Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009
Buổi họp tất niên của Hội Biển TP HCM
Chiều 21 Tết Kỷ Sửu (tức 17/01/2009) Ban Chấp Hành Hội Biển TP HCM họp buổi tất niên và quây quần bên chén rượu .Nhiều việc cần làm trước mắt được bàn bạc,nhưng tất cả vẫn là tình người ,tình yêu đất nước,yêu gia đình mình,dân tộc mình …Trong buổi vui,anh em nhắc lại những kỷ niệm không quên về Đô đốc Giáp Văn Cương,đọc văn thơ …Thi sĩ Bình Định Võ Văn Hiến có đọc bài thơ họa lại bài Một tiếng đờn của Tố Hữu (1920-2002).Xin chép lại nguyên tác mà Tố Hữu sáng tác ngày 20/02/1991 như sau:
Mới bình minh đó đã hoàng hôn
Đang nụ cười tươi lệ bỗng tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Ôi kiếp trăm năm được mấy ngày
Trời xanh không gợn áng mây bay
Thủy chung son sắt nên tình bạn
Êm ấm lòng ta mỗi phút giây.
Còn khổ đau nào đau khổ hơn
Trái tim luôn sát muối oán hờn
Còn đây một chút trong đêm lạnh
Đầm ấm bên em một tiếng đờn.
Bài họa lại của Đại tá Hải Quân Võ Văn Hiến Phó Chủ tịch Hội Biển Thành Phố Hồ Chí Minh (địa chỉ 71/2 Đg Tân Mỹ, Phường Tân Thuận Tây, Q7, TPHCM) nguyên Trưởng Phòng Cán Bộ Quân Chủng Hải Quân
“Lạc lõng anh ơi một tiếng đờn
Cứ bình minh mãi chẳng hoàng hôn
Đời chỉ cười tươi chẳng lúc buồn
Đáng lẽ tự mình nên thấu hiểu
Sao còn tiếc để lệ rơi tuôn
Dẫu biết trăm năm được mấy ngày
Trời xanh gặp vận hội rồng mây
Thì ta vẫn vững như “Từ ấy”
Sao lại u sầu đến đắng cay
Còn nghịch lý nào nghịch lý hơn
Bon chen không được lại ghen hờn
Hờn ghen đâu phải là quân tử
Lạc lõng anh ơi một tiếng đờn”
Dưới đây mời các bạn nghe tác giả Võ Văn Hiến đọc thơ Tố Hữu và bài họa lại
Thứ Năm, 15 tháng 1, 2009
35 năm mất Hoàng Sa!
Vài dòng để nhớ Hoàng Sa đã bị mất 35 năm rồi
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2009
FSO-5 đã được hạ thủy thành công sáng nay
Hạ thủy đã thành công tốt đẹp.
Mời xem bản tin 12 giờ trưa cùng ngày 14 tháng Giêng 2009
cuộc hỏi chuyện Âu Xuân Sửu qua điện thoại
Còn đây là câu chuyện với kỹ sư thiết kế tàu Nguyễn Khắc Hiền
Theo Trọng Nhân- Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử KHI NGƯỜI TA TRẺ (09/02/2009)
Một nấc thang mới đã được những người thợ đóng tàu Việt Nam vượt qua, khi họ đóng thành công kho nổi trọng tải 150.000 tấn. Có nghĩa là những sự đồng vốn đầu tư đang tiếp tục phát huy hiệu quả, đã thúc đẩy ngành đóng tàu Việt Nam đạt tới tầm cao mới, quy mô hơn cả về lượng, chất, thể hiện thành sản phẩm cụ thể. Điều đáng trân trọng hơn, những người trẻ đang ngày càng làm chủ đất nước.
Tuy vậy, một con tàu được hạ thủy có thể là một sự kiện lịch sử của một doanh nghiệp, một ngành. Nhưng để đánh giá về một chiến lược phát thiển, thì cần nhìn vào tầm vóc phát triển thực tế của những thành phần then chốt ảnh hưởng tới chiến lược ấy.
Một công trình lịch sử
Chánh văn phòng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASHICO) thuộc Tập đoàn Vinashin là một anh chàng 31 tuổi, có cái tên rất... nữ tính: Bùi Hồng Chi. Anh chàng còm nhom và mệt lử vì thiếu ngủ này cười tươi khi được tham dự sự kiện lịch sử: đóng và hạ thủy thành công kho nổi trọng tải 150.000 tấn chứa xuất dầu trên biển mang tên FSO 5. Đây là công trình biển lớn nhất từ trước đến nay do ngành đóng tàu Việt Nam chế tạo. Và cũng là công trình đưa ngành đóng tàu Việt Nam vào danh sách số ít quốc gia có khả năng chế tạo các phương tiện biển siêu lớn.
Thực ra, gần như tất cả đội ngũ những người tạo nên sự kiện lịch sử này đều là những người còn rất trẻ. Kỹ sư Nguyễn Khánh Tường - Giám đốc thi công kho nổi FSO 5 - cũng mới 40 tuổi. Ông Tường nói rằng, lúc cao điểm, dự án đóng mới kho nổi FSO 5 sử dụng 3.000 công nhân, khi ít, dự án cũng cần tới 1.500 công nhân. Tuổi bình quân của số công nhân tham gia đóng kho nổi FSO 5 là 24,5. Những người thợ trẻ này đã cắt, dựng, hàn, sơn... 342 block bằng thép có trọng lượng từ 70 tấn - 200 tấn/block, có độ dày bình quân 40 - 50 mm. Thậm chí có chỗ - như phần mũi kho nổi - chiều dày thép lên tới 80 mm. Sau đó ghép và hàn các block này với nhau trên triền đà để hình thành nên kết cấu kho nổi với yêu cầu phải tuyệt đối chính xác, dưới giám sát của Đăng kiểm Mỹ (ABS) - cơ quan đăng kiểm uy tín nhất thế giới về phương tiện biển. Ông Tường "khoe": đại diện của ABS đã đánh giá kho nổi FSO 5 do Vinashin đóng là có "chất lượng tương đương đóng tại Nhật Bản". Cơ quan đăng kiểm nổi tiếng khó tính như ABS hẳn không khen xã giao, nhất là khi yêu cầu đối với FSO 5 là phải hoạt động liên tục 10 năm trên biển mới có một lần vào bờ duy tu và có khả năng chịu bão cấp... 15.
Vào 4 h 30' sáng ngày 14/1/2009, kho nổi FSO 5 trọng tải 150.000 tấn trượt nhẹ nhàng từ triền đà xuống mặt nước trong tiếng hò reo của cán bộ, công nhân Vinashin. Sự kiện không chỉ ghi dấu bước trưởng thành vượt bậc của Vinashin với tư cách một tập đoàn đóng tàu tầm cỡ thế giới. Mà còn thể hiện cụ thể hiệu quả của lượng vốn khổng lồ đã đầu tư vào tập đoàn này. Một quốc gia có hơn 3.000 km bờ biển không thể yếu kém trong chiến lược biển. Có nghĩa, đầu tư vào ngành đóng tàu được xem như đầu tư "cho tương lai dân tộc".
