Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2010

Buổi họp cuối năm đón Tết Canh Dần của Ban Chấp Hành Hội Biển T/P HCM







Chiều cuối năm,tại nhà hàng Hương Quê 2 Quận 7.Chủ tịch Hội,Đô đốc Lê Kế Lâm tổng kết hoạt động cả năm và chuẩn bị cho lễ ra mắt Ban Chấp hành sắp tới.Câu chuyện xoay quanh biển đảo,nhớ tới Đô đốc Giáp Văn Cương ,người chỉ huy xuất sắc chiến dịch CQ-88.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010

Sứ mệnh của đội tàu viễn dương -Đặng Phong viết về Vosco "buôn lậu"


Kỳ cuối: Sứ mệnh của đội tàu viễn dương

SGTT - Vosco là tên viết tắt của đội tàu viễn dương Việt Nam (Vietnam Ocean shipping company). Ra đời từ năm 1970, ban đầu lực lượng còn rất nhỏ bé, Vosco vận tải hàng hoá chủ yếu chỉ trên các tuyến đường nối các nước xã hội chủ nghĩa phía bờ tây Thái Bình Dương với các nước thuộc thế giới thứ ba (Iraq, Indonesia, Algeria, Ai Cập…) để nhập gạo, dầu… về nước.

Tranh biếm hoạ những nguồn hàng của thị trường tự do trong thời bao cấp (báo Lao Động, 17.1.1991)

Từ cuối thập niên 70 và nhất là từ khi bước vào thập niên 80, Vosco cùng với nền kinh tế Việt Nam phải vươn ra thế giới tư bản chủ nghĩa. Ban đầu, Vosco chỉ có ở trung ương. Về sau, các tỉnh và thành phố cũng lập ra những đội tàu viễn dương của mình, mà tiên phong là Hải Phòng. Vosco từ đây là giải pháp “bung ra” về xuất nhập khẩu.

“Kế hoạch” của thị trường

Hàng xuất khẩu phần lớn là hàng của Nhà nước, hoặc Nhà nước trung ương, hoặc Nhà nước địa phương. Miền Nam và miền Trung có các nông sản như càphê, hạt điều, hạt tiêu, tôm đông lạnh, trầm hương, yến, đỗ, đậu phộng. Miền Bắc có than đá (của Quảng Ninh), thuỷ sản đông lạnh, đỗ, đậu phộng, gỗ, vừng và một số rau quả.

Từ năm 1983 – 1984, mặt hàng xuất khẩu phổ biến là sắt vụn. Khi đó, Nhật Bản bắt đầu nhập sắt vụn của Việt Nam để tái chế. Tỉnh nào cũng thu gom sắt vụn đủ các loại và xin phép Chính phủ xuất sang Nhật để nhập một số vật tư và hàng tiêu dùng cho địa phương.

Những mặt hàng xuất khẩu kể trên đều do cơ quan ngoại thương của trung ương hoặc địa phương mua theo hợp đồng kinh tế hoặc do các cơ sở kinh tế địa phương uỷ thác xuất khẩu. Ngoại tệ được Nhà nước trung ương hoặc địa phương quản lý theo kế hoạch. Tóm lại, trong hình thức xuất khẩu này, gần như không có kinh tế tư nhân. Tư nhân chỉ tham gia vào việc thu gom các nguồn hàng cho tới kho của Nhà nước. Còn từ kho đến tàu và đi ra nước ngoài thì tư thương hầu như không được nhúng tay vào.

