Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Nguyên lý tàu ngầm (2)



1.3. BẢN VẼ TUYẾN HÌNH CỦA TÀU NGẦM
Ngoại hình của tàu ngầm thông thường là một hình thể trôi nước, được biểu thị bằng bản vẽ tuyến hình. Bản vẽ tuyến hình là căn cứ quan trọng để thiết kế, tính toán và đóng mới tàu ngầm.Ngoại hình thân tàu mà nó biểu thị là bề mặt  trong của tấm vỏ bao . Bản vẽ tuyến hình của tàu ngầm gồm ba nhóm mặt cắt
1.3.1. BẢN VẼ  ĐƯỜNG SƯỜN
Lấy một loạt mặt cắt ngang cách khoảng bằng nhau song song với mặt giữa dọc theo hướng chiều dài tàu, chia thân tàu ra 20 phần bằng nhau, thành 20 sườn lý thuyết , đầu mũi là sườn 0, đầu đuôi là sườn 20, mặt cắt ngang giữa tàu là sườn 10 .Đem những mặt cắt ngang ở những sườn này vẽ chồng lên mặt sườn giữa ,ta sẽ được bản vẽ mặt cắt ngang .mặt đường sườn , do thân tàu hai bên phải trái đối xứng nhau, mỗi một mặt cắt chỉ cần vẽ nửa bên là được. Thông thường  mặt cắt  mũi tàu vẽ bên phải, còn  mặt cắt bộ phận đuôi thì vẽ bên trái.
Bản vẽ tuyến hình tàu ngầm 
a) Bản vẽ  mặt cắt dọc; (b) Bản vẽ  nửa chiều rộng đường nước ;(c) Bản vẽ đường sườn

1.3.2. BẢN VẼ NỬA CHIỀU RỘNG ĐƯỜNG NƯỚC
Dọc theo hướng mớn nước song song với mặt chuẩn lấy một vài mặt cắt nằm ngang cách khoảng bằng nhau, đường cong có được do các mặt cắt nằm ngang cắt bề mặt hình thân tàu gọi là đường nước, đem các đường nước vẽ chồng lên mặt chuẩn thì sẽ được bản vẽ đường nước ( plan of waterlines), đường nước từ mặt chuẩn ghi số lên phía trên, cũng vậy do tính đối xứng của thân tàu, có thể chỉ vẽ ra một nửa của đường nước do đó gọi là bản vẽ đường nước nửa rộng ( half-breadth plan). Do đường nước ở phía trên và phía dưới của mặt đường nước lớn nhất của thân tàu rất gần nhau, để cho rõ rệt, đem đường nước ở phía trên và phía dưới mặt đường nước lớn nhất phân biệt vẽ trên hai bản vẽ, do đó bản vẽ đường nước nửa rộng bao gồm hai nhóm đường cong.

1.3.3. BẢN VẼ MẶT CẮT DỌC

Dọc theo hướng chiều rộng tàu song song với mặt trung tuyến lấy vài mặt cắt dọc, đường cong có được do các mặt cắt dọc cắt bề mặt hình thân tàu gọi là đường cắt dọc, đem các đường cắt dọc vẽ chồng lên mặt trung tuyến thì sẽ được bản vẽ đường cắt dọc. Đường cắt dọc được ghi số từ mặt trung tuyến về hướng cạnh mạn. Trên bản vẽ đường mặt cắt dọc còn phải vẽ ra đường viền mặt cạnh của thân tàu.

Ba nhóm đường cong này vuông góc nhau, một nhóm đường cong trong một bản vẽ là đường cong, trong hai bản vẽ kia chiếu thành đường thẳng. Bất kỳ một điểm trên bề mặt thân tàu, hình chiếu trên ba bản vẽ phải thỏa mãn quan hệ hình chiếu của bản vẽ kỹ thuật “dài đối ứng, cao bằng nhau, rộng bằng nhau”, như vậy lấy bất kỳ một điểm trong một bản vẽ thì có thể tìm thấy điểm tương ứng trong hai bản vẽ kia.