Thí nghiệm thành công
Ông Trần Quang Vũ - TGĐ NASHICO nói, khi nhận dự án đóng FSO 5, cả Tổng công ty chưa có ai biết về kết cấu của một kho nổi. Ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Tập đoàn Vinashin nhớ lại, khi triển khai đóng tàu 6.500 tấn, nhiều ý kiến nghi ngờ tập đoàn không có đủ năng lực. Tình hình "căng" tới mức, ông Bình tuyên bố sẽ... cách chức tất cả những người bàn lùi. Phần sau đó giờ đã là lịch sử của ngành đóng tàu Việt Nam với sự kiện hạ thủy chiếc tàu 6.500 tấn đầu tiên vào năm 1997. Hai năm sau, đến lượt chiếc tàu 11.500 tấn đầu tiên do Vinashin đóng đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới, trong đó tới cả Mỹ, Nhật, Đức - những quốc gia kiểm tra rất chặt chẽ tiêu chuẩn tàu cập cảng.
Ông Bình nói, Vinashin đã tự biến mình thành "chuột bạch" - nghĩa là thí nghiệm tự đóng và khai thác tàu 11.500 tấn - để giới thiệu với chủ tàu toàn thế giới biết về năng lực của mình. Đó là tiền đề để Vinashin được biết tới, và giành được những hợp đồng đóng tàu lớn sau này. Dự án FSO 5 cũng không ngoại lệ.
Ban đầu, FSO 5 có một tổng thầu thiết kế, cùng những nhà thầu phụ thiết kế chuyên ngành. Rắc rối phát sinh từ đây. Tổng thầu là hãng Monobuoy (Anh) đã thuê hãng Sinus (Ba Lan) thiết kế phần vỏ và phần máy, ống, điện. Vinashin tạm thời chỉ đóng vai người thi công (và... học nghề). Trong quá trình phối hợp, người thi công quá "xót ruột" mỗi khi thay đổi, chỉnh sửa thiết kế là lại phải chi thêm tiền. Đồng thời là áp lực chậm tiến độ vì tranh cãi không dứt giữa những nhà thiết kế. Kết quả, Vinashin đã đưa ra một đề nghị "bạo gan": xin nhận tự nghiên cứu, thiết kế những phần việc đang thuộc nhà thầu Ba Lan. Phần việc không trong dự tính này đã thành công hơn mong đợi. FSO 5 đã được đóng với nhiều thiết kế của kỹ sư Việt Nam - những người trước đó còn chưa hề có khái niệm về kết cấu một kho nổi trên biển.
Kể lại một phần sự kiện này, kỹ sư Nguyễn Khánh Tường nhắc tới việc thiết kế, chế tạo turret. Đây là phần việc khó nhất, quan trọng nhất của kho nổi trên biển. Vì nó là hệ thống vòng bi cỡ lớn - đường kính lên tới 6 m/chiếc - lắp trên mũi FSO 5. Turret vừa là nơi ống dẫn dầu thô đi qua, lại vừa làm nhiệm vụ neo kho nổi. Và, trong khi kho nổi có thể tự quay quanh trục neo, thì lại không được làm xoắn vặn, ảnh hưởng tới những ống dẫn dầu đi qua turret. Ban đầu, phương án đưa ra là nhập turret để lắp ráp trên FSO 5. Nhưng ít có nhà chế tạo được loại sản phẩm cơ khí phức tạp này và giá thì cũng quá đắt: 7 triệu USD. Vì thế, Monobuoy đã chấp nhận đề nghị chỉ nhập khẩu hệ vòng bi, và để Vinashin tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo kết cấu turret lắp trên FSO 5. Kết quả, turret lắp trên FSO 5 đã được những người thợ Việt Nam chế tạo với giá thành chỉ trên 2 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với nhập khẩu. Thành công ấy không thuần túy do may mắn. Vì một sơ suất nhỏ trong chế tạo, hạ thủy kho nổi trị giá 170 triệu USD như FSO 5 có thể làm nhiều người trả giá bằng sinh mệnh chính trị của mình. Liệu có nhiều người dám đánh cược số phận vào một dự án không nhất thiết phải giành lấy bằng được hay không?
Chiều cao không đo bằng thước
Gọi là kho (chứ không là... tàu), vì tuy nổi trên biển, nhưng FSO 5 lại không tự hành. Còn lại, mọi việc từ đóng mới, vận hành nó đều giống tàu chở dầu, nếu không nói là phức tạp hơn. Về kích thước và trọng tải, FSO 5 chính là công trình cơ khí biển lớn nhất từ trước tới nay được chế tạo tại Việt Nam. Kho nổi này có chiều dài 258,14 m - gấp hơn hai lần chiều dài một sân bóng đá, cao 48,6 m - ngang một tòa nhà 16 tầng, và rộng 46,4 m. Kích thước ấy tương ứng với trọng tải 150.000 tấn, tức là gấp gần ba lần những con tàu trọng tải 53.000 tấn từng hạ thủy tại Việt Nam. Để đóng FSO 5, người ta phải làm sạch diện tích 420.000 m2 thép tấm, sử dụng hết 200 tấn sơn tàu biển các loại. Khi hoạt động, FSO 5 sẽ làm nhiệm vụ của một nhà máy sơ chế, chứa và xuất dầu thô tại mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Do vậy, trên FSO 5 có 3 tổ hợp máy bơm công suất lên tới 4.000 m3/h/tổ... Cùng với đó là hệ thống tách nước, khí đồng hành... trước khi bơm dầu thô vào các két chứa. Ngoài ra là sân bay trực thăng, hệ thống phòng nhân viên có tiêu chuẩn tương đương khách sạn... 3 sao.
Phải nói về kích thước và trọng tải khổng lồ ấy của FSO 5, để có thể thấy bước tiến rất dài của Vinashin sau 15 năm thành lập. Từ chỗ là một tập hợp của những nhà máy đóng tàu yếu kém về năng lực đóng mới, trình độ công nghệ, nay đã là một tập đoàn có khả năng chế tạo phương tiện biển cỡ lớn và siêu lớn. Nhưng may thay, sự lớn mạnh ấy không chỉ có từ những đồng vốn đầu tư - cũng khổng lồ không kém - đã rót vào tập đoàn. Mà quý giá hơn, là sự trưởng thành về trình độ khoa học, công nghệ, kinh doanh, là ý chí của những con người đang vận hành tập đoàn này. Để có được điều đó, thì thời gian 15 năm có thể xem là ngắn. Mà thời gian thì luôn ngắn với những người biết sử dụng nó. Chẳng thế mà khi kho nổi FSO 5 vừa rời triền đà, thì cũng là lúc dự án tàu chở 6.900 ôtô theo đơn đặt hàng của nước ngoài được đặt ky đóng mới. Đêm hạ thủy thành công, ông Chủ tịch tập đoàn quần áo, giày tất còn lấm lem bụi công trường, cổ quấn khăn to sụ sau bài phát biểu đầy chất đối ngoại vẫn nán lại sân khấu để hát vang bài ca Vinashin cùng công nhân. Dưới sân khấu, những cán bộ chủ chốt của tập đoàn đã chuẩn bị cho cuộc đàm phán về hợp đồng mới ngay sáng ngày hạ thủy. Có người trong số họ dư dứ nắm đấm và gọi đó là một cuộc "boxing".