Những tàu viễn dương sau khi chở hàng đi bán ở nước có nhiệm vụ nhập một số hàng về theo kế hoạch. Những hàng nhập khẩu chính thức về gồm có ôtô cũ, xe máy mới hoặc cũ, vải vóc, đường, thuốc men, sắt thép, ximăng, bông, sợi, chất dẻo, một số thiết bị xây dựng như kính cửa, thiết bị nội thất, phụ tùng ôtô, các phụ tùng thay thế cho máy móc như vòng bi, dây curoa…

Theo quy định của tàu viễn dương, mỗi thuỷ thủ đều được mang về một số đồ dùng cá nhân dưới hình thức hàng hoá: xe máy, tivi, tủ lạnh, máy may, máy hút bụi... Tuy nhiên, mỗi thuỷ thủ chỉ được đem một khối lượng hàng hạn chế, thường là mỗi thứ một chiếc và tổng giá trị không quá 500 USD. Nhưng trong thực tế, tất cả các thuỷ thủ và kể cả thuyền trưởng cũng thoả thuận với nhau để “vượt mức” gấp ba, bốn, năm lần hoặc nhiều hơn thế nữa. Trong dịp đi khảo sát tại Hải Phòng năm 1988, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp một số thuỷ thủ Vosco và được xem cả những chứng từ lẫn sổ tay riêng của họ. Qua đó thấy rằng trung bình mỗi người một chuyến đi phải mang theo ít nhất là 5.000 đôla, và số hàng họ đem về bán lại có thể tăng giá trị gấp hai lần.

Khi tàu Việt Nam cập cảng Hong Kong, Nhật, Singapore..., trong thời hạn chờ đợi tại bến để bốc dỡ hàng, các thuỷ thủ được cấp giấy phép lên bờ, thường là một ngày. Nếu tàu phải ở lại cảng trong thời gian lâu hơn, thì các thuỷ thủ cũng được cấp giấy lên bờ tới lần thứ hai hoặc lần thứ ba. Khi được lên bờ, các thuỷ thủ thường đi vào các đường phố để nhặt nhạnh các đồ cũ mà các gia đình đã thải bỏ ra và đem về: tủ lạnh, máy giặt, máy may, tivi, máy cassette, máy hút bụi, máy lạnh, xe đạp cũ, quần áo và một số dụng cụ lặt vặt trong gia đình như nồi niêu, bát đĩa, bàn ủi, máy đánh chữ, máy xay sinh tố...
Hằng năm, có hàng trăm chuyến tàu viễn dương về nước, tức là có một lượng hàng hoá khoảng từ 100 – 200 triệu USD được nhập khẩu qua bàn tay thuỷ thủ và trên các tàu Vosco.

Từ những năm 1982 – 1983, tại một số cảng, do dân địa phương biết được rằng, các tàu của Việt Nam cập bến thường “ăn” những mặt hàng này, nên một số nhà kinh doanh nhỏ sở tại đã làm thay thuỷ thủ trong việc nhặt nhạnh các đồ cũ đó. Những người này thường đánh những chiếc xe tải đi các đường phố và nhặt nhạnh lên xe tất cả những gì mà họ thấy thuỷ thủ Việt Nam hay nhặt nhạnh. Sau đó, họ đưa về một bãi nào đó ở gần cảng hoặc tại một cửa hàng tự do lựa chọn. Những mặt hàng lặt vặt không có giá trị cao thì họ ghi giá đồng loạt mỗi thứ 5 USD. Còn những thứ có giá trị lớn hơn, thí dụ như xe gắn máy, thì họ cũng định giá đồng loạt là 100 USD/chiếc, thuỷ thủ lựa chọn mua theo sở thích tiêu dùng ở thị trường Việt Nam.

Đỡ khó khăn nhờ hàng lậu

Sau khi thu gom được hàng hoá và đưa xuống tàu, có hai vấn đề quan trọng là phải cất giấu hàng hoá trên tàu và phải tìm cách nào để đưa được hàng vào trong nước. Các thuỷ thủ thường cất giấu trong các hầm tàu, thùng nước ngọt, thùng dầu máy và các ngóc ngách của con tàu những mặt hàng vượt quá mức quy định. Khi tàu cập bến, cơ quan hải quan xuống tàu khám xét. Tập thể thuỷ thủ và cả thuyền trưởng cũng phải “làm luật” một cách “hợp lý”. Sau khi được hải quan kiểm tra rồi, các thuỷ thủ mới tìm cách chuyển nốt lên bờ những hàng không hợp lý còn cất giấu dưới tàu.

