Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Hàng hải thường thức-1



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/Tổng Cục Thủy Sản-Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản –Sổ tay đi biển cho ngư dân tái bản lần 2-61 trang Nhà XB Lao Động ;13 nghìn cuốn khổ 14,5x20,5 cm ,in màu

2/Sở NN và PTNT Quảng Ngãi-Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản-Sổ tay ngư dân cần biết –Quảng Ngãi 2010 -54 trang khổ 14,5x20,5 cm;in màu

3/“Những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản”-Ban Tuyên Giáo TW

4/Safety practices related to small fishing vessel stability by Ari Gudmundsson Fishing Technology Service Fish Products and Industry Division FAO, Rome
5/Dự báo khai thác hải sản (http://dubaokhaithac.webnode.vn/)

Tài liệu thì nhiều,sách hướng dẫn tiếng Việt cũng có ,nhưng chắc gì ngư dân đọc được.Trên blog này,mình cứ mạnh dạn viết .Sau khi sửa đổi,gom lại,mới có thể in cho bà con.Blog có lợi thế là dễ dàng cài hình ảnh và video !!Bắt đầu là phần an toàn và mục đầu tiên là phòng và chống cháy 

Phòng và chống cháy

Trên các tàu cá ,nhiều vụ cháy đã xẩy ra .Ví dụ : Khoảng 4 giờ sáng ngày 13/10 năm 2014 , tàu cá khoảng 70 tấn, mang số hiệu TG- 92567- TS của bà Phạm Thị Thu, ngụ phường 2 thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đang neo đậu tại bến cá phường 2, thành phố Mỹ Tho, bỗng nhiên bị bốc cháy. Ước thiệt hại ban đầu của vụ cháy khoảng gần 1 tỷ đồng. Rất may vụ cháy tàu không gây thiệt hại về người.13 ngư dân thoát nạn sau khi tàu cá bị chìm ; nguyên nhân được xác định là do bình ắc quy trong cabin của tàu phát lửa gây cháy.Hoặc  khoảng 7 giờ 30 phút ngày 2/10/2014 , tàu cá do thuyền trưởng Võ Văn Tâm (45 tuổi, quê huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) điều khiển cùng 4 thuyền viên khác đang đánh bắt hải sản tại khu vực Hòn Trứng Lớn, cách Côn Đảo khoảng 28 hải lý về phía tây nam thì bình gas trên tàu phát nổ.Liền sau đó, tàu cá cháy dữ dội và chìm xuống biển.Thuyền trưởng tử vong,thuyền viên bị thương nặng.Các tàu cá rất dễ xảy ra cháy nổ

Bất kỳ một đám cháy nào cũng cần có ba thành phần:
1-    nguồn ô xy lấy từ không khí xung quanh
2-    nguồn gây cháy ,do có nhiệt làm nóng lên hay có đánh lửa…
3-    nguồn nhiên liệu như dầu,mỡ…
Tam giác cháy
Ba thành phần đó như ba cạnh của một cái tam giác mà ta gọi là tam giác cháy.Nếu một cạnh nào đó mất đi ,thì đám cháy cũng sẽ bị dập tắt .Ví dụ khi có cháy ta lấy chăn trùm lên đám cháy để ngăn nó không còn không khí (ô xy) nữa ,thế là đám cháy sẽ phải tắt .

Phân loại các đám cháy.Tùy theo chất cháy thuộc loại nào mà ta phân thành bốn loại đám cháy,đó là :
1-    Cháy chất rắn như than,gỗ, vải ,giấy ,gọi tắt là cháy loại A
Cháy loại A

2-   
Cháy loại B
Cháy chất lỏng như xăng,dầu mỡ ,gọi tắt là cháy loại B
3-    Cháy các chất khí như khí bốc lên từ bình ga ….gọi tắt là cháy loại C
4-    Cháy điện,gọi tắt là cháy E
Với mỗi loại cháy lại dùng một loại dập lửa khác nhau:
-         Nước :dùng cho cháy loại A
-         Nước có pha hóa chất dùng cháy loại A và B
-         Bột dùng dập cháy loại A,B và C
-         Khí các bô nic dùng cho cháy loại B
Khi mua các bình dập cháy ta cần xem kỹ lưỡng


Cháy có bốn loại được phân theo bảng sau đây :

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Khảo luận về buồm mành





Buồm mành trên mảng Sầm Sơn trong chuyến viễn du vượt Thái Bình Dương năm 1993.Theo dân gian Bắc Bộ,như anh Phạm Văn Tuyến cho biết, buồm này được gọi là buồm cánh kèo,trong khi Lương Viết Lợi Sầm Sơn lại cho biết ,vùng anh gọi buồm này là "buồm ba vách" theo kiểu Tàu ? .Được thiết kế bởi Colin Mudie-Tim Severin ,buồm đã được các nhà thiết kế làm sẵn mô hình thu nhỏ ,kể cả mảng với hàng trăm cây luồng và buồm cũng như dây,thanh lèo,xiếm ...Điều đó chứng tỏ các nhà đóng tàu phương Tây đã nghiên cứu khá kỹ hệ thống buồm mành .Hỏi anh Phạm Văn Tuyến,người cùng cha của anh là ông  Phạm Văn Đính và toàn gia đình cùng tập trung vào việc khâu hai bộ buồm năm đó,anh cho biết ,tất cả làm theo thiết kế như mô hình ông Tim đưa ra và các bản vẽ của Nick Burningham ,không chỉnh sửa gì lớn .Bức ảnh này do CNN chụp từ máy bay trực thăng  ,khi Lợi đứng dưới chân cột và Max Reynold -một sói biển Anh-đang leo cột để chính buồm .Qua trường hợp này,những nhà kỹ thuật Việt chúng ta  có thể học hỏi được nhiều điều về thái độ làm việc nghiêm túc với công nghệ dân gian của các nhà hàng hải phương Tây

