Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Lương Văn Triết -người thiết kế tàu không số



Khi anh Triết ra đi ,mình ở xa không tới được nên chỉ gửi hoa chia buốn với chị Long và cháu Huy.Cái tình của người làm nghề,còn thực ra mình không cùng đơn vị với anh Triết ..Và ,trước đây,đôi khi còn không khoái phong cách Tàu của các bác học từ Thượng Hải về .Lúc này mình chỉ nghĩ với người thiết kế con tàu không số này,đáng nhẽ chế độ phải làm to hơn ,có ý nghĩa hơn là một cái chết của một cụ già về hưu tại một phố ven đê !!Tất cả chỉ vì không có một Hội Nghề nghiệp đúng nghĩa như tất cả các quốc gia có biển khác !!!

Những đồng nghiệp và lãnh đọa cũ của anh Triết.Trên hàng đầu từ trái sang phải là Nguyễn Cảnh Thanh và Trịnh Xương .Hàng sau từ phải đọc được :Nguyễn Hữu Bảo ,trưởng phòng kế hoạch Viện và hai vị khác 

Một thông báo chia buồn như mọi thông báo cho các cụ về hưu bình thường trong khi tin buồn cho các nhà chính trị thì đầy chuyện thành tích  các trận đánh .Một kỹ sư như anh Triết đáng ra phải có một thông báo tin buồn mang màu sắc tàu bè ,biển cả hơn !!
Toàn cảnh đám tang .Vòng hoa của mình đã được đặt trân trọng bên Anh suốt cuộc lễ,vòng hoa lạ kiểu Sài Gòn !! .Cám ơn Long và cháu Huy đã hiểu tấm lòng của tôi với Anh cũng như với nền công nghiệp biển non trẻ của nước nhà .Tôi trân trọng mọi đóng góp của các Anh,dù những chuyện đời thường,đó lại là một việc khác.Đó la điều nhắc nhở ta phải sống tử tế ,tốt đẹp với các đòng nghiệp ,dù trẻ già hay có những cá tính khác nháu !   

