Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Bàn về chiếc neo cổ tại Bảo Tàng Huế

Chị Lê Thị Liên trưởng phòng Khảo cổ dưới nước thuộc Viện Khảo Cổ có gửi cho mình một bức thư kèm theo ảnh chiếc neo .Thật sự lúc này mình mới lật tìm đọc trên báo chí sự việc quanh chiếc neo này .Nên đặt tên cho neo này là neo Thuận An vì ngư dân tìm được tại đây .
Mình có một số nhận định ban đầu như sau :
1/Neo này có hình dáng ,kết cấu thuộc loại neo vùng Đông Á ,tức là được các nước Trung Quốc,Triều Tiên, Nhật Bản,Việt Nam thời xưa sử dụng .Có thể tham khảo kết cấu neo này mà ngư dân ta sử dụng trong cuốn Thuyền Buồm của Pietri mà mình vẽ lại :


1-dây neo ;2-thân neo; 3-ngạnh neo ; 4-thanh ngáng ;5-óc neo 


Trong cuốn sách chuyên đề về Neo ("якорь"  do nhà xuất bản  транспорт ấn hành năm 1979 tại Moskva  ,Lev Skriaghin như hình trên  xếp loại neo này là neo có ngạnh của người đi biển Phương Đông cổ xưa và cho nó là tổ sư của neo Hải quân có ngáng sau này
2/ Kích thước neo Thuận An theo mô tả trên báo chí ,được tạm xác đinh như sau :
-Chiều dài tổng thể :8,13 mét 
-Mặt cắt thân neo :30 x 40 cm 
-Chiều dài ngạnh neo :2,8 mét
-Trọng lượng neo (chưa tính phần treo vò óc neo) ;Khoảng 1000 kg


Tra cứu trên trang của Viện Nghiên cứu Thuyền cổ Trung Quốc ,hó có trưng ra mô hình chiếc neo như dưới đây ,cho là dựa trên kết quả đào bới tại nơi làm thuyền cho hạm đội Trịnh Hòa (1371–1433) ,nhưng ta đều biết ,kích cỡ thuyền Trịnh Hòa là điều còn nhiều bàn luận của các học giả toàn cầu ! 
Các loại thuyền lorcha do người Âu làm tại Trung Quốc cũng là điều ta cần quan tâm khi khảo sát cái neo này .Xin ngừng tại đây ,sẽ bàn sau !! 

Qua báo chí ,tóm tắt sự việc như sau :

-Ngày 5/10/2014 , trong lúc lặn bắt cá ở khu vực cửa biển Hòa Duân (cửa Thuận An xưa) huyện Phú Vang Thừa Thiên Huế , ông Nguyễn Hảo (43 tuổi trú tại thị trấn Thuận An ) phát hiện một mỏ neo khổng lồ nên đã tiến hành trục vớt. Sau đó, chiếc mỏ neo được anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi,giáo viên cấp 3 ,tại Thuận An) mua lại với giá hơn  3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoàng 10 triệu đồng) Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
-Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: “Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được”, rồi đem về để trong sân vườn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ

-Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.

“Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý”
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.

Phần đầu mỏ neo
Phần đầu mỏ neo


Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển

Chuyển mỏ neo gỗ khổng lồ về bảo tàng - ảnh 1Mỏ neo bằng gỗ đã được chuyển tạm về sân bảo tàng.
-Chiếc mỏ neo gỗ khổng lồ đã được xe cẩu vận chuyển từ nhà anh Nguyễn Văn Chinh (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) về sân trước của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh.
Trao đổi với PV, ông Hùng nói: “Hiện chúng tôi đang cho thiết kế giá đỡ rồi sẽ đưa mỏ neo gỗ vào trong bảo tàng và sẽ lập hội đồng đánh giá. Chúng tôi sẽ gửi thông tin về mỏ neo đặc biệt này sang cho các chuyên gia Nhật Bản, Hà Lan nghiên cứu về tàu thuyền cổ để nhờ họ đánh giá thêm. Cũng muốn mời họ về Huế để họ xem kỹ nhưng kinh phí nhiều mà bảo tàng lại nghèo nên sợ khó”.

Chuyển mỏ neo gỗ khổng lồ về bảo tàng - ảnh 2Du khách tò mò trước sự xuất hiện của mỏ neo gỗ.
Theo ông Hùng nhận xét, qua nhiều tài liệu ông đọc được, mỏ neo trên có thể thuộc một tàu buôn lớn của phương Tây xưa kia qua giao thương với vua Nguyễn ở Huế. Tàu có thể bị sự cố bão đánh chìm ở cửa biển Thuận An.
Ở cửa biển này cũng đã từng ghi nhận phát hiện nhiều cổ vật như một số khẩu súng thần công mà bảo tàng đang lưu giữ.

