Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009
Chủ tịch Vinashin hát cùng hội thao tại nhà máy Bạch Đằng ngày 14 tháng 10 năm 2009
Chủ tịch Phạm Thanh Bình (com lê đen) cùng hát với văn nghệ nghiệp dư Vinashin
Ngày 14 tháng 10 ,tại nhà máy Bạch Đằng đã diễn ra cuộc hội thao thể dục thể thao và hội diễn văn nghệ của tập đoàn Vinashin .Có chứng kiến dưới trời mưa ,các đơn vị của Vinashin từ Lạng Sơn tới Cà Mâu lũ lượt diễu hành mới thấy hết sự đa dạng của ngành nghề không chỉ đóng tàu mà một nhà kinh tế khả kính đã cảnh báo “đừng biến tập đoàn thành một cái lẩu” còn một “nhà” khác thì nói thẳng ra là đừng thành một món hẩu lốn.Trước các mũi dùi báo chí bắt đầu gãi vào Vinashin,chủ tịch tập đoàn vẫn hăng say nhảy ra ca bài hát chính thức của tập đoàn ,còn việc trả lời báo chí để giành cho ông Lê Lộc…Dù trả lời gì đi nữa,Vinashin cũng không trả lời được câu hỏi cơ bản :chúng ta đóng tàư đề làm gì?Đem lại phúc lợi gì cho dân tộc ?Tăng cường lên hay làm yếu đi sức mạnh dân tộc trong chiến lược biển? Thật nực cười,tàu Hoa Sen đang không có chỗ nấp trong vịnh Nha Trang mà Vinashin vẫn gân cổ bảo vệ cho cái gọi là phương án đóng 6 chiếc tàu tương tự chạy dọc biển ..Và tất cả khó khăn đều do "khủng hoảng kinh tế toàn cầu ,tới Hàn Quốc ,Trung Quốc cũng bó tay " !!! Có lẽ nên để chủ tịch họ Phạm đơn ca bài “Tàu Hoa Sen” trong một hội diễn nào đó!!!Có lẽ HOa Sen là một case điển hình cho mọi cách làm ăn có "quy hoạch,điều nghiên" của Vinashin nhằm tăng sức mạnh trên biển của dân tộc !
ta
Thấy gì qua Hội Thảo về Thông Tin Hàng Hải ngày 13/10/09 vừa rồi
Vừa qua,vào ngày 13 tháng 10 năm 2009 ,tại Đại Học Hàng Hải Hải Phòng có cuộc hội thảo quốc tế về thông tin và định vị trên biển .Với tư cách phóng viên ăn theo (không tiêu chuẩn) của tạp chí Điện Tử ngày nay,tôi đã dự từ phút đầu tới cuối và thấy nhiều điều bổ ích.Trước hết là dưới sự điều hành của Hoàng Hữu Tuệ,như một M.C khoa học điêu luyện (tôi đã vô phép gọi ông là M.C sau mới biết là giáo sư đã được vinh danh tại Văn Miếu như một giáo sư canadien đã “điên rồ “ về làm giáo sư VC ,hết long vì sự nghiệp giáo dục của đất nước ),hội nghị đã mang một phong cách quốc tế rõ rệt.Trừ một vài báo cáo viên chiếu hình Power point hẳn hoi ,vẫn gọi nước ta là “Việt Lam”,có “lăng nực “,tung ra một thứ tiếng Anh khó nghe …báo cáo ấn tượng của Cục Trưởng Cục Tần Số với các phân tích về ITU ,về tình trạng hỗn lọan song ,rất cởi mở,không “các đồng chí –formal “ mà “các bác” thân tình (thiếu một chút thành các pác như cách gọi của công dân mạng) . Hồ sơ khoa học của hội nghị tôi sẽ post lên theo yêu cầu của các bạn ,nhưng ở đây tôi xin nêu vài điều trăn trở:
1/Cà một hội nghị công phu ,nhưng người cần nghe là các nhà hoạch định chính sách ,cụ thể nhất là tòan bộ nghề cá ,từ quan to trên Bộ ,Cục,Vụ ,Viện …tới doanh nghiệp,không một mống .Trong khi đó hội nghị này nhắm vào thông tin và định vị hàng hải ,chủ yếu giúp cho ngư dân !
2/Một chữ xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo là converge –hội tụ,đồng quy ,một xu thế gắn kết IT với vô tuyến,radio với truyền hình,GMDSS…thì tiếc thay trên đất nước ta lại xảy ra sự phân rã hết các ngành …Hội nghị này có lẽ bên nghề cá họ cho là của GTVT ,của mấy anh nghiên cứu..Quả đúng như thế,hôm nay trên Tuổi Trẻ thông báo nghề cá sắp có hệ vệ tinh theo dõi với số vốn vay 16 triệu Euro !!!Trong khi đó,chính tại hội nghị,các khách tham quan đã buồn thay cho hệ vệ tinh của Vishipel :không có khách hàng,dung không hết công suất,máy móc già cũ rất nhanh .Thay vì sử dụng nó cho hết công suất,người ta lại chạy sang một án mới và các cơ quan cấp cao của nghề cá nước ta ,theo tôi biết ,mù tịt về các hệ vệ tinh và GMDSS Chao ôi ,thế là Biển Đông chúng ta có tới ba bốn biển :biển của giao thông,biển của biên phòng ,biển của hải sản …Nghề biển cần rất nhiều tiền mà cung cách làm ăn này thì con cháu ta đi ăn mày là cái chắc !!Và vai trò nhạc trưởng ở đâu ,hay Vụ nghề cá (? Tôi không hiểu cơ chế của Văn Phòng Chính Phủ?) lại được Vụ GTVT nể nang cái vụ này
1/Cà một hội nghị công phu ,nhưng người cần nghe là các nhà hoạch định chính sách ,cụ thể nhất là tòan bộ nghề cá ,từ quan to trên Bộ ,Cục,Vụ ,Viện …tới doanh nghiệp,không một mống .Trong khi đó hội nghị này nhắm vào thông tin và định vị hàng hải ,chủ yếu giúp cho ngư dân !