Hình chụp tàu không số từ máy bay Mỹ ,nay là hình kỷ niệm của Đoàn Tàu Không Số
Biết tin Lương Văn Triết bị đau bệnh nặng,tôi gọi điện về nhà anh ,đường Âu Cơ Hà Nội,nhưng không ai bắt máy.Giờ này có lẽ chị Long vợ anh cũng đang trong bệnh viện cùng anh giành giật những giây phút cuối cùng của sự sống .Một số các bậc tiền bối của ngành đóng tàu nước ta đã lần lượt ra đi như Nguyễn Hữu Tố,Hồ Quang Long,Lê Xuân Ôn... .Biết rằng đời người không tránh khỏi quy luật của tuổi tác và bệnh tật.sinh tử là lẽ thường,nhưng vào lúc này những kỷ niệm về một trong những người thiết kế tàu thủy đầu tiên của nước nhà bắt tôi cầm bàn phím và hồi tưởng lại,và có lẽ những ghi chép này có ích phần nào cho các bạn trẻ đang làm việc trong công nghiệp biển của nước nhà .
Câu chuyện bắt đầu từ cách đây hai năm,khi tôi tìm được toàn bộ các ảnh chụp và hồ sơ của con tàu 198,con tàu thuộc đoàn “tàu không số”.Đó là con tàu thứ tư trong loạt “tàu 100 tấn” đóng tại xưởng đóng tàu Ba dưới sự chỉ huy của giám đốc Đoàn Kim Quang và chuyên viên kỹ thuật Phạm Văn Năm .Biết anh là người thiết kế chính con tàu này,tôi đem theo các tấm hình,hồ sơ về cuộc dượt đuổi con tàu này của hải quân Sài Gòn tới nhà anh tại con đường Âu Cơ
Hà Nội.Cuộc dượt bắt này được đối phương gọi tên là "chiến công trên sông Sa kỳ" -The Sa Ky River Victory mà ta có thể xem toàn bộ khi bấm chuột vào đây
Chú thích hình trên :Cuộc triển lãm con tàu bắt được của Việt cộng tại bến Bạch Đằng
1/Từ ngôi trường thân yêu “chuyên nghiệp đóng tàu Thượng Hải”
Bây giờ thì anh nói chuyện đã khá khó khăn ,diễn tả mọi thứ khá vất vả ,chả bù cho lúc viết hồi ký “Ghi chép trên các nẻo đường thiết kế” (nhà xuất bản GTVT năm 2000) ,hay khi gặp nhau tại dinh Độc Lập Sài Gòn tại lễ chào mừng việc thành lập bộ phận thiết kế tàu phía Nam.Vốn là người ít nói,thận trọng ,lại đã từng là một trong những người đầu tiên được đào tạo tại Thượng Hải ,anh em trong cơ quan thiết kế thường nói đùa anh là một trong những người cầm đầu ”trường phái Tàu ” trong thiết kế .Chẳng là lúc đó ,cơ quan thiết kế còn là một phòng trong Cục Cơ Khí bộ GTVT và hàng tháng tôi thường theo lãnh đạo Cục xuống dự các cuộc họp giao ban với phòng thiết kế mà các cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ nhiều nguồn như Ba Lan,Liên Xô,Tiệp Khắc ,Bắc Triều,CHDC Đức ,Rumani ...nhưng có lẽ số học từ Trung Quốc chiếm thế áp đảo với số lượng cán bộ và vị trí lãnh đạo...Trịnh Xương ,trưởng phòng sau là Phó Viện Trưởng ,Hồ Quang Long –Cục Phó Cục Cơ khí khi về hưu và Lương Văn Triết ..,tất cả đều được đào tạo từ cùng một trường ,với cái tên là ”Trường Chuyên Nghiệp Đóng Tàu Thượng Hải”.Lục tìm trong đống các tấm ảnh đã hoen ố vì màu thời gian,Triết đưa cho tôi xem bức hình chụp lễ tốt nghiệp Trường này vào năm 1958 .Rời mái trường trung học Lương Ngọc Quyến Việt Bắc ,chàng học sinh sinh năm 1934 quê Lý Nhân Nam Hà hăm hở bước vào một ngành học hoàn toàn mới mẻ với đất nước,sau chiến thắng Điện Biên Phủ,sau khi nửa nước miền Bắc bước vào xây dựng hòa bình ,vào lúc mà chủ tịch Hồ Chí Minh mô tả qua vần thơ của Tố Hữu
”Xưa là rừng nói là đêm
Giờ thêm sông biẻn lại thêm ban ngày ”
Trường Chuyên Nghiệp Đóng Tàu Thượng Hải ,một trường thực hành chuyên phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và hải quân của Trung Quốc,sau này là Viện Khoa Học Đóng Tàu Hoa Đông và hiện nay là Đại Học Khoa Kỹ Giang Tô ,đã đảm nhận đào tạo những ”hạt giống ” của công nghiệp hàng hải cho Việt Nam và Bắc Triều Tiên . Từ năm 1954 tới 1962,ngoài hàng nghìn học sinh Trung Quốc ,trường còn nhận đào tạo 24 lưu học sinh Việt Nam và Bắc Triều Tiên,tất cả sau này giữ những trọng trách trong công nghiệp và hàng hải , trong số đó có Trịnh Xương,Lương Văn Triết,Nguyễn Soạn, Nguyễn Tốt , Hồ Quang Long,Ngô Ngọc Lân,Nguyễn Gia Đăng là những lãnh đạo của ngành đóng tàu tại Cục Cơ Khí Bộ GTVT,Nguyễn Phương Ninh (Đại tá,Cục trưởng Cục Kỹ Thuật Hải Quân), Trần Luân (Quản Đốc Phân Xưởng Máy , Bí Thư Đảng Ủy Đóng Tàu Bạch Đằng),Nguyễn Văn Thức (Phó Giám Đốc Công Ty Vận Tải Biển III), Trần Luân Kim (Hội trưởng Hội Điện Ảnh Việt Nam),Nguyễn Văn Huấn (phó Giám Đốc Nhà Máy Đóng Tàu Tam Bạc), Bạch Quốc Văn, Đinh Ngọc Liễn (vụ trưởng Vụ Kỹ Thuật Bộ Công Nghiệp) …
2/Thiết kế con tàu 100 tấn
Trong cuộc đời thiết kế ,đã có nhiều con tàu hình thành qua các nét bút của mình,thành công có ,thất bại có ,nhưng có lẽ con tàu mang tên thương mại “tàu 100 tấn” để lại cho Lương Văn Triết và các đồng sự nhiều kỷ niệm không quên.Trịnh Xương,tác giả của phương án này thường vui kể một mẩu chuyện có liên quan tới Đào Vũ Hùng ,một thành viên trong nhóm thiết kế chuyên về kết cấu của con tàu .Chẳng là ,vào lúc này chị Lộc –vợ kỹ sư Hùng-đang mang thai cháu trai đầu tiên .Cả nhóm thiết kế -ngoài Trịnh Xương là chủ phương án còn có Lương Văn Triết ,thiết kế chính ,chịu trách nhiệm tính năng ,Đào Vũ Hùng cùng Cao Bút phần kết cấu –vui bàn nhau chuyện đặt tên cho con trai đồng nghiệp và thấy không gì thích hợp hơn là tên “Đào Bách Tấn “ để kỷ niệm những ngày tháng miệt mài quên ăn quên ngủ ,chỉ biết tới con tàu một trăm tấn ! Con trai của thày Hùng của chúng tôi –Đào Vũ Hùng sau này quay trở về nghề sư phạm ,dạy khóa vỏ tàu đầu tiên -không mang tên Bách Tấn mà mang tên Học Hải như niềm yêu say mê nghề ,hiện nay cũng là một giảng viên của Đại Học thành phố Hồ Chí Minh.Kể lại chuyện xưa ,Triết cho biết ,lúc đó mục đích của con tàu hoàn toàn được giữ bí mật,chỉ biết đó là tàu hàng 100 tấn ,phải có tính năng vượt biển tốt,mọi việc đều nhận yêu cầu từ Trịnh Xương,mà Trịnh Xương lại nhận chỉ thị trực tiếp từ Cục trưởng Ngô Văn Năm và đôi khi gặp cả Phan Trọng Tuệ ,Phạm Hùng ...Con tàu có kích thước chủ yếu LxBxT=28x5,6x2,2 đặt máy Đức 225 CV,được đóng loạt đầu tiên gồm 6 chiếc tại Xưởng Đóng Tàu Ba ,sau này là Nhà Máy Đóng Tàu Tam Bạc và giao ngay cho quân đội.Đây có lẽ là giai đoạn hai trong việc tìm kiếm các giải pháp vượt biển chi viện cho miền Nam ,bắt đầu từ việc nghiên cứu bắt chước đóng theo mẫu “thuyền Gò Công” đưa từ miền Nam ra .Sau giai đoạn này ,người ta thấy cần phải dùng những con tàu mạnh mẽ hơn,có khả năng ngụy trang tốt hơn ,được đóng bằng thép thay cho gỗ ,tàu có hai đáy dễ dàng cất dấu ...tức là phải thiết kế mới hoàn toàn theo yêu cầu ,thay vì theo khuôn mẫu của những tàu cá bằng gỗ có sẵn.Tính năng của tàu 100 tấn là tuyệt vời –Trịnh Xương thường nói với tôi như vậy mỗi khi nhắc lại quá trình đóng con tàu này –và anh cho biết thêm , tuyến hình và các kích thước của tàu 100 tấn này là một thông số tham khảo quan trọng cho các tàu Tự Lực,Giải Phóng được đóng hàng loạt tại các xưởng trong nước và tại nhà máy đóng tàu Quảng Châu Trung Quốc sau này .Đưa bộ hồ sơ tàu 198 cho Lương Văn Triết xem,tôi nói rằng ,qua cuộc dượt đuổi của hải quân Mỹ và Sài Gòn với chiếc tàu này,con tàu thứ tư trong loạt tàu 100 tấn,đóng tại Xưởng Ba do anh thiết kế,anh sẽ cảm nhận thêm tính năng con tàu này ra sao
