Báo chí đang đưa tin về những tranh cãi về tình hình lao động tại Samsung Việt Nam .
Có thể tóm tắt như sau : IPEN – một tổ chức phi chính phủ có văn phòng tại Thụy Điển, cùng Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) vừa đưa ra một báo cáo chưa từng có về sức khỏe của lao động nữ tại các nhà máy của Samsung Việt Nam với nhiều vi phạm trong sử dụng lao động. Lập tức phía Samsung cũng đã có phản hồi trên các phương tiện truyền thông và ILO Việt Nam bắt đầu lên tiếng . Việc tranh cãi này khiến tôi quan tâm tới đề xuất của Capt Tiếu Văn Kinh vừa qua trong việc thành lập Công đoàn Lao động cho người đi biển . Nếu nói về điều kiện lao động thì người đi biển Việt Nam có lẽ nằm trong số hàng đầu về hiểm nguy, khắc nghiệt , luôn đối mặt với sinh tử , phạm vi hoạt động lại rộng lớn. Về mặt tinh thần, người đi biển luôn sống trong cảnh xa nhà, cô đơn , luôn đối mặt với những thách thức , đặc biệt trong thời gian gần đây như cướp biển, khủng bố ..., không an tâm về vợ con ở nhà ...Thế giới hàng hải đã tồn tại nhiều thế kỷ và họ đã hình thành vô vàn tổ chức để người đi biển bảo vệ lẫn nhau chống lại sự lạm dụng quá đáng của chủ tàu, những công ước hàng hải của ILO và gần đây nhất là Công ước về Lao động Hàng hải MLC , được coi là cột trụ thứ tư của nghề đi biển sau 3 Công ước Solas về an toàn, Marpol chông ô nhiễm , STWC về đào tạo