Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Làm mô hình tàu buồm Iskra

Mô hình Iskra làm bằng bìa
Hiện nay ,Hải quân NDVN đang thực tập trên tàu buồm huấn luyện có tên là Iskra tức là Tia Lửa của Ba Lan và sẽ nhận một chiếc tàu huấn luyện như thế,kích thước lớn hơn một chút ,cùng kiểu buồm như Iskra .Để giúp các bạn yêu thích biển cả,yêu thích hải quân ,chúng tôi xin giới thiệu tài liệu của Ba Lan hướng dẫn làm mô hình chiếc tàu buồm này .Các bạn có thể tải toàn bộ tài liệu tại đây .
Để hiểu rõ tàu buồm này  các bạn nên đọc bài giới thiệu về tàu buồm này tại địa chỉ này,mà chúng tôi đã giới thiệu khá tỉ mỉ .Kiểu mô hình này rất đơn giản,chỉ việc cắt ra theo đúng tỉ lệ,rồi dán lại ,một kiểu mô hình dùng cho học sinh phổ thông.Với con nhà kỹ thuật,các bạn nên vẽ 3D lại và làm mô hình như chúng ta thường làm tại các khóa chuyên đề . 
Thông số kỹ thuật chính :
Chiều dài toàn bộ kẻ cả xà mũi : 49,0 mét
Chiều dài giữa hai đường thẳng góc :36,0 mét
Chiều rộng tại sườn giữa : 8,0 mét
Mớn nước :3,5 mét
Chiều cao mạn tới boong trên : 5,5 mét
Diện tích buồm : 958 mét vuông
Công suất máy chính : 310 CV
Tốc độ : 9 hỉa lý/giờ
Thuyền viên :20 người
Học viên : 36 +9  
Một số hình ảnh 












  

Bàn về Sổ Tay

船体工艺手册(shou3ce4 thủ sách )  黄浩主编  陈建亮, 李良钧, 袁善达,陈洁群,李启光,程金星 国防工业出版社 1989 Sổ Tay Công Nghệ Đóng Tàu do Hoàng Hạo (hao4) chủ biên với nhóm biên soạn gồm Trần Kiến Lượng,Lý Lương Quân,Viên Thiện Đạt,Trần Hạo Quần ,Lý  Khởi Quang,Trình Kim Tinh nhà xuất bản Công Nghiệp Quốc Phòng Bắc Kinh Trung Quốc xuất bản năm 1989(第3版 ban3) 321 CNY ,xuất bản 1/1/2013

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

TRÊN BIỂN CHÚNG TA SẮP XUẤT HIỆN NHỮNG CÁNH BUỒM TRẮNG HUẤN LUYỆN NGƯỜI ĐI BIỂN !

Nguồn tin gốc Ba Lan tại đây Bài này đăng trên Đất Việt tại đây


và tiếp tục tại đây 
Vừa qua ,trên các phương tiện truyền thông Ba Lan như Nhật báo Baltic (Dziennik Bałtycki),Cổng thông tin hàng hải (Portal morski) …đều đăng một tin vui về việc huấn luyện đào tạo Hải quân Việt Nam: ngày 02 /07/2014 tại Xưởng đóng tàu mang tên Conrad thuộc MarPro (Marine Projects) ở Gdansk đã làm lễ đặt ky đóng chiếc tàu buồm huấn luyện cho Hải quân Việt Nam với người thiết kế là Công ty Choren Design & Consulting ,một công ty thiết kế thành lập năm 1989 với người sáng lập là kỹ sư Zygmunt Choren ,người được coi là “Cha đẻ Tàu buồm” của Ba Lan  .Chúng ta thử tìm hiểu  về sự kiện này như thế nào ?

Tàu buồm Iskra căng hết các cánh buồm trong cuộc thi "Cutty Sark Tall Ship Race"

Tại sao lại phải dùng tàu buồm để huấn luyện ?
Là một dân tộc gắn liền với biển cả,dân ta được lịch sử hàng hải thế giới cho là một trong những dân tộc đã phát minh ra những cánh buồm .Trên biển cả ,chúng ta đã góp phần với nhân loại nhiều kiểu dáng buồm :buồm cánh dơi,cánh kèo trên các con thuyền ngoài Bắc,các loại buồm chữ nhật, buồm tam giác trên những chiếc nốc Huế,ghe bầu ,ghe nang …cho tới những thuyền buồm Hà Tiên vùng vịnh Thái Lan.Cuộc cách mạng cơ giới đã đẩy lùi những cánh buồm ra khỏi cuộc chơi hàng hải nhưng buồm đã kết thúc bằng một sự kiện khá thú vị đó là “Kỷ nguyên vàng của buồm” vào những năm giữa thế kỷ 19 với các cuộc đua của những thuyền buồm chở chè loại clipper trên tuyến đường Phúc Kiến Trung quốc về London Anh Quốc.Xác một trong những chiếc tàu buồm nổi tiếng đó,chiếc Taiping hiện còn nằm lại trong quần  đảo Trường Sa của chúng ta.Bắt đầu là máy hơi nước,rồi động cơ diesel,tua bin,động cơ hạt nhân dần dần chiếm chỗ những cánh buồm trắng phau trên các con tàu.”Thất nghiệp” ,buồm ngày nay trở thành “thày dạy” huấn luyện kỹ năng cho người đi biển và xuất hiện trên những du thuyền mong truyền cảm hứng đại dương cho con người cũng như trên các mega yacht cực kỳ đắt tiền trong các hội chợ tại vương quốc xa xỉ Monaco.
Trên các con tàu viễn dương hiện đại,người đi biển được bao bọc trong căn phòng chỉ huy cao hơn nước biển có khi tới 10 mét,được điều hòa mát rượi,và yên tĩnh vô cùng .Biển cả với anh chỉ còn là những nhấp nháy xanh sáng trên màn hình các loại máy tính và những tiếng rì rào của hàng loạt thiết bị điện tử hàng hải .Nhưng đi biển không phải là một cuộc du ngoạn nhẹ nhàng mà thực chất mỗi chuyến đi là một “phiêu trình hàng hải” đầy cam go ,cạm bẫy .Biển cả trông hiền hòa là vậy nhưng đầy sức mạnh phá phách khi nó nổi giận trong các trận bão tố,sóng thần ,khi ta không trông thấy kẻ thù dấu mặt đang ẩn nấp với đủ loại thủy lôi ,UAV,tàu ngầm hòng tiêu diệt ta để bành trướng chủ quyền trên biển !Bởi vậy,tại tất cả các trường huấn luyện đào tạo nghề biển,các học viện hải quân đều huấn luyện kỹ năng tồn tại trong trạng thái nguy cấp nhất ,khi con tàu đã mất hết sức sống ,điện tắt,khoang tàu ngập lụt,máy liên lạc sự cố …Lúc này ,con người phải vận dụng mọi kỹ năng chiến đấu,bảo vệ sinh mạng bản thân và đồng đội .Và phương tiện huấn luyện không gì hay hơn là những cánh buồm .Trên thuyền buồm ,bất kỳ lúc nào ta cũng tiếp cận với thiên nhiên,ta thành thạo với tất cả những yêu cầu của môn thủy nghiệp căn bản đó là :nút dây,bơi lội,cứu sinh ,cấp cứu,chèo thuyền …Chính vì thế,một đội ngũ thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện trên một chiếc tàu buồm,đó là chiếc Iskra

