Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

LƯƠNG CÔNG NHỚ

Tiến sĩ Lương Công Nhớ

Khát vọng Việt Nam: NGND.GS.TS Lương Công Nhớ - Người chinh phục "Bản đồ trắng"


Báo Ảnh Dân tộc và Miền núi Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Lương Công Nhớ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Với hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo giảng dạy, thầy luôn tâm huyết với nghề, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhà giáo Nhân dân Lương Công Nhớ trong một giờ lên lớp. Ảnh: Quý Trung- TTXVN


 Hàng năm, thầy hướng dẫn nhiều học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thạc sĩ; nhiều sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Với tư cách là chuyên gia đầu ngành máy tàu biển, thầy chủ trì đổi mới chương trình đào tạo ngành máy tàu biển của Việt Nam đáp ứng yêu cầu công ước quốc tế STCW78/95 vào những năm 1995-1996; là người tham gia nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo sĩ quan Hàng hải Việt Nam. Hiện nay thầy là chủ tịch Hội đồng thi sĩ quan Hàng hải Việt Nam.


Nhà giáo Nhân dân Lương Công Nhớ hướng dẫn sinh viên trong giờ thực hành. Ảnh: Quý Trung- TTXVN

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

TQ tuyên dương các chiến sĩ HQ Hoàng Sa và Gạc Ma nhân kỷ niệm 70 năm thành lập

Cảnh tàu Trung Quốc nã pháo bắn chìm tàu 604 của ta
Dương Chí Lượng khi mang hàm đại tá quay lại Gac Ma
Từ FB Thuận Hóa 
Dương Chí Lượng tuyên thệ trước khi lên xuồng đanh Gac Ma (cắt từ clip)
Tên Trần Vĩ Văn năm 1988
Trung Quốc tuyên dương 2 kẻ tội phạm tàn sát anh em ta ở Gạc Ma!
Theo trang mạng của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), cùng với các hoạt động kỉ niệm rầm rộ tại Thanh Đảo (Sơn Đông), chiều 21/4, được Quân ủy Trung Quốc phê chuẩn, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức tại Bắc Kinh lễ kỉ niệm 70 năm ngày thành lập, “điểm lại lịch trình phấn đấu từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu thành mạnh; tổng kết kinh nghiệm lịch sử hình thành qua thực tiễn chiến đấu, xây dựng , cải cách, chuyển hình và đấu tranh quân sự, hướng về tương lai sán lạn xây dựng thành lực lượng hải quân hàng đầu thế giới và tuyên dương các đơn vị và cá nhân có cống hiến nổi bật trong 70 năm xây dựng và phát triển”.
Tại lễ kỉ niệm có 1.300 đại biểu tham dự này đã có 10 đơn vị và 26 cá nhân có cống hiến nổi bật được tuyên dương, khen thưởng.
Trong số 10 được tuyên dương thấy có tên Tiểu đoàn phòng thủ đảo Trung Kiến (tức đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tay quân đội Gài Gòn năm 1974).
Đáng chú ý, trong số 26 cá nhân được tuyên dương thấy có tên 2 kẻ đã tham gia vào Sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 tàn sát anh em ta. Đó là Trần Vĩ Văn và Dương Chí Lượng.
Trần Vĩ Văn, sinh 1937, từng tham gia vụ đánh chiếm Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn với cương vị Tham mưu phó biên đội tàu hộ vệ.
Trong sự kiện Gạc Ma, Văn là Tham mưu trưởng Căn cứ Du Lâm (Hải Nam) đã trực tiếp dẫn biên đội 3 tàu Nam Xung 502, Ưng Đàm 531 và Tương Đàm 556 tới vùng biển Gạc Ma, “quyết đoán” ra lệnh nổ súng bắn chìm 2 tàu vận tải 604, 605, bắn bị thương tàu đổ bộ tăng 505 của Việt Nam, khiến 74 cán bộ chiến sĩ ta chết và bị thương, 9 người bị bắt.
Tháng 9/1988,khi Trung Quốc khôi phục chế độ quân hàm, chức vụ của Trần Vĩ Văn lẽ ra chỉ được phong cấp Đại Tá, nhưng do “chiến công” trong sự kiện Gạc Ma nên được phá cách phong hàm Thiếu tướng Hải quân, cho đi học bổ túc tại Học viện Hải quân Nam Kinh. Tháng 7/1990 tốt nghiệp, được bổ nhiệm chức Phó viện trưởng Học viện hạm tàu Quảng Châu; năm 1993 đi học Trường Đảng trung ương, tháng 7/1995 nghỉ hưu non với hàm Thiếu tướng khi 58 tuổi. (Có tin theo trang Đa Chiều, khi đó hành động nổ súng tấn công anh em ta ở Gạc Ma bị phê phán, cho là phá hoại đại cục ổn định, không có lợi cho phát triển kinh tế (?) ).
Dương Chí Lượng, sinh 1962, nhập ngũ 1981, năm 1983 thi vào khoa súng pháo, Học viện hạm tàu Đại Liên. 3/1988 tốt nghiệp được điều về tàu hộ vệ 502 làm Phó ngành súng pháo. Trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, Lượng trúng đạn bị thương vào cánh tay trái, bị gãy xương. Sau khi điều trị ra viện được Tổng TMT Trì Hạo Điền tiếp, được thưởng Công hạng nhất (kiểu Huân chương Chiến công). Sau đó, Lượng được đi học rồi lần lượt được giao giữ các chức vụ Trưởng ngành súng pháo Chính ủy hạm, Phó chính ủy biên đội tàu; năm 2003 là cán bộ cấp sư được đưa đi Tây Tạng rèn luyện rồi được đưa về làm Chính ủy Căn cứ hậu cần Thanh Đảo, được thăng hàm Đại tá.
Năm 2015, Lượng được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Hạm đội Nam Hải, thăng cấp bậc phó quân đoàn.
Tháng 1/2017 được thăng hàm Thiếu tướng trong khi chỉ huy biên đội tàu hộ tống đi làm nhiệm vụ ở vịnh Aden. Tháng 1/2018, Lượng được điều động làm Chính ủy Viện nghiên cứu hải quân.Tháng 6/2018, chức chính ủy Viện của Lượng bị Lại Như Hâm thay thế. Hiện không rõ Lượng công tác ở đâu hay đã nghỉ hưu.
Lời bàn của “Mao Tôn Cương”:
Mặc dù những ngày này truyền thông chính thống của Trung Quốc không công khai tuyên truyền ràm rộ về hai trận dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988; nhưng họ vẫn ngầm nói đến những sự kiện làm nhói đau con tim của mỗi người Việt Nam yêu nước này bằng cách đưa những hình ảnh về 2 sự kiện này trong đoạn phim quảng cáo giới thiệu về lịch sử 70 năm Hải quân Trung Quốc và qua hành động tuyên dương 2 kẻ tội phạm là thủ phạm trong vụ tàn sát anh em ta ở Gạc Ma!
Hãy ghi nhớ, đối tượng tác chiến của chúng ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta hiện nay và mai sau vẫn là hải quân Trung Quốc chứ không phải ai khác!
Xin chớ lãng quên điều này!!!

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019