2/Một chữ xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo là converge –hội tụ,đồng quy ,một xu thế gắn kết IT với vô tuyến,radio với truyền hình,GMDSS…thì tiếc thay trên đất nước ta lại xảy ra sự phân rã hết các ngành …Hội nghị này có lẽ bên nghề cá họ cho là của GTVT ,của mấy anh nghiên cứu..Quả đúng như thế,hôm nay trên Tuổi Trẻ thông báo nghề cá sắp có hệ vệ tinh theo dõi với số vốn vay 16 triệu Euro !!!Trong khi đó,chính tại hội nghị,các khách tham quan đã buồn thay cho hệ vệ tinh của Vishipel :không có khách hàng,dung không hết công suất,máy móc già cũ rất nhanh .Thay vì sử dụng nó cho hết công suất,người ta lại chạy sang một án mới và các cơ quan cấp cao của nghề cá nước ta ,theo tôi biết ,mù tịt về các hệ vệ tinh và GMDSS Chao ôi ,thế là Biển Đông chúng ta có tới ba bốn biển :biển của giao thông,biển của biên phòng ,biển của hải sản …Nghề biển cần rất nhiều tiền mà cung cách làm ăn này thì con cháu ta đi ăn mày là cái chắc !!Và vai trò nhạc trưởng ở đâu ,hay Vụ nghề cá (? Tôi không hiểu cơ chế của Văn Phòng Chính Phủ?) lại được Vụ GTVT nể nang cái vụ này
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009
Từ bức ảnh chim nhỏ tấn công đại bàng tới John Denver và Calypso
Bức ảnh con chim thụy hồng nhỏ bé dám tấn công con diều hâu đuôi đỏ to lớn được các công dân mạng nước ta lan truyền với nhiều ẩn dụ,chủ yếu là “…châu chấu đá xe …” trước việc nước lớn hà hiếp nước nhỏ .Và đây là bài báo mô tả bức hình.
Một thợ chụp ảnh nghiệp dư tên là Pat Gaines sống ở Denver, Denver (Mỹ) đã chụp được bức ảnh một con chim thụy hồng nhỏ dám tấn công con diều hâu ngay tại công viên Bonny Lake gần nhà anh.
Bức ảnh chụp được khoảnh khắc một con chim thụy hồng nhỏ quyết định thời điểm tấn công chim săn mồi đang nhăm nhe gần tổ của nó.
Trong một phút, con chim đã can đảm rượt theo con diều hâu có kích thước to lớn gấp chừng 50 lần thân hình nhỏ bé của nó. Con chim dường như rất thích cưỡi lên mình đối phương, trước khi bắt đầu một cuộc tấn công – mổ lia lịa vào đầu con diều hâu. Con diều hâu to lớn có vẻ như bất lực trước chim thụy hồng nhỏ, nó lắc mạnh hòng đẩy kẻ đang đè đầu cưỡi cổ lên mình và kêu thét cho đến khi thoát khỏi địa bàn cư ngụ của con mồi.
Anh Pat, tác giả bức ảnh cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy con diều hâu đuôi đỏ quấy nhiễu như vậy”. Anh cũng nói rằng, những con diều hâu anh thấy thường đuổi bắt những loài chim nhỏ.
Là thành viên trong gia đình giẻ quạt, thụy hồng nổi tiếng tháo vát với việc bảo vệ tổ, nó sẵn sàng xua đuổi tất cả những kẻ dám lảng vảng quanh tổ của mình bao gồm cả diều hâu.
Chim thụy hồng có tên khoa học là Tyrannus, được quy vào nhóm có cùng kiểu hành vi như vậy.
