Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thăm tàu ngầm Nga

Trên boong tàu,đứng trước tháp chỉ huy của tàu ngầm Xô Viết B-39
Lời nói đầu :Để tìm hiểu về tàu ngầm một cách có hệ thống,các bạn nên đọc các bài về Nguyên lý tàu ngầm tôi đưa lần lượt lên trang blog này.Đó là một tài liệu biên soạn theo giáo trình huấn luyện phổ thông cho lính tàu ngầm của nước ngoài,chúng tôi biên soạn mong góp phần vào việc phổ cập kiến thức về tàu ngầm ,trước hết là cho các trường hàng hải trung và cao cấp thuộc khối dân sự và quân sự .Các bài học có kèm theo các hình minh họa và video clip lấy từ các tài liệu của Hoa kỳ và Nga

Muốn học hỏi về tàu ngầm Nga Xộ Viết ,nơi đã và sẽ cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam,trong những năm qua tôi tìm cách tham quan có hệ thống các loại tàu ngầm này .Hãy bắt đầu từ chiếc tàu đầu tiên ,vào giai đoạn Thế Chiến II,đó là tàu ngầm lớp D (Dekabrist) ,chiếc tàu tán đinh ri vê hiện được trưng bày tại Saint Petersburg ,chiếc tàu mang mật hiệu D 2,con tàu chỉ mang tính lịch sử ,cho thấy những cố gắng đầu tiên của các nhà khoa học Xô Viết đứng đầu là Malinhin ,quyết tâm chế tạo những con tàu của chính mình,sau khi đã học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến khác như Ý và Đức  .Sang giai đoạn sau Thế Chiến II,các tàu mang ký hiệu theo cách gọi của NATO lần lượt ra đời ,đó là 
Trong khoang ngư lôi tàu 247 Trung Quốc nhái theo tàu lớp
Romeo của Liên Xô,trưng bày tại Bảo Tàng Thanh Đảo

Zulu,Whiskey,Quebec,Romeo,Foxtrot,Tango, Kilo,Kilo cải tiến tức Varshavyanka (là lớp của 6 con tàu Việt Nam đã mua của Nga).Không ai trưng bày cái tàu Kilo hiện đại cho mọi người xem,nhưng ta có thể chiêm ngưỡng các tổ tiên của nó ,đó là ba thế hệ trước Kilo :

-Tàu lớp Romeo : trước đây tại Bảo Tàng Thanh Đảo có nguyên một chiếc do Liên Xô cung cấp.Năm 2010,nhân Hội chợ Thế Giới Thượng Hải,tôi tới thăm ,chỉ thấy một chiếc 247 của Trung Quốc ,có lẽ nhái theo Romeo
-Tàu lớp Foxtrot : có thể tham quan chiếc B-39 trưng bày tại Bảo Tàng Hàng Hải San Diego Hoa Kỳ
-Tàu lớp Tango :có nhiều chiếc được trưng bày ,nhưng tôi chú ý tới chiếc được trưng bày tại hồ Tushino Moskva và chiếc U-434 tại Bảo Tàng Hàng Hải Hamburg 

Như ta đều biết,sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991,Hạm đội Nga dư thừa trên 150 chiếc tàu ngầm và nhiều tàu chiến khác.Đó là lúc mà Trung Quốc mua cả ba chiếc tàu sân bay khổng lồ ,hai chiếc lớp Minsk sau khi được lục lọi nghiên cứu,được biến thành khu vui chơi tại Thâm Quyến Quảng Đông và Thiên Tân con chiếc Variag được tu sửa nâng cấp thành chiếc Liêu Ninh lượn lờ trên Biển Đông.Với thế giới Phương Tây,sau tai nạn tàu ngầm nguyên tử Kursk ,dư luận rộng rãi chú ý tới điều kiện sống và thoát hiểm trên các tàu ngầm Xô Viết ,và họ đã tiến hành mua các tàu đó về trưng bay cho mọi người xem.Trong những lần tham quan cùng đông đảo bà con từ nhiều nước,họ đều lắc đầu trước điều kiện sống quá ư "khổ hạnh" (spartan) ,cực nhọc của lính tàu ngầm Xô Viết ,có những khi phải làm việc trong không gian kín mít nhiệt độ lên tới 41 độ C .Nhiều người bày tỏ lòng dũng cảm chịu đựng gian khổ,anh dũng hy sinh của lính tàu ngầm Xô Viết phải sử dụng những con tàu low-tech (kỹ thuật thấp) nhưng là mối nguy cơ đáng sợ cho đối phương !.Với lính Mỹ,chúng ta biết rằng,trong Chiến tranh Việt Nam họ còn được thà máy làm kem hoặc có may bay để phun nước tắm !   

CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM HIỂU TÀU LỚP FOXTROT  
Mùa hè năm 2008,chúng tôi có một chuyến du lịch khá thú vị.Từ Denver Hoa Kỳ ,chúng tôi bay sang San Diego bang California và được cô cháu gái đón về nhà tại Escondido .Hàng ngày,bắt xe bus từ Escondido ,chúng tôi quay trở lại San Diego để tha hồ du ngoạn trong Bảo Tàng Hàng Hải với chiếc tàu sân bay Midway gắn bó với chiến tranh Đông Dương từ năm 1955 tới tận 1975,với chiếc tàu buồm thế kỷ 19 ,chiếc tàu ngầm Xô Viết B-39 và sau này từ tháng Giêng năm 2009 ,người ta bổ sung thêm chiếc tàu ngầm Hoa Kỳ Dolphin Cá Heo .Có thể nói ,chỉ cần đứng tại đây có thể hình dung cuộc Chiến Tranh Lạnh khốc liệt ra sao và dân tộc ta bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh bi tráng đó ra sao . Tàu ngầm B-39 là tàu ngầm diesel-diện loại tấn công theo dự án 641 của Viện Rubin còn NATO gọi nó là tàu ngầm lớp Foxtrot. Chữ B trong tiếng Nga là "Б" viết tắt chữ lớn bolshaya  vì Foxtrot là loại tàu ngầm không chạy động cơ nguyên tử loại lớn nhất .Về tuổi tác,lớp Foxtrot trẻ trung hơn,có đàn anh là lớp Romeo ,nhưng đã già cỗi , phải qua lớp Tango rồi mới tới lớp Kilo mà Hải quân Việt Nam dùng hiện nay.Nhưng về kích thước,qua bảng so sánh về đặc tính cơ bản ở phái dưới ,ta thấy rằng ,tàu Kilo bé hơn B-39 một chút ,Vì vậy,chuyến tham quan tàu B-39 cho ta một khái niệm tương đối đầy đủ về bố trí và cuộc sống trên tàu ngầm Xô Viết
Chậu rửa mặt trên tàu B-39
Trong khoang ngư lôi
Quan sát qua kính tiềm vọng của B-59

Tại sao tàu ngầm Xô Viết lại lưu lạc sang San Diego ?
Hiện nay , Point Loma nằm cách trung tâm San Diego vài cây số là cảng mẹ của sáu chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công .Đứng tại chỗ Bảo Tàng Hàng Hải, chịu khó rướn mắt về phía cuối tây bắc của Vịnh San Diego ta có thể thấy bóng của một vài chiếc tàu ngầm bên cầu tàu .Vào những năm 1980 ,dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, có lúc San Diego tập trung tới 18 tàu ngầm hạt nhân vào những lúc Chiến Tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm .Bremerton, bang Washington là một căn cứ tàu ngầm lớn khác bên Bờ Tây sau khi căn cứ tàu ngầm tại Mare Island vùng Vịnh San Francisco ngừng hoạt động. Trân Châu Cảng Pearl Harbor tại Hawaii là căn cứ tàu ngầm lớn thứ ba trong vùng Thái Bình Dương .Chính tại trung tâm lực lượng tàu ngầm Hoa Kỳ này mà người ta đặt một chiếc tàu ngầm Xô Viết ,một đối thủ mà hai bên đã từng chạm trán nhau trong quá khứ !

Tàu B-39 được làm lễ đặt ky ngày 09/02/1962 tại xưởng Admiral Verf tại Leningrad nay đã đổi tên thành Saint Petersburg ,hạ thủy ngày 15/04/1967 và thử hoàn tất ngày 28/12/1967.

