Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Khả năng lặn biển phi thường của đặc công Việt Nam


Trườc hết chúng ta xem clip của Trung Quốc với đầu đề "người nhái Việt Nam đe dọa giàn khoan và lực lượng hải quân trên Nam Hải 中國南海越南蛙人反潛艇 ,sau đó là các thông tin về người nhái chúng ta do báo chí trong nước đưa tin.

Published on Jan 14, 2015
As China and Vietnam continue their standoff over an oil rig in the disputed Paracel Islands, Vietnamese combat divers (frogmen) have been ordered to place obstacles such as fishing nets around the controversial Haiyang Shiyou 981 platform to disrupt drilling, reports China's nationalistic Global Times tabloid.

The deployment of frogmen to the waters in the South China Sea indicates that the standoff between Chinese and Vietnamese patrol and fishing boats may escalate into direct confrontation. Beijing meanwhile has arranged for exercises to be carried out to train personnel aboard the Haiyang Shiyou 981 to prevent Vietnamese frogmen from launching an attack against it, the paper said.

Zhang Lisong, the political commissar serving aboard the Liuzhou, a PLA Type 054A guided-missile frigate, told the Global Times that large naval bases and floating facilities like the Haiyang Shiyou 981 rig are seen as easy targets for enemy forces.

"40% of the losses in naval warfare history took place at the anchor site because warships or other facilities are too large to evade enemy fire," said Zhang, "Besides, it takes at least 20 minutes for them to be fully operational."

Zhang said that enemy forces can use their special divisions such as frogmen to launch an effective attack as these forces or small-size mobile boats are extremely hard to be spotted. To combat the threat of Vietnamese frogmen, China has introduced the Russian-built 55mm DP-65 remotely controlled antidiversion grenade launching system. Zhang added that the People's Liberation Army should also set a defense perimeter around the rig to prevent unknown vessels or submarine from getting too close.

An expert on naval operations told the Global Times that Vietnamese frogmen will be the toughest enemy for the PLA to encounter in the future. It is not only the best-trained and most well-equipped special force in Southeast Asia, but also encompasses fearless sailors who are willing to sacrifice their own lives to complete a mission. The PLA must take action against their boats or submarines before they can carry out their mission, the paper said.

(Lực lượng vũ trang) - Đoàn Đặc công 5 có những lính đặc công có thể lặn sâu 40-60m dưới đáy biển, trường mình, luồn lách và ẩn thân.

