với Ping Bingxiang ,một nhà kinh doanh khá "đặc biệt"tại gian hàng CSSC Trung Quốc
Tại gian hàng Sener-Foran,người đi đầu trong CAD/CAM hàng hải
Những chiếc xuồng sinh động
Từ xa,khách tới xem triển lãm đóng tàu Vietship lần thứ 5 đã bị hấp dẫn bời một chiếc tháp bằng thép cao khoảng 5 mét có một chiếc xuồng cứu sinh màu da cam nghiêng nghiêng với tư thế sẵn sàng phóng xuống nước .Thuyền trưởng Trung,một người với ¼ thế kỷ dọc ngang trên biển cả xuỳt xoa với tôi :”Giá mà các trường tiểu và trung học Hà Nội tổ chức cho trẻ con tời xem và lũ trẻ được sờ vào chiếc xuồng này ,chúng mới hiểu thêm biển cả và hiểm nguy của nghề đi biển của chúng tôi và chắc các ông chủ làm ra chiếc xuồng này cũng mừng có những khách tí nhau tới tham quan !” Ông chủ mà thuyền trưởng Trung nhắc tới ở đây chính là các ông người Hà Lan của hãng Ned Deck và chiếc xuồng đẹp đẽ bảo hiểm cho mạng sống của người đi biển này được làm ra giữa vùng lúa gạo Hưng Yên .Đầu tư rất sớm vào một ngành mà ta thường gọi là “phụ trợ “ cho ngành đóng tàu và làm ra một thừ sản phẩm mà nhiều người đã và đang làm ,chắc chắn những người con của xứ hoa tuy líp đã hiểu rõ những phân khúc của thị trường,nhằm tới những khách hàng mê “hàng hiệu” thứ thiệt vì nó gắn liền với mạng sống con người.Nói tới nhiều người đã cùng làm là tôi muốn nhắc tới mô hình nho nhỏ của chiếc xuồng cứu này được bày khá nhiều gian hàng trên ba tầng nhà của cuộc triển lãm Vietship làm thứ 5 tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội,là muốn nhắc tới những địa danh như Giang Âm,Ninh Ba Trung Quốc nồng nặc mùi nhựa và sợi thũy tinh làm xuồng composite,với những kênh nước ô nhiễm đen đặc,với các thương hiệu Trung văn lạ hoắc bên cạnh cả cái tên Norsafe Na Uy lừng danh !Nếu Ned Deck đã đầu tư vào hàng hải Việt Nam kịp thời thì Foran lại là một trường hợp chậm chân đặc biệt.Nhìn thấy hai gian hàng vắng khách liền kề ngay tầng một với hàng chữ Sener-Foran,với bài trí sơ sài cùng hai người suốt ngày ôm laptop ,sau lưng là hai poster có chua thêm mấy chữ tiếng Việt ,tôi bước vào và được ông trưởng đại diện khu vực tên là Antonio hoan hỉ giãi bày tâm sự.Câu chuyện làm tôi nhớ lại rằng Foran là cái tên mà tôi đã được nghe ông thày giáo già của tôi nói tới hơn 40 năm trước khi tôi còn đang được thụ giáo nghề đóng tàu ,chương trình Foran cùa hãng Sener Tây Ban Nha là một trong những bước đột phá cho việc chương trình hóa ,dùng máy tính điện tử để giải quyết công việc thiết kế và chế tạo ra các con tàu hiện đại với phương pháp tiên tiến mà ta hay gọi là “phương pháp mô đuyn” của công nghệ nhóm.Cứ nhìn vào các gian hàng trong triển lãm ,gian nào cũng có máy tính với các màn hình xoay xoay đủ kiểu ta đủ hiều vai trò của tin học trong đóng tàu cực kỳ quan trọng nhường nào.Antonio than thở với tôi đã vào Việt Nam 10 năm trước trong một chuyến đi cùng nhà vua Tây Ban Nha,đã có những buổi seminar hoành tráng ...và chấm hết .Trong khi đó,tới nay ,nhiều đối thủ khác của Foran cũng làm phần mềm cho hàng hải như Autoship,Ship Constructor đã vào nước ta thành công,nhất là “cái anh” Nupas-Cadmatic trẻ trung đầy sức sống .Cứ nhìn gian hàng của anh Nupas khác hẳn với mọi gian khác :hình một ngôi nhà lượn sóng với gần một chục các ông Tây nhiều quốc tịch và các ông Ta ,mỗi ông một laptop trên