Thực tập trên tàu buồm Iskra
Chiếc chuông đồng trên tàu IskraChiếc chuông đồng trên tàu IskraĐể thành thạo chỉ huy con tàu huấn luyện  ,đội ngũ thủy thủ Việt Nam gồm 30 người hiện nay đang được huấn luyện trên một chiếc tàu cũng thuộc loại barkentine .Đó là chiếc ORP Iskra ,có nghĩa là Tàu “Tia lửa “ của Hải quân Ba Lan (ORP Okręt Rzeczypospolitej Polskiej –Tàu của Cộng hòa Ba Lan ) . Tàu thuộc loại barkentine theo sê ri Pogoria[1] là tàu buồm đầu tiên được đóng tại Xưởng Lê nin Gdansk vào năm 1980 ,tiếp theo đó là các chiếc cùng sê ri  như Iskra ,Kaliakra (cho Bulgaria) Con tàu này được Zygmund Choren thiết kế và đóng năm 1982 nhằm thay thế cho chiếc tàu buồm huấn luyện cùng tên Iskra đã cũ kỹ (đóng năm 1929) phải giải bản .Tàu Iskra có các đặc tính : MMSI: 261203000, lượng chiếm nước 380 tấn,dung tải 299 BRT,chiều dài toàn bộ 49 mét,chiều rộng 8 mét,mớn nước trung bình 3,8 mét,mớn mũi 3,6 mét,mớn đuôi 4 mét,chiều cao tối đa 33,5 mét,động lực phụ ngoài buồm diesel Volvo Penta D9MH công suất 355 CV (261 kW),chân vịt đường kính 1,5 mét,tốc độ tối đa 9 hải lý/giờ.Biên chế trên tàu bao gồm 5 sĩ quan,4 hạ sĩ quan và 9 thủy thủ.Trường học bao gồm 2 sĩ quan huấn luyện và bác sĩ,45 học viên .
Tàu Iskra đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 91-92 và luôn tham gia các cuộc đua tàu buồm toàn cầu mang tên Cutty Sark và đã giành được giải thưởng vào các năm 2000,2007  .Những nước dùng tàu barquentine để huấn luyện hải quân là  Anh,Bỉ,Indonesia,Chi lê,Ba Lan…Một số nước dùng các loại tàu buồm lớn hơn . Đây là một tàu thuộc loại barquentine theo tiếng Anh ,barkentina theo tiếng Ba Lan , hay còn gọi là barque ,tức là tàu có ba cột buồm .Loại buồm này có xuất xứ từ tây bắc châu Âu và Mỹ ,khác hẳn với các loại buồm của chúng ta là các buồm thu lại được quanh thép buồm (Junk sail) ,buồm treo trên các barquentine là những buồm tứ giác (square-rigged)

Cuộc đua tàu buồm huấn luyện trên toàn cầu
Cuộc đua toàn cầu các tàu buồm có tên là ‘Tall Ships Race”  được tổ chức từ năm 1997 tới 2003 do Cutty Sark Whisky tài trợ ,từ năm 2004 tới 2010 do Antwerp Hà Lan và 2010- 2014 do thành phố Szczecin Ba Lan tài trợ.Những cuộc đua đó khích lệ các con tàu thuộc tổ chức Sail Training International ,tập hợp được tất cả các loại tàu buồm to nhỏ  mà tên gọi lóng là “anh chàng cao kều tall ship” cùng tham gia   .
Nước Anh với truyền thống hàng hải lâu đời ,đã có nhiều công ty chuyên thiết kế yacht,tàu buồm ,trình diễn tại nhiều hội chợ quốc tế ,trong đó có hội chợ Monaco.Nổi bật lên là nhà thiết kế Colin Mudie với một loạt tàu thuyền buồm cổ xưa của người La Mã,Anh ...trong đó có cả chiếc mảng Sầm Sơn mà Tim Severin và Lương Viết Lợi đã thực hiện chuyến viễn du 5500 dặm trên Thái Bình Dương.Ông cũng là người thiết kế chiếc tàu buồm huấn luyện của Hải quân Ấn độ mang tên “Sudarshini” có nghĩa là “Nữ thần Sudari xinh đẹp”.(LBT= 54 x 8,30 x 4,5 mét;cột buồm 33,5 mét).Tàu đã viếng thăm Đà Nẵng vào Tết Dương lịch 2013 với con tàu vừa “ra lò” vài tháng !
Giới hàng hải Ba Lan biết tới  Zygmunt Choreń (sinh năm 1941) như “Cah đẻ của tàu buồm” của nước này.Tốt nghiệp trường Bách Khoa Gdansk , sau đó học tiếp Trường Đóng Tàu Leningrad LKI và nhận bằng kỹ sư vào năm 1965.Bằng thuyền trưởng tàu buồm ,là thành viên tham gia cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Whitbread lần thứ nhất (1973-1974) ,giảng dậy tại Bách khoa Gdansk (1965-1968) sau đó chuyển sang làm việc tại Phòng thiết kế của Xưởng Gdansk.Từ năm 1978 là kỹ sư trưởng thiết kế tàu buồm của Xưởng Gdansk.Ông đã thiết kế những tàu buồm nổi tiếng thế giới như chiếc Royal Clipper,Frederic Chopin và đặc biệt là con tàu fregate “Dar Młodzieży” –“Quà tặng cho Tuổi trẻ “ và năm chiếc tàu buồm tương tự như thế cho Liên Xô (các chiếc Druzhba,Khersones,Mir,Pallada,Nadezhda)  .Công ty thiết kế Choreń Design and Consulting do ông sáng lập vào năm 1992 ,vào lúc chuyển Ba Lan đổi thể chế cùng với sự tan rã của Xưởng Lê Nin Gdansk ,đã tiếp tục phát huy tài năng của một kỹ sư đã sở hữu những bản thiết kế tạo ra trên 17 con tàu buồm đang chạy xuôi ngược trên đại dương dưới ngọn cờ các nước Ba Lan,Bulgaria,Nga,Ukraine,Đức,Phần Lan,Nhật Bản và Panama.Hiện nay Công ty Choren có 10 kỹ sư cơ hữu tài năng,tất cả trước đây đều làm trong Xưởng Lê Nin Gdansk ,ngoài ra còn có một số kỹ sư cộng tác khi cần thiết
Tàu buồm huấn luyện Sudarshini vào cảng Đà NẵngTàu buồm huấn luyện Sudarshini vào cảng Đà Nẵng
Cha đẻ tàu buồm Ba LanCha đẻ tàu buồm Ba Lan