3/Câu chuyện về con tàu 198
Năm nay là năm thứ 50 về Ngày Truyền Thống Đường Hồ Chí Minh Trên Biển (23/10/1961-23/10/2011) .Cách đây hai tháng,tại Đà Nẵng,Hội Cựu Chiến Binh đã kỷ niệm ngày này với sự có mặt của nhiều thuyền trưởng ,máy trưởng,các thủy thủ của đoàn 759 ,tiền thân của Lữ đòan 125 ,”đoàn tàu không số” ,những con người đã lập nên những kỳ tích trên con đường mòn ,trong đó có Vũ Tấn Ích ,81 tuổi (ông sinh năm 1931) ,người đã thực hiện 9 chuyến vượt biển. Hiện nay ,ông Ích sống tại đường Nguyễn Tri Phương Đà Nẵng nhưng ông vốn quê tại xã Bình Thới huyện Bình Sơn Quảng Ngãi.Ra Bắc tập kết ,năm 1956 ông được cử đi học hải quân tại |Trung Quốc sau đó về làm thuyền trưởng tàu số 5 của quân chủng hải quân bảo vệ vùng biển phía bắc .Năm 1964,Vũ Tấn Ích được chuyển sang đoàn 759 ,bắt đầu những chuyến hành trình chi viện cho chiến trường miền Nam.Chuyến đi đầu tiên gồm 12 các bộ chiến sĩ đội 6 đều là con em khu Năm và Nam Bộ thực hiện chuyển vũ khí vào tỉnh Bến Tre.Trên đường đi,do không thực hiện cập vào Bến Tre như dự định lúc xuất phát ,con tàu đã quyết định đi xuống Cà Mâu và may mắn gặp được Bông Văn Dĩa,mọi vũ khí đã được bốc xếp khẩn trương và con tàu quay trở lại miền Bắc ,kết thúc một chuyến đi tốt đẹp.Trừ một chuyến bị mắc cạn phải hủy tàu tại Trường Sa ,Vũ Tấn Ích đã thực hiện 7 chuyến thành công tốt đẹp và bắt đầu chuyến thứ chín ,khi ông nhận con tàu 100 tấn thứ tư trong loạt tàu đóng tại Xưởng Ba.Đó là một ngày đầu tháng 07/1967 ,chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và thuyền trưởng Vũ Tấn Ích sau khi nhận tàu ,nhận hàng đầy đủ ,con tàu đã xuất phát từ Đồ Sơn vào ngày 06/07/1967. Đêm 14/07/1967, tàu 198 gặp máy bay và tàu chiến địch bao vây. Cuộc dượt đuổi của tàu đối phương theo chiếc “tàu đánh cá lạ” kéo dài suốt từ ven biển miền Trung ,vượt qua hải phận quốc tế tới gần đảo Hải Nam rồi con tàu cơ động vào bến Ba Làng An (Quảng Ngãi).Do không tổ chức hủy tàu được nên bị đối phương lấy nguyên tàu cùng toàn bộ hàng hóa ,vũ khí đem về triển lãm tại bến Bạch Đằng Sài Gòn vào tháng 09/1967 . Trong trận này, chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và thuyền phó Phạm Chuyên Nghiệp hy sinh. Thuyền viên còn lại lên bờ, đi bộ ra miền Bắc .Sau chuyến đi đau thương đó, ông Vũ Tấn Ích chuyển lên bờ công tác,và năm 1982 nghỉ hưu với quân hàm trung tá, cán bộ Phòng tác chiến Quân khu 5 .
Cầm trên tay tấm hình con tàu 198,lần đầu tiên Lương Văn Triết mới thấy được sản phẩm của mình,nhưng đang trong tay đối phương ! một tấm hình mà phải hàng chục năm sau mới tới tay của người thiết kế chính của con tàu này.Cũng phải thôi ,vì năm tháng trôi qua ,mọi việc mới xác minh rõ ràng .Sau chuyến đi bất thành của tàu 198 ,Vũ Tấn Ích chịu kỷ luật và vụ việc mất tàu không được ai nhắc tới .Gần đây,những chiến công của các chuyến đi trước 198 của Vũ Tấn Ích được nhắc lại,người thuyền trưởng ở tuổi 81 lại được xuất hiện trên các phương tiện báo chí truyền hình và có lẽ con tàu 198 cũng giúp ngành đóng tàu chúng ta nhớ lại bản thiết kế tàu 100 tấn của những vị tiên phong .Điều đang tiếc là toàn bộ hồ sơ thiết kế con tàu,một vật chứng đáng lưu giữ trong bảo tàng Đường Mòn Hồ Chí Minh trên Biển lại không còn ,dù là một bức phác thảo hay một chỉ thị kỹ thuật.Trong khi đó ,bộ ảnh về cuộc triển lãm tàu 198 tại Sài Gòn và những ghi âm cuộc rượt đuổi mà đối phương ghi lại vẫn đang lưu giữ đâu đó trên mạng internet.Những chi tiết về lịch sử hình thành con tàu chắc chắn sẽ giúp cho các bạn trẻ ,dù ngày hôm nay chỉ cần nhấp con chuột máy tính vài cái là có thể hòan tất một bài toán ,hình dung ra được con tàu tạo nên kỳ tích trong cuộc chiến thần thánh được hình thành nhọc nhằn ra sao .Và trên hết ,trong quá khứ,dù thiếu thốn đủ điều ,đất nước đã gửi những người con đi học về nghề biển từ nhiều nước trên thế giới ,tại những trung tâm biển cả lớn của khối XHCN lúc bấy giờ như Thượng Hải ,Đại Liên (Trung Quốc),Gdansk (Ba Lan),Rostok (Đông Đức)...,với những ông thày giáo giỏi giang ,trong đó có người có uy tín vượt ra khỏi khối XHCN mà mang ý nghĩa toàn cầu như Doeffer,Kobylinski (Ba Lan) ,VV.Ashik (Liên Xô)...Chính những “hạt giống đỏ” đó đã tạo nên diện mạo ban đầu của ngành đóng tàu nước ta trong đó có kỹ sư thiết kế Lương Văn Triết ,người thiết kế chính của phương án tàu 100 tấn ,con tàu không số .Nhớ lại,một lần đến thăm gia đình chị Phạm Thị Be,vợ của anh hùng Nguyễn Văn Hiệu ,thuyền trưởng tàu 645 hy sinh trên vùng Vịnh Thái Lan ,tôi thấy treo trang trọng trên tường bức kỷ niệm của Đoàn Tàu Không Số .Đó là hình con tàu theo thiết kế tàu 100 tấn đang chạy hết tốc lực trên biển mà không quân Mỹ đã chụp được.
Viết vài dòng này gửi anh Lương Văn Triết với cả tấm lòng muốn chia sẻ khi anh đang phải chiến đấu vất vả với bệnh tật ! Hồi ký “Ghi chép trên các nẻo đường thiết kế” của anh thực lòng mà nói,có nhiều ý kiến khen chê khác nhau,đó là chuyện thường tình với loại văn chương nói về chính mình,nhưng trong đó anh không kể về giai đoạn thiết kế tàu 100 tấn .Những dòng ghi chép này của tôi mong đưa thêm những thông tin xác thực về một giai đoạn đáng ghi nhớ,mà bản thân Lương Văn Triết và cả nhóm đã góp phần làm nên lịch sử !
Viết thêm về con tàu trong " Chiến thắng Sa Kỳ" mà phía Mỹ khoe khoang . Vào tháng 5/2015, mạng Hải quân Mỹ có phỏng vấn thuyền trưởng Edward Bergin, người đã săn đuổi con tàu cũa Vũ Tấn Ích 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Trần Văn Văn-nhà trục vớt tàu tài ba