Sau khi được chuyển giao cho Binh đoàn Tàu ngầm số 9 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương,B-39 có cảng mẹ là Vladivostok .Tàu có nhiệm vụ tuần tra và săn đuồi các tàu chiến Mỹ suốt vùng Bắc Thái Bình Dương ,dọc theo bờ Hoa Kỳ và Canada ,tiến xuống cả Ấn Độ Dương và châu Nam Cực.Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc,tàu này thường xuyên ghé cảng Đà Nẵng.Vào đầu những năm 1970,nó từng bám theo vết một tàu tuần dương của Canada suốt từ Strait of Juan de Fuca cho tới đảo Vancouver .Năm 1989 ,tại vùng Biển Nhật Bản,trong khi nổi lên để sạc accu ,B-39 còn cách tàu tuần dương lớp Oliver Hazard Perry của Hoa Kỳ chưa đầy 500 mét ,thủy thủ hai bên giơ máy ảnh chụp lẫn nhau !

B-39 được giải bản ngày 1/04/1994 và bán cho Phần Lan.Năm 1996 nó được chuyển sang Vancouver Canada ,sang năm 2002 đi tới  Seattle Washington Hoa Kỳ  sau đó chuyển xuống San Diego California và ngày 22/04/2005 trở thành vật trưng bày của Bảo Tàng Hàng Hải San Diego .Trong quá trình đổi chủ nó được người ta gọi tên là “Bà Góa phụ Đen -Black Widow" rồi " Rắn Cobra".

Khi B-39 trở thành viện bảo tàng ,vành đai bao quanh kính tiềm vọng tấn công của tàu được cắt đi tại chỗ nó đi qua phòng chỉ huy của tàu . Khi chế tạo,các kính tiềm vọng trên tàu lớp Foxtrot chỉ có thể sử dụng trên tháp lái tàu ,nằm ngoài giới hạn của bảo tàng .Do cắt vành đai ,du khách có thể nhìn qua kính tiềm vọng được kéo lên có một phần hướng về phái tàu sân bay Midway nằm cách đó chừng 460 mét . Tuy vậy,việc thay đổi thiếu giải thích rõ ràng này khiến người ta có cảm giác sai lầm rằng từ phòng điều khiển có thể dùng được một kính tiềm vọng .

Người ta dự định đánh chìm B-39 để biến nó thành một rạn san hô cho du khách du lịch lặn ngoài khơi nhưng bị các thày giáo các trường bang California và những người yêu thích phản đối nên tàu ngầm này vẫn còn hiện hữu tại Bảo tàng San Diego cho tới nay

Đặc tính cơ bản của tàu B-39 lớp Foxtrot  :D=1984 tấn (khi nổi)/2525 tấn (khi lặn);LBT=89,9 x 7,4 x 5,9 mét;3 x diesel Kolomna 2D42M công suất 2000CV ; 3 động cơ điện :2 x 1.350 CV; 1x2700CV; 1x động cơ phụ 180 CV;3 trục x chân vịt 6 cánh ;v=16 hải lý/giờ (nổi);15 hải lý/giờ(lặn);9 hải lý/giờ (khi dùng snorkel);Tầm hoạt động :2 vạn hải lý với tốc độ 8 hải lý/giờ ;Lặn liên tục 3 tới 5 ngày ;Độ sâu thử :246-296 mét ;Định biên :12 sĩ quan;10 hạ sĩ quan;56 thủy thủ;Vũ khí :10 ống phóng lôi (6 mũi và 4 đuôi) ,có tới 22 ngư lôi

Đặc tính cơ bản của tàu B-515 (U-434) lớp Tango  Nhà chế tạo :Krasnoe Sormovo ,Gorky ,hạ thủy 1976,giải bản 2000;D=3100 tấn (trên mặt nước)/3800 tấn (lặn);LBhT = 90,16 x 8,72x 14,72 x 7,2 mét ;Động lực :3 x  diesel =6256 CV;3 động cơ, 3 trục chân vịt;v=13 hải lý /giờ (nổi)/15 hải lý/giờ (lặn);Định biên :78 ;Vũ khí :6 ống phóng ngư lôi 533mm;24 ngư lôi
Đặc tính cơ bản của tàu lớp Kilo :D=2300/2500 tấn;LBT=70/74 x 9,9 x 6,5 mét ;Độ sâu lặn :240 mét (hoạt động)/300 mét (tối đa)  ;Động lực :2 diesel phát điện x 1000 kW ;1 x motor đẩy tàu 5,500-6800 CV ; 1 x chân vị bước cố định 7 cánh ;Tốc độ :10-12 hải lý/giờ (trên mặt nước)/17-25 hải lý/giờ (lặn) ;Tầm hoạt động :45 ngày ;Định biên :52 ;Vũ khí : 6 x ống phóng lôi 533 mm ;18 ngư lôi ;tên lửa chống tàu Club S ;24 thủy lôi

