SGTT.VN - Nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị ngày 5.5 cho hay, tàu Hoa Sen (thuộc quản lý của công ty vận tải Viễn dương – Vinashinlines thuộc tổng công ty Hàng hải Vinalines) vừa bị lưu giữ tại Hàn Quốc.
Một quan chức của bộ Giao thông vận tải cũng đã xác nhận thông tin này. Thông tin ban đầu, theo vị này, tàu Hoa Sen bị giữ ở Hàn Quốc có thể do những khúc mắc tài chính từ hồi tàu còn thuộc quản lý của Vinashin (trước khi tái cơ cấu, chuyển về Vinalines) và đang được phía Vinalines đàm phán để thả tàu.
Tàu Hoa Sen.
Ông Trần Mạnh Hà, trưởng ban pháp chế của Vinalines cho hay, vụ việc cũng được Vinashinlines báo cáo lên Vinalines và xin tư vấn về mặt pháp lý. Dù không tiết lộ thông tin chi tiết vụ việc, cũng như lý do tàu Hoa Sen bị lưu giữ, nhưng ông Hà nói rằng, vụ việc này có tính chất hoàn toàn khác với vụ tàu Global (tàu Global bị bắt giữ và mất 800.000 USD tiền chuộc theo một phán quyết của toà án phía Trung Quốc – PV).
Ông Hà cho biết thêm, tàu Hoa Sen thuộc sự quản lý của công ty một thành viên Vinashinlines, là đơn vị hạch toán độc lập, nên sự việc đang được Vinashinlines xử lý, và đề nghị phóng viên liên hệ với ông Thiện (Nguyễn Thiện, tổng giám đốc Vinashinlines). Chiều 5.5, khi được hỏi thông tin này, ông Thiện cho hay đang bận họp và dù đã cố gắng liên lạc trở lại, nhưng ông Thiện vẫn chưa nghe máy.
Tàu Hoa Sen được Vinashinlines cho liên danh Lianyungang CK Ferry Co.ltd – (gồm tập đoàn Hueng-A, Hàn Quốc và cảng Lianyungang, Trung Quốc) thuê theo hình thức định hạn sáu tháng với giá là 16.500 USD/ngày, từ đầu năm 2011. Dự kiến, sau khi kết thúc hợp đồng thuê hạn định là sáu tháng để đối tác hiểu thêm cách bố trí, tính năng của con tàu, sau đó sẽ chuyển sang hợp đồng cho thuê tàu trần với thời hạn hai năm.
Tàu Hoa Sen được Vinashin mua về từ Ý vào tháng 11.2007 với giá khoảng 60 triệu euro để kinh doanh chở khách và hàng hoá tuyến Hòn Gai (Quảng Ninh) – Sài Gòn. Tháng 12.2008, sau khoảng 40 chuyến biển, Hoa Sen ngưng hoạt động do lỗ nặng. Tháng 1.2009, phát hiện sự cố nứt đáy, Hoa Sen phải sửa chữa tại Hyundai – Vinashin, thay một lượng lớn tôn đáy tàu. Từ tháng 4.2009, Hoa Sen vào neo tại nhà máy tàu biển của Vinashin ở Cam Ranh.
Vào những ngày đầu tiên áp dụng các phương tiện cứu sinh tiên tiến trên các tàu,Samaser đã hướng dẫn thực tập cứu sinh cho tàu HQ-502 tại quân cảng Đà Nẵng.Cuộc thực tập này đã được Hải Quân ghi hình và sau đó mở rộng cho việc kiểm tra bè cứu sinh và thực tập bè.Trong những năm này,trạm bè cứu sinh của Samaser đặt tại Đà Nẵng đã cộng tác chặt chẽ với Vùng III Hải Quân và anh Bế Quốc Hùng.Vô cùng thương tiếc chị Vịnh ,người đứng đầu trạm bè Đà Nẵng lúc đó,chị đã mất vì bạo bệnh !
Câu chuyện nhân ngày 30/4 Quỳnh Như, phóng viên RFA 2011-04-30 Đối với nhiều thuyền nhân Việt Nam, tháng Tư là khoảng thời gian hồi tưởng lại một thời kỳ mà họ cho là ‘đen tối’ trong quãng đời của họ, khi phải lênh đênh trên biển đi tìm đến một nơi sống mới.