"Thần đèn" trên biển

Thứ Năm, 5.8.2010 | 09:11 (GMT + 7)

Cơn bão Conson quét qua Hải Phòng làm 3 con tàu biển bị "tuột xích", trôi về thượng nguồn, đâm vào cây cầu bắc ngang sông Cấm. Giữa lúc bầu trời còn đầy những đám mây mọng nước đang vần vũ, lực lượng cứu hộ đã lôi được 2 con tàu "sổng chuồng" khỏi "cái hôn" với cầu Bính.

Trong đám đông kẻ hiếu kỳ đứng trên thành cầu nhìn 5 tàu kéo đang hộc lên vì bất lực trước Vinashin Orient (con tàu thứ ba bị mắc cạn dưới gầm cầu), có một cặp vợ chồng mang vẻ mặt bất mãn. Anh chồng thốt lên: "Giật thế kia thì có đến 10 tàu kéo cũng không ra!". Một vị cán bộ của Vinashin cả đêm không ngủ, ủ rũ như một miếng giẻ ướt vắt trên sào, cáu tiết: "Anh là cái thằng đếch nào? Có giỏi thì xuống mà kéo!". Ngay tối hôm đó, anh ta xuống sông kéo thật.

Giám đốc Trần Văn Văn ra hiện trường chỉ đạo trục vớt.
Giám đốc Trần Văn Văn ra hiện trường chỉ đạo trục vớt.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Anh ta là Trần Văn Văn, 45 tuổi, Giám đốc Cty TNHH dịch vụ thương mại Mạnh Nam, nhà ở 50/51 phố Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Cty có 3 cổ đông là Văn, vợ và con trai, có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Manhnam Sertraco. Thế nhưng, cả 3 cổ đông, cũng như gần hết nhân viên Cty, đều không biết chữ để hiểu nó nghĩa là gì! Đơn giản vì họ là những dân chài, từ nhỏ sống trôi nổi trên sông nước, thích làm tính nhẩm hơn học ngữ pháp. Văn kể rằng, anh sinh ra dưới thuyền. Trong lúc ông bố lặn bắt ba ba, thì Văn lặn mò sắt vụn. Văn lặn giỏi lắm, bố mẹ muốn đánh thì phải bắt tại chỗ, không thì Văn nhảy xuống sông lặn mất. Năm 17 tuổi, Văn lấy được vợ hơn Văn 3 tuổi, cũng là dân thuyền chài. Họ gặp nhau tự nhiên như 2 con đò cập vào nhau khi trời mưa bão. Vèo cái, họ đã có 5 đứa con. Mạnh, Nam là tên 2 cậu con trai.
Gần 20 năm, cả nhà Văn cứ lang thang khắp các dòng sông với chiếc thuyền con. Chồng lặn kiếm ăn, vợ ngồi trên cầm dây kéo. Cuộc sống ở nơi đầu mom, bãi sú biến Văn thành một con người của biển: Thông minh, dũng cảm, chấp nhận thách thức... Năm 1994, trong lúc loay hoay đi tìm con tàu đắm ở vùng cửa đèn Tây Vàng chấu, Hoàng Giang - Trưởng phòng An toàn hàng hải Cảng vụ Hải Phòng gặp một thanh niên khoảng 40 cân, đen nhẻm, tóc tan tác như đang trong cơn bão, cập thuyền nài nỉ: “Em tìm thấy, anh cho em ít tiền!”. Thế rồi chỉ 2 lần lặn, Văn đã reo lên: “Đây rồi!”. Lần lặn này là khởi đầu cho “cuộc tình” lâu dài giữa Trần Văn Văn và Cảng vụ Hải Phòng.

Năm 2000, Văn làm một cuộc cách mạng gây rung động cả họ hàng. Anh bán căn nhà dưới nước của mình, chiếc thuyền ximăng lưới thép dài 6m, chỗ rộng nhất trải được một chiếc chiếu (2m) - để mua căn nhà trên bờ. Mảnh đất 80m2 có một túp lều chồng gạch ba banh, mái tôn dột nát, tận trong ngõ sâu của một xóm nghèo, mèo và chó cũng gầy ốm, nhưng nó làm cuộc đời Văn bớt tròng trành.

Rồi có những người biết tài bơi lặn của Văn, họ đến gạ anh cùng làm ăn chung. Cũng chỉ vì không biết chữ, nên Văn chẳng dám hợp tác. Anh đi vay lãi mua được con tàu đầu tiên. Từ đấy, đời Văn lên hương. Tiếng lành đồn xa, anh được mời đi khắp nơi, từ Quảng Ninh tới Cà Mau (có lần sang tận Trung Quốc) tìm kiếm, trục vớt tất cả những thứ bị chìm: Từ tàu bè, bom mìn đến người chết! Chưa bao giờ Văn thất bại.

May cho Văn là anh có một người vợ đẹp và đảm. Chị có làn da trắng như vảy cá, mũi cao, mắt to, loé sáng - đặc điểm khiến chị không phải mẫu người phụ nữ bị trêu chọc khi đi trên đường phố. Văn nhận: “Vợ tôi giỏi lắm! Nghe tôi kể là đã biết ngay vớt được hay không vớt được. Chẳng cần phải đến nơi sờ!”. Nhờ sự quản gia của chị, bây giờ Văn có 2 tàu trục vớt cứu hộ, có nhà 3 tầng kiên cố, có tivi màn hình phẳng để tối theo dõi thời sự, phim. Thỉnh thoảng, Văn lái xe Innova 7 chỗ đưa vợ đi ăn nhà hàng, trong ví Văn thấy có cả tiền đôla Mỹ và vài cái “cạc” “giám đốc Cty”. Hai đứa con út, đứa học lớp 6, đứa lớp 12 - những đứa con có nhiều chữ hơn cha. Và cả Văn cũng đẹp hơn ngày xưa: Mái tóc tan tác được chuốt keo mượt, ốp như tài tử cải lương.

Tàu Vinashin Orient mắc kẹt tại cầu Bính, được giải cứu thành công.
Tàu Vinashin Orient mắc kẹt tại cầu Bính, được giải cứu thành công.