Tỉ lệ của bản vẽ tuyến hình thường chọn để hoán đổi 1/100, 1/50, 1/20.

1.4. PHÂN LOẠI TÀU NGẦM
Các loại tàu ngầm hiện nay theo các nội dung công dụng, lượng chiếm nước, tuyến hình thân tàu, hình thức kết cấu và hình thức thiết bị động lực để tiến hành phân loại sơ bộ.

1.4.1. PHÂN LOẠI THEO CÔNG DỤNG CỦA TÀU NGẦM

1. Tàu ngầm chiến thuật.

Nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm chiến thuật:

(1) Thực thi công kích chiến thuật các tàu chiến trên mặt nước cỡ lớn, cỡ trung của kẻ địch.

(2) Phá hoại tuyến giao thông trên biển của kẻ địch, tiêu diệt tàu vận tải của kẻ địch.

(3) Thực thi công kích chiến thuật các cảng, căn cứ trên bờ cảu kẻ địch.

(4) Chấp hành các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra, thả thủy lôi.

Trong những nhiệm vụ trên phần lớn đều là chủ động công kích là chính, cho nên còn có thể gọi nó là tàu ngầm kiểu công kích.

Do khi thực thi công kích chiến thuật dùng những loại vũ khí khác nhau nên có thể chia nó ra hai loại hình tàu ngầm: tàu ngầm ngư lôi và tàu ngầm mang tên lửa hành trình

Vũ khí công kích của tàu ngầm ngư lôi là ngư lôi, vũ khí công kích chủ yếu của tàu ngầm tên lửa hành trình là tên lửa hành trình. Những loại tàu ngầm này thông thường cũng có lắp vũ khí ngư lôi, tàu ngầm hiện đại đã lợi dụng ống phóng lôi để phóng tên lửa hành trình, do đó tàu ngầm tên lửa hành trình xem từ hình dáng bên ngoài không khác nhau nhiều với tàu ngầm ngư lôi. Hai loại tàu ngầm này, mỗi loại có đặc điểm của nó: Tàu ngầm ngư lôi và tàu ngầm tên lửa hành trình so sánh với nhau, tàu ngầm ngư lôi do hành trình đi của ngư lôi ngắn, tốc độ hàng hành thấp, tiện cho việc tiến hành công kích mục tiêu mặt nước và trong nước ở cự ly gần; còn hành trình hàng hành của tên lửa hành trình xa hơn so với ngư lôi; tốc độ hàng hành nhanh, thích hợp tiến hành công kích các mục tiêu trên biển, trên không và trên mặt đất ở cự ly tương đối xa.

Ngoài hai loại tàu ngầm kiểu công kích kể trên ra, hiện nay lại xuất hiện một loại tàu ngầm gọi là “tàu ngầm chống tàu ngầm”.

Trong chiến tranh hiện đại do tàu ngầm có ưu điểm đột xuất, do đó các quốc gia đều tổ chức những khí tài chống tàu ngầm và binh lực chống tàu ngầm với quy mô lớn để đối phó với sự tập kích của tàu ngầm đối phương. Những năm gần đây các loại thủ đoạn chống tàu ngầm, từ chống tàu ngầm bằng tàu ngầm đến máy bay, trong đó dùng tàu ngầm để chống tàu ngầm có tính ưu việt lớn. Bởi vì tàu ngầm có thể ở dưới nước không bị hạn chế của điều kiện khí hậu phát huy tác dụng một cách có hiệu quả vả lại có thể hoạt động một cách lặng lẽ và lợi dụng trạm sonar của bản thân tàu ngầm để phát hiện tàu ngầm của đối phương và thực thi công kích, điều này các thủ đoạn chống tàu ngầm khác không bì được.