Với tôi,chữ Denver ,nơi xảy ra sự kiện nhắc tôi tới một ca sĩ ,anh John Denver người Mỹ gốc Đức với tên thật là Henry John Deutschendorf sinh tại in Roswell, bang New Mehico vào ngày 31/12/1943 .Sinh trưởng trong một gia đình phi công nên anh đã gắn bó với Denver Colorado và lấy biệt hiệu là John Denver ,cũng như tôi có dịp tới Denver Colorado và sống tại đó một tuần mùa hè năm ngoái do tới thăm ông bác tôi là cựu chánh văn phòng không quân VNCH !Tôi không nghe nhiều bài country của John nhưng tôi chỉ biết anh yêu mến người anh hùng của Đại Dương Jacques Yves Cousteau (1910-1997) tới chừng nào mới có thể sáng tác và hát tặng sinh nhật của Người và hát trong lễ tang của Người bài Calypso xúc động tới chừng nào.Bài hát ca tụng con tàu thám hiểm của Coustea mang tên Calypso thần thoại,ca ngợi con người suốt đời sống vì Biển Cả ,đấu tranh cho cái đẹp .Mong sao tất cả các bạn trẻ đều có dịp thưởng thức giọng ca của John Denver qua clip sau đây và dịch lời bài hát thật hay sang tiếng Việt .Để yêu mến them công việc thường ngày của mình,để them niềm tin vào cuộc sống,để thấy rằng con đường giúp mình và giúp nước là phải gắng học hỏi hơn và chờ thời giúp nước như con chim thụy hồng bé nhỏ có tấm long quả cảm dám đương đầu với con diều hâu to lớn gấp 50 lần !
Đây là toàn bộ lời Anh bài Calypso
To sail on a dream on a crystal clear ocean
To ride on the crest of a wild raging storm
To work in the service of life and the living
In search of the answers to questions unknown
To be part of the movement and part of the growing
Part of beginning to understand
Giương buồm như trong giấc mơ trên đại dương sáng trong như ngọc thạch
Lướt trên ngọn sóng hung dữ trong giông tố cuồng điên
Hết lòng phục vụ vì cuộc sống và những sinh vật đang sống
Tìm những câu trả lời cho các câu hỏi chưa từng biết
Là một phần của sự Chuyển Động và một bộ phận của Tăng Trưởng
Là một phần của sự Bắt Đầu để Hiểu Biết
Aye, Calypso, the places you’ve been to
The things that you’ve shown us
The stories you tell
Aye, Calypso, I sing to your spirit
The men who have served you
So long and so well
Ôi,Calypso,những nơi mà nàng đã đi qua
Những vật thể mà nàng đã chỉ cho chúng tôi
Những câu chuyện mà nàng đã kể
Ôi,Calypso,tôi hát để ngợi ca tinh thần của nàng
Những con người đã phục vụ nàng
Đã từ rất lâu và phục vụ rất tuyệt vời
Like the dolphin who guides you
You bring us beside you
To light up the darkness and show us the way
For though we are strangers in your silent world
To live on the land we must learn from the sea
To be true as the tide
And free as the wind-swell
Joyful and loving in letting it be
Giống như cá heo dẫn đưa đường cho Nàng
Nàng đưa chúng tôi về bên cạnh Nàng
Để xóa sạch bóng đêm đen và chỉ đường cho chúng tôi
Với những gì mà chúng tôi là kể ngoại đạo trong thế giới im lặng của Nàng
Để sống trên đất liền chúng tôi phải biết học hỏi từ biển cả
Để phải trung thực như thủy triều
Để được tự do như sóng gió
Để được vui tươi và yêu thương như nó vốn thế
Aye, Calypso, the places you’ve been to
The things that you’ve shown us
The stories you tell
Aye, Calypso, I sing to your spirit
The men who have served you
So long and so well
Ôi,Calypso,những nơi mà nàng đã đi qua
Những vật thể mà nàng đã chỉ cho chúng tôi
Những câu chuyện mà nàng đã kể
Ôi,Calypso,tôi hát để ngợi ca tinh thần của nàng
Những con người đã phục vụ nàng
Đã từ rất lâu và phục vụ rất tuyệt vời
Aye, Calypso, the places you’ve been to
The things that you’ve shown us
The stories you tell
Aye, Calypso, I sing to your spirit
The men who have served you
So long and so well
theo đường link:
http://www.youtube.com/watch?v=vl7aM3nCqC0
hoặc xem clip sau đây do chúng tôi chèn hình vào audio clip do chính John Denver biểu diễn trong lễ tang người anh hùng của Nhân Loại ,Jacques Cousteau
Bia kỷ niệm tại Vũng Rô
Ngày 27 tháng Tám vừa rồi tôi có chuyến đi miền Trung ,tới các địa danh Đại Lãnh,Vũng Rô,thăm cây đèn Đại Lãnh ,thăm Đầm Môn ,vịnh Vân Phong,ngủ lại một đêm tại nhà nghỉ Hòn Ông và lặn xuống biển nhưng chưa sờ tới được xác tàu của Nguyễn Phan Vinh.Đây là một clip quay tại bia ,trên con đường ven biển rất đẹp nối Phú Yên với Khánh Hòa.Không rõ cơn bão số 9 qua đây có tàn phá những gì của vùng miền Trung cực đẹp này.Để tới được xác tàu,không có gì quá khó khăn vì ngư dân cho biết là có thể nhìn thấy khi triều xuống .Bởi vậy,nên chăng,tổ chức có bài bản với tàu nửa chìm để bà con ngồi trong khoang kính có thể nhìn thấy xác tàu dưới ánh đèn chiếu hoặc tổ chức lặn có hướng dẫn.Điều cần thiết là có quy chế,quây khu vực xác tàu lại như một khu bia mộ có quản lý ...Sự kiện Vũng Rô đã đi vào lịch sử,mở đầu cho chiến dịch Market Line mà ông bạn John Doney đã quá cố của tôi cũng bị cuốn hút vào,được cả hai phía quan tâm nên cần được bảo quản chu đáo .Và cả con tàu không số nữa,ai đóng?tại đâu ?Có phải là chiếc 100 tấn của nhóm Trịnh Xương,Cao Bút,Đào Vũ Hùng...?Cần làm gấp vì không thể chống chọi với quy luật khắc nghiệt của thời gian ...