Mặt cắt tàu ngầm Kilo

Phương Tây bình luận ,loại tàu Foxtrot có kỹ thuật kém hơn họ (low-tech) nhưng đáng sợ (lethal) ,đã đóng vai trò quan trọng trong suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh và cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba (Cuba Missile Crisis)

Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh,trên Thái Bình Dương đầy những chiếc tàu ngầm Xô Viết và Hoa Kỳ,hai bên  chơi trò mèo vờn chuột và đó là chủ đề của một cuốn phim Hollywood có tựa đề “Phantom” ,tức Bóng Ma Tàu Ngầm mà 80 phần trăm phim được quay trên tàu B-39 tại Bảo tàng San Diego.Các nhà làm phim Ed Harris và David Ducovny cho rằng có lẽ đó là lần đầu tiên phim về tàu ngầm được quay trên tàu ngầm thật .Họ đã dùng một máy quay camera số gọn gàng chỉ nặng khoàng 4 lbs (1,8 kg) để có thể chui vào từng ngõ ngách phản ảnh cuộc sống thật trên tàu ngầm .Một số thành viên trong đoàn làm phim nói rằng sau ba tuần quay trên tàu ,họ phải luôn chiến đấu chống lại bệnh claustrophobia,một bệnh tâm lý luôn lo sợ như mình bị giam giữ trong không gian chật hẹp .
Poster phim "Phantom" được cho là
kể lại vụ tàu ngầm K-129 Liên Xô 

“Phantom” dựa trên một sự kiện có thật .Vào tháng 03/1968, chiếc tàu ngầm diesel-điện Xô Viết được biết với ký hiệu K-129 đã chìm tại vùng nước sâu thuộc Quần đảo Hawaii.Hải quân Xô Viết không đi tìm xác tàu còn Mỹ bí mật tiến hành một cuộc tìm kiếm mà kết quả cho tới nay chưa hề công bố

Tác giả Kenneth Sewell, một sĩ quan tàu ngầm Hoa Kỳ về hưu trong cuốn sách xuất bản năm 2006 với tựa đề “Red Star Rogue-Thằng ma cà bông Sao Đỏ” cho rằng K-129 dự định phóng một tên lửa đạn đạo có đầu hạt nhân để tấn công Hoa Kỳ nhưng công việc thất bại và đã xảy ra nổ và làm tàu chìm .

Những nhà làm phim cho rằng B-39 khá giống với K-129 vì cả hai đều là tàu diesel-điện và mang vũ khí hạt nhân nhưng tàu đã chìm thì có thêm ống phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa còn B-39 chỉ mang ngư lôi có đầu đạn hạt nhân
Ngày nay ,hai đối thủ đặt cạnh nhau ,chiếc B-39 lớp Foxtrot Xô Viết  đứng bên chiếc Dolphin Cá Heo Hoa Kỳ khiến cho ta có nhiều điều so sánh .Ông Raymond Ashley, giám đốc điều hành nhà bảo tàng cho rằng chỉ cần lên hai chiếc tàu ngầm này đủ cho ta thấy toàn cảnh của cuộc Chiến Tranh Lạnh .Còn thuyền trưởng đã về hưu của Hải quân Mỹ tên là Charles MacVean, người đã điều khiển tàu ngầm tấn công của Mỹ tên là Seawolf  vào năm 1975 và nay trong ban giám đốc của Bảo Tàng ,tỏ ra rất ấn tượng với con tàu này . Chiếc tàu dài 90 mét này không có đủ chỗ cho tất cả 78 thủy thủ nên khi người khác vào chỗ ngủ ,chỗ này còn ấm hơi của người vừa rời chỗ ,không đủ nước ngọt để tắm rửa .Khi MacVean lần đầu tiên bước chân lên tàu B-39, đối vói viên sĩ quan từng chỉ huy tàu Seawolf bao trùm một cảm giác kỳ quái  .“ Thật ngạc nhiên với tôi khi biết rằng một vật trong thô thiển mà lại có khả năng đến như vậy .Tôi đã từng nhìn thấy nó từ kính tiềm vọng, lúc đó, khi nó nổi trên mặt nước và nhìn từ xa trong cũng bóng mượt ra phết " Mac Vean nói tiếp “ Điều kiện sống trên chiếc tàu ngầm này thật kinh khủng .Tôi luôn luôn kính trọng các lính tàu ngầm Xô Viết .Họ luôn luôn là những toán người có năng lực và bất khuất " Sau khi xem phim "Phantom" ,Mac Vean cho rằng đó là một phim tốt trong việc phản ánh cuộc sống dưới tàu ngầm ,cả mặt tốt lẫn xấu -những không gian tù túng ,bệnh sợ không gian chật hẹp (claustrophobia), những cơ hội thư giãn hiếm hoi cũng như lòng kính trọng lẫn nhau và tình đồng chí trong thủy thủ đoàn .Trong phim có một đoạn uống bia rượu trên tàu,việc đó hoàn toàn là bịa đặt "