Để đạt được mục đích “lấy ngầm chống ngầm”, tàu ngầm chống tàu ngầm phải trang bị thiết bị thủy âm có tính năng tốt, tiếng ồn của tự thân cũng phải rất thấp, như vậy mới có thể dò tìm nhanh chóng, chính xác và trước tàu ngầm địch để tìm ra đối phương; tốc độ hàng hành của tàu ngầm chống tàu ngầm phải cao, tính năng cơ động phải tốt để cho nó có thể nhanh chóng chiếm cứ vị trí trận địa có lợi để theo dõi và công kích tàu ngầm địch ở trên biển, sau khi công kích lại phải có thể nhanh chóng rời khỏi đi đến vị trí an toàn tàu ngầm chống tàu ngầm phải có lắp tự điều khiển hai mặt phẳng (điều khiển từ xa) ngư lôi chống ngầm tự dẫn đường hoặc ngư lôi tên lửa bổ trợ mới có thể bắn trúng tàu ngầm địch một cách hiệu quả, cho nên tàu ngầm chống tàu ngầm trên thực tế là một loại tàu ngầm công kích có tính năng tốt hơn.

2. Tàu ngầm chiến lược.

Nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm chiến lược là hủy diệt các mục tiêu chiến lược hoặc công trình như trung tâm giao thông, công nghiệp, chính trị, quân sự cố định của kẻ địch, thông thường là nói tàu ngầm đạn đạo có mang đầu đạn hạt nhân như trong hình 1-7, do đó nó có tác dụng uy hiếp hạt nhân chiến lược.

Bộ đầu chiến đấu của tên lửa đạn đạo thông thường là đầu đạn hạt nhân, uy lực nổ của nó lớn, có sức hủy diệt cực lớn, đồng thời tàu ngầm có ưu điểm tính ẩn nấp, tính cơ động khó bị kẻ địch phát hiện và bắn trúng.

Sau khi tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa thì tàu ngầm sẽ trở thành bãi bắn cơ động tên lửa đạn đạo trên biển, khiến cho kẻ địch khó tiêu diệt những bãi bắn tên lửa cơ động này, đồng thời nó có thể phóng tên lửa ở cự ly cách mục tiêu tương đối gần, như vậy không những thu nhỏ diện tích phân bố điểm rơi của tên lửa mà còn làm cho kẻ địch khó phòng ngự và ngăn chặn. Như vậy ý nghĩa chiến lược của tàu ngầm được nâng cao rất nhiều, cho nên thường tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo có mang đầu đạn hạt nhân là tàu ngầm có tính chiến lược.

3. Tàu ngầm đặc chủng.

Ngoài tàu ngầm có hai loại công dụng kể trên, chúng ta gọi chung những tàu ngầm thực hiện các nhiệm vụ khác là tàu ngầm đặc chủng. Hiện nay có mấy loại dưới đây:

(1) Tàu ngầm quan sát bằng rađa (radar picket submarine).

Đặc trưng của tàu ngầm quan sát bằng rađa là có lắp rađa công suất lớn dùng để dò tìm sớm máy bay địch tập kích, hoặc dùng dẫn dắt máy bay ta ngăn chặn máy bay địch, sau khi công kích máy bay địch xong thì cung cấp những tiêu chí bay về của máy bay ta, cũng có thể dùng để làm nhiễu thông tin vô tuyến và rađa của kẻ địch như hình 1-8.
HÌNH



Hình 1-8 Tàu ngầm quan sát bằng rađa



Tàu ngầm quan sát bằng rađa cũng tồn tại không ít khuyết điểm, thí dụ như khi làm việc phải nổi lên mặt nước, như vậy dễ bị kẻ địch phát hiện và bị kẻ địch công kích, đồng thời mạn khô của tàu ngầm lại thấp, hiệu năng của rađa cũng bị hạn chế nhất định; để lắp đặt ăng ten rađa cỡ lớn, kích thước vỏ vây đôi chỉ huy của tàu ngầm tăng lớn rõ rệt, ảnh hưởng tính năng ở dưới nước của tàu ngầm.

Hiện nay tàu ngầm phần lớn lấy đơn chiếc và hoạt động dưới nước là chủ yếu, thiết bị rađa công suất lớn lắp trên tàu chiến mặt nước và máy bay về mặt tính năng kỹ thuật đã vượt qua thiết bị rađa trên tàu ngầm, cho nên về mặt này giá trị sử dụng tàu ngầm quan sát bằng rađa không còn lớn nữa.