Tàu buồm huấn luyện của Hải quân Việt Nam
Hiện nay ,theo chúng tôi biết, con tàu chưa được đặt tên nên trên các cấu kiện của con tàu tại Xưởng của Cty MarPro Ltd đều ghi mã số là SPS-63
Được cải tiến từ các thiết kế của Pogoria ,Iskra ,con tàu SPS-63 có các đặc tính :
-Chiều dài toàn thể 67 mét ;chiều dài theo mặt boong  58,3 mét
-Chiều rộng 10 mét
-Mớn nước 4 mét
-Tổng diện tích buồm 1400 mét vuông .3 cột buồm cao 40 mét
-Định biên 30 người .Học viên :80
Như vậy nó hơi lớn Iskra và cũng nằm trong các kích thước của tàu huấn luyện Hải quân Ấn độ Sudarshini.Công ty nhận đóng con tàu có tên tắt là MarPro viết tắt các chữ Marine Projects Ltd được thành lập vào năm 1989 từ một số kỹ sư xuất thân từ Xưởng Lenine Gdansk.Ban đầu ,họ mua được mảnh đất nhỏ trên đảo Ostrow ,gần với Xưởng Lenine và chỉ tập trung làm các thiết kế công nghệ phụ giúp cho đóng tàu Ba Lan và nước ngoài .Tới năm 1999,việc làm ăn ngày càng khấm khá,MarPro mua được mảnh đất mới ven sông Vistula ,trong khu công nghiệp cảng Gdansk và ngày cang hiện đại hóa công xưởng.Năm 2003,MarPro thành lập một công ty con tên là Conrad ,chuyên chế tạo các yacht sang trọng,các loại thuyền buồm .Việc được tên này có ý nghĩa rất lớn vì ,như ta đã biết, Joseph Conrad là thuyền trưởng-nhà văn Anh gốc Ba Lan nổi tiếng thế giới ,với những tác phẩm đã được dựng phim,và đưa vào sách giáo khoa tiểu và trung học.Một chiếc tàu buồm mang tên Joseph Conrad đã từng nhiều lần vòng quanh thế giới hiện nay được triển lãm tại Bảo tàng Mystic Hoa Kỳ.   Điều đặc biệt là tàu buồm này có trang bị 4 súng máy WKM – Bm cỡ 12,7 mm do nhà máy Tarnow  (Zakłady Mechaniczne Tarnów SA) để ngoài việc huấn luyện còn làm công tác tuần tra trên biển .
Theo dự kiến ,tàu buồm huấn luyện này sẽ về Việt Nam vào mùa thu năm nay .Những người chơi thuyền buồm chúng ta rất vui mừng khi đội tàu Việt Nam có con tàu này .Và còn nhiều chuyện quanh những cánh buồm ,những phong tục tập quán biển của buồm mà ngày nay chúng ta mới đề cập tới !
Trên Facebook cũng có nhiều bạn Ba Lan đưa tin về sự kiện này , các bạn có thể tìm đọc


Hình bên bản vẽ của tàu buồm huấn luyện của Hải quân Việt Nam

Vui mừng trong ngày lễ đặt ky .Đứng giữa là thuyền trưởng Đàm Xuân Tuấn của Học viện Hải quân Nha Trang và lãnh đạo Marine Project Ltd trong đó có Phó Giám đốc kỹ sư Stanisław Bobowiec và kỹ sư trưởng Tadeusz Zieliński

Tàu nằm trên triền của Xưởng Conrad

Phân đoạn  tàu được cẩu lên trong lễ đặt ky

Xưởng Conrad của Marine Projects Ltd

Nhà thiết kế Zigmunt Choren bên lá cờ Việt Nam

[1] Tên Pogoria là địa danh quê hương của ông trùm truyền thông  Ba Lan thời đó là  Maciej Szczepanski,"bồ tèo" của Tổng Bí thư Đảng Công nhân Thông nhất Ba Lan  Edward Gierek ,người tiếp nối Gomulka và gắn liền với sự kiện Công Đoàn đoàn Kết .Tàu buồm Pogoria được chế tạo với mục đích phục vụ một số chương trình truyền thông của Maciej vì cánh buồm luôn là câu chuyện hấp dẫn !