Vấn đề tiêu thụ hàng lậu không phải là điều khó khăn. Tại tất cả các cơ sở trong nước, nhất là ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai, Đà Nẵng, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu... đã hình thành những tổ chức của tư nhân, sẵn sàng tiêu thụ những mặt hàng này.

Nếu quan sát trên thị trường sẽ thấy hàng Vosco chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có lẽ, ước chừng 50% tổng số xe máy ở Việt Nam nhập theo đường Vosco là xe đã sử dụng. Tủ lạnh cũ cũng chiếm tới khoảng 50% số tủ lạnh được bán trên thị trường. Còn những mặt hàng khác thì rất nhiều, như máy cassette, đầu CD, tivi, máy hút bụi, nồi cơm điện, lò vi ba, xe đạp...

Như vậy, xét về ý nghĩa đối với thị trường và nền kinh tế, hàng Vosco là một nguồn bổ sung rất quan trọng cho sự thiếu hụt của nhập khẩu chính thức.

Tóm lại, trong suốt những năm từ cuối thập niên 70 tới hết thập niên 80, Việt Nam có nhiều nguồn bổ sung hàng hoá khác nhau thông qua những con đường không chính thức: nguồn hàng của những người Việt Nam tại Liên Xô và Đông Âu chuyển về, nguồn hàng do Việt kiều gửi về cho thân nhân, nguồn hàng từ Thái Lan “quá cảnh” qua Lào và Campuchia, nguồn hàng Vosco... Đó là một trong những lý do giải thích tại sao Việt Nam khi lâm vào những khó khăn kinh tế, thâm hụt ngoại thương, giảm sút viện trợ, thiếu thốn ngoại tệ mà vẫn không quá khó khăn về hàng hoá như ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngược lại, ngay vào thời kỳ mà nền kinh tế cả nước gặp khủng hoảng về nhập khẩu và cân đối ngân sách, thị trường tự do vẫn có thể phát huy vai trò của nó và đáp ứng được những yêu cầu của xã hội về hàng tiêu dùng.

Đặng Phong
Ghi chú : Lịch sử như lăp lại .Các bạn có biết các con tàu Bắc Hàn ghé cảng Việt Nam mua những thứ gì.Có dịp gặp gỡ các con tàu này ,chúng ta sẽ thấy lại một không khí căng thẳng không khác gì các con tàu VN đi ngoại quốc trong chiến tranh:chế độ chính ủy chặt chẽ,đi theo nhóm ba người "tam tam chế",ăn nói hạn chế,buôn lậu cả tàu.Ngoài những thứ nhập chính thức như các bạn thấy đơn hải quan chính thức kèm theo đây,toàn các thứ hàng VN sản xuất rẻ tiền ,tàu còn buôn lậu tập thể với đủ thứ hàng mà phía Nam của cung bán đảo Triều Tiên đang thừa mứa

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Bình Đẳng-Thơ Trịnh Xương

Như ta đều biết Kỹ sư Trịnh Xương là người chỉ huy thiết kế tàu thủy đầu tiên của công nghiệp đóng tàu nước ta.Học nghề tại Thượng Hải,kỹ sư Xương còn có một vốn Hán văn khá lớn và cũng rất yêu thích văn chương,âm nhạc như nhiều người làm nghề biển (Phạm Thế Minh thứ trưởng Bộ GTVT,hiện là chủ tịch Câu Lạc Bộ Người Yêu Biển,thân sinh của kỹ sư Đăng Kiểm Phạm Hải Bằng còn có cả một tập thơ đã xuất bản mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau).Xin giới thiệu vài vần thơ của Viện Trưởng Thiết Kế đầu tiên
平 等
站 立 坐 下 时
你 高 他 是 低
只 是 打 地 铺
长 短 是一 样
何 分 高 低 了
很 好 啊-平等

Bình đẳng
Lúc đứng lúc ngồi
Kẻ cao người thấp
Còn khi nằm xuống
Chỉ có ngắn dài
Dâu còn thấp cao
Quá hay!"Bình đẳng"
Trịnh Xương

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Soạn
Nguyên phó tổng giám đốc Vinashin-Bài đăng tren tạp chí Vinashin Tết Canh Dần