Hình của Captain Romano gởi cho RFA Thuyền trưởng Charles Romano và bà Nguyễn Diệu Liên Hương
Đó là thời điểm mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau ‘gang tấc’. Nhân dịp kỷ niệm ngày 30 tháng tư năm nay, mời quí thính giả nghe lời kể của một thuyền nhân may mắn được một viên thuyền trưởng Hoa Kỳ cứu thoát năm nào, sau đó đã tìm lại được vị ân nhân đó; cũng như tâm tình của người ra tay cứu mạng cho những người này. Thưa quí thính giả, người may mắn khi đang lênh đênh trên biển năm nào đó là bà Nguyễn Diệu Liên Hương, nay định cư tại Orange County thuộc tiểu bang California. Và vị ân nhân cứu mạng bà và hai con là thuyền trưởng Charles Romano. Cuộc hội ngộ kỳ thú
Cuộc hội ngộ được tổ chức tại nhà thuyền trưởng Romano. Hình của Captain Romano gởi cho RFA. Tiếp xúc với bà Nguyễn Diệu Liên Hương, điều đầu tiên bà cho biết hạnh phúc lớn nhất trong đời bà là khi tìm lại được người ơn đã cứu mạng bà cùng hai con. Đó là viên thuyền trưởng tàu MV. Rainbow của công ty dầu khí Exxon Mobil, ông Charles Romano. Khi ấy chiếc ghe đánh cá chở 52 thuyền nhân trong đó có bà cùng hai con lênh đênh giữa biển khơi và bắt đầu gặp trục trặc, trên ghe hết nước uống, hết xăng, ghe hỏng máy. Nhiều tàu đi ngang qua, nhưng không ai dừng lại cứu mặc dù những người trên ghe kêu la, vẩy cờ trắng SOS. Nếu như không gặp tàu MV. Rainbow và được thuyền trưởng Romano cứu, thì không biết số phận của mỗi người bây giờ sẽ ra sao, vì khi tất cả mọi người lên tàu thì chiếc ghe bắt đầu chìm. Hồi tưởng lại sự kiện xảy ra cách đây 30 năm về trước bà Liên Hương nói: “Mỗi mùa Thanksgiving tới, tôi nghĩ, người mà tôi phải cảm ơn nhiều nhất trong cuộc đời tôi, sau vai trò của cha mẹ sinh thành dưỡng dục, thì người đã tái sinh tôi là ông thuyền trưởng Romano khi tôi vượt biên năm 1981." Về phía thuyền trưởng Charles Romano, người đã ra tay cứu giúp chiếc ghe chở người vượt biên hư hỏng năm xưa cũng vui mừng không kém. Ông nói: Tôi rất vui khi bắt được liên lạc với những người này vì sau đó tôi không có tin tức gì về họ, không biết tình trạng họ như thế nào, có đến nơi trú ngụ an toàn không. Thuyền trưởng Charles Romano “Tôi rất vui khi bắt được liên lạc với những người này vì sau đó tôi không có tin tức gì về họ, không biết tình trạng họ như thế nào, có đến nơi trú ngụ an toàn không. Thật là một điều bất ngờ vô cùng tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được sống sót và thành công. Họ quả là những con người thật dũng cảm và có sức mạnh phi thường. Tôi rất mừng cho họ. Bẳng đi hàng mấy chục năm trời khi được tin họ tôi hoàn toàn ngạc nghiên và vui mừng. Thế là chúng tôi có một cuộc hội ngộ kỳ thú tại nhà tôi ở Rhode Island. Gia đình tôi cũng rất vui khi gặp những người này. Tôi vẫn nghĩ tới họ luôn, nhưng không ngờ có cơ hội gặp lại.” Bà Liên Hương đã ghi khắc trong tâm ơn cứu mạng của người thuyền trưởng, nhưng đã bị thất lạc địa chỉ. Và việc tìm lại địa chỉ để liên lạc với vị ân nhân cứu mạng này cũng thật tình cờ. Nhân lúc sửa nhà bà Liên Hương tìm thấy phong bì đựng “tài liệu vượt biên” trong đó có tấm danh thiếp mà thuyền trưởng Romano đã đưa cho bà trước đây. Lập tức bà viết thư cho ông và được phúc đáp ngay. Sau đó cuộc hội ngộ giữa vị ân nhân với một số người thọ ơn cứu mạng năm xưa đã được tổ chức tại nhà thuyền trưởng