Ninh (Trung Quốc) làm thủ tục sau đó bay tiếp đến Bắc Kinh ngủ lại một đêm, hôm sau bay đến Moscow (Nga) rồi đến Berlin nhận tàu tại cảng Kiel (Đức). Sau ba ngày lưu lại ở Kiel làm thủ tục giao nhận, đoàn  rời bến cùng lá cờ đỏ sao vàng giương cao, trở về nước. Sự xuất hiện của lá cờ Việt Nam không chỉ mang lại niềm tự hào cho cán bộ, thuyền viên mà còn giúp “tiếp thị”, quảng bá về Việt Nam với bạn bè năm châu.
Ông Thứ nhớ lại ngày thứ 17 trong hành trình, khi về qua kênh đào Suez (nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ), đoàn dừng chân tại cảng biến Boxsai của đất nước này để làm thủ tục. Đây là khu vực có những trảng cát nóng, quân đội Ai Cập bố trí trên những đồi cát. Khi thấy con tàu Việt Nam treo cờ đỏ sao vàng đi qua, những người lính đồng thanh reo to: “Việt Nam, Hồ Chí Minh” và ào lên tàu chụp hình lưu niệm với các thuyền viên Việt. Cảm giác của ông Thứ và những thành viên trong đoàn lúc đó thật khó diễn tả. “”Đó là cảm giác hãnh diện, tự hào xen lẫn một niềm xúc động khiến cho chúng tôi không khỏi nghẹn ngào”.
Một kỷ niệm cũng để lại cho ông Thứ ấn tượng sâu sắc, đó là tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam. Khi đến cảng Aden của Yemen, một quốc gia thời điểm đó còn đói nghèo, đoàn nhận được sự chia sẻ chân thành của người Yemen từ những việc rất nhỏ. Họ tạo điều kiện cho đoàn làm thủ tục, 5 hải quan địa phương chỉ nhận bốn suất ăn của tàu vì lý do “Việt Nam thắng Mỹ nhưng còn nghèo, các ông còn phải đi dài ngày trên biển nên cần tiết kiệm”.