(2) Tàu ngầm thả lôi (hoặc gọi là tàu ngầm thủy lôi - ngư lôi).

Tàu ngầm thả lôi là sử dụng thiết bị thả lôi chuyên dùng để thả thủy lôi trên mặt nước hoặc dưới nước. Nó cũng có lắp vũ khí ngư lôi để có thể tiến hành công kích ngư lôi đối với tàu địch nhưng năng lực công kích yếu hơn nhiều so với tàu ngầm ngư lôi.

Về mặt lịch sử đã từng xuất hiện tàu ngầm thả lôi chuyên dùng. Hiện nay loại tàu ngầm thả lôi chuyên dùng này đã không còn được đóng mới nữa mà dùng ống phóng ngư lôi của tàu ngầm ngư lôi để chấp hành loại nhiệm vụ thả ngư lôi này.

(3) Tàu ngầm vận tải.

Tàu ngầm vận tải là lợi dụng thiết bị chuyên dùng lắp trong khoang tàu hoặc trên thượng tầng kiến trúc để vận chuyển vật tư thể lỏng hoặc thể rắn để cung cấp bổ sung nhiên liệu, vũ khí đạn dược cho tàu chiến trên biển vận chuyển bộ đội đổ bộ.

So sánh giữa tàu ngầm vận tải với tàu vận tải trên mặt nước ưu điểm của nó chủ yếu là: tàu ngầm vận tải có thể không bị sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết trên biển, hàng hành trên tuyến hàng hải xác định, nhất là có thể đi dưới lớp băng, đi vào cửa cảng bị đóng băng mà những tàu thường không đi vào được, trong những năm tháng chiến tranh việc vận chuyển vật tư tác chiến và bộ đội có tính ẩn nấp lớn nhất; do khi tàu ngầm hàng hành ở dưới nước không có sức cản của sóng, theo sự tăng cao của tốc độ hàng hành ưu điểm của nó được hiện ra đột xuất, còn tàu trên mặt nước công suất đẩy tới cần thiết lại tăng lên mãnh liệt theo sự tăng lên của tốc độ hàng hành của tàu.

Do tính kinh tế của việc đóng mới và vận hành còn tồn tại một số vấn đề và nhu cầu đối với loại tàu ngầm này chưa đạt đến mức độ bức thiết, cho nên đến nay sự phát triển của tàu ngầm vận tải còn chậm chạp.

(4) Tàu cứu sinh lặn sâu (DSRV viết tắt Deep-Submergence Rescue Vehicle)

Tàu cứu sinh lặn sâu là một loại tàu ngầm bỏ túi nhỏ có công dụng đơn lẻ, dùng để thực thi tác nghiệp cứu sinh thuyền viên của tàu ngầm gặp nạn (ngồi chìm dưới đáy biển). Khi cứu sinh lợi dụng dụng cụ nối tiếp hình chuông ở bộ phận dưới tàu ngầm cứu sinh lặn sâu để đấu khớp với miệng bệ cứu sinh của tàu ngầm để cứu thuyền viên lên tàu ngầm cứu sinh lặn sâu sau đó vận chuyển đến tàu ngầm khác hoặc lên tàu mặt nước, như hình 1-9.



HÌNH



Hình 1-9 Tàu cứu sinh lặn sâu



Còn có một số tàu lặn dưới nước có chuyên dùng cho công việc khảo sát biển và công trình dưới đáy biển, vì vượt qua phạm vi tàu ngầm chiến đấu, ở đây không giới thiệu phân loại thêm.



1.4.2. PHÂN LOẠI THEO LƯỢNG CHIẾM NƯỚC CỦA TÀU NGẦM

Thông thường là theo lượng chiếm nước lớn hay nhỏ của tàu ngầm để phân chia tàu ngầm có bốn cấp là cấp tàu lớn, vừa, nhỏ và loại bỏ túi.