Sau những đêm mất ngủ, anh chàng Bùi Hồng Chi trẻ tuổi vẫn kiên nhẫn đứng trước cổng lễ đài để không quên cười tươi như hoa khi bắt tay tạm biệt những khách mời. Đó, sự trẻ trung khi ông Chủ tịch... hát cùng công nhân có thể xem như "động tác" động viên tinh thần, thì chẳng vì thế công việc kinh doanh tạm thời được... quên. Ngẫm cho cùng, người chiến thắng, dù trên chiến trường, hay thương trường, bao giờ cũng là người có trí tuệ và lòng dũng cảm. Có lẽ đó là một trong những lý do làm các số liệu thống kê bất lực, không lượng hóa được tầm vóc một công trình, xa hơn là một doanh nghiệp, một tập đoàn, một nền kinh tế.
Trong hơn 10 năm, tính từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã đóng thành công các seri tàu 6.500 tấn, 11.500 tấn, tàu chở container 1.016 TEU, tàu chở dầu trọng tải 13.500 tấn, tàu chở hàng rời trọng tải 53.000 tấn, kho nổi chứa xuất dầu trọng tải 150.000 tấn, các loại tàu công trình như tàu hút bùn, tàu kéo biển, ụ nổi... các cỡ.
Giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đóng mới các loại tàu chuyên dụng như tàu chở roro sức chở 6.900 ôtô, tàu chở dầu, kho nổi trọng tải tới 300.000 tấn, tàu chở container...
Bài tường thuật của Xuân Thủy và Quang Hưng trên Nhân Dân .Chỉ xin lưu ý,cho là trọng lượng hạ thủy lần này là lớn nhất thế giới thì không nên.Người Mỹ đã phải hạ thủy trượt dọc khối lượng lớn hơn,do yêu cầu bức bách trong thời Thế Chiến
PTSC - Bạch Hổ đã xuống nước thành công.
NDĐT- Đêm 13 rạng ngày 14, khúc sông Bạch Đằng nơi cửa biển Nam Triệu, xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASICO) sáng rực ánh điện. Hàng nghìn người đã có một đêm không ngủ, hồi hộp đợi chờ sự kiện đầy ý nghĩa của ngành đóng tàu nước ta: hạ thuỷ kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 và khởi công đóng mới tàu chở 6.900 ô-tô cho Vương quốc Na Uy.
Đây là lần đầu tiên nước ta đóng mới kho nổi chứa, xuất dầu, một tổ hợp công trình hiện đại, nhà máy sơ chế dầu hoạt động độc lập trên biển, có trọng tải 150 nghìn tấn trị giá 170 triệu USD, do Tập đoàn Dầu khí quốc gia làm chủ đầu tư.
Sự kiện này đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và TP Hải Phòng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phan Diễn, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến dự, dù sự kiện này diễn ra trong đêm rất giá rét.
2 giờ sáng 14-1, trên triền đà, chúng tôi gặp Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin Phạm Thanh Bình, vị “tổng chỉ huy” đóng FSO - 5 đang cùng các chuyên gia của NASICO trìu mến ngắm nghía sản phẩm có khối lượng thi công lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn.
FSO -5 có chiều dài gần 230 m, rộng 46,4 m và cao 24 m, gần như choán hết chiều dài và chiều rộng trên đà trượt 70 nghìn tấn dài 330 m, rộng 48 m. Đồng chí Phạm Thanh Bình cho biết: “Vinashin đã huy động nguồn lực cao nhất cho dự án này, với những đơn vị thi công có năng lực cao, giàu kinh nghiệm. Với nhiều tính năng vượt trội, trang thiết bị hiện đại, sự thành công của dự án này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi.”
Phó Tổng giám đốc NASICO Vũ Văn Cừ chia sẻ: “Là người trực tiếp chỉ đạo công việc thi công hằng ngày mà nhiều khi tôi cũng thấy ngỡ ngàng trước tiến độ nhanh vùn vụt tại công trường này. Những cán bộ, kỹ sư, công nhân của chúng tôi đã làm việc không kể ngày đêm, có tuần hoàn thành đấu ghép tới 72 tổng đoạn.” Ngày cuối cùng của năm 2008, còn tới gần 100 phân đoạn khối chưa hoàn thành, nhưng các kỹ sư, công nhân quyết tâm đưa xuống nước FSO-5 đúng ngày 14-1, là lúc thủy triều đạt mức cao nhất 3,5 m, bởi nếu không đưa xuống nước được ngày 14-1, phải đợi đến 10 ngày sau, ngày 24-1 (29 tết) mới có thể đưa xuống nước với mức triều chỉ đạt 3,3 m.
Trước quyết tâm này của NASICO, nhiều chuyên gia nước ngoài tỏ vẻ không tin vì khối lượng công việc trước mắt còn rất lớn. Nhưng hình như trời đất cũng chiều lòng người, trong vòng nửa tháng trở lại đây, thời tiết nắng, hanh khô quá lý tưởng đối với thợ đóng tàu. Nếu như chỉ mưa một chút là không thể sơn vỏ hoặc hàn ghép vì mối hàn sẽ bị rỗ khí, không bảo đảm chất lượng yêu cầu của đăng kiểm.
Trước khi hạ thuỷ, các chuyên gia đã cho thêm 10 nghìn tấn nước dằn vào kho nổi để áp lực vỏ tàu phải chịu khi tiếp nước giảm từ 38 kg/cm2 xuống còn 8,8 kg/cm2; tăng lượng nhựa thông trong mỡ paraffin chịu được áp lực 18 kg/cm2. Với trọng lượng bản thân nặng tới 26 nghìn tấn, thêm 10 nghìn tấn nước dằn và khoảng 1.000 tấn máy móc, thiết bị trên boong, PTSC – Bạch Hổ là phương tiện có tải trọng lớn nhất trên thế giới được hạ thủy bằng đà trượt.
Đến thời điểm này, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã chuyển cho Vinashin 110 triệu USD, đạt 65% vốn, số còn lại sẽ tiếp tục chuyển sau khi FSO-5 được đưa xuống nước thành công. Bốn tháng nữa, FSO-5 sẽ hoàn thiện, bắt đầu hoạt động tại mỏ Bạch Hổ, hoán đổi vị trí cho FSO-4. Việc đóng mới kho nổi thể hiện sự trưởng thành và trình độ nắm bắt công nghệ của đội ngũ tư vấn thiết kế nước ta. Đồng chí Phạm Thanh Bình khẳng định: “Nếu có sản phẩm kho nổi chế xuất dầu tương tự, Vinashin sẽ làm được toàn bộ, từ thiết kế đến thi công trong thời gian ngắn hơn, giá rẻ hơn so nước ngoài.”
4 giờ sáng, mọi người tập trung đông đủ quanh triền đà, nín thở chờ đợi. Sau mệnh lệnh đanh gọn của Phó Tổng giám đốc NASICO Vũ Văn Cừ, các công nhân ngay lập tức tháo dỡ các nêm gỗ dưới đáy kho nổi và nhanh chóng sơn phủ những chỗ còn khuyết. Nghi lễ đặt tên cho kho nổi mang tên “PTSC – Bạch Hổ” cùng tiếng đập sâm-banh giòn tan vào vỏ tàu của “mẹ đỡ đầu” càng làm tăng thêm niềm phấn khích. Mọi người quên bẵng lạnh giá tê buốt, hò reo vang trời.