.Được Colin Mudie suy ngẫm kỹ,Tim làm mô hình và trao đổi với bà con cách làm cái mảng với những cánh buồm  này.Theo như chúng ta thường nói ,đó là Tim đang đi "ba cùng " với bà con ! Còn gì đẹp hơn là tấm hình Tim đã bốn lần vượt đại dương,đang ngồi cùng bà con Sầm Sơn bàn luận về mảng và buồm bên nồi nước chè tươi ! 20 năm sau,đi tìm những người làm mảng này thật là khó nhọc !Đọc một bài viết về Mảng Sầm Sơn trên tạp chí CS do một ông quan tư tưởng    Thanh Hóa viết,tôi mừng quá ,xin mãi mới được số điện thoại.Hỏi,ông cho biết,viết theo tài liệu.Hỏi nữa về anh Văn Đình Lợi (!?) ,như ông viết trong bài báo ,ở đâu ,ông trả lời không biết ,hình như ở phường Trung Sơn.Tất nhiên là từ suốt năm 2005 ,khi tôi lục tìm ở Quảng Xương và Trung Sơn để tìm Lợi theo lời hứa với John Doney ,tất cả đều vô vọng ! Có lẽ ám ảnh về tên cái phường này mà mình giới thiệu sai địa chỉ Lương Viết Lợi,cả trong bài giới thiệu trên bản dịch du ký của Tim.Tìm ra Lợi ,có lẽ nhờ cái phúc ,sau khi cùng vợ là nhà báo Tô Minh Nguyệt,thăm lại đội nữ dân quân Hậu Lộc  vào mùa hè 2013.Những người đàn bà được ca ngợi bắn máy bay Mỹ năm xưa ,mừng rỡ khi có người tới thăm mình,với tư cách độc lập,thắm tình nhân văn ,không kèn trống ầm ĩ !!Những ý kiến đề nghị sửa đổi của bà con đều được Tim và Nick Burningham nghe ngóng,ghi chép và fax về cho Colin Mudie biết .Họ làm chính vì bản thân họ và cũng vì di sản văn hóa của loài người trong đó có Việt Nam .Còn với tinh thần "nhược tiểu" có khi ta rống lên quá đáng ,khi tự ti ,khi tự tôn !


Dựa trên cuốn phim ghi lại hành trình của Tim Severin mà tôi cung cấp cho VTV 4,Đài Truyền hình đã làm cuốn phim ở phía trên !

Như ta đã biết ,buồm lug (lugsail) là một bộ phận trong hệ thống buồm dọc .Trong các văn bản tiếng Việt ,có lần tôi đọc được thuật ngữ "buồm tai trâu" .Có lẽ khi dịch các bài phân tích dân tộc học của người Pháp chúng ta gặp chữ voile aurique -chỉ là buồm hình cái tai do người châu Âu hình dung cái buồm tứ giác này giống cái tai nên cho là ngư dân VN đã sáng tạo ra buồm và gọi là buồm tai trâu.Không rõ trong thực tế điền dã,đã có ai ghi được cách gọi tên này từ thời các cụ ? Buồm lug có nhiều biến thể khác nhau ,trong đó có buồm mành .Tiếng Anh gọi đó là Junk rig, còn được hiểu là buồm Chinese lugsail hoặc là sampan rig (Nga - джонковый парус/китайский люгерный парус ; Pháp - la voile de jonque ; Ba Lan-żagiel dżonkowy ; Đức -Dschunkensegel;Triều tiên - 정크형 범장 jeongkeuhyeong beomjang ) tôi sẽ dùng thuật ngữ buồm mành cho loại buồm này ,môt loại buồm phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên ,Nhật Bản ,Việt Nam ,để khỏi mất thì giờ vào việc bàn luận ai là người phát minh ra các loại buồm này .Đặc điểm của buồm mành là có những thanh thép buồm (batten) chia buồm ra nhiều mảnh ,để buồm có thể gập lại hay giương ra dễ dàng .Trong phần này ,chúng tôi cũng tập trung vào việc buồm mành được dùng trong thế giới hiện đại ra sao ,tức là nó đã được "Tây " hóa một phần,khi người châu Âu biết tới loại buồm này .Việc dùng trên thuyền dân gian Trung Hoa và các nước có văn hóa Trung Hoa sẽ được bàn bạc tiếp sau .
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành 
Buồm mành truyền thống đã được dùng trên các tàu thuyền hiện đại như sau :
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành
Các bộ phận buồm mành : yard -xà buồm;battens -thép buồm ;
batten parrel -vòng đỡ thép buồm ;tack parrel -vòng góc lèo;
boom-thanh lèo;tack line-dây góc lèo ;sheet-dây lèo ;sailcloth
panels-các giải vải buồm.
  • catboat ,có đặc điểm là chi có một cột một buồm ,dẽ sử dụng mà ta thường thấy trên các thuyền buồm nhỏ ,trên các thuyền tam bản
  • ketch có hai cột buồm với cột chính (main mast) phía trước và cột sau (mizzen mast ) nhỏ phía sau 
  • yawl cũng có hai cột như ketch .buồm lớn phía trước ,nhưng khác với ketch là cột buồm sau nhỏ hơn và buồm sau gắn chặt không thuộc loại buồm để đẩy thuyền (? driving sail),và trụ lái giống như các thuyền truyền thống .Buồm sau nhằm hỗ trợ cho việc lái thuyền và nhằm cân bằng cần lái 
  •  schooner dùng hai hay ba cột buồm ,cột nhất phái mũi còn cột chính phía đuôi tàu .Treo buồm kiểu schooner thích hợp cho các tàu lớn vì nó chia buồm ra thành nhiều buồm nhỏ nên dễ điều khiển .Có một số đề nghị cải tiến như Colvin Gazelle đề xuất .Đó là thêm buồm jib vào xà mũi thuyền ,còn buồm mũi và buồm chính theo kiểu buồm mành.Kiểu treo buồm này được gọi là treo buồm kiểu Colvin (Colvin rig) mà những cải tiến này nhằm tăng khả năng của con thuyền khi chạy ngược gió .
  • tàu buồm ,ít nhất ba cột buồm với buồm chính ở giữa tàu 