Và tại sao câu chuyện về cái miếu thờ sau đây do bà con dựng nên làm ta xúc động hơn cái bia tốn hàng tỉ đồng mà vô cảm nói trên ?
Năm chiến sĩ còn lại trong trận chiến đấu năm 1968 của tàu 235 tại vùng biển Hòn Hèo (Nha Trang): Lê Duy Mai, Hà Minh Thật, Nguyễn Long An, Nguyễn Văn Phong, Lâm Quang Tuyến - Ảnh tư liệu.
Dẫu bây giờ ở nơi này, nơi kia người ta dựng lên hàng trăm, hàng ngìn cái miếu thờ và trong miếu có bày đủ lễ vật, kể cả của ngon vật lạ...thì theo lời anh Hà Minh Thật, năm trong số 18 thuỷ thủ sống sót trên con tàu không số (TKS) 235 do người anh hùng thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy đánh nhau với nhiều tàu chiến Mỹ- ngụy ở Hòn Hèo (Nha Trang) đêm 28.2.1968, cách đây 41 năm, thì cái miếu thờ của má Phú Yên lập trên rẩy bắp, cùng với những cái miếu của các “bác tài” (lái xe) xây dựng dọc trên Đèo Cả (đèo nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) là "linh thiêng” và có ý nghĩa nhất. Bởi nó là những cái “kho hậu cần” cung cấp cho các chiến sĩ quân giải phóng nằm phục kích quân giặc hay khi họ lạc đơn vị; như trường hợp năm thuỷ thủ trên con tàu không số, đó là các anh: Nguyễn Long An, Lâm Quang Tuyến, Lê Duy Mai, Nguyễn Văn Phong và Hà Minh Thật.
Bằng giọng trầm ấm, sâu lắng và biết ơn, anh Hà Minh Thật kể tiếp câu chuyện đầy cảm động về cái miếu thờ:
Thời gian đầu người nào người ấy vết thương còn rỉ máu, mình mẩy còn đau nên chưa ai lê bước ra khỏi mép biển, đành phải cố thủ trong cái hang đá nằm dưới chân Đèo Cả. Nguồn sống chính của các anh lúc này nhờ vào những ngọn lá, đọt chuối và những lễ vật dâng cúng trong cái miếu thờ của các “bác tài” dựng nên nơi những đoạn đườg thường xảy ra tai nặn. Trong những cái miếu thờ đó có đủ các loại hoa quả, nắm cơm, gói bánh và có cả gói muối trắng, lon nước ngọt...nhờ thế mà năm thuỷ thủ mới có cái ăn hàng ngày. Thời gian sau, địch phát hiện ra được một phần đầu mũi tàu của ta do hai anh Vinh và Thứ (sĩ quan máy) cảm tử ở lại giật bộc phá bay lên nằm trên núi Bà Nam, cách hang các anh ở khoảng chừng 800m, thì tụi địch ngày nào cũng đem quân đến càn. Vì thế các anh ai nấy cố sức lê bước vào “căn cứ” mới ở sâu trong rừng Phú Yên. Sống trong rừng tuy an toàn nhưng lại xa nguồn nước biển, xa các miếu thờ (kho hậu cần” trên Đèo Cả...
Để có nước muối rửa vết thương cho đồng đội và có miếng ăn hàng ngày cho năm anh em, anh Hà Minh Thật, lúc ấy là người khoẻ nhất hội, phải bằng mọi giá đi tìm cho ra “kho hậu cần” mới. Và tình cờ một buổi sáng, Thật đang trèo hái quả trên một ngọn cây cao trong rừng, thì nhìn thấy dưới chân núi có một cái miếu thờ trong rẩy của đồng bào. Và tối đó Thật rủ anh Vũ Long An rẽ cây rừng, luồn qua những đồi lau lách, xuống tận cái miếu và các anh đã “vớ” được gói bánh bích quy, một nải chuối đem về “căn cứ” cho các bạn cùng ăn. Rồi đêm hôm sau, đêm hôm sau nữa; lại tiếp đến cái đêm hôm sau...hai anh lần xuống cái “kho hậu cần” nhận đồ tiếp tế của người chủ rẩy về ăn, lần này có thêm mấy lon sữa bò...
...Dẫu biết hai con “ma rừng” đích thị là “người trần mắt thịt”, nhưng người chủ rẫy vẫn chưa biết rõ là người đằng mình hay người đằng lính cộng hoà? “Mà lính cộng hoà (lính nguỵ) tràn được vào rẫy thì chúng sẽ càn hết cả gốc lẫn ngọn, chứ bọn chúng không chỉ lượm trái, đào cũ nên đây chỉ là những chiến sĩ giải phóng của ta” (người chủ rẫy nghĩ thế)! Nhưng để xác minh cho tường tận, một hôm người chủ rẫy ở lại đến tận khuya để được tiếp xúc với người rừng. Và đêm ấy An, Thật bò xuống, rồi lần đến miếu thờ, bổng có một bà má già xuất hiện trong lùm cây chủ động hỏi: “Các con có phải là người đằng mình không?” Tình huống đột ngột quá, nhưng các anh biết tiếng người má đã già nên có phần vững tin hơn, bèn đáp lễ: “Thưa má, chúng con là người đằng mình ạ!”.