4 giờ 45 phút sáng 14-1, kho nổi “PTSC – Bạch Hổ” đã rẽ tung sóng Bạch Đằng trong tiếng nhạc rộn rã, là phút giây khó quên không chỉ đối với những người thợ đóng tàu Vinashin mà còn cả với khách dự lễ.
“Cả đời làm trong ngành đóng tàu, chưa bao giờ tôi nghĩ là có lúc nước ta đủ năng lực đóng được những sản phẩm hiện đại và phức tạp thế này!”- Ông Nguyễn Văn Sinh, gần 70 tuổi, kỹ sư hàng hải đã về hưu, gần 70 tuổi, đạp xe gần 20 km từ nhà số 79, phố Cát Dài, TP Hải Phòng sang dự lễ hạ thuỷ.
Trong tiếng vỗ tay vang dội, tôi thấy nhiều kỹ sư, công nhân miệng cười mà mắt bỗng nhòa lệ vì niềm vui quá lớn.
Niềm vui không thể che giấu khi PTSC – Bạch Hổ xuống nước thành công, khi đội văn nghệ NASICO hát vang bài ca “Vinashin chung tay xây dựng đất nước”, Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã lên sân khấu say sưa hòa chung tiếng hát với anh chị em trong đội văn nghệ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trao ngay Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ cho NASICO và xúc động phát biểu: “Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Vinashin, đóng mới và hoàn thiện thành công kho nổi sẽ bảo đảm cho việc sản xuất dầu khí được ổn định, an toàn. Tôi hoan nghênh sự nỗ lực khắc phục, vượt qua khó khăn của Tập đoàn Vinashin, NASICO và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng như các đơn vị tư vấn, thiết kế, giám sát và đề nghị các bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, sớm hoàn thiện PTSC – Bạch Hổ để đưa vào hoạt động đúng tiến độ đề ra”.
Chính tại đà trượt này, lễ đặt ky, khởi công đóng mới tàu chở 6.900 ô-tô cho chủ tàu Tập đoàn Hoegh Autoliners (Vương quốc Na Uy) diễn ra ngay sau khi PTSC - Bạch Hổ rời khỏi triền đà. Đây cũng là loại tàu hiện đại vào bậc nhất thế giới, có tới 16 tầng boong, được lắp đặt các loại máy móc, thiết bị hiện đại, thỏa mãn các công ước quốc tế mới nhất về hàng hải. Sau loạt tàu 53 nghìn tấn, đến kho nổi chứa xuất dầu và nay là gam tàu chở 6.900 ô-tô, ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đã từng bước ghi dấu ấn trong bản đồ đóng tàu thế giới, từng bước khẳng định năng lực của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
XUÂN THÙY, QUANG HƯNG
Sau đây là tường thuật của Hà Linh Quân trên báo Lao Động
(LĐ) - 4h30 sáng ngày 14.1, chiếc kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 (một loại tàu không tự hành) trọng tải 150.000DWT (lớn gấp hai lần tàu Titanic nổi tiếng và là chiếc tàu có trọng tải lớn nhất được đóng mới ở Việt Nam) đã được hạ thuỷ thành công.
Tàu được hạ thủy từ triền đà của TCty Công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) Nam Triệu (thuộc Tập đoàn CNTT VN - Vinashin). Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và các lãnh đạo TP.Hải Phòng đã có mặt chứng kiến sự kiện trọng đại này.
Sau nghi lễ đập chai champagne, một công nhân của TCty CNTT Nam Triệu - được chọn là mẹ đỡ đầu của con tàu - đã đặt tên cho kho nổi là PTSC - Bạch Hổ.
Kho nổi chứa xuất dầu được Cty Monobuoy (Anh) và Cty Sinus (Ba Lan) thiết kế. Đăng kiểm ABS (Mỹ) và Đăng kiểm Việt Nam (VR) giám sát thi công và phân cấp. Chủ tàu là Cty CP kỹ thuật dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đây thực chất là một nhà máy sơ chế dầu nổi trên biển, tiếp nhận dầu thông qua các đường ống ngầm dưới biển từ giàn khoan cố định ngoài khơi, xử lý tách khí, tách nước lẫn trong dầu thành dầu thô xuất khẩu, lưu lượng 5.000m3/h. Một vài thông số cơ bản của PTSC - Bạch Hổ: Dài 258m, rộng 46,4m, mớn nước 20m, tổng dung tích các két chứa 173.796m3.
Phát biểu tại lễ hạ thuỷ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: Đây là một dự án hết sức quan trọng được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong chờ từng ngày. Thành công của Vinashin trong việc đóng con tàu này đã nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia trong lĩnh vực đóng tàu. Cuối tháng 4.2009, TCty CNTT Nam Triệu sẽ hoàn chỉnh và đưa PTSC - Bạch Hổ về nơi hoạt động của nó: Mỏ dầu Bạch Hổ.
Ngay sau lễ hạ thủy kho nổi FSO - 5, Nasico cũng thực hiện lễ đặt ky - khởi công đóng mới tàu chuyên dụng chở 6.900 xe ôtô theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Hoegh Autolines (Na Uy). Đây là loại tàu hiện đại được chế tạo từ thép có cường độ cao.
Tàu có 16 boong, trong đó 13 boong chứa ôtô với tổng diện tích 61.800m2. Tàu được lắp đặt các loại máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng các điều kiện và công ước quốc tế mới nhất về hàng hải.
Mời xem bản tin 12 giờ trưa cùng ngày 14 tháng Giêng 2009
cuộc hỏi chuyện Âu Xuân Sửu qua điện thoại
Còn đây là câu chuyện với kỹ sư thiết kế tàu Nguyễn Khắc Hiền
Theo Trọng Nhân- Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử KHI NGƯỜI TA TRẺ (09/02/2009)
Một nấc thang mới đã được những người thợ đóng tàu Việt Nam vượt qua, khi họ đóng thành công kho nổi trọng tải 150.000 tấn. Có nghĩa là những sự đồng vốn đầu tư đang tiếp tục phát huy hiệu quả, đã thúc đẩy ngành đóng tàu Việt Nam đạt tới tầm cao mới, quy mô hơn cả về lượng, chất, thể hiện thành sản phẩm cụ thể. Điều đáng trân trọng hơn, những người trẻ đang ngày càng làm chủ đất nước.
Tuy vậy, một con tàu được hạ thủy có thể là một sự kiện lịch sử của một doanh nghiệp, một ngành. Nhưng để đánh giá về một chiến lược phát thiển, thì cần nhìn vào tầm vóc phát triển thực tế của những thành phần then chốt ảnh hưởng tới chiến lược ấy.
Một công trình lịch sử
Chánh văn phòng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASHICO) thuộc Tập đoàn Vinashin là một anh chàng 31 tuổi, có cái tên rất... nữ tính: Bùi Hồng Chi. Anh chàng còm nhom và mệt lử vì thiếu ngủ này cười tươi khi được tham dự sự kiện lịch sử: đóng và hạ thủy thành công kho nổi trọng tải 150.000 tấn chứa xuất dầu trên biển mang tên FSO 5. Đây là công trình biển lớn nhất từ trước đến nay do ngành đóng tàu Việt Nam chế tạo. Và cũng là công trình đưa ngành đóng tàu Việt Nam vào danh sách số ít quốc gia có khả năng chế tạo các phương tiện biển siêu lớn.