F.A. Sallenave và cuốn sách "Bois et Bateaux du Vietnam"


Bài viết về chủ đề này đã gửi cho Xưa và Nay và lưu tại đây
Với giới dân tộc học toàn cầu hiện nay ,tên tuổi của Françoise Aubaile-Sallenave không có gì xa lạ .Bà được coi là một trong những người đi tiên phong trong môn thực vật học-dân tộc (ethnobotanique),dân tộc học-sinh thái (eco-),một chuyên gia về Thế giới Ả-Rập ( spécialiste du monde arabo-musulman).Là một nghiên cứu viên cao cấp của CNRS (Centre national de la recherche scientifique-Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp ) bà đã tiến hành các nghiên cứu trong một đội ngũ các nhà nhân học-snh thái (éco-anthropologie) và sinh học-dân  tộc (ethnobiologie) cùng với Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên (Muséum national d'histoire naturelle ) .Những nghiên cứu đó tập trung vào mối quan hệ giữa Con Người với tự nhiên trong vùng Địa Trung Hải và thế giới Ả Rập .Ses recherches portent sur les plantes aromatiques et odorantes, ainsi que sur les savoirs et les pratiques liés à l'alimentation, aux plantes utiles, et à leur histoire. En 1987-1988, Françoise Aubaile-Sallenave a réalisé au Muséum l'exposition Parfums de Plantes et dirigé la rédaction du catalogue, qui fait référence dans ce domaine nouveau de l'anthropologie des parfums

P.Sallenave 23 năm là kỹ sư thủy lợi và lâm nghiệp  Bắc Kỳ  Trong 50 tấm hình có 9 của P.Sallenave
Gouvernement général de l'Indochine. Institut des recherches agronomiques et forestières. Résistances mécaniques et assemblages des boís: par P. Sallenave,...
impr. I.D.E.O., 1943 - 70 trang


Notes sur les forêts claires du Sud de l'Indochine [Rollet B.]
Petits ponts forestiers en bois [Sallenave P.] Fiches botaniques, forestières, industrielles et commerciales : Ovoga [CTFT] Humidité des bois en grumes et prix de transport [Sallenave P.]

P.] Note sur une nouvelle scie forestière [Sallenave P.]Auteur(s) Sallenave P.
Thème(s) Bois et Forêts des Tropiques
Date de publication 1953
Pagination 53-60
Numérotation 31
Auteur(s) Sallenave P.
Thème(s) Bois et Forêts des Tropiques
Date de publication 1949


Trước Cách mạng và trong thời kì kháng chiến chống Pháp , chỉ có một nhà máy chưng
cất tinh dầu Hồi ở thị xã Lạng sơn , nhà máy giấy Đáp cầu sản xuất với nguyên liêu là nứa.
Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Đông dương (Institut de recherche agronomique et
forestière de l’ Indochine) thành lập ngày 20-10-1937, tiến hành một số đề tài nghiên cứu về
chế biến LSNG như gia công nhựa cánh kiến đỏ, áp dụng qui trình công nghệ sản xuất shellac
( nhựa dưới dạng màng mỏng )
15. Histoire du regime et des services forestiers francais en Indochine de 1982 à 1945.
Frederic Thomas. Nhà XB Thế giới , Hanoi , 1999 .

Hệ thực vật: Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 qua các tài liệu của người Pháp để
lại trong “ Thực vật chí tổng quát của Đông dương - Flore general de L’Indochine”, nước ta
chỉ có khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, nhưn

LTuy thực hiện chế độ thực dân, nhưng người Pháp cũng đã áp dụng vào nghề rừng
Đông Dương những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quản lý và nghiên cứu khoa học. Lâm sản
đã được nghiên cứu, khảo sát và từ 1900 một tài liệu đầu tiên về tài nguyên rừng đã được
công bố, như tài liệu: “Những ghi chép về những sản phẩm chủ yếu của Đông dương” (Notes
sur les principaux produits de l’ Indochine - Saigon 1900) nêu rõ giá trị kinh tế của các sản
phẩm rừng Việt nam, Lào, Căm pu chia. Một số lớn LSNG được trưng bày ở triển lãm Paris
năm 1931 và được mô tả trong các tài liệu khoa học như “Gỗ Đông Dương” của A.
Chevalier; “Thực vật chí Đông Dương” do Lecomte biên soạn; “Rừng ở Đông Dương” của Maurand và nhiều tài liệu khác.
Thông 3 lá ưa sáng, khí hậu ẩm, tái sinh hạt tốt nơi đất trống. Mùa hoa tháng 4-5; quả
chín sau 2 năm. Rừng Thông Ba lá tự nhiên cũng như trồng, có thể đạt năng suất 200 m3
/ha
trong luân kỳ 15 năm.
Gỗ có phẩm chất tốt, không phân biệt dác và lõi, mầu vàng cam nhạt, để ngoài không
khí lâu chuyển thành mầu nâu vàng nhạt, mềm nhẹ. Một số tính chất cơ vật lý như sau: Khối
lượng riêng: D12= 0,75 g/cm3; Điểm bão hoà thớ gỗ: 35% ; Độ dãn nở thể tích: 11,8%; Độ
dãn nở tiếp tuyến: 8,0% Độ dãn nở xuyên tâm: 7,0%; Độ bền kéo : 19,7 kg/cm2
; Độ bền trượt
dọc: 85,0 kg/cm2
; Độ bền nén: 760 kg/cm2
. Độ bền uốn tĩnh: 2080 kg/cm2
; Độ bền va đập:
0,37kgm/cm2
(theo Sallenave). Cây ở tuổi 15- 40, gỗ có thể dùng làm nguyên liệu giấy, gỗ của
cây trên 40 tuổi dùng đóng đồ gỗ thông dụng, bao bì, gỗ bóc… Thông ba lá được trồng để lấy
gỗ nhưng từ những năm 80 thế kỉ trước Phân viện Lâm đặc sản đã nghiên cứu trích nhựa loài
thông này và đã cho thấy sản lượng nhựa của một cây Thông 3 lá 15 tuổi vào khoảng 2-2,5
kg.

  es Matériaux de construction des embarcations vietnamiennes [Texte imprimé] / Françoise Aubaile ; sous la dir. de Georges Condominas / Paris : [s.n.] , 1974

Les voyages du henné [Texte imprimé] / par Françoise Aubaile-Sallenave / Paris : Muséum national d'histoire naturelle , 1982

L' agriculture musulmane aux premiers temps de la conquête [Texte imprimé] : apports et emprunts : à propos de Agricultural innovation in the early Islamic world de Andrew M. Watson / par Françoise Aubaile-Sallenave / Paris : Muséum national d'histoire naturelle , 1984

Bois et bateaux du Viêtnam [Texte imprimé] / Françoise Aubaile-Sallenave, ... ; préface de Lucien Bernot, ... / Paris : SELAF [Société d'études linguistiques et anthropologiques de France] , 1987