    Các bộ phận của một tấm buồm mành
      Buồm gồm xà và các thép buồm làm bằng gỗ ,còn buồm bằng vải bạt (canvas /tatpaulin) nhẹ ,đôi khi dùng Dacron hay vải nhựa PVC.Chão buồm thường dùng loại 3 tao . Buồm mành gồm các bộ phận sau đây :
  • xà buồm (yard) -đi dọc theo mép trên của buồm (head) ,chạy từ góc trước (throat) tới góc sau (peak).So với các thép buồm (batten),xà buồm to khỏe hơn vì chịu sức nặng của cả tấm buồm khi ta dùng dây kéo buồm (halyard) kéo cả buồm lên .
  • thép buồm /thanh lát (batten) -là những thanh chạy từ mép trước (luff) tới mép sau (leech) của buồm 
  • thanh lèo (boom) -một thanh chạy suốt mép dưới của buồm (foot) từ góc trước (tack) tới góc sau (clew) và được điều khiển bằng dây lèo (sheet).Tất nhiên ,thanh lèo chỉ chịu trách nhiệm một phần trong việc điều chỉnh buồm vì với buồm mành,dây lèo được nối với cả các thép buồm .
  • vòng thanh lát (batten parrel) nhằm giữ buồm với cột 
  • vòng lèo (tack parrel) và dây góc lèo (tack line) 
Các bộ phận của một cánh buồm mành 
Tên bốn cạnh của buồm mành cũng giống như tên bốn cạnh của buồm gaff .Qua trao đổi với anh Phạm Văn Tuyến ,con trai ông Phạm Văn Đính về tên các cạnh và các góc buồm ,được biết ,tên đó cũng chưa được xác định rõ ràng.Mong rằng qua trang này,các bạn cùng xác định các thuật ngữ và dùng cho thống nhất ,vì các buồm gaff cũng dùng trên tàu huấn luyện của hải quân NDVN.Chúng ta cần thuộc lòng,và hiểu các tên gọi bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt
Bốn góc của buồm là :peak ở góc đỉnh trên cùng;throat là góc sát cột buồm;tack là góc ở chân cột buồm và thanh lèo ,góc này được buộc lại không di chuyển và clew là góc cuối thanh lèo ,được buộc vào với dây lèo
Bốn cạnh của buồm là : mép trên (head) ở trên cùng ;cạnh trước (luff) là phần đầu tiên đón gió .Vì nó chun lại (luff) khi quá sát với hướng ngược gió (too close to the wind) nên cạnh này mới có tên là luff.Mép dưới ,chân buồm (foot) .Cạnh sau ,tức là cạnh theo (trailing edge -tôi dùng chữ theo,giống như mép theo của chân vịt ) tên tiếng Anh là leech.Trên mép này người ta thường gắn giải vải chỉ hướng gió (telltale)
Dây động của buồm mành 
Phải dùng chữ dây động (running rig) hay dây điều khiển buồm để phân biệt với các dây chằng dọc và dây néo ngang .Trên các tàu kiểu mới dùng buồm mành  ,các dây động này được chia thành hai nhóm :nhóm kéo lên và nhóm kéo xuống .Việc chia nhóm này khá quan trọng vì khi tác động vào một nhóm dây này thì nhóm khác lại chống lại tác động đó .Ví dụ khi kéo buồm lên bằng dây nâng buồm halyard thì ta phải nhả các dây kéo xuống phải được tháo ra khỏi các cọc buộc dây,thả nó tự do.

Những dây kéo lên gồm có :
  • dây nâng buồm halyard có mục đích kéo buồm lên ,được nối vào giữa xà buồm và chạy trong
    Các dây động của buồm 
    một puli (rỏ rẻ) treo trên cột buồm rồi chạy xuống boong.Puli này thường có nhiều bánh xe để đủ sức kéo vật nặng theo tỷ lệ 3:1 hay 4:1
  • dây hãm thanh lèo topping lift   nhằm nâng thanh lèo và buồm khỏi mặt boong khi ta không giương buồm lên .Dây này cũng dùng để hãm buồm lại khi cần thiết phải giảm bớt diện tích buồm hay cho thả rơi tấm buồm vì toàn bộ các thanh và vải buồm sẽ rơi vào dây hãm thanh lèo này 

Nhóm dây kéo xuống gồm có :

  • dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel) có tác dụng giữ cho xà buồm sát với cột .Dây này chạy từ xà,vòng quanh cột rồi chạy xuống boong .Dây này khống chế dao động ngang của những thép buồm phía trên cao,dọc theo cột buồm 
  • dây vòng kéo cạnh trước của cánh buồm (luff hauling parrel) có chức năng ngăn chặn không để vải buồm nhăn nhúm lại do các thép ở giữa buồm trườn về phía trước khi buồm đang được điều chỉnh.Dây này chạy từ cạnh trước của buồm tại các chỗ thép buồm giao với cột và buộc theo kiểu như ta buộc dây giầy cho nên khi kéo lên nó sẽ lôi các thép buồm ở giữa về phía sau
  • dây kéo xà xuống (yard downhaul) ,dây phụ thêm nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân 
  • dây kéo thép buồm xuống (batten downhaul) dây phụ thêm với dây kéo xà , nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân 
  • và dây buộc góc lèo (tack line) với nhiệm vụ buộc góc lèo của buồm theo chiều thẳng đứng .Dây chạy từ thanh lèo ,xuống thẳng tới boong ,hoặc thông qua một cái puli 
Dây động để điều chỉnh buồm hay nói ngôn ngữ khí động học là điều chỉnh góc chém (angle of attack) của buồm đối với hướng gió là dây lèo (sheet).Trên các thuyền buồm mành dân gian ,buồm được điều khiển bằng những dây lèo con (tiếng Anh gọi là sheetlines) chạy từ các thép buồm tới các puli ,dây đó lại chạy qua một thanh gỗ dài có nhiều lỗ ,gọi là euphroe (đoạn này tôi không biết ra sao Nhờ vậy ,tất cả các đoạn của cánh buồm đều chịu lực căng đều .Trong cuốn Voiliers ,không thấy Pietri mô tả điều này .Nhiều nhà thiết kế buồm phương Tây như Tom Colvin,Michael Kasten ,Herbert "Blodie"Hasler ...đã đưa cái chi tiết này vào trong các thiết kế buồm mành .  