Vớt được mọi thứ

Chiều ngày 18.7, Thứ trưởng thường trực của Bộ GTVT - ông Ngô Thiện Đức - triệu tập cuộc họp khẩn tại Cảng vụ Hải Phòng, sau khi cả 5 tàu kéo thất bại trong nhiệm vụ giải thoát tàu Vinashin Orient dưới gầm cầu Bính. Thời gian không chờ. Nước sông đang “chết”, nếu để nước ròng mà kéo có khả năng bị lật tàu. Các chuyên gia phân tích đủ các lực, mà không dẫn ra giải pháp nào hơn là thêm tàu kéo! (Hải Phòng có tàu kéo nào thì đã đem dùng cả rồi còn đâu!). Phương án Cảng vụ Hải Phòng mời Trần Văn Văn vấp phải bức màn ngờ vực từ phía những bậc áo cao, mũ dài. Hy vọng vào anh thuyền chài mỏng tang như lớp vecni trên gỗ! Nhưng vì “có bệnh thì vái tứ phương”, họ đã miễn cưỡng để Văn nhập cuộc. Anh kéo về 2 sà lan và một đống các thiết bị cứu hộ tự chế. Giữa đêm, những người thợ không biết chữ của Trần Văn Văn hối hả lặn xuống, móc cáp, thổi bùn, khát thì uống nước sông Cấm. Và sau 5 tiếng vừa kéo, vừa nâng, họ đã bắt Vinashin Orient phải nổi lên, trôi ra khỏi cầu. Trên bờ, người ta ôm nhau chúc mừng thành công. Lãnh đạo Hải Phòng và Bộ GTVT thấy nhẹ người như đang bị ngạt mũi lại hít thở được. Còn Văn được đưa lên đài truyền hình để nói: “Em có biết nói gì đâu!” - anh nói với hàm răng sáng loá trong một nụ cười hạnh phúc. Tôi hỏi tại sao đội bóng chân đất của anh lại thắng đội bóng “hoàng gia” - 5 con tàu kéo 8.000 sức ngựa? Văn đáp: “Dưới nước không cậy sức được, mà phải có mẹo! Cộng thêm tí liều!”.

Bằng công thức “mẹo cộng liều”, Văn đã giải thoát được tàu Đông Hoa hơn một vạn tấn trọng tải, bị bão đánh nhảy lên bãi đá ngầm vùng biển Quảng Ngãi, cứu hộ nhà nước đã phải bó tay. Có người sông nước mách cho chủ tàu Đông Hoa cầu Văn đến cứu. Văn mang đến một “con rùa” 65 tấn, 2 neo 5 tấn, dùng 2 dây cáp “phi” 120, dài 1.000m, 2 đường cáp “phi” 40, dài 100m... Chỉ sau 2 ngày, Đông Hoa lại về với biển!
Vợ Văn nói rằng, anh là người thích mạo hiểm, luôn trong tình trạng đặt chân lên vùng cát lún. Khi nghe tin tàu Hoàng Chiến 08 bị lật ở biển Hải Phòng, Văn sôi lên muốn ra tay. Song, chị vợ lại khoá cửa nhốt chồng trong nhà, lý do: Đang mùa biển động, tàu bị chìm lấp dưới hàng mét bùn... Một tối, Văn bỏ di động ở nhà, quần đùi, áo may ô lẻn ra ngoài, vay tiền mua quần áo dài, bay vào - bay ra Sài Gòn để ký hợp đồng. Vớt xong Hoàng Chiến 08, anh mới báo tin cho vợ đang không biết chồng ngụp lặn ở vùng biển nào! Vụ đó, chủ tàu thu hồi hàng chục tỉ đồng (1.500 tấn thép cuộn), phần Văn được cái vỏ tàu.

Tháng 5.2010, tàu nước ngoài đâm gãy đôi sà lan NĐ 0096 có 12 thùng container bị chìm, sóng cuốn trôi hàng cây số, có cái nằm ngay giữa luồng tàu chính. Văn mò ra chúng nhanh hơn các thiết bị tìm kiếm hiện đại của Bảo đảm hàng hải VN, loại bỏ nguy cơ tắc luồng. Nhiều lần Văn trục tàu nhanh đến nỗi hợp đồng còn chưa ký xong, tàu đã được vớt lên rồi, kéo đi. Chủ tàu cứ tưởng mất tàu! Bất cứ tàu chìm ở tư thế nào, Văn nói: “Chúng tôi đều vớt đẹp như văn công!”.

Biển chỉ dịu êm và sung sướng với du khách. Còn với người làm trục vớt, biển dữ dội, nguy hiểm và khó lường hệt như người đàn bà đẹp! Nhiều lần Văn tưởng đã chết vì tàu bị lật, anh chìm sâu dưới 30m nước. Nhưng ở dưới nước, Văn lại bình tĩnh, tự tin như những thổ dân sống trong rừng rậm, thuỷ thần không bắt được anh và những người thợ dũng cảm của anh. Văn thú nhận: Anh chỉ sợ người trên bờ, những kẻ bắt nạt người thật thà và hiền lành như vợ chồng Văn. Anh đã từng là người nghèo nên thương người nghèo. Văn chẳng bắt bí ai trong hoạn nạn. Vớt con tàu đắm, người khác đòi mười, anh chỉ lấy ba, điều đó làm cho khối kẻ tức anh, họ đe doạ anh dù họ không có tài năng như anh. Dân cứu hộ khắp dải đất hình chữ S phục lăn Văn, vì anh đã biến nhiều điều không thể trở thành có thể bằng các con thuyền nhỏ như lá tre trên biển của mình.

10 năm trục vớt hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ, ôtô, bom, mìn, vật cản luồng lạch. Công anh lớn lắm! Hãy tưởng tượng xem một ngày tàu thuyền không ra vào cảng Hải Phòng vì bị tắc luồng! Góp phần đắc lực bảo đảm an toàn hàng hải con đường giao thông huyết mạch miền Bắc - một cái Huân chương Lao động với Trần Văn Văn không phải là điều xa xỉ. “Trừ các anh cảng vụ ra, chẳng ai thèm biết em đâu!” - Văn nói xong rồi lặng lẽ đi ra Quảng Ninh - ở đó có con tàu chìm, dầu đang rò chảy ra biển!

Hà Linh Quân

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Ới ông Cục ĐS ơi;Ai bảo ông về nguyên tắc ,chiều cao của tàu không vượt quá chiều rộng !!

Vụ chìm tàu Dìn Ký: Trách nhiệm thuộc về ai?

SGTT.VN - Đã hai ngày sau khi vụ tai nạn làm chìm tàu du lịch hai tầng Dìn Ký xảy ra tại ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương khiến 16 người chết, nhưng chưa đơn vị nào của tỉnh Bình Dương lên tiếng nhận trách nhiệm.