Chiều 25/11, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết chiếc mỏ neo khổng lồ được phát hiện gần 2 tháng trước tại cửa biển Thuận An (Thừa Thiên – Huế) vừa được đơn vị này mua lại và trưng bày. Đây là chiếc mỏ neo làm hoàn toàn bằng gỗ lim, đầu được bọc sắt đã bị hoen gỉ, chiều dài là 8,13 m, chiều rộng của hai càng bên là 2,8 m, trọng lượng hơn một tấn.
Mỏ neo khổng lồ được trưng bày tại bảo tàng Huế
Chiếc mỏ neo không lồ được làm hoàn toàn bằng gỗ lim được phát hiện ở khu vực cửa biển Thuận An đã được Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh mua lại. Ảnh: Đắc Đức.
Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa Thiên – Huế đang phối hợp cùng các nhà nghiên cứu đánh giá giá trị về mặt lịch sử, niên đại của mỏ neo và có phương án bảo quản thích hợp. Theo nhận định ban đầu, con tàu gắn với mỏ neo này có kích thước rất lớn mà thời nhà Nguyễn chưa thể đóng được vì vậy đây có thể là một tàu buôn của nước ngoài bị đắm tại cửa biển Thuận An xưa.

"Việc nghiên cứu mỏ neo có thể biết thêm những thông tin quý giá về giao thương hàng hải giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong lịch sử", ông Hùng nói và cho biết đây là mỏ neo lớn thứ hai trong nước được tìm thấy.

Ngày 6/12/2016 mình đã tới Bảo tàng Thuyền Tuyền Châu để khảo cứu .Tại đây có trưng bày chiếc thuyền Tuyền Châu được khai quật vào năm  1973 và được xác định là thuyền đóng vào đời Nam Tống (1127-1279) .Theo những gì còn lại của xác tàu, đó là thuyền ba cột buồm , chiều dài toàn thể là 34, 6 mét , chiều rộng 9,82 mét . Phần trên mặt nước đã bị hủy hoại , phần dưới nước ngâm trong bùn nên được bảo toàn và còn lại để trưng bày là dài 24,02 mét và rộng 9,15 mét và cao 2  mét .Cái neo chỉ còn lại thân chính còn ngạnh và các chi tiết được thêm mới vào cho hoàn chỉnh trưng bày .Đo đạc bằng tờ giấy đính kèm , tôi có các số liệu sau đây :
-Chiều dài tổng thể : 6,93 mét 
-Chiều dài ngạnh neo :3,71 mét




Chụp chiếc neo thuyền Tuyền Châu ,tôi có gài thêm  tờ giấy trắng để đo đạc kích thước 

Mỏ neo khổng lồ được trưng bày tại bảo tàng Huế
Chiếc mỏ neo làm hoàn toàn bằng gỗ lim, trọng lượng hơn một tấn. Ảnh: Đắc Đức.

Đắc Đức

Mỏ neo khổng lồ đã đưa vào bảo tàng tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 1

Mỏ neo khổng lồ cổ được phát hiện đã được đưa vào bảo tàng phục vụ trưng bày và nghiên cứu.

Trao đổi với PV chủ nhân chiếc neo, anh Chinh cho biết: “Đã có một số người hỏi nhưng tôi đã đồng ý chuyển nhượng cho bảo tàng Lịch sử Cách mạng với mục đích chiếc mỏ neo hiếm thấy này sẽ được trưng bày cho các tầng lớp, đặc biệt là thế hệ trẻ và con cháu đời sau được chiêm ngưỡng và học tập. Đó là một hiện vật quý, ít nơi trên nước Việt Nam này có được. Nó sẽ góp phần làm cho kho di sản của Huế thêm độc đáo, phong phú thêm”.
Trước đó báo Đời sống và Pháp luật đã thông tin, việc anh Chinh đã mua lại chiếc mỏ neo khổng lồ rất độc đáo kể trên của một ngư dân đi biển phát hiện trục với về. Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này gỗ thuộc lọa quý hiếm bởi nó vẫn còn khá nguyên vẹn mặc dù ngâm ở biển nhiều năm. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn. Nhiều nhà chuyên môn, ngư dân nhận định đây là mỏ neo ít khi thấy và thuộc một tàu lớn lúc xưa, thuộc dạng quý hiếm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mỏ neo này vào khoảng thời chúa Nguyễn (thế kỷ 17) đến trước năm thất thủ kinh đô 1885 (Pháp đánh chiếm Huế). 
Ảnh trên báo Giao Thông 