Les soins de la chevelure chez les musulmans au moyen âge [Texte imprimé] : thérapeutique, fonction sociale et symbolique / par Françoise Aubaile-Sallenave / Nice : Faculté des Lettres et Sciences Humaines, Université de Nice , 1987

Curriculum vitae de Françoise Aubaile-Sallenave [Texte imprimé] / [S. l.] : [s. n.] , 1988

Algunos rasgos comunes de las cocinas mediterráneas [Texte imprimé] / Françoise Aubaile-Sallenave / Sevilla : Los autores , 1996

Les nourritures de l'accouchée dans le monde arabo-musulman méditerranéen [Texte imprimé] / Françoise Aubaile-Sallenave / Saint-Denis : Presses universitaires de Vincennes - Paris 8 , 1997

The influences in the mediterranean "cuisine" and diet [Texte imprimé] / Françoise Aubaile-Sallenave / Roma : Istituto Italiano di Antropologia , 1998

Odeurs et alimentation dans quelques sociétés de Méditerranée [Texte imprimé] : premiers résultats d'une enquête sur perception et reconnaissance / Françoise Aubaile-Sallenave / Paris : Société d'Anthropologie de Paris , 2000

Histoire naturelle et culturelle des plantes à parfum [Texte imprimé] / Françoise Aubaile-Sallenave / Paris : Ibis press , DL 2002



Collaborateur :

 Parfums d'orient [Texte imprimé] / textes réunis par Rika Gyselen ; avec la collaboration de Françoise Aubaile-Sallenave, Sydney Aufrère, Alessandra Avanzini... [et al.] / Bures-sur-Yvette : Groupe pour l'étude de la civilisation du Moyen-Orient , 1998, cop. 1998



Directeur de publication :

 La viande [Texte imprimé] : un aliment, des symboles / sous la dir. de Françoise Aubaile, Mireille Bernard, Patrick Pasquet / Aix-en-Provence : Edisud , 2004



Secrétaire :

Vanilles & orchidées  / Musée international de la parfumerie, Grasse ; comité de réd. Françoise Aubaile... [et al.] / Aix-en-Provence : Edisud , 1993
Directeur de thèse :
Ethnoécologie d'une société mentawai [Texte imprimé] : femmes, mangroves et coquillages de l'île de Siberut (Indonésie) / Ariadna Libertad Burgos ; sous la direction de Serge Bahuchet etFrançoise Aubaile-Sallenave / [S.l.] : [s.n.] , 2013
Với những ai nghiên cứu về thuyền bè và các tập tục hàng hải của dân tộc ,không ai không biết tới F.A.Sallenave.Cũng như các bậc tiền bối người Pháp như đô đốc Paris, nhà khảo cổ Claeys,chánh Sở Ngư nghiệp P.Pietri...cuộc đời của bà đã gắn với xứ Dông Dương,với những chiếc thuyền mành

Bà có tên đầy đủ là Françoise Aubaille -Sallenave sinh năm 1945 .cuốn vật liệu đóng thuyền năm 1974 (29 tuổi)
Françoise Aubaile-Sallenave. 1974 - 504 pages.
La Viande: un aliment, des symboles by Françoise Aubaile; Mireille Bernard; Patrick Pasquet
Émilie Maj
L'Homme
No. 181 (Jan. - Mar., 2007), pp. 234-237

Histoire Naturelle Et Culturelle Des Plantes A Parfum
Françoise Aubaile-Sallenave (auteur)
Editeur : Ibis Press. Date de parution : mai 2005.
Françoise Aubaile-Sallenave, ethnologue au CNRS, conduit ses recherches dans l'équipe éco-anthropologie & ethnobiologie associée au Muséum national d'histoire naturelle. Elle se consacre à l'étude des rapports de l'Homme avec la nature dans le monde méditerranéen et arabo-musulman. Ses recherches portent sur les plantes aromatiques et odorantes, ainsi que sur les savoirs et les pratiques liés à l'alimentation, aux plantes utiles, et à leur histoire. En 1987-1988, Françoise Aubaile-Sallenave a réalisé au Muséum l'exposition Parfums de Plantes et dirigé la rédaction du catalogue, qui fait référence dans ce domaine nouveau de l'anthropologie des parfums
Aubaile-Sallenave, Françoise (1945-....) - Bienvenue sur IdRef, le référentiel des auteurs des catalogues Sudoc, Thèses.fr et Calames.
Topkapi à Versailles (French) Paperback – May 19, 1999
by Françoise Aubaile-Sallenave (Author), Association française d'action artistique (Author)
Françoise Aubaile-Sallenave
Ethnologue, ethnobotaniste. Chercheur au Laboratoire d'ethnobiologie-biogéographie du Muséum national d'histoire naturelle (en 1987).
Livres dont Françoise Aubaile-Sallenave est l'auteur
Histoire naturelle & culturelle des plantes à p...
Françoise Aubaile-Sallenave
Éd. Ibis Press
Bois et bateaux du Viêtnam
Françoise Aubaile-Sallenave
Selaf [Société D'Études Linguistiques Et Anthro...
La viande, un aliment, des symboles
Françoise Aubaile-Sallenave, Mireille Bernard, Patrick Pasquet
Edisud
Achetez Histoire Naturelle & Culturelle Des Plantes À Parfum de françoise aubaile-sallenave au meilleur prix sur PriceMinister. Profitez de l'Achat-Vente Gar
Impressions d'Orient et d'Arabie, un cavalier polonais chez les Bédouins, 1817-1819
Wacław Seweryn Rzewuski
Corti
.Condominas, Georges (1921-2011) Les Matériaux de construction des embarcations vietnamiennes [Texte imprimé] / Françoise Aubaile ; sous la dir. de Georges Condominas / Paris : [s.n.] , 1974

Dịch "Bois et bateaux du Vietnam"



Françoise Aubaile-Sallenave là nhà dân tộc học của CNRS (Centre national de la recherche scientifique -Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp ),nhà thực vật -dân tộc học (ethnobotaniste ) và là chuyên gia về thế giới Ả rập . Các nghiên cứu của bà trong nhóm nhân chủng học-sinh thái (éco-anthropologie)  và sinh học dân tộc học (ethnobiologie ) thuộc Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên (Muséum national d’histoire naturelle)  portent sur l’anthropologie culturelle du monde arabo-musulman, les savoirs naturalistes, l’histoire et la diffusion des plantes, l’anthropologie des odeurs.