Romano. Ông Charles Romano ở tuổi 70, đã về hưu và hiện sống ở Rhode Island, sau nhiều năm gắn bó cuộc đời với sóng nước đại dương. Còn bà Liên Hương đang sống và hành nghề nha sĩ ở Orange County thuộc tiểu bang California. Những người cùng đi trên chiếc ghe năm xưa cũng thành đạt và ổn định cuộc sống ở nhiều vùng khác nhau tại Hoa Kỳ. Ân nhân cứu mạng Thuyền trưởng Charles Romano (giữa) và vợ chồng Bà Nguyễn Diệu Liên Hương. Hình của Captain Romano gởi cho RFA. Trở lại với thời gian những năm cuối thập niên 70 và những năm 80, khi làn sóng thuyền nhân ra đi ồ ạt, các tàu được lệnh không được đón các thuyền nhân lên tàu, mà chỉ có thể cung cấp thực phẩm, nước uống, hay những hỗ trợ để họ đi tiếp. Thuyền trưởng Romano biết lệnh ấy, và cũng nghĩ tới khả năng có thể bị mất chức, mất việc, nhưng mệnh lệnh từ trái tim, mệnh lệnh của lòng nhân ái còn lớn hơn. Sở dĩ ông đã trái lệnh cấm vì khi nhìn thấy mấy chục người trên chiếc ghe hư hỏng mà biết rằng sắp tới sẽ có một cơn bão lớn quét ngang qua. Quả thật, cũng vì quyết định này, sau đó thuyền trưởng tàu MV. Rainbow đã gặp nhiều rắc rối với công ty và cuối cùng phải chuyển sang làm việc cho một tàu khác, lúc ấy ông Charles Romano chỉ mới 40 tuổi và có 4 con phải nuôi dưỡng. Khi hỏi tại sao lúc ấy ông lại quyết định hành động như thế, viên thuyền trưởng cho biết: “Tôi đã ở Việt Nam 3 năm lúc còn phục vụ trong lực lượng hải quân Hoa Kỳ, sau đó tôi đã trở về Mỹ được mấy năm, nhưng tôi vẫn nhớ đến cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi nghĩ rằng người Việt Nam là một dân tộc rất tuyệt vời, rất mạnh mẽ và dũng cảm. Tôi không thể nhìn thấy họ đang hoạn nạn cần giúp đỡ mà không cứu, đó là một hành động của tình người. Nghĩ vậy nên tôi đã đón tất cả lên tàu ở vài ngày và sau đó liên lạc để đưa họ vào đất liền của một nước láng giềng gần đó, vì trên tàu chúng tôi cũng không có đủ các điều kiện và phương tiện để cứu trợ trong khi có một số người đang cần sự chăm sóc về y tế.” Mỗi mùa Thanksgiving tới, tôi nghĩ, ... người đã tái sinh tôi là ông thuyền trưởng Romano khi tôi vượt biên năm 1981. Bà Nguyễn Diệu Liên Hương Gặp lại những người từng được ông cứu giúp, và thấy được sự thành đạt của gia đình bà Liên Hương cũng như của những người khác, điều đó đã làm ông Romano hài lòng vì ông đã làm một việc đúng, và những thiệt thòi mà ông và gia đình phải cam chịu sau đó cũng được đền đáp xứng đáng. Nhận định về sự phát triển của cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa kỳ, ông cho biết: “Tôi thấy rất ấn tượng về những gì mà những người Việt tị nạn đã làm để xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp cho họ trên đất nước này. Họ được kính trọng trong xã hội. Con cái họ học hành đến nơi đến chốn, có người trở thành luật sư bác sĩ, có người là nhà phẩu thuật, v.v... Tôi cảm thấy tự hào về họ. Hầu như mọi người trong số họ đều thành đạt. Vì thế cho nên vợ tôi, và những bạn bè thân hữu của tôi đều nói rằng tôi đã mang những người tốt đến Hoa Kỳ. Họ đã đóng góp công sức cho quê hương mới, và họ xứng đáng được tuyên dương vì những đóng góp này.” Đánh đổi sinh mạng Thảm cảnh vượt biển với rất nhiều thuyền nhân trẻ em. Photo courtesy UNHCR Cũng như bao nhiêu thuyền nhân khác, gia đình bà Liên Hương phải lìa bỏ quê hương vì hoàn cảnh quá khó