“Nếu quản lý chặt, tàu sẽ không bị chìm”

Khu vực bến tàu trong khu du lịch Dìn Ký không có giấy phép hoạt động nhưng vẫn tồn tại nhiều năm nay. Ảnh: Từ An

Chiều 21.5, trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Nam, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhận định ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn chìm tàu là do một cơn lốc đột ngột đi qua khiến con tàu bị xô ngã qua một bên và chìm xuống lòng sông Sài Gòn.

Sáng qua 22.5, sau khi trục vớt con tàu thành công, lực lượng công an đang tiến hành điều tra. Theo một cán bộ Cục đường sông Việt Nam, tàu BD 0394 (tài xảy ra tai nạn) có chiều dài khoảng 27m, chiều rộng thân tàu 4,5m nhưng chiều cao lên đến gần 6m và được bố trí thành hai tầng, thân tàu bằng gỗ hoàn toàn. “Khi cấp phép cho tàu này hoạt động dịch vụ du lịch thì đơn vị cấp phép đã không lường trước tình huống xảy ra tương tự. Về phía chủ tàu có biểu hiện cơi nới tàu lên cao hơn. Về nguyên tắc, chiều cao của tàu không vượt quá chiều rộng của thân tàu, hơn nữa đây là tàu gỗ… Khi các cửa bị đóng sẽ tạo nên một tấm chắn gió, vô tình khiến tàu không thể đứng vững giữa gió lớn. Về việc này, rõ ràng phải xem về trách nhiệm của khâu quản lý và cấp phép. Nếu quản lý chặt, tàu sẽ không bị chìm”, cán bộ này nhận định.

Trong khi đó, theo kết quả điều tra ban đầu, tàu BD 0394 đã hết hạn đăng kiểm từ ngày 28.1.2011. "Khi hết hạn đăng kiểm, chủ phương tiện phải là người đầu tiên đưa tàu đi kiểm định. Việc kiểm tra và xử phạt do CSGT và thanh tra giao thông đường thủy thực hiện. Còn trường hợp tàu không được đăng ký kiểm định, tài công không được đào tạo và cấp giấy phép theo quy định thì khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện đó gây ra”, ông Đàm Trọng Cường, phó giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương nói.

“Con voi chui lọt lỗ kim”

Vẫn chưa có đơn vị nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ chím tàu nhà hàng Dìn Ký. Ảnh: Từ An

Cho đến chiều 22.5, trong khi cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang điều tra xác định trách nhiệm và vai trò của các bên liên quan, vẫn chưa một đơn vị nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ việc.

Ông Phạm Văn Duy, giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa Khu vực 3 cho biết, bến tàu du lịch của nhà hàng Dìn Ký hoạt động không có giấy phép. Theo quy định, đối với những nơi hoạt động cảng, bến thủy nội địa… có chức năng đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện chở khách… đều phải được cấp phép hoạt động, phương tiện phải được kiểm định. “Thế nhưng, cầu phao của khu du lịch sinh thái này được làm bằng thùng phuy nên không đủ điều kiện cấp phép. Ngoài ra bản thân tàu BD 0394 cũng đã hết hạn kiểm định nhưng chủ phương tiện không đưa đi kiểm định”, ông Duy xác nhận.

Chiều cùng ngày, ông Đàm Trọng Cường, phó giám đốc sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bình Dương cho rằng, về hoạt động cấp phép du lịch do sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương đảm trách. Còn về chức năng của sở GTVT chỉ cấp biển số tàu (giấy phép đăng ký) khi tất cả các giấy tờ kiểm định chất lượng… đã hoàn thành. “Ngoài ra, chúng tôi có trách nhiệm kiểm tra và thanh tra hoạt động của tàu, nếu tàu vi phạm luật giao thông thủy sẽ bị phạt. Riêng tàu BD 0394 chúng tôi đã một lần xử phạt về lỗi hết thời hạn kiểm định và yêu cầu chủ phương tiện đưa tàu đi kiểm định, nhưng chủ tàu vẫn lén lút hoạt động đến khi xảy ra sự cố”, ông Cường cho biết.

Một câu hỏi đặt ra, vì sao khu du lịch Dìn Ký hoạt động đã nhiều năm nhưng khu vực bến tàu lại không có giấy phép hoạt động, trong khi phương tiện (tàu du lịch) lại được cấp phép hoạt động?


Tàu Dìn Ký-Bài toán mất ổn định


Hình bên-Mối liên quan giữa trọng tâm G (gravity center),tâm nghiêng M (metacenter) và tâm nổi B (buoyancy center) mà người nào làm nghề đóng tàu thuyền cũng đều thuộc nằm lòng
Một lần nữa,một tai nạn trên sông nước vì một nguyên nhân xưa như Trái Đất :tàu không đủ ổn định ! lại diễn ra trên sông Sài Gòn,với một hệ thống giám sát tầng tầng lớp lớp ,nhưng vẫn còn kêu thiếu luật...Cũng là bị lật nhưng con tàu Vinashin được thiết kế theo "Ý Trời" giống như tàu Wasa Thuỵ Điển thế kỷ 16 -Mạnh hơn nữa ,táo bạo hơn nữa ! (trích lời một ông lớn cổ vũ cho Vinashin như cổ vũ cho bóng đá ,như cổ vũ khi quân tiến vào SG) còn con tàu Dìn Ký lại được thiết kế theo ý ông Chủ "ngổ mong tàu thật cao hơn nữa ,hoành tráng hơn nữa ..cho túi ngổ nhiều tiền hơn nữa ! " Không cần biết quy luật về sự cân bằng ,về ổn định mà chú em tôi từ nơi xa xôi đã nhắc trong email sáng nay "Tại sao không ai nói tới thiết kế,nói tới CG và keel ...!"Tôi chắc là họ đã biết thừa và họ đang lo giữ cho cái mạng của mình ! Đó là câu chuyện của kẻ có một tí chữ,được học hành về tàu thuyền và ổn định ...đi làm thuê cho các ông chủ to nhỏ khác nhau !Sau đây chép lại diễn biến của tàu để làm tư liêu và các ý kiến bình luận !!!!
Tại sao tàu Dìn Ký bị chìm?

Xung quanh vụ chìm tàu kinh hoàng ở Bình Dương đã có nhiều ý kiến dự đoán về nguyên nhân bị chìm dẫn đến cái chết thương tâm của 16 hành khách.