tay,người ra người vào tấp nập ,đủ biết vị trí vững chắc của phần mềm này trong công nghệ đóng tàu nước ta ra sao.Người đại diện của Nupas tại nước ta không ai khác là một công ty con của Viện Thiết kế tàu thủy mà người đứng đầu là kỹ sư Phạm Bình Minh ,con trai của chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình.Nhưng Foran cũng chưa nên thất vọng về chuyện sớm hay muộn (nói cho vui,thôi ), từ khi Vinashin xuất hiện trên bản đồ đóng tàu thế giới ,tới nay có thể nói có đủ mặt anh tài về công nghệ đã có mặt trên đất nước này từ những công nghệ tầm tầm với các máy uốn cắt tôn vùng công nghiệp Thượng Hải –Triết Giang tới các công nghệ xanh sạch của người Đức trong các gian hang khu vực Germany ,từ các đèn biển của hãng Haixing trẻ trung tới các “vua điện tử” như JRC,KVH …kể cả các hãng điện tử đang tham gia các cuộc chiến tranh hiện đại như L3,Raytheon ,từ nhửng công ty tư vấn thường thường bậc trung tới nhưng cái tên sang trọng như Rolls-Royce mà bà con ta chỉ biết tới thương hiệu này qua những chiếc xe hơi “hàng khủng”. Nexans lại là một trường hợp khác.Là một cái tên lớn trong ngành cáp điện với 100 năm lịch sử,Nexans lần đầu tiên đăng cai làm nhà tài trợ chính cho Vietship với gian hàng ở chỗ bắt mắt nhất .Có lẽ khó tìm sản phẩm dễ hiểu và hút khách như anh làm xuồng Ned Deck,Nexans đã dùng “nghệ thuật sắp đặt” với hai “người máy “ nam nữ do hai người thật sơn phết mà thành ! Nhiều khách tham quan muốn chụp ảnh chung với hai cô cậu “người máy-như thật”mạ vàng mạ bạc sáng lóe.
Nội địa hóa 60 phần trâm
Như mọi cuộc triển lãm quốc tế, phải có hội thảo ,có màn trình diễn ký kết các hợp đồng ...,cuộc triển lãm Vietship làn này cũng có một hội thảo duy nhất với số người tham dự đếm được bằng số ngón trong lòng bàn tay .Sau lời khai mạc của chủ tịch Phạm Thanh Bình,bài giới thiệu hàng hải Việt Nam của ông Đỗ Đức Tiến ,ông Lê Lộc Vinashin giới thiệu chi tiết hơn về công nghiệp đóng tàu Việt |Nam ,trong đó khẳng định lại mục tiêu là sẽ nội địa hóa các sản phẩm,tức là các con tàu sẽ dùng tới 60 % là đồ chế tạo trong nước.Quay sang hỏi ông bạn người Anh của một tổ chức tư vấn ngồi bên,khái niệm 60% nội địa hóa là thế nào trong thông lệ quốc tế,ông nhún vai,mỉm cười .Tôi hiểu,ông ta định nói gì và không định nói ra điều gì !Thực ra khái niệm nội địa hóa bao nhiêu chỉ được dùng trong “khoa học kinh tế đóng tàu” nước ta ,và có lẽ chủ yếu để làm yên lòng giới lãnh đạo và đông đảo công chúng đóng thuế.Chắc là mấy ông chủ tàu chẳng ai nghĩ là 60% con tàu sẽ không còn mang những sản phẩm đã trở thành “kinh điển” có mặt trong cuộc triển lãm hôm nay : những hàng điện tử từ JRC Nhật tới L3,Raytheon “vua chiến tranh điện tử Hoa Kỳ “ hay ống bao trục Duramax lừng danh của Mỹ mà ông chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã trực tiếp dẫn các tướng tá của Tổng Công Nghiệp Quốc Phòng tới gian hàng này để ngự lãm !Thế giới đóng tàu vẫn phải cần nhiều sản phẩm mà khái niệm “nội địa hóa “ cho một công nghiệp lắp ráp có lẽ chỉ được đưa ra sử dụng ở nước ta.Trên cái xuồng cứu sinh Ned Deck mà tôi kể ở trên có cái khóa nhựa to bằng chiếc đồng hồ quả quít mang nhãn hiệu Hammar của các ông Thụy Điển mà tất cả những người đi biển đều biết .Chẳng khó khăn gì để làm cái khóa nhựa này,các ông Trung Quốc tại