Nghe tiếng nói, má biết các anh đều là người miền Bắc, nên mạnh dạn sáp lại gần, nói như khóc: “Các con lạc rừng lâu ngày chưa?” Hai anh đáp lễ: “Thưa má, bốn tháng rồi ạ”...
Từ đêm ấy trở đi trong cái miếu thờ của má Phú Yên không chỉ có lương thực, thực phẩm mà còn có cả những gói bông băng và thuốc chữa bệnh nữa. Có đầy đủ nguồn tiếp tế của má, năm thuỷ thủ ai nấy ngày càng khoẻ ra, vết thương mấy anh em bị nặng đã lên da non, gân cốt đã trở lại thế “cường tráng”. Và tối hôm đó cả năm người kéo xuống rẫy đễ tạ ơn má và xin má một ít muối ăn, lương thực và thuốc chữa bệnh cùng với một tấm bản đồ Phú Yên để các anh có cơ sở luồn sâu trong rừng, tìm đến đường giao liên trên dãy Trường Sơn...
Thể theo nguyện vọng của các con, mấy ngày má Phú Yên về đồng bằng chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng đó, rồi má tự gùi lên rẫy tập kết tất cả các thứ vào cái miếu thờ. Và theo đúng hẹn, các anh xuống miếu nhận hàng và lên đường luôn trong đêm trăng thượng tuần sáng vằng vặc trên những ngọn cây, đỉnh núi...
Chuyện lâm nạn của năm anh em thuỷ thủ TKS 235, và cái miếu thờ của má Phú Yên dưới chân Đèo Cả ngày ấy đến nay đã 41 năm. Và má Phú Yên ngày đó của chúng con giờ chắc không còn nữa, nhưng hình ảnh má thì chúng con vẫn khắc ghi vào trong tim. Và muôn đời chúng con không quên cái miếu thờ của má trên rẩy, và nhớ cả những cái miếu thờ của các “bác tài” lập nên trên Đèo Cả.
Và tại sao câu chuyện về cái miếu thờ sau đây do bà con dựng nên làm ta xúc động hơn cái bia tốn hàng tỉ đồng mà vô cảm nói trên ?
Năm chiến sĩ còn lại trong trận chiến đấu năm 1968 của tàu 235 tại vùng biển Hòn Hèo (Nha Trang): Lê Duy Mai, Hà Minh Thật, Nguyễn Long An, Nguyễn Văn Phong, Lâm Quang Tuyến - Ảnh tư liệu.
Dẫu bây giờ ở nơi này, nơi kia người ta dựng lên hàng trăm, hàng ngìn cái miếu thờ và trong miếu có bày đủ lễ vật, kể cả của ngon vật lạ...thì theo lời anh Hà Minh Thật, năm trong số 18 thuỷ thủ sống sót trên con tàu không số (TKS) 235 do người anh hùng thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy đánh nhau với nhiều tàu chiến Mỹ- ngụy ở Hòn Hèo (Nha Trang) đêm 28.2.1968, cách đây 41 năm, thì cái miếu thờ của má Phú Yên lập trên rẩy bắp, cùng với những cái miếu của các “bác tài” (lái xe) xây dựng dọc trên Đèo Cả (đèo nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) là "linh thiêng” và có ý nghĩa nhất. Bởi nó là những cái “kho hậu cần” cung cấp cho các chiến sĩ quân giải phóng nằm phục kích quân giặc hay khi họ lạc đơn vị; như trường hợp năm thuỷ thủ trên con tàu không số, đó là các anh: Nguyễn Long An, Lâm Quang Tuyến, Lê Duy Mai, Nguyễn Văn Phong và Hà Minh Thật.
Bằng giọng trầm ấm, sâu lắng và biết ơn, anh Hà Minh Thật kể tiếp câu chuyện đầy cảm động về cái miếu thờ:
Thời gian đầu người nào người ấy vết thương còn rỉ máu, mình mẩy còn đau nên chưa ai lê bước ra khỏi mép biển, đành phải cố thủ trong cái hang đá nằm dưới chân Đèo Cả. Nguồn sống chính của các anh lúc này nhờ vào những ngọn lá, đọt chuối và những lễ vật dâng cúng trong cái miếu thờ của các “bác tài” dựng nên nơi những đoạn đườg thường xảy ra tai nặn. Trong những cái miếu thờ đó có đủ các loại hoa quả, nắm cơm, gói bánh và có cả gói muối trắng, lon nước ngọt...nhờ thế mà năm thuỷ thủ mới có cái ăn hàng ngày. Thời gian sau, địch phát hiện ra được một phần đầu mũi tàu của ta do hai anh Vinh và Thứ (sĩ quan máy) cảm tử ở lại giật bộc phá bay lên nằm trên núi Bà Nam, cách hang các anh ở khoảng chừng 800m, thì tụi địch ngày nào cũng đem quân đến càn. Vì thế các anh ai nấy cố sức lê bước vào “căn cứ” mới ở sâu trong rừng Phú Yên. Sống trong rừng tuy an toàn nhưng lại xa nguồn nước biển, xa các miếu thờ (kho hậu cần” trên Đèo Cả...