TIN LIÊN QUAN:

Lật tàu du lịch 2 tầng, gần 20 người mất tích
Vụ chìm tàu kinh hoàng qua lời nhân chứng
Hình ảnh vụ chìm tàu kinh hoàng
Đắm tàu thương tâm, giật mình 3 tháng 3 vụ
Đêm sinh nhật kinh hoàng trên tàu tử thần

Điều đáng buồn là trên tàu bị chìm này, những người thoát thân được chủ yếu là người phục vụ và nhân viên. Khi xảy ra sự cố, thay vì hướng dẫn cho hành khách cách đối phó trong tình huống khẩn cấp thì nhân viên nhà tàu lại là người chạy thoát đầu tiên.

Qua vụ chìm tàu này, người ta dễ dàng nhận thấy, một trong những nguyên nhân khiến vụ tai nạn chìm tàu thương tâm xảy ra có yếu tố chủ quan của con người.

Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án (Nguồn: VietNamNet)

Chia sẻ với VietNamNet, một nhân chứng trên chiếc tàu bị chìm ở Bình Dương hôm 20/5 cho biết, có thể nguyên nhân xảy ra sự cố trên tàu cũng là do tàu đóng kín tất cả các cửa kính tạo thành một bức tường cản gió nên con tàu nhanh chóng bị lật nghiêng. Điều này dẫn đến áp lực gió tác động lên con thuyền lớn hơn rất nhiều và gây mất thăng bằng trước khi chìm. Việc đóng các cửa sổ cũng góp phần làm giảm khả năng sống sót của các nạn nhân khi các lối thoát hiểm bị bịt kín.

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải cho biết: “Đấy chỉ là một phần nhỏ dẫn đến nguyên chìm tàu. Và nếu chỉ vì đóng kín các cửa mà dẫn đến nguyên nhân chìm tàu thì chất lượng của chiếc tàu đó quá là kém”.

Theo nguồn tin của báo Đất Việt, tại hiện trường vụ tai nạn, có một du thuyền đang neo đậu, treo biển “Khách sạn du thuyền Dìn Ký” cao hai tầng, có gắn máy lạnh ở các phòng. Thuyền này có chung kết cấu với chiếc thuyền bị chìm hôm 20/5.

Nỗi đau những người ở lại (Nguồn: VietNamNet)

Một cán bộ Đoạn quản lý đường sông số 10, Cục đường sông Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, du thuyền Dìn Ký có chiều dài 23m, ngang 4,5m và cao 4,6m, bố trí thành hai tầng. Kết cấu chiều cao như vậy của con thuyền là rất dễ bị rung lắc mạnh và mất thăng bằng khi gặp sóng to gió lớn, nên tai nạn là điều tất yếu.

Liên quan đến vụ chìm nhà hàng nổi trên sông này, chiều 21/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao – Phó Giám đốc công an tỉnh Bình Dương đã xác nhận với VietNamNet rằng: “Chiều 21/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án đặc biệt nghiêm trong nói trên để làm rõ về hành vi “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao cũng cho biết, cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định bắt giữ khẩn cấp đối với tài công Lê Văn Đức – là người điều khiển tàu du lịch nổi của Dìn Ký mang số hiệu BD 0913.

Liên quan đến vụ án này, hiện cơ quan công an còn tạm giữ hình sự thêm 2 người gồm: Lê Văn Quang (quản lý tàu BD 0913) và Đinh Văn Quân (là quản lý chung của nhà hàng nổi Dìn Ký chi nhánh ở xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Bảo Châu (Tổng hợp)

Trục vớt được tàu Dìn Ký, không thấy xác bé 9 tuổi
Cập nhật lúc :12:19 PM, 22/05/2011
(ĐVO) Rạng sáng 22/5, nhà hàng du thuyền 2 tầng của Khu du lịch Dìn Ký mang số hiệu BD 0394 bị lật trên sông Sài Gòn đã được trục vớt thành công, nhưng đội lặn cứu hộ vẫn chưa thể tìm thấy xác nạn nhân cuối cùng.

Sau một đêm nỗ lực, đến khoảng 5h sáng, lực lượng cứu hộ đã kéo được một nửa du thuyền lên khỏi mặt nước và neo vào bờ để tiếp tục công tác khám nghiệm và cứu hộ.

Rạng sáng 22/5, nhà hàng du thuyền 2 tầng của Khu du lịch Dìn Ký mang số hiệu BD 0394 bị lật trên sông Sài Gòn đã được trục vớt thành công. Ảnh: T. Trang

Tuy nhiên, trong mọi nỗ lực tìm kiếm tung tích nạn nhân cuối cùng là cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi), sau hơn 30 giờ đồng hồ, vẫn chưa mang lại kết quả.

Không thể tìm được cháu Khánh ở phần nổi của con thuyền, lực lượng người nhái đã lùng sục từng ngõ nghác ở phần đuôi con tàu đang cắm sâu xuống nước hơn 10m nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Hơn hai ngày đợi chờ mòn mỏi, gia đình nạn nhân Phạm Xuân Khánh chưa được nhìn thấy cháu. Ảnh: T. Trang

Hiện, do nước sông Sài Gòn dâng cao và nước chảy xiết nên việc tìm kiếm nạn nhân cuối cùng đã phải dừng lại để trục vớt hoàn toàn con tàu. Có khả năng thi thể cháu Khánh đã bị dòng nước cuốn ra xa.

Thùy Trang

Đưa toàn bộ 15 xác nạn nhân vụ đắm tàu lên bờ

TPO - Đến 15h18 hôm nay, 21 - 5, lực lượng cứu hộ đã đưa toàn bộ thi thể 15 nạn nhân vụ đắm tàu trên sông Sài Gòn (thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương) lên bờ.

> Nhân viên thoát chết kinh hoàng kể chuyện tàu đắm

Thợ lặn xuống đáy sông tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Bee.net.vn
Thợ lặn xuống đáy sông tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Bee.net.vn.

Trước đó, lúc 13h45, lực lượng cứu hộ lặn xuống sông Sài Gòn, vớt chín xác nạn nhân vụ đắm tàu tại Khu du lịch Dìn Ký (thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương) tối 20 - 5 lên bờ, trong đó có thi thể một trẻ em và một người nước ngoài.

Nhằm tránh xảy ra trường hợp trôi xác nạn nhân, phương án trục vớt tàu đắm dự tính lúc đầu bị hoãn lại. Thay vào đó, một đội thợ lặn xuống dưới sông tìm thi thể nạn nhân.

Hơn 13h, đội cứu hộ đưa được hai thi thể là hai mẹ con lên bờ. Sau đó, với nỗ lực tìm kiếm không mệt mỏi, đến 13h45, các thợ lặn tìm thấy và đưa xác của chín nạn nhân lên bờ. Công tác tiếp nhận nạn nhân được triển khai nhanh chóng. Các xe cứu thương nhanh chóng đưa thi thể nạn nhân rời hiện trường.