khăn lúc bấy giờ. Tháng 5/1975 chồng bà đã phải vào trại cải tạo để lại người vợ trẻ đang mang thai và hai con nhỏ một đưá con trai mới lên 3 và đứa bé gái chỉ mới 17 tháng. Vừa tần tảo nuôi con bà Liên Hương lại còn bị địa phương thúc hối phải đi kinh tế mới, rồi ở nơi làm việc cũng gây áp lực khó khăn cho bà vì có chồng làm việc cho chế độ cũ đang đi cải tạo. Hoàn cảnh lúc đó thật khổ sở vô cùng, bà kể lại cảm nghĩ khi quyết định phải ra đi: “Cái ván bài đánh bằng sinh mạng của con mình và của mình thì nó lớn lắm. Không phải nói ra đi là vì để đi tìm một cái điều sung sướng gì khác, nhưng mà vì một cái bế tắc, mà mình nghĩ rằng may ra có thể gỡ được bằng cách là nếu không chết thì có thể sống được một cuộc đời có một chút giá trị nào đó.” Cái ván bài đánh bằng sinh mạng của con mình và của mình thì nó lớn lắm. Bà Nguyễn Diệu Liên Hương Để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra, gia đình bà phải chia ra đi làm 2 lượt – chồng và đưa con trai lớn đi trước, bà và hai con nhỏ đi sau, nhưng bước đường vượt biên cũng đầy gian truân và gặp nhiều khổ nạn. Chiếc ghe đánh cá đưa chồng và con trai bà đi gặp cướp trên biển cả thảy 14 lần và lần chót thì bọn hải tặc gở luôn cả máy tàu vì nghi ngờ có dấu vàng trong đó, chiếc tàu đánh cá nhỏ nhoi cứ thế mà trôi dạt, cũng may là gần bờ nên khi tàu đụng đáy thì người ta mới biết mà nhảy xuống lội vào bờ. Còn về phần bà Liên Hương và hai con cũng đến lần thứ 6 mới đi trót lọt, nhưng chiếc ghe mong manh cũng không chịu đựng nổi bão táp, sóng biển và sắp tan tành giữa biển khơi thì may mắn gặp được thuyền trưởng Charles Romano cứu giúp. Không quên
Hiện nay bà Nguyễn Diệu Liên Hương vẫn hay đi về nơi chôn nhau cắt rốn để thăm những người thân và giúp đỡ cho một số trẻ em tật nguyền, và những học sinh nghèo hiếu học. Bà nói: “Những người nghèo khổ của Việt Nam từ trước 1975 hay sau 75 họ không có tội lỗi gì hết, họ bế tắc, họ nghèo, họ bệnh, họ gặp đủ mọi chuyện. Nếu mình có một điều kiện sống tốt hơn về tinh thần về vật chất, mình là người may mắn. Thành ra luôn luôn nếu có điều gì giúp được trong vòng khả năng của tôi thì tôi cũng làm. Bà Nguyễn Diệu Liên Hương Có thể có những trường hợp tôi nghĩ họ đang ở trước một cái hố, họ khốn khổ, vẩy vùng trong cảnh bế tắc vì nghèo đói vì bệnh tật, trong khi họ vẫn có ý chí thì tôi đưa tay cho họ, tôi nói nhảy qua cái hố đi. Tôi kéo họ qua được rồi thì họ đi phần họ tôi đi phần tôi, chứ không phải tôi cõng họ suốt đời, nhưng nếu không có được sự nhắc nhở đó, đôi khi họ sẽ lún luôn vào đường khốn khổ họ không có cơ ngoi lên. Tôi không nghĩ họ thuộc vào thành phần chính trị nào mà tôi nghĩ rằng đó là những người dân Việt Nam tội nghiệp của tôi. Thành ra luôn luôn nếu có điều gì giúp được trong vòng khả năng của tôi thì tôi cũng làm.” Ra đi trong điều kiện muôn vàn hiểm nguy, có lúc thấy cái chết đã cận kề, và khi đến xứ người lập nghiệp với hai bàn tay trắng bà Liên Hương và gia đình cũng như bao nhiêu người Việt tị nạn khác, phải lao động cật lực để tạo dựng lại từ đầu mới có được một cuộc sống như ngày hôm nay, con cái được học hành và có nghề nghiệp ổn định trong xã hội. Nhưng người phụ nữ năng nổ tích cực hoạt động này không làm ngơ trước cảnh khó khăn, cơ cực của những người dân trên mảnh đất quê hương còn nhiều khốn khó.