Thực ra, gần như tất cả đội ngũ những người tạo nên sự kiện lịch sử này đều là những người còn rất trẻ. Kỹ sư Nguyễn Khánh Tường - Giám đốc thi công kho nổi FSO 5 - cũng mới 40 tuổi. Ông Tường nói rằng, lúc cao điểm, dự án đóng mới kho nổi FSO 5 sử dụng 3.000 công nhân, khi ít, dự án cũng cần tới 1.500 công nhân. Tuổi bình quân của số công nhân tham gia đóng kho nổi FSO 5 là 24,5. Những người thợ trẻ này đã cắt, dựng, hàn, sơn... 342 block bằng thép có trọng lượng từ 70 tấn - 200 tấn/block, có độ dày bình quân 40 - 50 mm. Thậm chí có chỗ - như phần mũi kho nổi - chiều dày thép lên tới 80 mm. Sau đó ghép và hàn các block này với nhau trên triền đà để hình thành nên kết cấu kho nổi với yêu cầu phải tuyệt đối chính xác, dưới giám sát của Đăng kiểm Mỹ (ABS) - cơ quan đăng kiểm uy tín nhất thế giới về phương tiện biển. Ông Tường "khoe": đại diện của ABS đã đánh giá kho nổi FSO 5 do Vinashin đóng là có "chất lượng tương đương đóng tại Nhật Bản". Cơ quan đăng kiểm nổi tiếng khó tính như ABS hẳn không khen xã giao, nhất là khi yêu cầu đối với FSO 5 là phải hoạt động liên tục 10 năm trên biển mới có một lần vào bờ duy tu và có khả năng chịu bão cấp... 15.
Vào 4 h 30' sáng ngày 14/1/2009, kho nổi FSO 5 trọng tải 150.000 tấn trượt nhẹ nhàng từ triền đà xuống mặt nước trong tiếng hò reo của cán bộ, công nhân Vinashin. Sự kiện không chỉ ghi dấu bước trưởng thành vượt bậc của Vinashin với tư cách một tập đoàn đóng tàu tầm cỡ thế giới. Mà còn thể hiện cụ thể hiệu quả của lượng vốn khổng lồ đã đầu tư vào tập đoàn này. Một quốc gia có hơn 3.000 km bờ biển không thể yếu kém trong chiến lược biển. Có nghĩa, đầu tư vào ngành đóng tàu được xem như đầu tư "cho tương lai dân tộc".
Thí nghiệm thành công
Ông Trần Quang Vũ - TGĐ NASHICO nói, khi nhận dự án đóng FSO 5, cả Tổng công ty chưa có ai biết về kết cấu của một kho nổi. Ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Tập đoàn Vinashin nhớ lại, khi triển khai đóng tàu 6.500 tấn, nhiều ý kiến nghi ngờ tập đoàn không có đủ năng lực. Tình hình "căng" tới mức, ông Bình tuyên bố sẽ... cách chức tất cả những người bàn lùi. Phần sau đó giờ đã là lịch sử của ngành đóng tàu Việt Nam với sự kiện hạ thủy chiếc tàu 6.500 tấn đầu tiên vào năm 1997. Hai năm sau, đến lượt chiếc tàu 11.500 tấn đầu tiên do Vinashin đóng đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới, trong đó tới cả Mỹ, Nhật, Đức - những quốc gia kiểm tra rất chặt chẽ tiêu chuẩn tàu cập cảng.
Ông Bình nói, Vinashin đã tự biến mình thành "chuột bạch" - nghĩa là thí nghiệm tự đóng và khai thác tàu 11.500 tấn - để giới thiệu với chủ tàu toàn thế giới biết về năng lực của mình. Đó là tiền đề để Vinashin được biết tới, và giành được những hợp đồng đóng tàu lớn sau này. Dự án FSO 5 cũng không ngoại lệ.
Ban đầu, FSO 5 có một tổng thầu thiết kế, cùng những nhà thầu phụ thiết kế chuyên ngành. Rắc rối phát sinh từ đây. Tổng thầu là hãng Monobuoy (Anh) đã thuê hãng Sinus (Ba Lan) thiết kế phần vỏ và phần máy, ống, điện. Vinashin tạm thời chỉ đóng vai người thi công (và... học nghề). Trong quá trình phối hợp, người thi công quá "xót ruột" mỗi khi thay đổi, chỉnh sửa thiết kế là lại phải chi thêm tiền. Đồng thời là áp lực chậm tiến độ vì tranh cãi không dứt giữa những nhà thiết kế. Kết quả, Vinashin đã đưa ra một đề nghị "bạo gan": xin nhận tự nghiên cứu, thiết kế những phần việc đang thuộc nhà thầu Ba Lan. Phần việc không trong dự tính này đã thành công hơn mong đợi. FSO 5 đã được đóng với nhiều thiết kế của kỹ sư Việt Nam - những người trước đó còn chưa hề có khái niệm về kết cấu một kho nổi trên biển.
Kể lại một phần sự kiện này, kỹ sư Nguyễn Khánh Tường nhắc tới việc thiết kế, chế tạo turret. Đây là phần việc khó nhất, quan trọng nhất của kho nổi trên biển. Vì nó là hệ thống vòng bi cỡ lớn - đường kính lên tới 6 m/chiếc - lắp trên mũi FSO 5. Turret vừa là nơi ống dẫn dầu thô đi qua, lại vừa làm nhiệm vụ neo kho nổi. Và, trong khi kho nổi có thể tự quay quanh trục neo, thì lại không được làm xoắn vặn, ảnh hưởng tới những ống dẫn dầu đi qua turret. Ban đầu, phương án đưa ra là nhập turret để lắp ráp trên FSO 5. Nhưng ít có nhà chế tạo được loại sản phẩm cơ khí phức tạp này và giá thì cũng quá đắt: 7 triệu USD. Vì thế, Monobuoy đã chấp nhận đề nghị chỉ nhập khẩu hệ vòng bi, và để Vinashin tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo kết cấu turret lắp trên FSO 5. Kết quả, turret lắp trên FSO 5 đã được những người thợ Việt Nam chế tạo với giá thành chỉ trên 2 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với nhập khẩu. Thành công ấy không thuần túy do may mắn. Vì một sơ suất nhỏ trong chế tạo, hạ thủy kho nổi trị giá 170 triệu USD như FSO 5 có thể làm nhiều người trả giá bằng sinh mệnh chính trị của mình. Liệu có nhiều người dám đánh cược số phận vào một dự án không nhất thiết phải giành lấy bằng được hay không?
Chiều cao không đo bằng thước
Gọi là kho (chứ không là... tàu), vì tuy nổi trên biển, nhưng FSO 5 lại không tự hành. Còn lại, mọi việc từ đóng mới, vận hành nó đều giống tàu chở dầu, nếu không nói là phức tạp hơn. Về kích thước và trọng tải, FSO 5 chính là công trình cơ khí biển lớn nhất từ trước tới nay được chế tạo tại Việt Nam. Kho nổi này có chiều dài 258,14 m - gấp hơn hai lần chiều dài một sân bóng đá, cao 48,6 m - ngang một tòa nhà 16 tầng, và rộng 46,4 m. Kích thước ấy tương ứng với trọng tải 150.000 tấn, tức là gấp gần ba lần những con tàu trọng tải 53.000 tấn từng hạ thủy tại Việt Nam. Để đóng FSO 5, người ta phải làm sạch diện tích 420.000 m2 thép tấm, sử dụng hết 200 tấn sơn tàu biển các loại. Khi hoạt động, FSO 5 sẽ làm nhiệm vụ của một nhà máy sơ chế, chứa và xuất dầu thô tại mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Do vậy, trên FSO 5 có 3 tổ hợp máy bơm công suất lên tới 4.000 m3/h/tổ... Cùng với đó là hệ thống tách nước, khí đồng hành... trước khi bơm dầu thô vào các két chứa. Ngoài ra là sân bay trực thăng, hệ thống phòng nhân viên có tiêu chuẩn tương đương khách sạn... 3 sao.