1. Tàu ngầm cỡ lớn.

Hiện nay coi lượng chiếm nước trên 2.000 tấn là tàu ngầm cỡ lớn, tầm hoạt động lớn hơn 10.000 hải lý, có năng lực tiến hành hoạt động chiến đấu ven bờ biển kẻ địch và trên tuyến giao thông đại dương xa căn cứ của mình. Lượng dự trữ vũ khí lớn, thiết bị thông tin quan sát đầy đủ… do đó có năng lực hoạt động chiến đấu rất mạnh.

2. Tàu ngầm cỡ vừa.

Tàu ngầm có lượng chiếm nước ở giữa 1.000 ~ 2.000 tấn được liệt vào tàu ngầm cỡ vừa. Tầm hoạt động của nó ở giữa 5.000 ~ 10.000 hải lý có thể hoạt động ở biển vừa và xa. Do bị sự hạn chế của dung tích thân tàu, trong tình trạng bình thường yếu hơn so với tàu ngầm cỡ lớn, khí tài quan sát thông tin không đầy đủ như tàu cỡ lớn nhưng nó cũng có uy lực chiến đấu rất lớn.

3. Tàu ngầm cỡ nhỏ.

Tàu ngầm có lượng chiếm nước nhỏ hơn giữa 1.000 tấn gọi là tàu ngầm cỡ nhỏ. Tầm hoạt động của nó nhỏ hơn 5.000 hải lý thích nghi dùng ở vùng biển vừa và gần, vùng biển chật hẹp hoặc vùng nước cạn. Vũ khí của nó trang bị tương đối yếu, đồng thời thông thường không có lượng dự trữ do đó năng lực công kích tương đối yếu.

Nhưng tiếng ồn nhỏ của tàu ngầm cỡ nhỏ khó bị kẻ địch phát hiện, tiện việc tiếp cận mục tiêu tiến hành công kích, giá đóng mới thấp, tiện việc đóng mới với lượng lớn, trong thời chiến có thể áp dụng chiến thuật tập trung thành nhóm để bù đắp cho khuyết điểm uy lực yếu do công kích đơn lẻ, do đó ở mặt nào đó có chỗ độc đáo của nó.

4. Tàu ngầm bỏ túi.

Lượng chiếm nước của tàu ngầm bỏ túi chỉ khoảng mười mấy tấn, tầm hoạt động rất có hạn, chỉ có thể hoạt động ở khu vực nước cạn ven bờ hoặc hoạt động ở gần tàu mẹ có mang theo tàu ngầm bỏ túi. Nhưng nó đơn giản, dễ chế tạo, mục tiêu nhỏ, lại có thể chấp hành một số nhiệm vụ đặc biệt. Thí dụ ở gần bờ nước nông, đường tàu đi chật hẹp, eo biển quanh co; ven lục địa, giữa các đảo để vận chuyển một ít nhân viên trinh sát đổ bộ, tiến hành trinh sát căn cứ địch, chấp hành các nhiệm vụ chiến đấu như phá hoại căn cứ và tập kích tàu ở bến đậu.

Nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn nhỏ của lượng chiếm nước tương đối nhiều, chẳng hạn như tốc độ hàng hành, độ lớn nhỏ của tầm hoạt động, chủng loại và số lượng của vũ khí trang bị nhiều hay ít, hình thức trang trí động lực và mức độ tiên tiến của các loại kỹ thuật trang bị, cho nên dùng độ lớn nhỏ của lượng chiếm nước để phân chia tàu ngầm sẽ không thể phản ảnh tất cả đặc tính tàu ngầm của cấp tàu đó, cách chia như vậy chỉ có khái niệm tương đối về lớn nhỏ.



1.4.3. PHÂN LOẠI THEO TUYẾN HÌNH THÂN TÀU

1. Tàu ngầm kiểu thường quy.




Hình 1-10 Tàu ngầm kiểu thường quy



Từ hình bên trên của hình 10-1 có thể thấy, hình dạng mặt bên của nó rất giống với tàu chiến trên mặt nước, loại tuyến hình này thích nghi hàng hành trên mặt nước. Để giảm thấp sức cản của sự tạo sóng ( wave-making resistance) để nâng cao tốc độ hàng hành trên mặt nước, sống mũi ( stem) của nó được làm thành đầu nhọn giống như của tàu chạy trên mặt nước. Sống mũi có độ yên ngựa ( sheer) rất lớn và có bố trí khoang lực nổi ( air tank, flotation tank) để cho tàu ngầm trên mặt biển sóng gió có thể có tính thích ứng hàng hải tương đối tốt ( seaworthiness).