Điều khiển buồm mành
Với những chuyến đi dài ngày,buồm mành là một phương tiện lý tưởng ,nhất là khi đi biển với một số lượng người ít ỏi (short-handed).
Khi giương buồm lên ,không phải nhằm hướng gió.Nếu thả lỏng dây lèo đủ mức,buồm mành sẽ quay quanh cột theo hướng gió bất kỳ.Khi gần như hoàn toàn ngược gió lá lúc khó giương buồm nhưng ta vẫn có thể dựng buồm mành lên dù mép trước buồm bị chun lại (luff) .Điêu cần chú ý là phải quan sát kỹ các dây ,nhất là dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel),dây vòng kéo mép buồm (luff hauling parrel) ,các dây kéo xuống (downhaul) nếu tàu có trang bị và các dây lèo .Nếu dùng puli cấp 3:1 hay 4:1 thì kéo nhẹ nhưng đường kéo sẽ rất dài .Trong khi kéo buồm ,cánh buồm với đủ các thép buồm vẫn nằm yên phía cuối gió so với cột buồm .Do đã cố định trước dây kéo góc lèo của buồm (tack line)  ,nên ta cứ việc kéo dây nâng buồm (halyard) cho tới khi dây kéo góc lèo buồm căng lên.Sau khi kéo và buộc dây nâng buồm lại,ta điều chỉnh vị trí hướng dọc của cạnh sau bằng cách kéo dây kéo vòng xà buồm (yard hauling parrel ) cho tới khi dây này sát với cột buồm .Có thể phải cần kéo nhẹ dây kéo vòng cạnh trước (luff hauling parrel) để giãn các thép buồm giữa về phía cạnh sau (leech) của buồm nhằm khắc phục các chỗ nhăn trên mặt buồm .Cuối cùng là ta điều khiển dây lèo,đưa buồm vào gió
Việc thu bớt cánh buồm (reefing) rất đơn giản. Khi thuyền đi sát ngược hướng gió ,ta thả lỏng dây nâng buồm halyard ra .Buồm hạ xuống một chút do tự trọng của nó,các dây động cũng được lỏng ra.Buồm được hạ xuống cho tới khi cái thép buồm mà ta muốn thu lại ,sát với thanh lèo .Sau đó chỉnh dây vòng xà buồm (yard hauling parrel) và dây vòng cạnh trước buồm (luff hauling parrel) ,rồi kéo dây lèo cho buồm đúng với hướng gió 
Cuộn buồm (furling) khẩn cấp thực hiện nhanh chống và dễ dàng .Buông dây lèo và dây nâng buồm ,buồm rơi xuống ,được đỡ bằng các dây hãm thanh lèo (topping lift) ,các thép buồm xếp lại .Chỉ có một đống lộn xộn các dây nhợ mà ta phải chỉnh lại trước khi lại kéo buồm lên.Nếu không khẩn cấp,ta nên cho hai thủy thủ cuộn buồm để các dây được nhả có thứ tự hơn .  