En 1987-1988, elle réalise au Muséum l’exposition Parfums de Plantes et dirige la rédaction du catalogue qui fait référence dans ce domaine nouveau de l’anthropologie des parfums.Françoise Aubaile-Sallenave. Ethnologue, ethnobotaniste. - Chercheur au Laboratoire d'ethnobiologie-biogéographie du Muséum national d'histoire naturelle .
Les Matériaux de construction des embarcations vietnamiennes

Françoise Aubaile-Sallenave
1974 - 504 trang
Cuốn sách "Bois et bateaux du Vietnam" -Gỗ và tàu thuyền Việt Nam được viết bởi bà Francoise Aubaile-Sallenave  với lời nói đầu của L. Bernot ( Viện dân tộc học ) by , Aubaile-Sallenave Af, F. Aubaile-Sallenave ,sách dày 184  trang ,khổ 24.9 x 16.6 ,được xuất bản bởi SELAF (Societe d'Etudes Linguistiques et Anthropologiques de France-)  năm 1987.
Ảnh bìa :năm 1938 trên vịnh Bái Tử lOng ,thuyền mành đánh lưới rê ;năm 1937 tại vịnh Hạ Long (ảnh Pierre Sallenave) .Bản quyền thuộc về SELAF Societe d'Etudes Linguistiques et Anthropologiques de France địa chỉ 5,rue de Marseille 75010 Paris .Không còn SELAF nữa !!
Cuốn sách này để hiến tặng cha tôi,ông Pierre Sallenave ,người đã cho tôi tình yêu biển cả và những con tàu
LỜI NÓI ĐẦU
TÓM LƯỢC bằng các thứ tiếng Pháp,Anh,Đức,Tây Ban Nha
MỤC LỤC
NHẬP ĐỀ
"Một trong những con thuyền của họ đã kháng cự với một trong những chiếc sà lúp tốt nhất của chúng tôi và đã chạy thoát ..."
Bénigme Vachet  (được trich từ cuốn Phác thảo dân tộc học hàng hải ...của Paris)
Những con thuyền vùng Viễn Đông,kể cả Trung Hoa ,đã làm cho các nhà du lịch phải ngạc nhiên từ thời Trung Đại bởi những cánh buồm nan có những thanh lát cũng như bởi vỏ thuyền được chia thành các khoang kín nước với nhau.
PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG VIỆC ĐÓNG THUYỀN
NHỮNG NGUYÊN TẮC
i-Lam thế nào để một con thuyền có thể nổi và chạy được?
Khoa nghiên cứu vật liệu được sử dụng trong việc đóng thuyền tại Việt Nam ....
Một chiếc thuyền là một "công cụ" được hình thành do lắp nhiều các chi tiết khác nhau lại với nhau.Nhưng tất cả các tàu thuyền dù mục đích là gì (đánh cá,vận chuyển vật liệu hay hành khách,vui chơi giải trí ) và chúng hoạt động tại đâu ( biển,vịnh có che chắn,hồ ,sông hay thác lũ ) phải có hai đặc tính sau đây:
-nó phải càng nhẹ càng tốt,
- nó phải càng bền vững càng tốt để chịu đựng được mà không bị hư hại bởi những xung lực khác nhau muốn làm nó biến dạng :sóng va đập,lực gió,lực của bơi chèo tác dụng vào cọc chèo và những tấm ván phía trên .dòng nước xiết trên các con sông đáy ghềnh đá,việc va chạm vào bờ ....và còn để chịu đựng lâu dài những tác động của rong rêu hàu hà ăn bám .
Những phẩm chất nhẹ nhàng và bền bỉ có thể thấy thể hiện trong tát cả các công trình.Nhưng trong khi các công trình trên đất liền như nhà cửa ,cầu cống ,xe cộ ,vấn  đề trông lượng là thứ yếu thì với các công trình thuyền bè ,tính nhẹ nhàng là một yêu cầu cần thiết cùng với tính bền .Về mặt này,các công trình tàu thuyền có điều gì đó tương đồng với các công trình bay 
Cho tời năm 1940,tất cả các máy bay còn làm bằng gỗ.Vỏ những chiếc Mosquito ,máy bay săn tìm của quân đội Anh hoàn toàn làm bằng những lá gỗ dán với nhau bằng keo.Nhưng,với trọng lượng tương đương, sợi gỗ vân nam (épicéa) có tính chất bền uốn và bền kéo gấp ba tới bốn lần thép (theo Campredon,1963;14)
Chúng ta thử xem những chiếc thuyền gỗ vùng Viễn Đông có hai phẩm chất nhẹ và bền ra sao  
_1- Tính nhẹ
Tất cả những người thợ mộc phục vụ nghề biển   đều biết cách phân bổ trọng lượng trong một con thuyền.
Phần ngập nước của con thuyền ,có thể tương đối nặng,nhất là đáy thuyền ,nơi chịu đựng các va đụng và các lực khi mắc cạn cũng như thường kỳ phải thui đốt nên phải làm bằng gỗ tương đối nặng,dày,có sức bền cơ học cao (ngoại trừ trường hợp vỏ thuyền bằng nan tre đan tại miền Trung Việt Nam) ;lô mũi cắt sóng biển và lô lái đỡ bánh lái và chịu các lực lái ,cũng làm bằng gỗ tương đối nặng.
Phần thuyền trên mặt nước thường nhẹ bớt đi bởi các cây cong ,các giang yếu hơn,đôi khi ván bao mỏng hơn.
Cuối cùng ,cột buồm,các xà buồm .các thanh lát trên cánh buồm làm bằng các chi tiết tròn,dài và nhẹ từ các cây nhỏ nhưng thẳng hay bằng cây tre. Những cột và xà này càng nhẹ càng tốt
2-Tính bền 
Một con thuyền chịu nhiều sự tấn công khác nhau muốn làm nó biến dạng.Có thể xếp loại như sau:
-những lực cơ học do sóng đập,đá ngầm khi mắc cạn,lực gió có khuynh hướng làm biến dạng vỏ thuyền và bẻ gẫy cột buồm.
-các cuộc tấn công của các sinh vật,nấm mốc,hàu hà (Teredo sp. et Bakia sp.) làm biền đổi chất lượng gỗ.
-các tác động tương hỗ giữa gỗ và các kim loại (như sắt thép) dùng để ghép chúng lại với nhau.
a.Các tác dụng cơ học
Gỗ là vật liệu mềm và dẻo,có độ bền cơ học về chịu uốn,nén và kéo dọc sợi rất cao.Tất nhiên ,trong một tổ hợp gồm nhiều chi tiết gỗ với nhau,điểm yếu nhất luôn luôn là các chỗ lắp ghép.
Trên các con thuyền có nhiều mối lắp ghép.Nhưng hình như bản chất của các mối lắp ghép thay đổi tùy theo quan điểm về sức bền cơ học của con thuyền