Thời kỳ ban đầu, trạng thái hàng hành trên mặt nước của tàu ngầm là chủ yếu, trạng thái hàng hành ở dưới nước là phụ, do đó phần lớn đều dùng loại tuyến hình này, còn gọi là tàu ngầm kiểu hạm đội. Loại tuyến hình này bất lợi đối với tính tốc độ nhanh ở dưới nước của tàu ngầm.

Theo sự nâng cao của năng lực chống ngầm, tàu ngầm dần dần chuyển thành trạng thái hàng hành dưới mặt nước là chính, người ta triển khai công việc nghiên cứu tuyến hình cao tốc ở dưới mặt nước của tàu ngầm. Sự cải tiến sơ bộ là bỏ độ yên ngựa ở sóng mũi ( sheer at steem), khoang lực nổi ( air tank, flotation tank), loại bỏ góc nghiêng trước của sóng mũi làm cho nó thành sóng mũi thẳng từng bước hình thành, hiện nay thường áp dụng tuyến hình tàu ngầm kiểu thường quy như trong hình dưới trong hình 1-10.

2. Tàu ngầm dạng giọt nước (tear drop hull )

Người ta trải qua một loạt các thí nghiệm chứng minh tuyến hình hàng hành ở dưới nước có sức cản nhỏ nhất, hiệu suất đẩy tới cao nhất là bộ phận mũi có dạng phỏng theo hình bước đầu vệ tròn (hammersely, ), tức là dạng giọt nước. Mặt cắt ngang của nó hầu như mặt tiết diện tròn đồng đều, như hình 1-11.







Hình 1-11 Tàu ngầm dạng giọt nước

Từ lâu, trước đây hơn hai ngàn năm con người đã biết được tính ưu việt thân vỏ của công cụ ở dưới nước làm phỏng theo hình búa. Có tàu ngầm ở đầu thế kỷ 20 vì muốn công suất máy điện và nguồn năng lượng ắc quy có hạn để nhận được tốc độ hàng hành ở dưới mặt nước tận dụng khả năng cao, đã từng áp dụng loại tuyến hình này, nhưng lúc đó tàu ngầm động lực thường quy còn chưa giải quyết những vấn đề động cơ điêden làm việc ở dưới mặt nước, phần lớn thời gian tàu ngầm phải nổi lên mặt nước, vả lại tính năng hàng hành trên mặt nước của tuyến hình này rất kém, do đó loại tuyến hình này từng có một đoạn thời gian không được áp dụng nữa.

Trong Thế Chiến II , người ta đã nhận thức được tính quan trọng của tính năng ở dưới mặt nước của tàu ngầm. Theo đà phát triển của công nghiệp, nhất là sự ứng dụng trên tàu ngầm của thiết bị động lực hạt nhân thì việc nâng cao tính năng dưới mặt nước của tàu ngầm lại trở thành phương hướng cố gắng chủ yếu, tuyến hình tốt nhất thích hợp tốc độ cao ở dưới nước là dạng giọt nước mới lại được áp dụng rộng rãi.

3. Tàu ngầm dạng quá độ.

Xét đến tàu ngầm động lực thường quy bị sự hạn chế của thiết bị động lực, nó cần phải thường xuyên nổi lên mặt nước hoặc hàng hành ở trạng thái ống thông khí cách mặt nước ở độ sâu nhất định, lúc này tàu ngầm phải bị ảnh hưởng sức cản của sự tạo sóng ( wave-making resistance). Vì xét đến tính năng hàng hành trên mặt nước của tàu ngầm động lực thường quy, lại phải nâng cao tính tốc độ cao ở dưới nước nên đã xuất hiện tuyến hình dạng quá độ (hình 1-12). Loại tuyến hình này là kết hợp lại với nhau giữa bộ phận mũi thường quy với bộ phận đuôi dạng giọt nước, tính năng hàng hành trên mặt nước trội hơn dạng giọt nước, còn tính năng hàng hành dưới mặt nước trội hơn dạng thường quy.