Buồm mành /buồm cánh dơi
Kéo dây góc lèo




Bài báo của Hoàng Minh Tường về mảng Sầm Sơn


Bài này lên trang của Tạp chí Cộng Sản ngày 21/12/2004 và phía dưới có ghi là lấy từ Tạp chí Di sản !Kèm theo là ảnh chụp trang của bài báo này !!
Chiếc bè mảng của ngư dân Sầm Sơn
16:31 | 21/12/2004
Từ rừng tiến ra đồng bằng và tràn xuống biển là cả một hành trình cam go, đầy gian khó của cư dân Việt cổ xứ Thanh. Họ đã chuyển từ cuộc sống săn bắn, hái lượm tới trồng cấy, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và tiếp đó là gắn với cuộc sống lênh đênh trên biển cả đầy sóng gió. 
Cũng như sản xuất nông nghiệp, con người và phần lớn mọi ứng xử của họ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, "Ơn trời mưa nắng phải thì", "Trông trời trông đất trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm"... theo sự thay đổi khôn lường của khí hậu, thời tiết nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người cảm thấy mình thật vô cùng nhỏ bé, với bao bất trắc bất thần đổ xuống, khiến nhiều khi họ bất lực, phó mặc cho số phận đưa đẩy. Tồn tại trên mặt đất đã khó khăn, với nghề sông nuớc chài lưới trên biển cuộc sống của con người lại càng nhiều gian khổ: bão tố, sóng thần, thuỷ quái... luôn là mối nguy hiểm đối với tính mạng và cuộc sống của họ.
Bè mảng Sầm Sơn là một loại phương tiện đi biển độc đáo của ngư dân có từ xa xưa mà cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì, sử dụng.
Theo những nhà nghiên cứu về thuyền bè truyền thống Việt Nam thì bè mảng ra đời rất sớm, cùng với thuyền độc mộc trên sông và thậm chí bè còn xuất hiện sớm hơn thuyền độc mộc.
Chiếc bè Sầm Sơn và sự độc đáo của nó trong việc đi biển khai thác hải sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Cấu tạo của bè mảng Sầm Sơn rất đặc biệt. Một chiếc bè mảng thường được ghép lại từ 15 đến 18 cây luồng hoặc bương có kích thước khác nhau (tuỳ thuộc vào bè to hay nhỏ). Để làm một chiếc bè người ta phải cất công mua và chọn từ những cây luồng, cây bương còn tươi, đưa về, dùng dao sắc dọc hết cật xanh bên ngoài, đốt lửa nóng để nắn cho các ngọn của luồng bương cong đầu vào. Đường kính của mỗi thân cây khoảng 10cm, chiều dài từ 7 đến 8m. Lòng bè được ghép phẳng, hai bên mái hơi khum, đầu và lái uốn cong. Các cây luồng, bương liên kết lại với nhau thành một khối bởi 3-4 cái "ngàng" phân đều nằm ngang từ đầu đến cuối trên các cây luồng, sau đó dùng dây mây hoặc song kết buộc thật chặt.
Trên các đà ngang ở đầu và giữa bè người ra dựng các cột buồm. Mỗi bè thường có từ 1-3 lá buồm hình thang. Hai bên bè có néo chèo, phía sau có bánh lái. Điều đặc biệt là, để cho bè không bị lật và giữ được thăng bằng khi lướt trên sóng nước người ta còn chế tạo ra những chiếc xiến. Xiến được làm bằng những miếng gỗ có độ dày 2-3cm, bề rộng 30-40cm, chiều dài 80cm - 1m, được phân bổ đều trong một chiếc bè, mỗi bè thường có từ 1-3 chiếc xiến. Xiến được gắn từ thân bè và tiếp xúc trực tiếp với nước. Trên mỗi bè (trước đầu bè và mũi bè) có 2 cái đà cong hình sừng trâu, sau này để giản tiện, người ra thay bằng những cái nạnh. Những đà (hoặc nạnh) này có tác dụng gác buồm hoặc gác chèo, đồng thời cũng tạo dáng bề thế cho chiếc bè và đặc biệt là gắn với tín ngưỡng có từ rất lâu đời, đó là nơi để những thủ trâu, lễ vật cúng tế thần Độc Cước - mặt Trăng.
Mỗi bè khi ra khơi có từ 2-3 người chèo lái cùng với các ngư cụ lưới chài câu để khai thác và đánh bắt hải sản.
Những chiếc bè mảng của ngư dân sau mỗi chuyến từ biển trở về được kéo lên bờ để bảo quản và tránh sóng xô, nước cuốn.
Kiểu bè mảng Sầm Sơn này đến nay vẫn được người dân trong vùng sử dụng phổ biến như ở Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hoá), ngoài ra người Việt ở Vạn Vĩ (Đông Hưng, Trung Quốc) và Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) cũng chế tạo để đi biển.
Bè mảng Sầm Sơn có lợi thế cho sản xuất lại chế tạo đơn giản, nguyên vật liệu sẵn có và rất dồi dào, luồng, bương và song mây ở các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá không khi nào cạn, giá thành lại rẻ và sử dụng tiện lợi. Những khi gặp sóng to gió lớn bè khó bị lật, nếu có lật thì ngư dân vẫn bám được bè và đưa nó vào bờ, chính vì vậy bè mảng có độ an toàn rất cao đối với người dân đi biển khi mà các phương tiện tàu thuyền khác không có được lợi thế này.
Chiếc bè mảng Sầm Sơn ngoài chức năng là phương tiện để đi biển và khai thác hải sản, bản thân nó còn chứa đựng những tín ngưỡng đơn sơ và thuần phác của những ngư dân miền biển - tín ngưỡng thờ mặt Trăng.
Nhìn tổng thể chiếc bè đầu lái cong, hai bên khum vào mang hình vầng Trăng khuyết, hai đà được phân bố trên thân bè - nơi để các chèo và buồm có hình sừng trâu vút lên, dấu ấn của nơi để lễ vật tế thần... hình dáng và chức năng ở mỗi bộ phận của chiếc bè cũng toát lên biểu tượng liên quan đến mặt Trăng. Theo triết lý phương đông bầu trời và con người là dương và mặt trăng - thuỷ triều - biển là âm. Âm dương tuy khác nhau nhưng hài hoà trong thái cực. Trong dương có âm và trong âm có dương thể hiện trời biển giao hoà. Chiếc bè mảng của ngư dân vùng biển đã thể hiện một nhận thức về vũ trụ của những người thời cổ truyền lại đến ngày nay, để thoáng như phản ánh về quan điểm sống “Hoà” giữa con người với thiên nhiên. Trước khi có thuyền bè và những công cụ chinh phục đại dương, để tồn tại, con người thời bấy giờ phải nghĩ ra cách đối phó tránh lại với loài thuỷ quái. Sử sách chép rằng: Dân nước Văn Lang xưa làm nghề chài lưới thường hay bị giống thuồng luồng làm hại, nên vua bắt dân lấy chàm vẽ mình, cho giống ấy tưởng là đồng loại mà không làm hại nữa.
Thuỷ triều với mặt Trăng là một cặp "Song sinh". Hòa trong "không gian" ấy con người như được tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn mỗi khi quăng chài. Người miền biển luôn tin tưởng rằng, có thần mặt trăng phù trợ trong tinh thần “Hoà” cùng vũ trụ thì sẽ hạn chế được tác hại của bão tố, sóng thần. Biển rộng lớn không thể chôn vùi họ và thần mặt trăng sẽ dẫn lối đưa họ trở về đất liền một cách an toàn.
Suy cho cùng, con người và biển cả là một, “Hoà” với thiên nhiên, thiên nhiên sẽ đem lại nguồn lợi vô tận và cuộc sống ấm no. Ấy chính là tín ngưỡng và quan niệm sống "khôn ngoan, sáng suốt" của ngư dân miền biển tích luỹ được từ ngàn đời nay. Vì vậy, ngư dân Sầm Sơn biết ơn thiên nhiên, biết ơn Thần Độc Cước - Mặt Trăng vị thần bảo mệnh mang một quyền năng vô bờ bến, đem lại mọi nguồn hạnh phúc cho họ. Xưa nay mỗi độ xuân về, trong những ngày tế lễ, mỗi bận ra khơi người dân biển lại thành tâm lên đền dẫng lễ cầu thần Độc Cước giúp cho họ vượt qua sóng to, gió lớn, bảo vệ họ an toàn tính mạng và đánh bắt được nhiều cá tôm.
Chiếc bè mảng Sầm Sơn trong năm 1992 lại lập nên một kỷ lục mới. Phương tiện đi biển đơn sơ này đã được ngư dân xóm Núi Phương Trung Sơn - Văn Đình Lợi và một số những người nghiên cứu về phương tiện thuyền bè đã làm một chuyến viễn dương xuất phát từ bãi biển Sầm Sơn mặc dù gặp sóng to, gió lớn, bão tố và phải kết lại bè với hai tạ dây đem đi dự phòng, sau 6 tháng họ đã vượt biển an toàn và cập bến tại một thành phố nước Mỹ. Chuyên gia của chuyến đi "lịch sử" ấy không ai khác là ngư dân vùng biển Sầm Sơn chèo lái chiếc bè nhỏ bé thô sơ ấy.
Ngày nay, mặc dù với phương tiện là tầu thuyền cỡ lớn được trang bị hiện đại trong những chuyến ra khơi, nhưng đối với chiếc bè mảng đơn sơ rất đỗi quen thuộc và gắn bó thân thiết vẫn được người dân Sầm Sơn và ngư dân vùng biển Thanh Hoá sử dụng. Chiếc bè mảng đã chở theo nó một lòng tin dân gian muôn thuở của người Việt nói chung, dân miệt biển nói riêng, đó là một tư tưởng "hoà" mang tính mênh mông tràn vũ trụ - con người và thiên nhiên đồng nhất thể, tất cả để tồn tại để phát triển. Chiếc mảng Sầm Sơn đã một thời dài đưa người dân nơi đây vượt qua những bến bờ trắc trở về miền hạnh phúc.