Phải nói về kích thước và trọng tải khổng lồ ấy của FSO 5, để có thể thấy bước tiến rất dài của Vinashin sau 15 năm thành lập. Từ chỗ là một tập hợp của những nhà máy đóng tàu yếu kém về năng lực đóng mới, trình độ công nghệ, nay đã là một tập đoàn có khả năng chế tạo phương tiện biển cỡ lớn và siêu lớn. Nhưng may thay, sự lớn mạnh ấy không chỉ có từ những đồng vốn đầu tư - cũng khổng lồ không kém - đã rót vào tập đoàn. Mà quý giá hơn, là sự trưởng thành về trình độ khoa học, công nghệ, kinh doanh, là ý chí của những con người đang vận hành tập đoàn này. Để có được điều đó, thì thời gian 15 năm có thể xem là ngắn. Mà thời gian thì luôn ngắn với những người biết sử dụng nó. Chẳng thế mà khi kho nổi FSO 5 vừa rời triền đà, thì cũng là lúc dự án tàu chở 6.900 ôtô theo đơn đặt hàng của nước ngoài được đặt ky đóng mới. Đêm hạ thủy thành công, ông Chủ tịch tập đoàn quần áo, giày tất còn lấm lem bụi công trường, cổ quấn khăn to sụ sau bài phát biểu đầy chất đối ngoại vẫn nán lại sân khấu để hát vang bài ca Vinashin cùng công nhân. Dưới sân khấu, những cán bộ chủ chốt của tập đoàn đã chuẩn bị cho cuộc đàm phán về hợp đồng mới ngay sáng ngày hạ thủy. Có người trong số họ dư dứ nắm đấm và gọi đó là một cuộc "boxing".
Sau những đêm mất ngủ, anh chàng Bùi Hồng Chi trẻ tuổi vẫn kiên nhẫn đứng trước cổng lễ đài để không quên cười tươi như hoa khi bắt tay tạm biệt những khách mời. Đó, sự trẻ trung khi ông Chủ tịch... hát cùng công nhân có thể xem như "động tác" động viên tinh thần, thì chẳng vì thế công việc kinh doanh tạm thời được... quên. Ngẫm cho cùng, người chiến thắng, dù trên chiến trường, hay thương trường, bao giờ cũng là người có trí tuệ và lòng dũng cảm. Có lẽ đó là một trong những lý do làm các số liệu thống kê bất lực, không lượng hóa được tầm vóc một công trình, xa hơn là một doanh nghiệp, một tập đoàn, một nền kinh tế.
Trong hơn 10 năm, tính từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã đóng thành công các seri tàu 6.500 tấn, 11.500 tấn, tàu chở container 1.016 TEU, tàu chở dầu trọng tải 13.500 tấn, tàu chở hàng rời trọng tải 53.000 tấn, kho nổi chứa xuất dầu trọng tải 150.000 tấn, các loại tàu công trình như tàu hút bùn, tàu kéo biển, ụ nổi... các cỡ.
Giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đóng mới các loại tàu chuyên dụng như tàu chở roro sức chở 6.900 ôtô, tàu chở dầu, kho nổi trọng tải tới 300.000 tấn, tàu chở container...
Bài tường thuật của Xuân Thủy và Quang Hưng trên Nhân Dân .Chỉ xin lưu ý,cho là trọng lượng hạ thủy lần này là lớn nhất thế giới thì không nên.Người Mỹ đã phải hạ thủy trượt dọc khối lượng lớn hơn,do yêu cầu bức bách trong thời Thế Chiến
PTSC - Bạch Hổ đã xuống nước thành công.
NDĐT- Đêm 13 rạng ngày 14, khúc sông Bạch Đằng nơi cửa biển Nam Triệu, xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASICO) sáng rực ánh điện. Hàng nghìn người đã có một đêm không ngủ, hồi hộp đợi chờ sự kiện đầy ý nghĩa của ngành đóng tàu nước ta: hạ thuỷ kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 và khởi công đóng mới tàu chở 6.900 ô-tô cho Vương quốc Na Uy.
Đây là lần đầu tiên nước ta đóng mới kho nổi chứa, xuất dầu, một tổ hợp công trình hiện đại, nhà máy sơ chế dầu hoạt động độc lập trên biển, có trọng tải 150 nghìn tấn trị giá 170 triệu USD, do Tập đoàn Dầu khí quốc gia làm chủ đầu tư.
Sự kiện này đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và TP Hải Phòng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phan Diễn, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến dự, dù sự kiện này diễn ra trong đêm rất giá rét.
2 giờ sáng 14-1, trên triền đà, chúng tôi gặp Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin Phạm Thanh Bình, vị “tổng chỉ huy” đóng FSO - 5 đang cùng các chuyên gia của NASICO trìu mến ngắm nghía sản phẩm có khối lượng thi công lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn.
FSO -5 có chiều dài gần 230 m, rộng 46,4 m và cao 24 m, gần như choán hết chiều dài và chiều rộng trên đà trượt 70 nghìn tấn dài 330 m, rộng 48 m. Đồng chí Phạm Thanh Bình cho biết: “Vinashin đã huy động nguồn lực cao nhất cho dự án này, với những đơn vị thi công có năng lực cao, giàu kinh nghiệm. Với nhiều tính năng vượt trội, trang thiết bị hiện đại, sự thành công của dự án này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi.”
Phó Tổng giám đốc NASICO Vũ Văn Cừ chia sẻ: “Là người trực tiếp chỉ đạo công việc thi công hằng ngày mà nhiều khi tôi cũng thấy ngỡ ngàng trước tiến độ nhanh vùn vụt tại công trường này. Những cán bộ, kỹ sư, công nhân của chúng tôi đã làm việc không kể ngày đêm, có tuần hoàn thành đấu ghép tới 72 tổng đoạn.” Ngày cuối cùng của năm 2008, còn tới gần 100 phân đoạn khối chưa hoàn thành, nhưng các kỹ sư, công nhân quyết tâm đưa xuống nước FSO-5 đúng ngày 14-1, là lúc thủy triều đạt mức cao nhất 3,5 m, bởi nếu không đưa xuống nước được ngày 14-1, phải đợi đến 10 ngày sau, ngày 24-1 (29 tết) mới có thể đưa xuống nước với mức triều chỉ đạt 3,3 m.
Trước quyết tâm này của NASICO, nhiều chuyên gia nước ngoài tỏ vẻ không tin vì khối lượng công việc trước mắt còn rất lớn. Nhưng hình như trời đất cũng chiều lòng người, trong vòng nửa tháng trở lại đây, thời tiết nắng, hanh khô quá lý tưởng đối với thợ đóng tàu. Nếu như chỉ mưa một chút là không thể sơn vỏ hoặc hàn ghép vì mối hàn sẽ bị rỗ khí, không bảo đảm chất lượng yêu cầu của đăng kiểm.