Theo quan niệm của những người châu Âu thời hiện đại ( qui prévaut   -prevaloir-prevail E) phổ biến cho tới tận ngày nay thì một con tàu được coi như một cái dầm (poutre) được khoét rỗn và cũng có độ cứng có thể có.Một cái sống chính rất khỏe ,được kéo dài bởi một cái sống mũi và sống đuôi bằng cây gỗ cong khỏe ,làm thành một cái trục mà người ta mong nó không bao giờ bị biến dạng.Trên cái sống chính làm thành cái trục đó, những đà ngang  được gắn chặt vào vuông góc và được kéo dài lên tới tận be mạn bằng những cây sườn liên tục tạo thành một hay hai mặt phẳng sườn .Những chi tiết ngang này hình thành bởi những đà ngang và những sườn này thường bố trí rất dày (trên một số thuyền lưới rê đánh bắt trên biển Manche,khoảng cách giữa các sườn bằng với chiều dày sườn đó).Những chi tiết theo hướng dọc,hay đai quanh thuyền liên kết các sườn với sống mũi hay sống đuôi hay tấm bản đuôi thuyền thường được nối bằng những ê ke  khỏe.Cuối cùng ,những xà ngang boong, được cố định trên các sườn và cũng thường được bắt mã  ê ke.Trên cái cấu trúc chắc khỏe đó mà người ta hy vọng là không thể biến dạng dược,các tấm ván be vỏ thuyền được bắt vào ,nhưng giữa các ván không được chốt với nhau.Theo cách chế tạo như thế này,các tấm ván be có một vai trò kín nước nhưng chỉ tham gia rất ít vào sức bền cơ học của con thuyền
 Quan niệm tại các vùng Viễn Đông lại rất khác .Hẳn là ,các con thuyền dùng tại bờ biển,sông ngòi Việt Nam,Campuchia và Lào thuộc nhiều loại rất khác nhau ,nhưng tất cả ,kể cả những chiếc đóng hoàn toàn bằng gỗ (tất nhiên trừ thuyền độc mộc) ,những thuyền đánh cá hay thuyền buôn đều có một chiếc vỏ mềm và dẻo mà dưới tác dụng của sóng gió sẽ bị biến dạng trông thấy khá rõ (Paris ,1955:24).Tính mềm,tính dẻo đó của vỏ thuyền thấy rõ trên cácthuyền làm tre đan ,cũng như những thuyền có đáy bằng tre như ghe nang,ghe giã,sõng vành miền Trung Việt Nam .Vỏ biến dạng dẻo thấy rõ khi mỗi cn sóng đi qua.
Tính mềm và dẻo này cũng được hầu hết các tác giả thừa nhận đối với các thuyền gồm các tấm khâu lại với nhau phổ biến trên thế giới (Tchad:thuyền pirogue không thể dịch là độc mộc monoxyle vùng Fort-Lamy (Sallenave ,1963:36-37) ,thuyền vùng hồ Victoria Chilê thuyền dalcas ở Chiloe;tại Ấn độ :thuyền masula hay padangu ven bờ Coromandel (Paris ,1955:25) ;thuyền Ceylan ,chiếc yathra oruwa Ấn Độ Dương ,pattamar vùng đảo Laquedives (Neyret ,1971,Neptunia ,N 10 trang 15,17,18 ...) .P.Paris (1955:25) thông báo rằng ,theo Hornell, thì " lợi thế chủ  yếu của thuyền masula ở chỗ thuyền không có vách ngang ,khiến cho thuyền đủ dẻo dai khi mắc cạn không hư hại  tại những bãi biển ven bờ không có chỗ trú ẩn và thường xuyên sóng gió (ý nói tới vùng Madras trước khi xây dựng cảng) ,và cũng để chịu đựng thoải mái những cú va đụng của các con tàu viễn dương từ khơi xa tiến về cập bến (tình hình hiện tại ở Pondichery) .Những ghế ngang của người chèo thuyền được đặt trên be mạn theo kiểu  không chống đỡ lại những co thắt cuả vỏ thuyền khi va đụng" và Paris viết thêm một vài dòng rằng "Bénigne Vachet kể lại câu chuyện về cái lần phải cập bờ bắt buộc ,trên chiếc thuyền sinja,đi về hướng Kratt,trong sóng vỗ bạc đầu vào một bãi đầy sỏi đá và quan sát thấy chiếc thuyền này đã chịu đựng ra sao ,trong cùng điều kiện mà một trong những chiếc sà lúp tốt nhất của người châu Âu cập bờ Madagascar đã vỡ tan tành " (Paris 1955:25) . Cũng như thế, R.P.Neyret trong các công trinh nghiên cứu ghi chép kỹ lưỡng về các thuyền độc mộc vùng Thái Bình Dương được đăng từ những năm 1960 trên tạp chí Triton của Bảo tàng Hàng hải ,đã thông báo rằng có nhiều thuyền dùng kiểu khâu các ván lại với nhau và nhờ cách khâu vánh như thế ,làm cho vỏ thuyền mềm và dẻo .Với những chiếc yathra oruwa ,một loại thuyền lớn chạy ven bờ Ấn Độ Dương có thanh bên giữ cân bằng ,ông đã mô tả khá kỹ :"Thuyền được chế tạo hoàn toàn bằng những mối ghép buộc,không dùng một cái đinh nào làm cho vỏ chịu đựng tốt với va đụng, khiến cho nó có một độ dẻo dai nhất định "(Neyret,1971,Neptune,số  101,trang 17) 
Chúng ta còn biết một loại thuyền khá cổ xưa tồn tại trên Hồng Hải mà Ibn Jobaïr (1145-1217 ) đã chứng kiến rõ ràng .Trong lần đi ngang qua Hồng Hải,ven bờ Ai cập thuộc Djeddah ,ông ta đã đi theo và mô tả rất chính xác vật liệu và cách dóng các thuyền jalba (theo tiếng Ả Rập jalaba có nghĩa là "đưa hàng hóa từ nơi này tới nơi kia "),một loại thuyền vận tải có ván được khâu lại còn những cánh buồm bằng lá cọ Hyphaene thebaica Mart ,đan lại ,trước đây chưa biết tới tại các vùng Địa Trung Hải nhưng là điển hình phổ biến tại Ấn Độ Dương và vùng biển Trung Hoa .Người ta không thể vì rủi ro mà nhận thấy gỗ nhập từ Yemen và Ấn Độ,nhưng người ta nhận thức rộng rãi về tính dẻo dai của những con thuyền đó     
Những chiếc thuyền bằng ván khâu lại xuất hiện ven biển Việt Nam ,nhưng nó xuất hiện khá muộn :P.Paris thông báo rằng vào năm 1942 ,những chiếc tam bản Huế hay còn gọi là ghe nốc ,được làm không có vách ngang,không có sống chính.Năm tấm ván rất đẹp làm thành vỏ thuyền với hai đường bẻ góc ,được nối với nhau bằng đường khâu ,những chỗ được xảm kín nằm về phía trong .Nhưng "loại thuyền này nằm chết tại một vị trí hai mươi kilo mét Bắc Đồng Hới ,rồi tái sinh thành một chiếc thuyền độc mộc bé tí chạy trên sông "(Paris,1955:22-23) Các con thuyền hoàn toàn bằng gỗ (thuyền Việt Nam phía bắc,miền trung và miền nam,thuyền mành Trung Hoa)  (theo Audemarrd,1959,Worcester,1966) tỏ ra rất giống với cách đóng các thuyền được khâu lại.Cũng như các thuyền khâu,các thuyền này không có sống chính ,các ván be liên kết chặt với nhau không phải bằng các mối buộc mà bằng các đinh chốt khỏe ,cách nhau 20 tới 30 cm , liên kết rất chặt ,như tại miền Trung và Nam Việt Nam ,những chốt và mộng có tiết diện tam giác ngập sâu vào lỗ để nối hai ván lại với nhau .(Paris (1955:20-21) đã thông báo cách nối hai ván với nhau ,nhưng không rút ra kết luận)
Cũng như những thuyền khâu,các đà ngang đáy cũng như các cong giang dùng để gia cường đáy và mạn của thuyền ,đặt vào theo ván đã đặt sẵn (Paris 1955:19-21).Thuyền không có sườn .Những cây cong đầu tiên 