Hoàng Minh Tường

Ghi chú :Khi gọi điện thoại được biết có hai ông Hoàng Minh Tường tại Thanh Hóa .Một ông là nhà văn ,một công tác trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Tiến tới một Hội Mô hình tàu thuyền

1/ Hội Mô hình tàu Washington (WSMS-Washington Ship Model Society )
Website: http://www.dcshipmodelsociety.org/    Yahoo link: dcshipmodel
Skipper Doug Wilde, skipper@dcshipmodelsociety.org
First Mate, John Williams, firstmate@dcshipmodelsociety.org
2/Hội Mô hình tàu Hampton Roads Ship Model Society
Questions, Comments and Requests: We are Vietnamese naval architect.We want to build some US naval Ship have fighted in Vietnam fleet : 1/In Battle of the Paracel Islands (http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_the_Paracel_Islands) : -USS Castle Rock (AVP-35)(http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Castle_Rock_(AVP-35)) -USS Chincoteague (AVP-24)(http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Chincoteague_(AVP-24)) -USS Forster (DE-334)(http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Forster_(DE-334)) -USS Serene (AM-300)(http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Serene_(AM-300)) 2/In Johnson South Reef Skirmish(http://en.wikipedia.org/wiki/Johnson_South_Reef_Skirmish): -USS Bulloch County (LST-509)(http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Bulloch_County_(LST-509)) Can you supply us the document for model making ,what is the price ? Hearing from you Do Thai Binh Naval Architect SNAME member

Những ghi chép tại Kim Bồng và Phong Cốc

Tại Kim Bồng,vừa qua ,trong chuyến đón Ken Preston ,tôi đã ghi chép thêm được một số tư liệu .
1/Về các lễ lạt trong đóng thuyền
Chủ xưởng thuyền Võ Xuân Phương cho biết :tại miền Trung có khá nhiều lễ lạt khi đóng một con thuyền .Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói tới:
-lễ "vô ghim" -Lễ khi thực hiện nối lô lái,lô mũi,long cốt liền thành một giải.Khi đó lô lái được nối với long cốt bằng bốn ghim gỗ đã chuẩn bị sẵn .Tương tự như thế,lô lái cũng được nối với long cốt .Lễ này quan trọng,như lễ đặt ky của đóng tàu thép
-lễ "chốt giang đà "-khi nối đà thuyền với ván ,giang /cong
-lễ "tống mộc"-lễ thần rừng sau khi thuyền hạ thủy
-lê tô nhãn-tô con ngươi của mắt thuyền
Tổng cộng ,trong suốt quá trình đóng một con thuyền có 7,8 cái lễ.
2/Tên các chi tiết trong thuyền 
Tên gọi theo thứ tự từ dưới lên trên của các ván ghép thuyền :
long cốt,be 1,be 2,chông 1,chông 2,be hông,be then,be dành .Chốt triện để gắn be then với be dành.

Còn cái mã nối quan trọng của ghe nang ,tên nó là đốc thủ
3/Tên chủng loại buồm 
Phạm Văn Tuyên ,con ông Chính ,gọi điện từ Cẩm Phả vào cho tôi biết :buồm dùng trên mảng Sầm Sơn thuộc loại buồm cánh kèo

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Khảo luận về buồm ! Buồm dọc




Một tàu buồm của Hải quân Anh thế kỷ 19 ,điển hình
với buồm Bermuda. Các cột nghiêng về sau
Tiếp theo bài khảo luận đầu tiên về buồm,đề cập tới buồm vuông tức là hệ buồm ngang ,tôi tiếp tục nói tới buồm dọc ,với tiếng Anh là fore-and-aft sail ,tiếng Nga là Косы́е паруса́ ,tiếng Trung 斜帆 (xiefan tà phàm thường hiểu là buồm chéo như Jib trong tiếng Anh .Tôi chưa tìm được từ Trung văn diễn tả cả hệ thống buồm dọc ,tức là buồm xếp trong mặt dọc tâm tàu .Cần lưu ý tới chữ Hán ,vì ảnh hưởng của nó tới văn hóa Việt trong quá khứ và hiện tại).Còn tiếng Ba Lan gọi hệ thống buồm dọc là Ożaglowanie skośne  trong khi hệ thống buồm vuông là Ożaglowanie rejowe .Vậy thế nào là hệ thống buồm dọc? Đó là một hệ thống các cánh buồm chủ yếu đặt dọc theo đường ky tàu tức là đặt trong mặt phẳng dọc tâm tàu ,chỉ có một số ít còn lại mới đặt thẳng góc với dọc tâm .Như đã nói trong phần buồm vuông,ưu điểm của buồm dọc là cho tàu chạy sát được với hướng gió ,tới góc 20 độ.
Buồm
Trong hệ thống dọc có các loại buồm sau đây :
  • staysail
  • Bermuda
  • gaff
  • gunter
  • la tinh (lateen)
  • lugsail
  • spanker sail ...
Các loại buồm này khá rắc rồi,ta đi từng chiếc một :
staysail được tô màu đỏ
-Staysail (Nga- Стаксель ; Ba Lan -Sztaksle)-là buồm dọc hình tam giác mà mép trước tức mép dẫn (tiếng Anh gọi là luff) được gắn vào dây buồm (stay) hướng về phía trước,từ cột xuống boong hay kéo sang xà mũi tàu (bowsprit) hay kéo sang cột khác.Staysail trước cột mũi được gọi là jib
/headsails /foresails với nhiều jib khác nhau như jib,flying jib,outer jib...Người Trung Quốc dịch cái buồm này là 支索帆/牵帆 (zhīsuǒ fān /qiān fān Hán Việt là chi tác phàm/khiên phàm tức là buồm được buộc bằng dây to hay buồm được dẫn buộc ) .Vậy,tiếng Việt ta nên gọi là buồm dây tam giác chăng?
-Bermuda sail (Ba Lan -Żagiel bermudzki ; Nga -
Бермудский парус ; Trung -百慕大帆 (bǎimùdà fān ) .Các nước
Buồm Bermuda
đều phiên âm ,nên ta gọi luôn là buồm Bermuda.Đôi khi ,về sau này ,người ta còn gọi nó là buồm Marconi vì trông nó giống cái cột anten radio mà ông tổ radio người Ý tên là Marconi đã dựng lên .Buồm hình tam giác nhọn ,đặt sát phía sau cột buồm ,có đầu buồm (head) sát đỉnh cột, cạnh dẫn luff chạy dọc xuống phía dưới cột buồm ,và thường được buộc suốt chiều dài với cột ;góc dưới của buồm (tack) được buộc vào chân cột ; cạnh chân buồm (foot) được điều khiển bằng thanh lèo (boom) ; với góc cuối của buồm (clew) được buộc vào đầu cuối của thanh lèo ;thanh lèo lại được điều khiển bằng dây lèo (sheet) .Ban đầu ,buồm dùng cho các thuyền nhỏ ,sau đó phát triển cho các tàu lớn viễn dương như chiếc cho Hải quân Anh thế kỷ 19 ở hình vẽ trên ,lúc đó nó được gọi là Bermuda sloop .Trên các tàu lớn ,buồm Bermuda hoặc là buồm chính (mainsail) trên các cột buồm chính của tàu hoặc có thể là buồm dưới (course) ,đóng vai trò chủ chốt ,trên các cột khác . Buồm Bermuda đã dần dần thay thế các loại buồm
Buồm gunter
gaff cổ xưa trên một số tàu,nhất là trên các schooner .
Buồm gaff
-Buồm gaff (gaff sail ;Tiếng Nga-Гафель ;Ba Lan-Żagiel gaflowe ;Trung-斜桁帆xiéhéng fān -tà hành phàm) -buồm dọc, bốn cạnh ,được điều khiển từ góc trên cùng phía sau của buồm (peak) và thông thường toàn bộ mép  trên (head) của buồm được gắn vào một cái sào có tên là gaff .Do có hình tứ giác,cùng một thiết kế vỏ,tàu mang buồm gaff có thể có diện tích lớn hơn buồm Bermuda tamgiác tới 25%. Với cùng một diện tích ,buồm gaff cần cột thấp hơn là buồm Bermuda .Buồm gaff hiện vẫn là buồm dọc phổ biến làm buốm chính ,buồm dưới (course) cho các schooner .Buôm gaff được kéo lên bằng hai dây nâng buồm halyard