Chiếc mỏ neo cổ khổng lồ được Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế mua lại.
Chiếc mỏ neo cổ khổng lồ được Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế mua lại.
Mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có bọc sắt 2 lớp. Gỗ của mỏ neo thuộc lọai gỗ quý hiếm và vẫn còn khá nguyên vẹn mặc dù ngâm ở biển nhiều năm.
Theo đó, anh Nguyễn Văn Chinh (người đã mua mỏ neo từ ngư dân Nguyễn Hảo) đã đồng ý chuyển nhượng lại cho Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh chiếc mỏ neo gỗ khổng lồ bằng với giá anh mua ban đầu (gồm 3 chỉ vàng và 2 thùng bia - tương đương gần 11 triệu đồng).
“Hiện tôi đang làm tờ trình gửi cấp trên, khoảng tuần sau sẽ tiến hành các thủ tục vận chuyển mỏ neo từ nhà anh Chinh lên bảo tàng ở Huế. Dự tính sẽ khó khăn vì mỏ neo nặng và dài quá (hơn 8 mét). Có thể kết hợp phương tiện đường thủy và đường bộ với nhiều người trợ giúp. Kinh phí ngoài phần đưa cho anh Chinh cũng phải tính đến khoản tiền công vận chuyển” – ông Hùng nói.
Anh Chinh đồng ý nhượng lại chiếc mỏ neo khổng lồ cho bảo tàng tỉnh.
Anh Chinh đồng ý nhượng lại chiếc mỏ neo khổng lồ cho bảo tàng tỉnh.
Dự tính chiếc neo sẽ được đặt ở phía trong sảnh giữa của bảo tàng tỉnh, nơi có những cổ vật lịch sử quý hiếm ở Huế như thuyền độc mộc, trống đồng. Tiếp đó, bảo tàng sẽ lập hội đồng chuyên môn để thẩm định phần gỗ và sắt bọc mỏ neo, để có kết luận chính xác về niên đại của mỏ neo gỗ này.
Anh Chinh chia sẻ: “Tôi đồng ý chuyển nhượng cho Bảo tàng Lịch sử Cách mạng với mục đích chiếc mỏ neo hiếm thấy này sẽ được trưng bày cho các tầng lớp, đặc biệt là thế hệ trẻ và con cháu đời sau chiêm ngưỡng. Tôi cho rằng đó là một hiện vật quý, ít nơi trên nước Việt Nam này có được. Nó sẽ góp phần làm cho kho di sản của Huế thêm độc đáo, phong phú”.
Đại DươngNhư tin tức đã đưa, ngày 5/10, trong lúc lặn bắt cá ở khu vực cửa biển Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, ở thị trấn Thuận An) đã phát hiện một mỏ neo khổng lồ bằng gỗ. Mỏ neo có chiều dài 8,1m, khối hình trụ với kích thước 30x40 cm, đầu mỏ neo được bọc sắt đã bị hoen rỉ.Theo Khampha, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan nhận định, có khả năng mỏ neo này là của tàu ngày xưa bị đứt khi vào cảng Thuận An cũ, vào khoảng thời chúa Nguyễn (thế kỷ 17) đến trước năm thất thủ kinh đô 1885. Cũng theo ông Phan, các nhà khảo cổ trong vùng chưa từng nhìn thấy chiếc neo gỗ có kích thước nào lớn vậy.Trao đổi trên báo Đời Sống & pháp luật, ông Cao Huy Hùng - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện tôi đang làm tờ trình gửi cấp trên, khoảng tuần sau sẽ tiến hành các thủ tục vận chuyển mỏ neo từ nhà anh Chinh lên bảo tàng ở Huế. Dự tính sẽ khó khăn vì mỏ neo nặng và dài quá (hơn 8m) và có thể đi kết hợp phương tiện đường thủy và đường bộ với nhiều người trợ giúp. Kinh phí ngoài phần đưa cho anh Chinh cũng phải tính đến nhiều ở tiền công cho dân, tiền đưa lên TP Huế”. Trước đó, như  PLO đã thông tin, sáng 5/10, trong lúc đi lặn ốc, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, ở thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã phát hiện chiếc mỏ neo cổ khổng lồ ở dưới biển Thuận An. Ông Hảo đã huy động hơn 10 ngư dân cùng lặn xuống biển đưa chiếc neo này từ cửa biển lên trên cạn.
Chiếc mỏ neo cổ này được làm bằng gỗ, dài 8,1 m, khối hình trụ với kích thước 30x40 cm, đầu bọc sắt đã hoen rỉ. Trên thân neo, một số nơi bị mục rỗng. 
Sau khi trục vớt lên, ông Hảo đã bán mỏ neo này lại cho anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, trú tại thị trấn Thuận An) với giá 10 triệu đồng. 
Được biết, sau nhiều lần thương lượng, anh Chinh đã đồng ý nhượng lại mỏ neo này cho Bảo tàng để làm trưng bày và phục vụ nghiên cứu.rước đó, đã thông tin, anh Chinh đã mua lại chiếc mỏ neo khổng lồ rất độc đáo kể trên vào đầu tháng 10/2014 của một ngư dân đi biển phát hiện trục vớt về. Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn. Nhiều nhà chuyên môn, ngư dân nhận định đây là mỏ neo ít khi thấy và thuộc một tàu lớn thời xưa, thuộc dạng quý hiếm.
 Mỏ neo cổ ở Huế được bán giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia - 2