Để có nước muối rửa vết thương cho đồng đội và có miếng ăn hàng ngày cho năm anh em, anh Hà Minh Thật, lúc ấy là người khoẻ nhất hội, phải bằng mọi giá đi tìm cho ra “kho hậu cần” mới. Và tình cờ một buổi sáng, Thật đang trèo hái quả trên một ngọn cây cao trong rừng, thì nhìn thấy dưới chân núi có một cái miếu thờ trong rẩy của đồng bào. Và tối đó Thật rủ anh Vũ Long An rẽ cây rừng, luồn qua những đồi lau lách, xuống tận cái miếu và các anh đã “vớ” được gói bánh bích quy, một nải chuối đem về “căn cứ” cho các bạn cùng ăn. Rồi đêm hôm sau, đêm hôm sau nữa; lại tiếp đến cái đêm hôm sau...hai anh lần xuống cái “kho hậu cần” nhận đồ tiếp tế của người chủ rẩy về ăn, lần này có thêm mấy lon sữa bò...
...Dẫu biết hai con “ma rừng” đích thị là “người trần mắt thịt”, nhưng người chủ rẫy vẫn chưa biết rõ là người đằng mình hay người đằng lính cộng hoà? “Mà lính cộng hoà (lính nguỵ) tràn được vào rẫy thì chúng sẽ càn hết cả gốc lẫn ngọn, chứ bọn chúng không chỉ lượm trái, đào cũ nên đây chỉ là những chiến sĩ giải phóng của ta” (người chủ rẫy nghĩ thế)! Nhưng để xác minh cho tường tận, một hôm người chủ rẫy ở lại đến tận khuya để được tiếp xúc với người rừng. Và đêm ấy An, Thật bò xuống, rồi lần đến miếu thờ, bổng có một bà má già xuất hiện trong lùm cây chủ động hỏi: “Các con có phải là người đằng mình không?” Tình huống đột ngột quá, nhưng các anh biết tiếng người má đã già nên có phần vững tin hơn, bèn đáp lễ: “Thưa má, chúng con là người đằng mình ạ!”.
Nghe tiếng nói, má biết các anh đều là người miền Bắc, nên mạnh dạn sáp lại gần, nói như khóc: “Các con lạc rừng lâu ngày chưa?” Hai anh đáp lễ: “Thưa má, bốn tháng rồi ạ”...
Từ đêm ấy trở đi trong cái miếu thờ của má Phú Yên không chỉ có lương thực, thực phẩm mà còn có cả những gói bông băng và thuốc chữa bệnh nữa. Có đầy đủ nguồn tiếp tế của má, năm thuỷ thủ ai nấy ngày càng khoẻ ra, vết thương mấy anh em bị nặng đã lên da non, gân cốt đã trở lại thế “cường tráng”. Và tối hôm đó cả năm người kéo xuống rẫy đễ tạ ơn má và xin má một ít muối ăn, lương thực và thuốc chữa bệnh cùng với một tấm bản đồ Phú Yên để các anh có cơ sở luồn sâu trong rừng, tìm đến đường giao liên trên dãy Trường Sơn...
Thể theo nguyện vọng của các con, mấy ngày má Phú Yên về đồng bằng chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng đó, rồi má tự gùi lên rẫy tập kết tất cả các thứ vào cái miếu thờ. Và theo đúng hẹn, các anh xuống miếu nhận hàng và lên đường luôn trong đêm trăng thượng tuần sáng vằng vặc trên những ngọn cây, đỉnh núi...
Chuyện lâm nạn của năm anh em thuỷ thủ TKS 235, và cái miếu thờ của má Phú Yên dưới chân Đèo Cả ngày ấy đến nay đã 41 năm. Và má Phú Yên ngày đó của chúng con giờ chắc không còn nữa, nhưng hình ảnh má thì chúng con vẫn khắc ghi vào trong tim. Và muôn đời chúng con không quên cái miếu thờ của má trên rẩy, và nhớ cả những cái miếu thờ của các “bác tài” lập nên trên Đèo Cả.
Những nghiên cứu về tàu đệm khí của Quasark Khánh
Được biết Quasark Khánh đã có những nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí (hovercraft) và cả ekranoplan ,rồi cả những luận thuyết về Einstein (!) ,chúng tôi cùng kỹ sư đóng tàu Dương Đình Lộc đã đến thăm.Được thân chủ đón tiếp nhiệt tình và đưa vào phòng làm việc xem các hình ảnh và ra sau vườn xem các mô hình.Là người chuẩn bị cho cuốn Bách Khoa Hàng Hải ra đời với dự định đưa vào entry Nguyễn Mạnh Khánh,nhưng tôi rất băn khoăn trước những thông số "khổng lồ" mà tôi thu lượm được.Với cách suy luận hợi "thực dụng"tôi chỉ muốn nghe kết quả của chiếc tàu mà Mạnh Khánh đã làm tại Ba Son thì chỉ được tác giả trả lời :"đã xuất đi Mỹ" trong khi một nguồn trên internet (có tin cậy chăng?)nói rằng tàu đó đã vượt xa cả tàu của Hải Quân Mỹ !Có lẽ Quasark là một người THINK BIG,NGHĨ LỚN ,hay như ta thường nói theo mốt bây giờ là có ý tưởng lớn ,còn kết quả ra sao ,phải xem đã.Đưa lên bản tin này,tôi mong các bạn tại Ba Son đã cùng làm con tàu này,cho ý kiến bình luận !Cần lắm thay,chúng ta đang không có hovercraft bảo vệ biển đảo !!Trong khi theo ông Khánh,mọi thứ đã sẵn sàng,chỉ vì không có ai đầu tư !