  • Dây kéo góc cuối sát với cột buồm ,góc đó có tên là throat nên dây gọi là throat halyard.Dây này chịu trọng lượng chính của buồm và độ căng của cạnh sát với cột buồm (luff)
  • Dây nâng đầu cuối thanh gaff và chịu độ căng của mép sau của cánh buồm (leech) 

Buồm la tinh
-Buồm gunter -cũng là buồm gaff nhưng thanh gaff để gần như thẳng đứng ,làm từ xa có thể tưởng nhầm là thuyền mang buồm tam giác Bermuda với thanh gaff  như một phần cột buồm.Người Pháp gọi buồm này là voile houari
-Buồm la tinh (lateen sail; Ba Lan  Żagiel łaciński; Nga - треугольный парус;Trung-三角帆) Tên buồm trong tiếng Anh lại bắt nguồn từ tiếng Pháp :latine ,trong khi người Anh gọi là Latin .Đó là một buồm tam giác treo trên một cái xà dài ,lắp trên cột và nghiêng với cột một góc .Trong các cuộc hải hành của người La Mã,buồm la tinh được sử dụng nhiều ,nhất là trong Thời đại Khám phá (Age of Discovery),chủ yếu vì buồm này cho phép con thuyền có thể chạy ngược gió .Buồm phổ biến trong vùng Địa Trung Hải,thượng nguồn sông Nile ,vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương ,tại đây buồm la tinh đã trở thành buồm tiêu chuẩn của các chiếc thuyền felucca và dhow.Ngày nay,buồm la tinh được dùng trên các thuyền chơi loại nhỏ như sailfish hay    Sunfish và vẫn phổ biến trên các tàu thuyền của ngư dân Địa Trung Hải .
Buồm lug
-Lugsail (Ba Lan : Ożaglowanie lugrowe : Nga -люгерный парус ; Trung 斜桁四角帆 (xiéhéng sìjiǎo fān /tà hành tứ giác phàm tức là buồm tứ giác trên sào nghiêng;tiếng Việt ta nên gọi là buồm lug) là một biến thể cải tiến từ buồm vuông .Cả hai loại đều có mép trên gắn với một xà buồm ,xà này được kéo lên bằng dây kéo buồm có tên là halyard.Mép dưới được giữ bằng hai dây khác nhau :dây lèo (sheet) và dây kéo xuống (tack downhaul) .Điểm khác nhau chủ yếu giữa buồm lug và buồm vuông là vị trí của xà so với cột buồm .Buồm vuông được kéo lên bằng dây halyard buộc giữa xà buồm nên buồm được kéo lên ,phân đều giữa hai bên cột .Còn với buồm lug,dây halyard được buộc lệch một bên xà buồm nên khi kéo lên buồm sẽ nằm trước hay sau cột buồm.Vì mép dẫn (luff) của buồm ngắn hơn mép theo (leech) .đầu cuối của xà buồm chổng lên trời do kết hợp lực kéo lên của dây halyard cùng với lực ghìm xuống của dây tack downhaul .Điều đó cho phép cột buồm ngắn hơn là buồm và cái xà chổng lên trời làm cho buồm lug khác biệt về chiều cao .Buồm lug có vẻ hơi giống với buồm gaff vì nó cũng dùng xà buồm -cái gaff- treo một góc với cột buồm .Nhưng điểm khác biệt là gaff được treo hoàn toàn phía sau cột buồm trong khi với buồm lug ,nó được treo cả trước và sau cột buồm .Vì với buồm gaff,cột buồm không can thiệp vào công việc của buồm nên trong khi thao tác buồm nó phức tạp hơn là buồm lug .
Thuyền mang buồm lug được gọi là lugger (Nga-Люгер ; Ba Lan -Lugier; Pháp -lougre) là một loại thuyền đánh cá truyền thống được sử dụng lâu đời tại ven bờ Pháp, Anh và Scotland.Có thể nói buồm lug là loại buồm dọc cổ xưa nhất .Nguồn gốc cái tên đó,cho tới nay,chưa có một giải thích nào được coi là xác đáng nhất . Có người cho là 'lugger' biến thể từ tiếng Hà Lan thời Trung thế kỷ có nghĩa là đi đánh cá .Có người lại giải thích từ hình dáng buồm giống cái tai của con người .Trong tiếng Pháp,hệ buồm dọc được gọi là un gréement aurique ,còn buồm là une voile aurique - tức là buồm hình cái tai . Vì vậy 'lug' là một từ trong tiếng Anh có nghĩa là cái tai .
-Spanker sail ( Ba Lan -Żagiel bezan ; Nga -Биза́нь; Pháp - brigantine ;Trung - 后桅纵帆 (buồm dọc cột sau ) Chú ý tên gọi từ các nước khác nhau không hoàn toàn tương đồng với nhau



    Các loại tàu treo buồm dọc gồm có :
    một cột buồm :proa,catboat (6) ,sloop (1) ,cutter(3)
     tàu hai cột buồm :ketch (2) ,yawl (5);
    tàu hai cột buồm và nhiều hơn :schooner (4 )
    Barque và barquentine chủ yếu treo buồm vuông và có một ít buồm dọc.