Hình 1-12 Tàu ngầm dạng quá độ



1.4.4. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC KẾT CẤU

CỦA THÂN TÀU NGẦM

1. Tàu ngầm thân một vỏ (single-hull submarine).

Như hình 1-13 thấy được, xem từ mặt cắt ngang, thân tàu của tàu ngầm thân một vỏ là do thân vỏ chịu được áp lực tạo thành, kết cấu thân tàu tương đối đơn giản. Khoang chứa thể lỏng các loại công dụng của tàu ngầm và thiết bị toàn bộ bố trí bên trong tàu, bên trong buồng khoang rõ ràng là rất chật hẹp, tạo nên điều kiện làm việc và ăn ở của thuyền viên rất kém, và cũng hạn chế bố trí trang bị với số lượng lớn. Xem từ hình dáng bên ngoài của tàu, tuyến hình thân tàu chịu được áp lực là uốn cong vì vậy bị sự hạn chế của công nghệ chế tạo, cộng thêm một loạt các lỗ mở trên thân tàu chịu được áp lực ở khoang chứa thể lỏng và lồi ra ngoài khó làm cho tuyến hình thân tàu được trơn tru, cho nên loại kết cấu thân tàu này ảnh hưởng đến việc nâng cao tốc độ  hành hải của tàu ngầm.







Hình 1-13 Tàu ngầm thân một vỏ



2. Tàu ngầm thân tàu hình yên ngựa.

Cái gọi là tàu ngầm thân nửa vỏ là mặt ngoài của thân tàu chịu được áp lực còn có bộ phận được bao bọc một lớp kết cấu chịu được áp lực hoặc không chịu được áp lực, lợi dụng không gian hình thành giữa kết cấu hai lớp để bố trí khoang chứa chất lỏng chủ yếu, như hình 1-14.







Hình 1-14 Tàu ngầm thân tàu hình yên ngựa (saddle tank hull)



So sánh giữa tàu ngầm thân nửa vỏ và tàu ngầm thân một vỏ thì không gian bên trong đã được cải thiện, tuyến hình bộ phận bên ngoài cùng bộ phận được cải thiện. Nhưng do phần đáy của thân vỏ chịu được áp lực lộ ra bên ngoài, bố trí cửa van thông ra biển ở dưới đáy cũng dễ bị va chạm hư hỏng sinh ra sự cố, cho nên khi tàu ngầm chìm ngồi dưới đáy biển cần phải chú ý, đề phòng hư hỏng những bộ phận này.

3. Tàu ngầm thân hai vỏ.

Mặt ngoài của thân tàu chịu được áp lực của tàu ngầm thân hai vỏ toàn bộ bị bao bọc bởi vỏ ngoài chịu được áp lực hoặc không chịu được áp lực, như vậy bù đắp được khuyết điểm của thân nửa vỏ như hình 1-15. Lớp vỏ ngoài này ở bộ phận giữa tàu ( midship) có một đoạn chịu được áp lực, còn lại đều là kết cấu loại nhẹ không chịu được áp lực gọi là vỏ ngoài nhẹ. Khi chế tạo vỏ ngoài nhẹ dễ gia công uốn, dễ làm cho tuyến hình của tàu ngầm trơn tru, thỏa mãn yêu cầu về mặt tính năng động lực chất lỏng, vỏ ngoài nhẹ cũng có tác dụng bảo vệ thân tàu trong và các thiết bị bố trí ở bên ngoài thân tàu chụ được áp lực, nâng cao được tuổi thọ của tàu ngầm. Tàu ngầm đóng mới hiện đại phần lớn là loại kết cấu này.