Ảnh chụp chiếc tàu được chế tạo tại Ba Son sau đó được đưa sang San Diego
Ông Nguyễn Mạnh Khánh (1934-) bên cuốn sách có nói về minh
Kỹ sư Dương Đình Lộc và Nguyễn Mạnh Khánh
Hy vọng được thấy một chiếc ecranoplan nhưng đây chỉ là một mô hình như đĩa bay được auy bằng động cơ nhỏ và được người giúp việc giải thích
Trên một trang của Việt Kiều có giới thiệu như sau,điều đáng chú ý là bài này tiếp theo một bài giới thiệu những người đang lừa người Việt trong nước
"Nguyễn mạnh Khánh. Việt kiều Pháp. Ông có tên trong Tự Điển Bách KhoaToàn Thư Pháp (La Rousse, trang số 1165 vần Quasar Nguyen manh Khanh ,có lẽ nên xem lại ,ảnh trên tôi chụp ông Khánh ngồi với cuốn sách ,có lẽ kiểu như Who's who của Mỹ) người Việt đầu tiên có được. Ông vẽ nhiều kiểu xe hơi đẹp cho Pháp, máy bay, thời trang, hội họa.
Vừa qua với đề tài kiểm chứng vận tốc ánh sáng của Ông đã được cơ quan NASA Hoakỳ chính thức công nhận công thức của ông ngắn gọn nhất.
Vào tháng 2 năm 2001 chiếc tàu đệm khí Air Cushion Vehicle Surface Effect Ship do ông tạo và hoàn tất tại cơ xưởng đóng tàu BaSon (Tp Hồ chí Minh) đã được đưa đến thành phố San Diego (California) đã được ghi chứng phá kỷ lục về vận tốc lướt trên mặt nước biển.
Kỷ lục hiện nay của Hải quân Hoakỳ là 170 km/ giờ. Còn chiếc tàu của ông lên đến 200 km/ giờ. Chiều dài bằng với chiếc tàu của Hải quân Hoakỳ, nhưng nhờ ông đem sức đẩy vào buồng máy một lần nữa, tạo sức đẩy ngầm lần thứ nhì, chạy đến trên 100 km/ giờ là Tàu càng nhẹ hơn hết. Rất dễ bẻ lái hơn Tàu Hoakỳ, lại ít tốn xăng nữa. Hai bên đang thương lượng hợp tác quốc tế giữa Vietnam và Hoakỳ.
Với tiếng nói hơi khó nghe vì ông vừa bị tai biến mạch máu não, ông cho biết: “cha mẹ rất nghèo, khi được học bổng sang Pháp tôi muốn thành công gấp để toại nguyện ý cha mẹ tôi. Tôi sang Pháp năm 15 tuổi (1949). Tôi được Giáo sư Hoàng xuân Hãn đỡõ đầu và dạy dỗ. Tại Trung Học St. Louis / Paris chưa đầy 1 năm Ông tốt nghiệp Tú Tài II với hạng Ưu và trẻ tuổi nhất trường từ đó đến giờ (16 tuổi). Say mê hội họa ông vào trường Mỹ thuật và tốt nghiệp năm 17 tuổi, tranh ông được treo ngang hàng với các danh phái vẽ tranh Pháp bấy giờ. Mẹ ông không thích con làm họa sĩ nên Ông thi vào trường khó nhất nước Pháp là kỹ sư cầu cống Ecole Nationale des Ponts et Chausses (Một trong 3 trường Top của nước Pháp, Tổng thống Pháp Giscard D’Estain tốt nghiệp trường này). Ông tốt nghiệp 3 năm sau, ông thích vẽ những kiểu áo đẹp nên ông vào các hãng thời trang mà làm việc. Với những nét vẽ độc đáo, ông được hãng Chanel mời về vẽ chánh cho Công ty này, tranh đua với hãng Givenchy và Balenciaga.
Ông lập gia đình với cô kiểu mẫu đẹp nhất Paris là Emmanuelle, năm 1957 ông trở lại nghề kỹ sư cầu cống, được Côngty Coyne & Bellier. Ba năm sau ông và hai kỹ sư trong hãng dự trình một thiết kế đứng đầu thế giới lấy tên là “Daniel Johnson Dami” bắt qua sông Manicouagan 5 ở Quebec / Canada. Năm 1958 ông sáng tạo nhiều kiểu vẽ xe hơi nhất và được ghi vào tự điển xe hơi kỳ diệu của Pháp, dùng nhiên liệu gas chạy xe khác với xăng bấy giờ.