1. Năm 1963 lúc đó đồng chí Hoàng Chính, bí thư tỉnh ủy Hải Ninh (Quảng Ninh) có quan hệ thân tình với tỉnh ủy Quảng Đông ( TQ). Tỉnh Quảng Đông tặng Hải Ninh một chiếc tàu du lịch vỏ thép tên " Hải Lâm", lắp máy 3Д 12 loại 300CV. Chúng ta định dùng tàu này phục vụ Bác Hồ. Tàu" Hải Lâm" rung rất mạnh và nóng mà hồi đó chúng ta chưa có cách gì khắc phục.
Về sau tỉnh Quảng Đông lại tặng Hải Ninh 2 tàu lai ven biển, vỏ gỗ, lắp máy 135 CV. Ông Ngô Văn Năm Cục trưởng cục cơ khí và anh Trịnh Xương đề xuất với đồng chí Hoàng Chính cải tạo một chiếc thành du thuyền phục vụ Bác Hồ. Tàu lai này nguyên thủy phía trước có phòng nghĩ cho 5 thủy thủ, sau là buồng máy, phía trên là ca-bin.
Về tuyến hình, tính ổn định, chân vịt không thay đổi, tốc độ khoảng 8 - 6 hải lý/giờ. Phòng thiết kế đã cải tạo nội thất, gia cố kết cấu, phía trước có phòng nghĩ lịch sự, phía trên có chỗ ngồi ngắm cảnh, sửa lại ca-bin, sơn, trang trí thành tàu du lịch. Tôi sau khi tốt nghiệp có thực tập ở viện thiết kế tàu thủy Thượng Hải về tàu vỏ gỗ nên đuợc giao làm việc này cùng với một số anh em khác trong phòng.
Tàu đuợc hoàn chỉnh ở xưởng đóng tàu I-Hải Phòng ( Xí nghiệp này sau được chuyển về ngành thủy sản). Là tàu du lịch sang nhất của ta hồi ấy.
Tàu đuợc đặt tên là tàu " Hửu nghị ". Hồi đó tỉnh có nhà khách ở Mũi Ngọc, có năm đến ngày sinh nhật 19-5 Bác ra đây nghĩ ( tránh các đoàn trong và ngoài nuớc đến chúc mừng), Bác đã tiếp nhiều khách quốc tế trong đó có chủ tịch cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành ( thăm không chính thức Việt Nam). Tàu này đã có lần làm tàu chỉ huy bắt sống một tiểu đoàn tàn quân Tưởng Giới Thạch xâm phạm hải đảo của ta.

2. Hồi chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Bộ trưởng bộ GTVT Phan Trọng Tuệ báo cáo với Bác về tình hình đảm bảo giao thông đuờng thủy. Khi nghe báo cáo tàu Hàng Liên Xô vào cảng Hải Phòng nhưng bị giặc Mỹ thả bom từ trường ngăn cản, tàu ta tiếp cận khó khăn, có chiếc chạy nhanh thì thoát, có chiếc bị đánh chìm, thương vong lớn. Bác đã chỉ thị Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ tìm cách nào đó giảm thương vong. Bộ trưởng trao đổi với anh Trịnh Xương, các ý kiến liên tưởng đến đồ chơi của trẻ em, ở xa mà điều khiển ca-nô đi trong bể nước. Anh Trịnh Xương cũng nhớ lại , khi thực tập ở Viện thiết kế tàu thủy Thượng Hải, thử chống lắc cho tàu thủy cũng điều khiển từ xa. Từ đó đã hình thành ý tưởng thiết kế tàu không người lái phá bom từ truờng T5.( Việc này anh Nguyễn Hửu Bảo làm chủ nhiệm đề tài, báo chí đã viết nhiều về đề tài này và đựoc tặng giải thưởng cao ) .
Từ sự gợi ý và nhắc nhở của Bác Hồ, cán bộ thiết kế của ta đã thiết kế nên sản phẩm tiêu biểu, giảm thiểu tối đa thương vong cho cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo GTVT thời đó.

