Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Hà Huy Hiệp/Vietnam+)
Ngày 20/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội người đi biển Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về Bảo vệ quyền lợi của các thuyền viên Việt Nam trong các chuyến hải hành.
Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng trao đổi về vấn đề bảo vệ quyền lợi thuyền viên Việt Nam trong bối cảnh số vụ bắt giữ tàu Việt Nam tại các cảng quốc tế có xu hướng tăng cao, thuyền viên Việt Nam bị các chủ tàu bỏ rơi, hay không được cung cấp các điều kiện sinh hoạt tối thiểu, nên kêu cứu qua các kênh ngoại giao, truyền thông…
Các hội viên Hội người đi biển Việt Nam, thuyền trưởng, cựu thuyền trưởng, máy trưởng đã cho rằng cần có một đầu mối có đủ tâm, đủ tầm, với những quyền lực, tiềm năng tài chính cụ thể, đứng ra làm đầu mối giải quyết, giúp đỡ thuyền viên khi gặp khó khăn.
Nhiều đại biểu đã trao đổi, đề xuất những giải pháp hiện đại hóa ngành hàng hải Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế, mà trước hết là hiện đại hóa về tổ chức, quản lý, luật lệ, quy định, hệ thống đào tạo…
Cuộc tọa đàm cũng bàn về các giải pháp tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh nghiệm nghề nghiệp, đào tạo nghề, việc làm.
Nhân dịp ra mắt Chi hội Người đi biển Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Tuấn, Trưởng văn phòng đại diện Hội Người đi biển Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Người đi biển Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là một tổ chức tự nguyện tập hợp những công dân Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
Mục tiêu của Hội là tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trên biển, tập hợp kinh nghiệm cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động trên biển để đóng góp với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến nghề đi biển và góp phần phát triển ngành hàng hải Việt Nam ngày càng chính quy hiện đại./.
Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng trao đổi về vấn đề bảo vệ quyền lợi thuyền viên Việt Nam trong bối cảnh số vụ bắt giữ tàu Việt Nam tại các cảng quốc tế có xu hướng tăng cao, thuyền viên Việt Nam bị các chủ tàu bỏ rơi, hay không được cung cấp các điều kiện sinh hoạt tối thiểu, nên kêu cứu qua các kênh ngoại giao, truyền thông…
Các hội viên Hội người đi biển Việt Nam, thuyền trưởng, cựu thuyền trưởng, máy trưởng đã cho rằng cần có một đầu mối có đủ tâm, đủ tầm, với những quyền lực, tiềm năng tài chính cụ thể, đứng ra làm đầu mối giải quyết, giúp đỡ thuyền viên khi gặp khó khăn.
Nhiều đại biểu đã trao đổi, đề xuất những giải pháp hiện đại hóa ngành hàng hải Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế, mà trước hết là hiện đại hóa về tổ chức, quản lý, luật lệ, quy định, hệ thống đào tạo…
Cuộc tọa đàm cũng bàn về các giải pháp tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh nghiệm nghề nghiệp, đào tạo nghề, việc làm.
Nhân dịp ra mắt Chi hội Người đi biển Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Tuấn, Trưởng văn phòng đại diện Hội Người đi biển Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Người đi biển Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là một tổ chức tự nguyện tập hợp những công dân Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
Mục tiêu của Hội là tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trên biển, tập hợp kinh nghiệm cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động trên biển để đóng góp với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến nghề đi biển và góp phần phát triển ngành hàng hải Việt Nam ngày càng chính quy hiện đại./.
Anh Ba Sàm bình luận:
– Ra mắt Hội Người đi biển Việt Nam tại TP HCM (VOV News). He he! Nghe cái tên không ổn, dễ bao gồm cả “thuyền nhân” thì sao? Nhiệm vụ liên quan tới các thuyền viên nghề biển, sao không đặt là Hội nghề biển hay Hội hải nghiệp? – Và hơi lạ về cách đưa tin khi mà TTXVN lại cho biết đây chính là buổi Tọa đàm Bảo vệ quyền lợi các thuyền viên Việt Nam, còn việc “ra mắt” chi hội chỉ là một nội dung phụ.