Đông Thái tỉnh Giang Tô đã làm nhái theo hàng loạt và đã bị kiện tùm lum .Có lẽ các nhà kinh tế công nghiệp đóng tàu của ta -không rõ chúng ta đã có một đội ngũ các nhà kinh tế quan trọng này chưa ,hay mọi việc đều do các nhà kỹ trị vạch hướng chung chung kiểu như quyết định mua tàu Hoa Sen gần trăm triệu đô trong nháy mắt –khi vạch nội địa hóa là nhằm tới một vấn đế to lớn hơn nhiều.Ai cũng biết rằng đóng tàu là bước đi có tính quyết định sinh mạng đầu tiên với một quốc gia có biển ,và đóng tàu là một ngành kinh tế thuộc loại “khủng”:lên xuống phập phù theo nhịp điệu kinh tế chính trị thế giới,cung lớn hơn cầu,mức sinh lời rất thấp,đầu tư cực lớn vuợt qua tầm vóc của một tập đoàn hay một đại gia mà chỉ có thể thực hiện ở tầm quốc gia ...Thế mà có những nước vẫn sử dụng đóng tàu như một quốc sách ,dùng nó làm đòn bảy làm tác nhân thúc đẩy công nghiệp hóa, như người Nhật sau Thế Chiến II,người Hàn Quốc vào những năm 70 của thế kỷ trước đã làm .Quyết tâm đóng tàu của các ông chủ Hyundai,Daewoo,Samsung đã làm nên xương sống của toàn bộ công nghiệp nặng và nhẹ của nước này ,làm xuất hiện hàng nghìn các thương hiệu to nhỏ khác thuộc mọi lĩnh vực công nghiệp nặng và nhẹ.Chúng ta nghe nhiều lần cái tên Hyundai và nhà máy sửa tàu “nhiều tai tiếng” liên doanh tại Nha Trang nhưng ít nghe thấy cái tên Samgong làm bè xuồng,con đẻ của cuộc công nghiệp hóa Hàn Quốc ,hệ quả của đóng tàu,và Samgong đã lặng lẽ vào nước ta tại vùng Hà Đông,cùng thời với Hyundai đặt chân vào Nha Trang. Vậy thử nhìn lại Vinashin đã làm gì cho sự nghiệp công nghiệp hóa toàn đất nước trong 10 năm qua thông qua hợp tác,cạnh tranh ,thúc đẩy sản xuất hay chỉ quanh mấy con số về thép (sẽ có) ,về lắp máy tàu (cho mầy hang) và đồ gỗ để trang trí cho cố tô vẽ cho con số 60 % (được xây dựng trên cơ sở nào ? tại sao là 60 mà không 55 hay 65?) .Ví dụ như thép thay vì đặt hàng cho công nghiệp luyện kim,Vinashin đã “phải” gánh vác thay mà các bạn thép đã chê là “thùng rỗng kêu to” ! Các nhà luyện kim của Vinashin sẽ làm ăn ra sao,chưa rõ vì mọi việc đang ở phía trước nhưng cứ nhìn đội tàu biển to lớn mới ra lò mà Vinashin quản lý các nhà vận tải hang hải chuyên nghiệp của nước ta phải lắc đầu ngao ngán và có lẽ vì lịch sự chẳng ai nói thẳng ra lời ! Cuộc họp bàn về công nghiệp phụ trợ do Vinashin triệu tập tại Nam Triệu năm ngoái đã thất bại hoàn toàn ,số người tới dự quá ít ỏi ,chẳng bàn được vấn đề gì.Và triển lãm Vietship lần này vẫn làm cho người ta có cảm tưởng đó là triển lãm của Vinashin và các nhà cung cấp của mình chứ không phải là cuộc triển lãm “đóng tàu,công nghệ hàng hải ‘của cả đất nước này mà Vinashin là đầu tàu.Nhà nước đang bàn về việc thanh tra tập đoàn này.Việc “vạch lá tìm sâu” là cần thiết nhưng lúc này cái cần thiết hơn có lẽ là cần xem lại chúng ta đã dùng số tiền khổng lồ có đúng đích không?Tại sao chúng ta “phải” đóng tàu lớn ?Nội địa hóa đóng tàu là gì và thực hiện ra sao?Làm thế nào để công nghiệp đóng tàu ,công nghiệp biển khơi có tác dụng thúc đẩy toàn bộ công cuộc công nghiệp hóa đất nước ?Những việc mà người ta gọi là xem xét về “tái cấu trúc nền kinh tế “ mà Vinashin chiếm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược biển nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế,sức mạnh phòng thủ quốc gia !