3. Trong gia đoạn giặc Mỹ đánh phá ác liệt nhất, Bác Hồ chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, nghe bộ GTVT báo cáo các phương án đảm bảo giao thông phục vụ chiến trường Miền Nam. Phân viện thiết kế tàu thủy đã báo cáo các phương án , trong đó có phương án " ca-nô con cóc" và " ca-nô con nòng nọc" . Hồi ấy ca-nô lai phà loại vỏ gỗ 90CV, 135 CV dài 12 m đã trở thành mục tiêu lớn dễ bị máy bay địch đánh phá , nhất là ở phà Bến Thủy và sông Gianh. Chúng ta đã thiết kế thu gọn chỉ dài 9m, nhưng không có phương tiện vận chuyển vào khu IV. Có lúc đã định làm xe lội nuớc để di chuyển vào phía trong nhưng như vậy lực cản sẽ lớn, không lai phà được. Về sau rút gọn còn lại 6m là "ca-nô con cóc". Để thu nhỏ mục tiêu chúng ta đã cắt đôi ca-nô 6m thành 3m để có thể dùng xe Zil 3 cầu chuyển vào tuyến trong. Ca-nô được gắn vào phà mà sức đẩy vẫn đảm bảo. Ban ngày có thể kéo lên bờ cất dấu. Loại "ca-nô con nòng nọc" còn vào sâu trong tuyến đường Trường Sơn. Phà cũng chia nhỏ thành từng khoang kín nuớc để dễ cất dấu và thay thế khi một bộ phận bị đánh thủng. Ngoài ra còn thiết kế loại sà lan 23 tấn vận chuyển trên kênh đào nhà Lê vào khu IV khá hiệu quả.
Để tránh máy bay Mỹ phát hiện Xưởng đóng tàu III ( nhà máy đóng tàu Tam Bạc), lập công trường tại công viên Thống Nhất Hà Nội để đóng "ca-nô con cóc" và "ca-nô con nòng nọc " vận chuyển thẳng vào tuyến trong.
Trong đại hội điển hình thanh niên 3 sẳn sàng của Đoàn TN các cơ quan Trung ương, bản thân tôi lúc đó là bí thư đoàn Cục cơ khí, một trong những người tham gia các phương án đảm bảo giao thông đã báo cáo điển hình và đuợc báo Tiền Phong đăng tải.. Bác Hồ đã đọc bài báo đó và Bác đã ghi bên cạnh: Văn phòng gửi cháu Soạn huy hiệu của Bác.Tôi đã nhận đuợc tờ báo có bút tích của Bác và huy hiệu thay quyết định. Năm 1968 khi đang thực tập dóng tàu vạn tấn tại Ba Lan, có một thanh niên Ba Lan yêu quý Bác Hồ tưởng đó là huy hiệu bình thường có hình Bác Hồ nên đã xin xem và cầm luôn không đòi lại đuợc.

4. Năm 1968 Phân viện thiết kê ô tô-tàu thủy ( tiền thân viện khoa học công nghệ tàu thủy) được bộ truởng Phan Trọng Tuệ và ông Vũ Kỳ giao cho phân viện cải tạo một ô tô chuyên dùng để chở Bác đi công tác ( việc này bí mật nên ít người biết , thực ra là xe chở Bác đi sơ tán khi cần ). Phân viện đã chọn một ô tô cứu thương, thay mới bộ giảm xóc và những phụ tùng quan trọng, trang bị lại nội thất. Lấy một ghế máy bay lắp vào. Anh Vũ Kỳ còn dặn anh Trịnh Xương: Để một cái gạt tàn đầu giường.. Xe được hoàn chỉnh ở nhà máy ô tô Hòa Bình. Năm 1979 anh trịnh Xương có hỏi ông Hà Huy Giáp viện trưởng viện lịch sử Đảng, đuợc biết chiếc xe đó và một chiếc do Liên Xô tặng là bảo vật đang đuợc bảo quản cẩn thận./.

( Bài đăng trên tạp chí " Công nghiệp tàu thủy Việt Nam" số Xuân Canh dần)