Hướng dẫn ghi nhật ký trên tàu B-39
Các đường hàn vỏ tàu ngầm B-39

Hướng dẫn nạp và phóng ngư lôi

Chậu rửa mặt của sĩ quan tàu ngầm B-39
Video dưới đây cho ta quan sát kỹ hơn khoang ngư lôi của tàu ngầm B-39 .Đây là khu vực mũi có 6 ống phóng lôi,xếp thành hai hàng ,mỗi hàng dọc 3 ống


Bên một chiếc ngư lôi ,trên có đề chữ CCCP












Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Tìm hiểu Hoàng Sa với Google Earth


Copy từ Phan Văn Song /Boxit VN
Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).

Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
1. Chuẩn bị:
Cài đặt GE vào máy cá nhân: nếu máy tính của các bạn chưa cài đặt GE thì có thể tải file cài đặt về theo đường dẫnhttp://www.google.com/earth/download/ge/agree.htm, sau đó cứ theo hướng dẫn để cài đặt GE vào máy cá nhân, rất đơn giản.
Tải file “QĐ Hoàng Sa.kmz” (11 kB) về lưu trong máy cá nhân: file này có thể tải về theo địa chỉ sau:https://www.dropbox.com/s/8ir2d2yjpvzrx6m/Q%C4%91%20Ho%C3%A0ng%20Sa_V1.kmz
2. Khai thác thông tin: sau khi thực hiện xong bước 1 vừa nêu, các bạn chỉ cần nhấp chuột vào tên file ‘QĐ Hoàng Sa.kmz’ vừa tải xuống thì GE sẽ mở ra đưa bạn đọc tới ngay vị trí của quần đảo Hoàng Sa tương tự như hình dưới đây (nếu hình bị nghiêng thì nhấn phím ‘r’ để đưa về vị trí bình thường):
clip_image002
Chú thích (hình 1): (cho các bạn đọc chưa quen với GE)
1. Phần điều khiển di động ngang dọc: nhấp chuột vào các mũi tên tương ứng của phần này hoặc chỉ đơn giản dùng chuột trái kéo đi (ấn và giữ chuột trái - lúc đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình bàn tay thay vì mũi tên) hay ấn các phím mũi tên trên bàn phím để dời GE tới khu vực khác. Ngay phía trên phần này cũng có phần điều khiển phương của bản đồ (cũng có thể điều khiển bằng chuột trái).
2. Phần điều khiển tỉ lệ: nhấp chuột vào dấu +/- ở phần này hoặc đơn giản là lănchuột giữa hay dùng các dấu +/- tên bàn phím để thay đổi tỉ lệ (phóng to/thu nhỏ) bản đồ.
3. Phần hiển thị toạ độ con trỏ của chuột: dời con trỏ của chuột tới điểm nào thì phần này sẽ cho biết độ kinh , độ vĩ và cả độ cao (độ sâu) của điểm đó.
4. Thư mục của file kmz: liệt kê các mục có trong file kmz, nhấp chuột vào tên mỗi mục thì GE sẽ chuyển ngay tới mục đó, cũng có thể tắt/mở các mục trong đó bằng cách nhấp chuột vào ô vuông ngay trước tên mỗi mục (để thêm hoặc làm mất dấu ✓ trong ô đó).
5. Thư mục các lớp thông tin có sẵn của GE: giống như mục 4, nhấp chuột vào ô vuông đứng trước mỗi mục trong thư mục này sẽ tắt/mở mục tương ứng.
Để khai thác các thông tin có sẵn trên GE, bạn đọc có thể dùng các công cụ như miêu tả trong phần ghi chú kèm theo hình 1 (và các công cụ khác mà bạn đọc có thể đã biết hoặc tìm hiểu thêm khi dùng GE), ví dụ:
- muốn biết toạ độ của một đảo: rê chuột cho con trỏ chỉ vào đảo đó rồi nhìn vào phần hiển thị toạ độ (công cụ 3 nói trong Ghi chú trên) sẽ biết ngay toạ độ của đảo.