    Lịch sử phát triển buồm dọc tại châu Âu cũng có nhiều điều ích lợi cho chúng ta .Đó là vài thế kỷ trước thời kỳ Phục Hưng,tại Ý và Nam châu Âu ven bờ Địa Trung Hải ,người ta bắt đầu dùng buồm dọc thay cho buồm vuông ,một loại buồm thống trị toàn châu Âu từ buổi bình minh của các cuộc lữ hành trên biển .Giữ thái độ thủ cựu,các nước Bắc Âu từ chối việc áp dụng buồm dọc mặc dù trong các cuộc Thập Tự Chinh người ta đã thấy hiệu quả to lớn của những cánh buồm này .Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance ) đã làm thay đổi tình thế :bắt đầu từ  năm 1475 ,buồm dọc ngày càng được áp dụng và trong vòng một trăm năm nó đã trở thành phổ biến trên tất cả các sông ngòi và các cửa biển ở Anh,phía Bắc nước Pháp ...mặc dù buồm vuông vẫn được coi là phương tiện tiêu chuẩn cho những nơi điều kiện khắc nghiệt như vùng Biển Bắc hay sử dụng cho những chuyến vượt Đại Tây Dương .Rõ ràng là buồm la tinh có tính quay trở cao và giành tốc độ cao nhưng buồm vuông tuy "vụng về " nhưng lại có tính hàng hải tốt !

    Một dạng treo buồm dọc với cánh buồm có đặc điểm : những thanh thép buồm chia buồm làm nhiều phần giúp cho việc thu hoặc căng buồm một cách dễ dàng .Loại hình này phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam,Triều Tiên,Nhật ...Trong ngôn ngữ hàng hải thế giới nó có tên là Junk rig ,tạm gọi là buồm mành , với chữ junk ,xét về từ nguyên ,người ta cho là bắt nguồn từ chữ Hán 船 phát âm theo vùng miền Nam Trung Quốc như Phúc Kiến,Quảng Đông ...Chúng tôi sẽ giành một mục riêng để khảo cứu về buồm mành mà chính người Việt cũng là một tác giả với đầy đủ các chứng cứ lịch sử

    Điều đáng chú ý là Hải Quân Trung Quốc cho tới nay họ chưa dùng các tàu thuyền kiểu như barque ,barquentine với buồm vuông là chủ yếu để huấn luyện binh lính như nhiều  nước đang và sẽ làm ,chẳng hạn Úc,Mỹ,châu Âu,Indonesia,Ấn Độ ...Các Trung tâm huấn luyện kể cả Học Viện Đại Liên đã trang bị 17 chiếc schooner tức loại tàu ba cột buồm ,buồm dọc cùng với rất nhiều thuyền chèo,yacht hiện đại,thuyền dân gian để giáo dục cho thế hệ trẻ và đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc đua quốc tế .

    Có một chi tiết lịch sử.Sau chiến thắng Biên Giới,Việt Nam đã cử 100 thủy binh Sông Lô sang Điều Thuận Trạm Giang Trung Quốc để học kinh nghiệm của Giải Phóng Quân TQ dùng thuyền buồm tấn công đảo Hải Nam,đuồi tàn quân Tưởng Giới Thạch khỏi hòn đảo này .Hỏi chuyện một số cựu thủy binh Sông Lô còn sống tại Hà Nội,trong đó có thiếu tường Nguyễn Việt (nguyên cán bộ Bộ Tổng Tham Mưu ) và đại tá Phú Đạt  (nguyên cán bộ địch vận,người đã hỏi cung nhiều phi công Mỹ) được biết là nhiều anh em ta giỏi kỹ thuật thuyền buồm hơn cả các thày hướng dẫn.Trong đó nổi bật là Đàm Nam Hải người Thủy Nguyên Hải Phòng và Bùi Nguyên quê Yên Bái .Đáng tiếc là trong cuộc thực tập vào tháng 11/1950,chiếc thuyền thực tập gặp sự cố khi đang đi gần tới đảo Não Châu ,nơi có cây đèn biển mà thực dân Pháp dựng lên cùng lúc với các đèn Long Châu ,Hòn Dấu .Hai anh hy sinh và được chôn cất ngay tại Điều Thuận  .Vào năm 2009 ,chính hai vợ chồng tôi tới đã Điều Thuận để thăm nhưng chưa tìm ra mộ hai anh

    Một chiếc schooner trên sông Hudson năm 1976

    Schooner
          Vì schooner là loại thuyền buồm dọc lớn nhất ,nên tôi để giành một mục riêng khảo sát về nó .Nên gọi nó là gì trong tiếng Việt đây ?Anh Mỹ gọi nó là schooner ,đọc là sku-nơ ,nhiều người cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan vào những năm 1600 ,trong khi người Pháp gọi nó là goélette .Trong tiếng Nga nó là Шху́на và cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan Schoener.Còn người Trung Quốc gọi nó là 双桅纵帆船 (shuāngwéi zōngfānchuán thuyền 2 cột buồm dọc ) hoặc thường gọi nhất là 斯库纳帆船 (đọc là sīkùnà fānchuán tức là thuyền buồm schooner ) .Từ kinh nghiệm Trung Quốc,với nền văn hóa tương đồng tốt nhất là chúng ta cứ gọi loại tàu này là schooner cho khỏe .Biết đâu có dịp schooner của Trung Quốc sẽ củng tập với barkentine của Việt Nam trên biển như đã cùng "tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ " .Cái barkentine mà ta có thể gọi tắt là bark ,còn tên đầy đủ trong tiếng Trung hơi dài dòng,đó là 前桅横帆三桅船 (qiánwéihéngfān sānwéichuán tức là tàu ba cột có cột trước buồm vuông)
          Buồm được trang bị trên một schooner ba cột như hình vẽ sau đây :