Xe cứu thương đầu tiên đưa thi thể nạn nhân rời hiện trường. Ảnh: Quang Phương
Xe cứu thương đầu tiên đưa thi thể nạn nhân rời hiện trường. Ảnh: Quang Phương.

> Trục vớt tàu du lịch đắm tại sông Sài Gòn


Tai nạn kinh hoàng

Khoảng 19 giờ ngày 20 - 5, tàu du lịch hai tầng của Khu du lịch Dìn Ký, hoạt động trên sông Gài Gòn, bị đắm trong trận mưa lớn kèm gió mạnh tại xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An (Bình Dương).

Khi gặp nạn, tàu chở khoảng 30 công nhan đang dự lễ sinh nhật. Thời điểm tàu bị đắm có gió giông kèm theo mưa lớn.

Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm người mất tích trên sông Sài Gòn. Ảnh chụp chiều 21 - 5: Quang Phương
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm người mất tích trên sông Sài Gòn. Ảnh chụp chiều 21 - 5: Quang Phương.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng công an Bình Dương đến hiện trường. Nhiều thợ lặn được huy động cùng xe cứu thương, xe chữa cháy đến cứu hộ. Đến 23h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm thấy tàu. Theo lực lượng cứu hộ, một số người bơi được vào bờ.

Sau đó, lực lượng bộ đội công binh, lực lượng của Cảng vụ Sài gòn, đơn vị cảnh sát đường thủy tỉnh Bình Dương… vào cuộc, phối hợp tìm nạn nhân mất tích. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy huy động hàng chục thợ lặn chuyên nghiệp xuống sông Sài Gòn tìm kiếm.

Người dân theo dõi lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân vụ đắm tàu du lịch. Ảnh: Quang Phương
Người dân theo dõi lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân vụ đắm tàu du lịch. Ảnh: Quang Phương .

Theo người dân xung quanh khu vực tai nạn, lúc tàu chìm, cửa tàu bị đóng kín mít, hàng chục du khách đã cố đập vỡ kính để thoát thân.

Trục vớt tàu du lịch đắm tại sông Sài Gòn

Sáng nay, 21 - 5, đại tá Võ Đức Thành, Chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương cho biết, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc tàu du lịch bị lật, đắm trên sông Sài Gòn vào tối 20 - 5, cách vị trí bị nạn khoảng 100m.

Nhiều thợ lặn đã được huy động. Ảnh: Chí Tưởng (TTXVN)
Nhiều thợ lặn đã được huy động. Ảnh: Chí Tưởng (TTXVN).

Đại tá Thành cũng cho biết, cơ quan chức năng đã xác định được có tổng cộng 26 nạn nhân. Trong số 15 người đã chết, có bốn người nước ngoài, sáu phụ nữ, năm trẻ em.

Bắt đầu từ 9 giờ ngày 21 - 5, công tác trục vớt các nạn nhân được tiến hành theo phương án đưa 10 thợ lặn xuống sâu dưới lòng sông, phá từng khoang tàu để đưa những thi thể lên bờ.

Trước đó, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã làm việc với đội thợ lặn, tìm cách trục vớt tàu với ba phương án; trong đó nếu thợ lặn không tiếp cận được tàu thì sẽ đưa xà lan để trục vớt con tàu bị đắm.

Phương án dự phòng được đưa ra là nhờ lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ trục vớt con tàu. Ủy ban Nhân dân thị xã Thuận An chi hỗ trợ mỗi nạn nhân 4,5 triệu đồng/người đồng thời sẽ hỗ trợ đưa các nạn nhận về quê nếu có nhu cầu.

Cứu hộ trên sông - Ảnh: ANH THOA (Tuổi Trẻ)
Cứu hộ trên sông - Ảnh: ANH THOA (Tuổi Trẻ).

Hàng chục người gặp nạn

Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 20 - 5, tàu du lịch hai tầng của Khu du lịch Dìn Ký, hoạt động trên sông Gài Gòn, bị đắm trong trận mưa lớn kèm gió mạnh tại xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An (Bình Dương).

Được biết, chiếc tàu chở khoảng 30 công nhận đang dự lễ sinh nhật. Thời điểm tàu bị đắm có gió giông kèm theo mưa lớn.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng công an Bình Dương đến hiện trường. Nhiều thợ lặn được huy động cùng với xe cứu thương, xe chữa cháy đến cứu hộ. Đến 23h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy tàu. Theo lực lượng cứu hộ, bốn người đã bơi được vào bờ.

Hiện, lực lượng bộ đội công binh, các lực lượng của Cảng vụ Sài gòn, đơn vị cảnh sát đường thủy tỉnh Bình Dương… đang dò tìm nạn nhân mất tích.

Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy huy động hàng chục thợ lặn chuyên nghiệp xuống sông Sài Gòn tìm nạn nhân mất tích. Nhiều ghe thuyền cứu hộ đã được huy động tìm kiếm nạn nhân trên khu vực khu du lịch Dìn Kí trên sông Sài Gòn.

Theo người dân xung quanh khu vực tai nạn, lúc tàu chìm, cửa tàu bị đóng kín mít, hàng chục du khách đã cố đập vỡ kính để thoát thân.

Các ngành chức năng tỉnh Bình Dương đang huy động tổng lực để cứu hộ, tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân trong đêm 20 - 5.

Theo Vietnam+

Strait Times thuật lại

Vietnam party boat sinks, 16 dead: police

Rescue workers search for passengers from a tourism boat which sank in Saigon River, Binh Duong province, Vietnam, Saturday, May 21, 2011. A little boy's birthday party went tragically wrong Friday when the double-decker tour boat capsized during a storm. -- PHOTO: AP

HANOI - SIXTEEN people, including a three-year-old boy, drowned in Vietnam after their vessel sank during the child's birthday party, officials said on Saturday, as police arrested three boat company workers.

About 100 police and soldiers were mobilised on the Saigon River in southern Binh Duong province, near Ho Chi Minh City, in Saturday's search for the victims, according to Trieu Van Giau, head of the local water police.

He said divers had recovered 15 of the dead from the water and were working to free a child's body from the wreckage of the vessel.

'We are trying to pull out the body of a nine-year-old boy,' Trieu Van Giau told AFP. 'Police arrested three employees of the company including the boat driver.'

A total of 28 people had been on board the vessel when it sank due to strong winds and heavy rain, said Thanh Cung, president of the local People's Committee, updating an initial figure of 26 from police.

The three-year-old boy's father was among 12 people able to swim to safety, he said. Four of those drowned are believed to be of Chinese origin. -- AP