Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009
LẦN THỨ HAI TỚI TRẠM GIANG
Hai giờ chiều thứ sáu 26/06/09 , tôi đã có mặt tại Trạm Giang , sau khi vượt gần 200 km từ cảng Hải An bán đảo Lôi Châu. Nếu lần trước vào năm 1997, tới Trạm Giang từ phía Bắc, bay từ Quảng Châu thì lần này tôi đi ngược từ phía Nam sau khi làm một chuyến đi quanh đảo Hải Nam. Lần trước, ghé qua Trạm Giang để xuống làng quê nghèo vùng Lôi Châu thăm chị cô bé Hoàn làm công cho cô Hương , em của Nguyệt , còn lần này tôi muốn nhìn cho kỹ cái cảng gắn bó với lịch sử hải quân Việt Nam. Vào tháng 10 năm 1949, một trăm chàng lính trẻ trung của thủy đội Sông Lô với biệt danh Đội 71 đã tới đây để học tập chiến lệ “Giải phóng đảo Hải Nam” do quân đoàn 43 của quân Giải phóng TQ truyền bá cho, nhất là tư tưởng chiến tranh Lâm Bưu. 60 năm sau , hai chiếc tàu phá lôi mang số hiệu 830 và 831 của hải quân Việt Nam do đại tá Nguyễn Ngọc Vĩnh dẫn đầu tới thăm Trạm Giang với lời bình luận trên mạng sohu của TQ “tàu chúng mày cũ nát thế mà dám chiếm biển Nam Hải của chúng tao” (!). Sáu mươi năm, hơn một đời người, biết bao sự kiện đã xảy ra với Biển Đông : vụ chiếm Hoàng Sa năm 1956,1974, công hàm Phạm Văn Đồng 1958, giao trả Bạch Long Vĩ 1956, thảm sát Trường Sa 1988, hàng loạt các vụ lấn ép và vào lúc này , Biển Đông bất kỳ lúc nào cũng có thể nổi sóng ! Một trăm chàng trai vượt biên giới vừa thông thương sau chiến dịch biên giới tới Trạm Giang phải chăng là những chàng cừu non đầu tiên có trình độ văn hóa cao rơi vào bẫy của lũ hổ bành trướng “tham, thâm, cực kỳ độc ác “ như bình luận của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, người đã có mặt tại Trung Quốc từ năm 1962. Trong số một trăm học sinh đầu tiên đó , nhiều người tiếp tục được “bạn” đào tạo trở thành những cốt cán : Lê Ngọc Quang , đội trưởng của đội 71 sau này tiếp tục đi nhận pháo của “bạn” , là thủ lĩnh của pháo binh Việt Nam,Vũ Phi Hoàng tiếp tục học tại Học Viện Nam Kinh…và là đại tá, nhà nghiên cứu biển đầu tiên của Việt Nam, người được phép chính thức bàn về chủ quyền trên biển (!!). Miên man trong hồi tưởng, tôi đã từ xe đường dài Hải An-Trạm Giang về tới nhà trọ ngay tại bến xe khu XiaShan, nằm phía Nam thành phố, gần ga tàu hỏa và trạm xe bus.
Cuộc săn tìm Điều Thuận chiều ngày thứ sáu 26/06/09 Bắt xe bus 31, vượt qua đường Kiến Thiết, đường Quan Hải, xe đi vào đại lộ ven biển dài dằng dặc, con đường có tên Haibin Dadao gồm ba phần : nam, trung và bắc. So với những gì đã đọc trên bản đồ, tôi nhận ra công viên và cảng cá và xưởng đóng tàu cá. Tưởng là đã gần tới chỗ rẽ sang Điều Thuận, tôi xuống bus , đi bộ tới chỗ rẽ Haibin Dong số 5 nhưng vẫn chưa thấy đường, tôi lại gọi taxi nói là cho sang Điều Thuận. Xe phóng bạt mạng, vẫn chưa thấy Điều Thuận, tôi hơi hoảng, bắt xe dừng lại, đi quanh quanh rồi lấy bus quay trở lại, dự kiến để sáng mai mới sang Điều Thuận. Hóa ra , trên bản đồ đọc trên mạng , khúc ven biển quá ngắn, trong khi thực tế lại quá dài, mà tôi chưa trang bị được một tấm bản đồ in dùng cho du lịch. Lúc về tới nhà trọ, loanh quanh lại mua được tấm bản đồ tại ga . Thì ra , tôi mới loanh quanh phía Nam, còn cách Điều Thuận khá xa. Mới qua chân cầu HaiBin Daqiao để sang đảo Ba Đầu (Potou). Sáng 27/06/09 Sáng dậy, bắt ngay bus 29 đi từ ga tới tận bến ô tô Hải Điền (HaiTian) phía Bắc, biết là phải quay lại mới tới đường Quân Dân rẽ sang Điều Thuận. Gọi một xe lôi do mô tô kéo, chủ xe đòi 20 tệ. Sau này , mới rõ, hóa ra hắn tưởng kéo mình tới tận Công viên HaiBin, trong khi mình chỉ trên bản đồ thảm xanh của công viên nhò nằm góc đường Quân Dân rẽ sang đảo Điều Thuận . Xe chạy bạt mạng,hơi hoảng .Bắt hắn dừng lại,rẽ vào tay trái,gắp một xưởng hải quân nhỏ,bắt quay lại ,ra tới đầu ngõ mới đọc được bảng trạm xe bus Bình Lạc. Gọi taxi đi ngược lại và bắt đầu cuộc du lịch chính thức vào Điều Thuận.(xem video clip). Xe đưa tới tận khách sạn Hòa Bình giữa đảo , quay lại và dừng tại chỗ xưa kia có lẽ Đội 71 đóng quân. Xe đưa tới cầu Nam Kiều, trung tâm của Xích Khảm, nơi mà xưa kia Đội 71 thường ra coi phim. Mưa to . Gặp một cô bé tên là Hương , người Hải Dương, lấy chồng Trạm Giang .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)