II-VIỆC XẢM TRÉT
Trong tất cả các công trình bằng gỗ ,hình như chỉ có thuyền bè có nhu cầu xảm trét.(tiếng Việt gọi là trét trong khi tiếng Pháp calfatage có nguồn gốc từ tiếng à Rập qalata hoặc đọc theo âm Provence thành calafat .Trong cuốn Le Trésor de la langue française của Jean Nicot (1621) có viết "calfeutrer là nhét vào các lỗ những phoi tẩm nhựa....)  
Tại các công trình nhà cửa, được đỡ bằng khung xương nhà ,đều kín gió mưa.Ngay cả khi nó làm bằng gỗ hay các nguyên liệu thực vật ( mái ngói gỗ,mái tranh, mái phên tre đan .mái với nhữngthan htre lớn xẻ làm đôi và xếp đặt như những thanh gói dài kiểu La Mã tại miền Trung Nước Pháp (Gourou ,1931:206) ,từ các tấm khác nhau làm thành mái che kín ,không cần xảm trét .Nhờ trọng lực mà trờ nên có tính kín .
Những loại bình chứa đòi hỏi thật kín như thùng tôn nô,cácvựa ,các lu , các bể chứa  được dùng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới ,nó tồn tại trong nền sản xuất bản địa tại Việt Nam,Trung Hoa,Nhật Bản.Nguyên lý chế tạo của những bình chứa đó hầu như giống nhau: những tấm gỗ được cưa xẻ công phu ,đủ mắt gỗ và được sấy khô,được ghép mép với nhau ,ghép càng phẳng với nhau càng tốt (không có rãnh cũng như mộng rìa).Đáy thùng chứa cũng làm từ các tấm ván được được cưa xẻ kỹ lưỡng ,được ghép phẳng với nhau  (5 -Nguyen Luong khuong ,1952 :60 ,về chủ đề các thùng nước mắm).Tất cả các thùng này đều có dạng hình côn (với các vựa chỉ có một đáy) hay hình phình ra (với các thùng tôn nô ,vựa có hai đáy)
Đai bên ngoài bằng sắt hay bằng dây thực vật không dãn (ở Đông Dương là dây mây, tre) ,được vỗ bằng vồ gỗ để xiết chặt các tấm lại với nhau..Trong khi ,mặc dù các mép ván đã được bào mép công phu ,các thùng chứa này chưa có tình kín ngay lập tức khi người ta đổ nước hay một chất lỏng vào.Qua các mối nối giữa các tấm sẽ rò rỉ ra nhưng các tấm đã được ghép công phu và rất khô nên phồng lên do hút ẩm như mọi nguyên liệu có nguồn gốc thực vật (6-những thùng nước mắm miền Trung và Nam Việt Nam cũng được đánh đai bằng những sợi dây mây hay tre lớn (Langrand ,hình trang 50 ,Nguyen Luong khuong ,) Gỗ sử dụng nói chung có đặc tính mềm và dẻo ,các mép sít chặt với nhau ,đạt tới độ kín tuyệt đối mà không cần xảm trét.
Theo J.Hornell (1970:108-109) ,tại miền Trung Trung Hoa và Nhật Bản có những chiếc thuyền ống ,đó là những ống thực sự làm bằng các ván gỗ thẳng đứng được xiết bằng các vòng thép hay dây thực vật không co dãn.Hình như những chiếc thuyền nhỏ bé này ở Nhật gọi là tarai buné  (theo Nishimura ,1931) không được xảm trét đầy đủ