Trước khi hạ thuỷ, các chuyên gia đã cho thêm 10 nghìn tấn nước dằn vào kho nổi để áp lực vỏ tàu phải chịu khi tiếp nước giảm từ 38 kg/cm2 xuống còn 8,8 kg/cm2; tăng lượng nhựa thông trong mỡ paraffin chịu được áp lực 18 kg/cm2. Với trọng lượng bản thân nặng tới 26 nghìn tấn, thêm 10 nghìn tấn nước dằn và khoảng 1.000 tấn máy móc, thiết bị trên boong, PTSC – Bạch Hổ là phương tiện có tải trọng lớn nhất trên thế giới được hạ thủy bằng đà trượt.
Đến thời điểm này, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã chuyển cho Vinashin 110 triệu USD, đạt 65% vốn, số còn lại sẽ tiếp tục chuyển sau khi FSO-5 được đưa xuống nước thành công. Bốn tháng nữa, FSO-5 sẽ hoàn thiện, bắt đầu hoạt động tại mỏ Bạch Hổ, hoán đổi vị trí cho FSO-4. Việc đóng mới kho nổi thể hiện sự trưởng thành và trình độ nắm bắt công nghệ của đội ngũ tư vấn thiết kế nước ta. Đồng chí Phạm Thanh Bình khẳng định: “Nếu có sản phẩm kho nổi chế xuất dầu tương tự, Vinashin sẽ làm được toàn bộ, từ thiết kế đến thi công trong thời gian ngắn hơn, giá rẻ hơn so nước ngoài.”
4 giờ sáng, mọi người tập trung đông đủ quanh triền đà, nín thở chờ đợi. Sau mệnh lệnh đanh gọn của Phó Tổng giám đốc NASICO Vũ Văn Cừ, các công nhân ngay lập tức tháo dỡ các nêm gỗ dưới đáy kho nổi và nhanh chóng sơn phủ những chỗ còn khuyết. Nghi lễ đặt tên cho kho nổi mang tên “PTSC – Bạch Hổ” cùng tiếng đập sâm-banh giòn tan vào vỏ tàu của “mẹ đỡ đầu” càng làm tăng thêm niềm phấn khích. Mọi người quên bẵng lạnh giá tê buốt, hò reo vang trời.
4 giờ 45 phút sáng 14-1, kho nổi “PTSC – Bạch Hổ” đã rẽ tung sóng Bạch Đằng trong tiếng nhạc rộn rã, là phút giây khó quên không chỉ đối với những người thợ đóng tàu Vinashin mà còn cả với khách dự lễ.
“Cả đời làm trong ngành đóng tàu, chưa bao giờ tôi nghĩ là có lúc nước ta đủ năng lực đóng được những sản phẩm hiện đại và phức tạp thế này!”- Ông Nguyễn Văn Sinh, gần 70 tuổi, kỹ sư hàng hải đã về hưu, gần 70 tuổi, đạp xe gần 20 km từ nhà số 79, phố Cát Dài, TP Hải Phòng sang dự lễ hạ thuỷ.
Trong tiếng vỗ tay vang dội, tôi thấy nhiều kỹ sư, công nhân miệng cười mà mắt bỗng nhòa lệ vì niềm vui quá lớn.
Niềm vui không thể che giấu khi PTSC – Bạch Hổ xuống nước thành công, khi đội văn nghệ NASICO hát vang bài ca “Vinashin chung tay xây dựng đất nước”, Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã lên sân khấu say sưa hòa chung tiếng hát với anh chị em trong đội văn nghệ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trao ngay Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ cho NASICO và xúc động phát biểu: “Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Vinashin, đóng mới và hoàn thiện thành công kho nổi sẽ bảo đảm cho việc sản xuất dầu khí được ổn định, an toàn. Tôi hoan nghênh sự nỗ lực khắc phục, vượt qua khó khăn của Tập đoàn Vinashin, NASICO và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng như các đơn vị tư vấn, thiết kế, giám sát và đề nghị các bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, sớm hoàn thiện PTSC – Bạch Hổ để đưa vào hoạt động đúng tiến độ đề ra”.
Chính tại đà trượt này, lễ đặt ky, khởi công đóng mới tàu chở 6.900 ô-tô cho chủ tàu Tập đoàn Hoegh Autoliners (Vương quốc Na Uy) diễn ra ngay sau khi PTSC - Bạch Hổ rời khỏi triền đà. Đây cũng là loại tàu hiện đại vào bậc nhất thế giới, có tới 16 tầng boong, được lắp đặt các loại máy móc, thiết bị hiện đại, thỏa mãn các công ước quốc tế mới nhất về hàng hải. Sau loạt tàu 53 nghìn tấn, đến kho nổi chứa xuất dầu và nay là gam tàu chở 6.900 ô-tô, ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đã từng bước ghi dấu ấn trong bản đồ đóng tàu thế giới, từng bước khẳng định năng lực của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
XUÂN THÙY, QUANG HƯNG
Sau đây là tường thuật của Hà Linh Quân trên báo Lao Động
(LĐ) - 4h30 sáng ngày 14.1, chiếc kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 (một loại tàu không tự hành) trọng tải 150.000DWT (lớn gấp hai lần tàu Titanic nổi tiếng và là chiếc tàu có trọng tải lớn nhất được đóng mới ở Việt Nam) đã được hạ thuỷ thành công.
Tàu được hạ thủy từ triền đà của TCty Công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) Nam Triệu (thuộc Tập đoàn CNTT VN - Vinashin). Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và các lãnh đạo TP.Hải Phòng đã có mặt chứng kiến sự kiện trọng đại này.
Sau nghi lễ đập chai champagne, một công nhân của TCty CNTT Nam Triệu - được chọn là mẹ đỡ đầu của con tàu - đã đặt tên cho kho nổi là PTSC - Bạch Hổ.
Kho nổi chứa xuất dầu được Cty Monobuoy (Anh) và Cty Sinus (Ba Lan) thiết kế. Đăng kiểm ABS (Mỹ) và Đăng kiểm Việt Nam (VR) giám sát thi công và phân cấp. Chủ tàu là Cty CP kỹ thuật dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đây thực chất là một nhà máy sơ chế dầu nổi trên biển, tiếp nhận dầu thông qua các đường ống ngầm dưới biển từ giàn khoan cố định ngoài khơi, xử lý tách khí, tách nước lẫn trong dầu thành dầu thô xuất khẩu, lưu lượng 5.000m3/h. Một vài thông số cơ bản của PTSC - Bạch Hổ: Dài 258m, rộng 46,4m, mớn nước 20m, tổng dung tích các két chứa 173.796m3.
Phát biểu tại lễ hạ thuỷ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: Đây là một dự án hết sức quan trọng được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong chờ từng ngày. Thành công của Vinashin trong việc đóng con tàu này đã nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia trong lĩnh vực đóng tàu. Cuối tháng 4.2009, TCty CNTT Nam Triệu sẽ hoàn chỉnh và đưa PTSC - Bạch Hổ về nơi hoạt động của nó: Mỏ dầu Bạch Hổ.