Anh Nguyễn Đăng Khải, thợ lặn kỳ cựu có thâm niên trên 15 năm kinh nghiệm của Đoàn 5 Bộ Tư lệnh Đặc công cho biết:
"Dưới lòng biển không chỉ có những sinh vật rất kỳ lạ, mà còn có những dãy vách đá dựng đứng, những khe đá sâu thẳm đan xếp nhau như những mái nhà nhọn hoắt. Để luồn sâu vào được những khe đá, đo những số liệu chính xác về dòng chảy, lấy được những mẩu san hô ở độ sâu 40 đến 60 mét, chúng tôi phải trườn mình, luồn lách dưới đáy biển.
Ở độ sâu ấy, chỉ cần sơ suất nhỏ như dây ôxy bị đứt do cứa phải san hô là nguy hiểm đến tính mạng. Bởi thế tất cả công tác chuẩn bị cho một lần thám hiểm đặc biệt quan trọng. Trước khi lặn sâu phải nằm úp mặt xuống nước để điều chỉnh áp lực. Khi lặn xuống biển phải lặn theo đường thẳng nghiêng, khi nổi lên phải từ từ để trách bị sốc. Tóm lại một công việc cực kỳ nguy hiểm và không phải ai cũng có thể làm được".
"Mùa này biển lặng, nước trong có thể nhìn tận đáy san hô 13 mét. Cứ 30 phút thì nổi lên một lần", anh Khải cho biết.
Trước câu hỏi điều gì là nguy hiểm nhất khi lặn sâu xuống đáy biển, anh Khải chia sẻ: "Đó là áp lực của nước dễ làm cho đứng tim, hoặc liệt người tê cứng. Nếu không khởi động đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình lặn, rất dễ tai nạn nghề nghiệp.
Đặc công Việt Nam chuẩn bị lặn biển
Đặc công Việt Nam chuẩn bị lặn biển
Để tránh gặp rủi ro, công tác kiểm tra cực kỳ tỉ mỉ, từ cách mặc áo phao, đeo bình ôxy, cách ngậm ống cao su, cách thở, đặc biệt cách xử lý tình huống khi gặp cá mập, hoặc sự cố dây đứt bị hà cứa, hoặc có biểu hiện tê liệt chân tay.
Trước khi xuống biển, ngoài khâu kỹ thuật, mọi chiến sĩ phải được kiểm tra về sức khỏe và tinh thần. Nếu kỹ thuật tốt, sức khỏe tốt nhưng tinh thần không tốt thì cũng không thể lặn. Ba yếu tố này phải đồng bộ, người lặn phải hoàn toàn vui vẻ, tỉnh táo, phấn khởi, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không ngại gian khổ, hi sinh".
Khi hỏi về cường độ làm việc, Đoàn phó quân sự Bùi Đình Ninh cho biết: "Việc nghiên cứu qui luật dòng chảy và các loại sinh vật biển, địa lý quân sự dưới đáy biển rất phức tạp. Chúng tôi phải liên tục bơi dưới dòng chảy sức ép của nước.
Để có những thước phim quay được từ lòng biển, số liệu chính xác lên xuống của thủy triều, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải có kỹ năng nghiệp vụ, sức khỏe tốt cùng với tâm huyết nghề nghiệp. Tất cả các số liệu đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu xây dựng những công trình trên biển.
Hằng năm, chúng tôi đều nghiên cứu hầu hết các bãi cạn thềm lục địa. Có nhiều điều bất thường khi lặn ở độ sâu như ngất lịm, thậm chí nguy kịch đến tính mạng nếu đứt dây hơi. Dưới lòng biển là cả một hệ thống vách núi nhọn và sắc như dao.
Chỉ sơ ý dây hơi quấn hoặc bị đá cứa đứt là thợ lặn ngưng thở ngay. Bởi thế, dây hơi được quấn một lớp vải bền bên ngoài. Thợ lặn đến đâu, chúng tôi theo dõi bằng camera đến đó. Trước kia chưa có camera gặp rất nhiều khó khăn trong ghi lại hình ảnh, dòng chảy từ lòng biển. Nghề này, trăm người chỉ chọn được một người".
Thám hiểm dưới chân nhà giàn DK1
Thám hiểm dưới chân nhà giàn DK1
Đoàn Đặc công 5 (thành lập năm 1967) là đơn vị đặc công nước có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện và chiến đấu nhằm vào các mục tiêu quan trọng như kho tàng, bến cảng, sân bay, tàu thủy, cầu giao thông, biển đảo... của đối phương. Để làm được điều đó, các chiến sĩ không chỉ có sức khỏe, bản lĩnh tốt mà họ còn phải trải qua quá trình khổ luyện khắt khe, vô cùng gian khổ...
Cùng với luyện tập các động tác võ của Đặc công, các chiến đấu viên còn tập nhiều môn phái khác bổ sung cho kỹ năng tác chiến của mình.
Hằng ngày, cùng với luyện tập các nội dung, kỹ thuật, chiến thuật, võ chiến đấu trên bờ và dưới nước, các chiến đấu viên còn luyện rèn sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai ở nhiều địa hình, độ sâu khác nhau trên biển và cách khắc phục, không chỉ với đối phương, mà còn cả cách đối phó với rắn, rết, các loại côn trùng cũng như các loại động vật, sinh vật biển gây hại cho người như sứa, cá mập...
Việt Dũng (Tổng hợp KT, CSTC)