- muốn biết vị trí tương đối của quần đảo Hoàng Sa so với bờ biển các nước: thu nhỏ và dời phần hiển thị của GE trên màn hình tới vị trí thích hợp (công cụ 1 và 2) sẽ được một cái nhìn tổng quát về vị trí tương đối của nó. Thật ra, cũng có thể biếtkhoảng cách cụ thể giữa 2 điểm bất kì trên GE bằng cách dùng công cụ ‘Ruler’ trong ‘Tools’ ở thanh ‘Menu’ (chỗ số 6 trong hình 1) vẽ một đoạn thẳng (line) nối 2 điểm đó (lần lượt nhấp chuột tại mỗi điểm một lần- con trỏ của chuột sẽ có hình thước ngắm khi mở Ruler). Độ dài đoạn thẳng hiển thị trong cửa sổ ‘Ruler’ chính là khoảng cách của 2 điểm đó.
clip_image004
Hình 2: Dùng công cụ ‘Ruler’ một vẽ đoạn thẳng (màu vàng) từ đảo Tri Tôn tới cù lao Ré (xã Lí Sơn), cửa sổ Ruler cho thấy khoảng cách giữa đảo và cù lao là 227,16 km (chỗ elip màu xanh lá cây)
- muốn xem hình ảnh: chẳng hạn hình ảnh về những hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, bạn đọc trước hết cần nhấp chuột vào ô vuông của mục ‘Photos’ (công cụ 5), dời màn hình tới vị trí đảo Phú Lâm với độ phóng to thích hợp (công cụ 1 và 2), sau đó nhấp chuột vào các icon hình có trên khu vực đảo thì các hình ảnh do người dùng của GE thêm vào sẽ hiện ra….
Đối với thông tin có trong file kmz, bạn đọc chỉ cần nhấp chuột lên icon của quần đảo Hoàng Sa (hình ngôi sao rỗng), icon của các đảo/đá/bãi (hình bong bóng đỏ/xanh), ngay trên đường hường hoặc bất cứ điểm nào bên trong đường vàng thì thông tin tương ứng sẽ hiện ra, ví dụ nếu bạn đọc nhấp chuột vào icon đảo Quang Hoà thì thông tin thêm sẽ hiện ra như trong hình 3:
clip_image006
Hình 3: Thông tin thêm về đảo Quang Hoà
Hoặc nhấp chuột vào bất kì điểm nào trong đường vàng thì sẽ có thêm thông tin như trong hình 4:
clip_image008
Hình 4: Thông tin thêm về quần đảo Hoàng Sa
Tục ngữ ta có câu ‘trăm nghe không bằng mắt thấy’ hay tiếng Anh cũng có câu “a picture is worth a thousand words” (một bức hình có giá trị bằng cả ngàn từ ngữ) có ý gần như thế. GE vốn là hình ảnh và hơn nữa không là hình ảnh ‘chết’ như vừa trình bày, do đó dùng GE như một công cụ bổ sung trong việc tìm hiểu / nghiên cứu và thậm chí trong việc tuyên truyền / giáo dục về biển đảo chắc chắc sẽ tăng hiệu quả các công việc này lên nhiều lần, nhất là khi có được các file kmz chứa thông tin phong phú và chất lượng hơn file mở đầu này. Hiện nay, ảnh vệ tinh của GE của khu vực quần đảo Hoàng Sa nói chung có độ phân giải còn thấp, hi vọng trong tương lai GE sẽ cung cấp ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao như ở phần lớn các khu vực của các nước phát triển (khi phóng to có thể thấy được nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và cả con người… trên mặt đất) thì việc dùng GE sẽ thú vị và có kết quả nhiều hơn nữa.
Nguồn: Phan Văn Song/boxitvn