Ngay sau lễ hạ thủy kho nổi FSO - 5, Nasico cũng thực hiện lễ đặt ky - khởi công đóng mới tàu chuyên dụng chở 6.900 xe ôtô theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Hoegh Autolines (Na Uy). Đây là loại tàu hiện đại được chế tạo từ thép có cường độ cao.
Tàu có 16 boong, trong đó 13 boong chứa ôtô với tổng diện tích 61.800m2. Tàu được lắp đặt các loại máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng các điều kiện và công ước quốc tế mới nhất về hàng hải.
Bài mới bổ sung:Hải táng và Ashik
Trên tàu USS Intrepid đang làm lễ hải táng những thủy thủ chết vì bom Nhật trong cuộc không chiến tại Philippin năm 1944
Sau đây là bài mới bổ sung vào Bách Khoa :
Hải táng /mai táng trên biển (Burial at sea; 海葬; Погребение в море)-quá trình mai táng thi thể người chết trên biển,chủ yếu là từ tàu thuyền hay máy bay.Thông thường công việc do thuyền trưởng hay sĩ quan chỉ huy hay người đại diện tôn giáo tiến hành tang lễ.Về mặt luật pháp,thuyền trưởng có thể mai táng
Hải táng các thủy thủ Mỹ chết vì bom Nhật trong khi tàu USS Intrepid đang chiến đấu tại Philippin ngày 26/11/1944
thi thể trên biển miễn là thỏa mãn các quy định về môi trường,mỗi nước có thể có những quy định khác nhau.Tại Mỹ,tro thi hài có thể rắc cách bờ ít nhất 3 hải lý (4,8 km) ,còn thi hài có thể thả xuống biển nơi có độ sâu ít nhất là 600 feet (200 mét).
Với hải quân một số nước,việc hải táng được tiến hành theo các thủ tục sau đây.Thi hài được đặt trong quan tài trên bệ,còn nếu đã hỏa thiêu,tro được đặt trên bình cũng đặt sẵn trên bệ.Trong thời chiến,thi hài có thể đặt trong túi bạt khâu kín ,có thêm trọng vật để dằn chìm trong nước. Thuyền trưởng hô :chuẩn bị mai táng “All hands bury the dead”,con tàu đang chạy có thể dừng lại,treo cờ rủ ,súng bắn chỉ thiên,và có thể có một đội kèn chào.Quan tài hay bình tro di hài có phủ cờ đặt trên giá nghiêng nhô một chút ra khỏi mạn tàu .Tang lễ được chia thành hai phần phần đầu theo kiểu nhà binh,phần sau theo nghi thức của tôn giáo nào mà người đã mất tin theo thường do các cha tuyên úy quân đội thực hiện,có thể đọc điếu văn và cầu nguyện.Sau nghi lễ tôn giáo,đội bắn súng được lệnh chuẩn bị “Firing party, Present Arms”. Giá quan tài nghiêng đi cho quan tài trượt xuống biển còn cờ phủ vẫn còn để lại trên tàu .Với tro di hài,có thể cho trượt cả hũ tro xuống biển hay mở hũ để tro bay theo gió .Cần tính toán hướng gió sao cho tro bay tỏa đều.Ba loạt súng tiễn biệt,đội kèn chơi bản nhạc tiễn đưa và các vòng hoa được thả xuống biển.Sau khi quốc kỳ được gấp lại,lễ mai táng kết thúc.Thân nhân người quá cố sẽ nhận được thông báo về ngày giờ và địa điểm mai táng trên biển cùng với ảnh chụp và phim ghi lại sự việc.Nếu tàu đang trên đường đi,trong khi mai táng ,tàu thực hiện ba vòng quay tròn 360 độ. Chương 17 của Điều lệ Hải Quân Nga cũng ghi rõ “thi thể phải được khâu trong vải buồm,chân được buộc trọng vật.. (điều 707)..Khi bắn loạt súng đầu tiên,đội kèn cử quốc ca Cộng Hòa Liên Bang Nga (điều 711)
Hiện nay,có nhiều người sống trên đất liền nhưng cũng muốn được hải táng khi chết,vì họ cho rằng đó là hình thức mai táng thân thiện môi trường. Theo John Lister, giám đốc Công ty vận tải Biển Britannia (Anh), hải táng là sự lựa chọn hoàn hảo bởi sau 36-40 tháng, mọi thứ sẽ tan rã hoàn toàn mà không gây hại gì đến môi trường biển. Ngoài khơi đảo Wight thuộc thành phố Portmouth và Newhaven ở Đông Sussex là 2 nơi ở Anh cho phép hải táng.Nước Nhật ,nơi người già trên 65 tuổi chiếm tỉ lệ trên 21% dân số,cũng đang tiến hành xây các nhà hỏa thiêu sau đó hải táng trên biển.Hải táng có thể là một nghi lễ trang trọng như với John F. Kennedy,Jr (1960-1999) con trai của tổng thống Kemmedy đã được mai táng theo nghi lễ của Hải Quân Hoa Kỳ.Nhưng hải táng cũng là một biện pháp đối với những kẻ đáng kinh tởm,”không có đất chôn “ .Năm 1962, Adolf Eichmann ,một lãnh tụ phát xít Đức bị hành hình tại Israel năm 1962 vì đã sát hại hàng triệu người Do Thái.Xác của hắn sau khi hỏa thiêu đã được rải xuống Địa Trung Hải trong vùng biển quốc tế.Bởi vì Israel không muốn xác một tên tội phạm kinh tởm như vậy được chôn trên nước mình và đồng thời cũng không muốn hắn có một lăng mộ có thể là nơi để các phần tử phát xít mới hành hương tụ tập
Ashik V.V (Ашик Виктор Владимирович ;1905-1985)-nhà khoa học đóng tàu Nga Xô Viết ,chuyên gia thiết kế tàu chiến ,tiến sĩ khoa học kỹ thuật,trưởng khoa thiết kế tàu LKI ,nhà sưu tầm cổ vật .Sinh trưởng tại St Peterburg trong một gia đình đã hai thế kỷ sưu tầm và nghiên cứu cổ vật ,ông nội Ashik A.B (1802-1854) là giám đốc Viện Cổ Vật Nga Kertren.Tốt nghiệp khoa đóng tàu LKI .Trưởng phòng thiết kế 17 tức phòng thiết kế Nepski (ЦКБ-17) đã thiết kế những dự án như mẫu hạm AB -72,mẫu hạm Xô Viết đầu tiên ,tàu phóng tên lửa ПВО -пр. 1126,các loại tàu ngầm …Từ 1960 chuyển hẳn sang giảng dậy và nghiên cứu tại LKI.Xây dựng nên trường phái lý thuyết về thiết kế tàu Nga Xô Viết với các tên tuổi như Malinhin ( Б.М. Малинин),Nogid (Л.М. Ногид),Bronnikov (А.В. Бронников) ,Trelpanov (И.В. Челпанов)… Trước khi mất,Ashik hiến phần lớn kho cổ vật của mình –gồm trên 22 nghìn các đồ sứ,tranh,ảnh ,sách cổ-cho bảo tàng mỹ thuật Iaroslav .Một số sinh viên Việt Nam đã được ông hướng dẫn học tập nghiên cứu sau đại học như Đặng Hữu Phú,Nguyễn Quang Vĩnh…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)