Hình 1-15 Tàu ngầm thân hai vỏ



4. Tàu ngầm kiểu hỗn hợp thân hai vỏ đơn.

Trên loại tàu ngầm này kết cấu thân vỏ đơn và thân vỏ đôi được ứng dụng hỗn hợp như trong hình 1-16.






Hình 1-16 Tàu ngầm kiểu hỗn hợp thân vỏ đơn và vỏ đôi



Tàu ngầm hiện đại phổ biến là xuất phát từ việc cải thiện tính năng ở dưới nước, tìm cách giảm nhỏ diện tích bề mặt thấm ướt để nâng cao tốc độ hàng hành dưới nước.

Tàu ngầm ở tình trạng dung tích nổi cố định không biến đổi, thỏa mãn yêu cầu lực nổi dự trữ một lượng nhất định để cho lượng chiếm nước toàn bộ cố gắng nhỏ của tàu ngầm, có thể đạt được mục đích giảm nhỏ bề mặt thấm nước. Áp dụng kết cấu hỗn hợp thân hai vỏ đơn là để đạt đến mục đích này. Hiện nay theo sự nâng cao của trình độ gia công, cũng có năng lực tiến hành uốn cong theo yêu cầu của tuyến hình cho vật liêu tấm thân vỏ tàu chịu được áp lực, đồng thời một số khuyết điểm của tàu ngầm thân vỏ đơn ( single sheel submarine) có thể do kết cấu của bộ phận kết cấu thân vỏ đôi (kép) bổ khuyết, cho nên tàu ngầm tốc độ nhanh cỡ lớn hiện nay áp dụng kiểu loại kết cấu này tương đối nhiều.

Ngoài mấy loại hình thức kết cấu kể trên, còn có các hình thức kết cấu kiểu tổ hợp nhiều hình trụ tròn, kiểu tổ hợp thân chịu được áp lực hình cầu, nhưng hiện nay trên tàu ngầm chiến đấu chưa được sử dụng rộng rãi.



1.4.5. PHÂN LOẠI THEO THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC CỦA TÀU NGẦM

1. Tàu ngầm động lực thường quy.

Thiết bị động lực hợp thành bởi động cơ điêden, động cơ điện và cụm ắc quy gọi là thiết bị động lực thường quy. Loại thiết bị động lực này sử dụng trên tàu ngầm đã có lịch sử lâu dài, trước khi xuất hiện thiết bị động lực hạt nhân, trên căn bản tàu ngầm đều áp dụng loại thiết bị động lực này, do đó tàu ngầm dùng loại thiết bị động lực này gọi là tàu ngầm động lực thường quy hoặc gọi là tàu ngầm chân vịt - điện.












Hình 1-17 Tổ hợp thân tàu chịu được áp lực hình chữ



2. Tàu ngầm động lực hạt nhân.

Nói một cách đơn giản, nồi hơi nguyên tử cộng với máy tuốc bin khí là thiết bị động lực của tàu ngầm hạt nhân. Máy điêden và cụm ắc quy ở trên tàu ngầm hạt nhân được coi là sự ứng dụng động lực bổ trợ trên tàu ngầm động lực hạt nhân.

Do năng lượng của động lực hạt nhân vô cùng lớn, khi làm việc lại không cần có oxy cho nên nhiều tính năng của tàu ngầm năng lượng hạt nhân ưu thế hơn tàu ngầm động lực thường quy. Nhưng trọng tải ( tonnage) của tàu ngầm thường quy nhỏ, giá thành chế tạo thấp, chu kỳ đóng tàu ngắn, thích hợp dùng hoạt động ở biển gần và biển vừa, lại tiện cho việc trang bị số lượng lớn cho quân đội trong thời chiến. Cho nên tàu ngầm động lực thường quy hiện nay và sau này trong thời gian dài vẫn là lực lượng quan trọng của hải quân.

Ngoài hai loại thiết bị động lực điển hình kể trên, còn có một số thiết bị động lực kiểu khác, như AIP, dùng pin nhiên liệu ,do chưa được ứng dụng rộng rãi nên không phân loại ở đây .