Năm 1984 Thế giới biết đến ông qua mô hình tàu máy bay lướt sóng trên mặt nước gọi là: SES-WIG (Surface Effect Ship- Wingin Ground) một phương tiện chuyên chở trên mặt nước nhanh nhất và kinh tế nhất (ít tốn xăng nhất).
Năm 1994 ông nghỉ hưu, về lại quê nhà và tiếp tục không ngừng sáng tạo những điều mà ông đã làm xong. Trong sáu năm vừa qua, ông nghiên cứu lại Thuyết Tương Đối của Einstein. Ông Nguyễn mạnh Khánh cho biết làm một khoa học gia phải biết hoài nghi những điều đã biết, như thế mới là sáng tạo và tiến bộ... Khi nhỏ còn học trường Albert Saurraut HàNội, lúc đó thuyết này mới mẻ nhất, ai ai cũng hâm mộ nhưng tôi thì nghi ngờ. Tôi hy vọng ngày kia tôi có giờ tôi sẽ nghiên cứu và kiểm chứng lại. Vào tháng 3 năm ngoái (1999) tôi gửi ý kiến của tôi đến cơ quan hàng đầu thế giới là NASA (vì nơi này có khả năng thí nghiệm được, vì họ có tiền nhiều). Đề tài của tôi mang tên là: “Project Cattribute to Einstein Spacemeter by Quasark America “. Để hiểu đúng hơn về thuyết Tương đối nhân kỷ niệm 100 năm này ra đời của thuyết này (1905-2005). Chủ thuyết là vận tốc này sẽ không thay đổi trong suốt cuộc hành trình là vận tốc ánh sáng cao điểm nhất là 299.792.458 m/ giây sẽ là một hằng số bất biến.” NASA đồng ý, và họ sẽ đưa ra 3 thiết bị chứa ba luồng ánh sáng bằng Laser và đồng hồ đo vận tốc ánh sáng để thực hiện vụ kiểm định này. Với chân không ngoài vũ trụ gần như con số zero. Lúc trước đó chưa có ai tìm ra cách kiểm định được nó trên vũ trụ cả, chỉ có tôi làm được thiết bị kiểm chứng này. Hiện ông Khánh đã được cơ quan đo đạt, ngành đồng hồ cho phép là: National Bureau of Standards và họ đang tạo thành những thiết bị mà tôi vẽ kiểu cho họ từ trước. Giá mỗi thiết bị này khoảng $100 ngàn USD cho một thiết bị, mà tôi cần khoảng 4 thiết bị, 3 cái cho phi thuyền và một kiểu mẫu để trưng bày tại bảo tàng Viện thuộc NASA.
Nếu được thì mình được họ xem trọng mình là người Việt đầu tiên có thể kiểm soát lại thuyết Tương Đối của Eisntein mà các khoa học gia đã chưa làm đến hay đã thất bại mà họ không loan báo cho biết. Project này sẽ được đưa lên phi thuyền con thoi Space Shuttle dem lên Trạm Vũ Trụ Thế Giới vào năm 2005. Hiện nay NASA đang có ngân khoản này dành riêng cho tôi rồi. Nếu trúng theo thuyết Tương Đối thì Einstein càng nổi tiếng thêm thế thôi. Nhưng theo tôi nó có vấn đề. Vào vũ trụ chắc chắn nó sẽ thay đổi là nó sẽ tăng lên thêm 250 km/ giây nếu nó đi dọc theo mặt trời và đi thuận theo dãy Ngân hà Milky Way, còn nếu đi ngược thì phải trừ lại 250 km / giây. Lý do 250 km/ giây là vận tốc chạy của Mặt Trời khi đi đến trong Ngân hà Milky Way. NASA vừa rồi xác định lý thuyết của tôi, họ sao bản copy của tôi đưa cho các đại học trên thế giới tiếp nghiên cứu mà theo phương trình của tôi vừa minh chứng có sự thay đổi mãnh liệt, khác với cái tính nguyên thủy của Einstein từ trước đến nay. Nhiều nhà báo khoa học đến hỏi tôi: “Như vậy anh là người đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein rồi chứ gì ? Tôi chỉ cười đáp: “Chờ máy móc kiểm chứng mới được, vì lý thuyết của tôi là trên giấy tờ giấy vẽ mà thôi”.
Hy vọng Tiến sĩ Nguyễn mạnh Khánh nổi danh thế giới là người Việt đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein... Tất cả những phi thuyền hay hỏa tiễn (tên lửa / rockets) khi phóng lên không gian, bắt buộc người ta phải tính thêm sức quay hay sức chạy của địa cầu theo thuận khởi hay nghịch khởi. Nếu thuận khởi thì phi thuyền sẽ tiết kiệm được thêm nhiên liệu. Chuyện này nhà Toán học / Bác học Nguyễn xuân Vinh biết rất rành 6 câu vọng cổ này. Ông nổi tiếng với luận đề về “Parking Orbit” dành cho phi thuyền đi lên klhông gian hay về nhập lại địa cầu. Đề tài “Parking Orbit” chúng tôi xin tạm ngưng lại kỳ này, hy vọng kỳ sau giảng kỷ hơn.
Còn sau đây là bài trên Sài Gòn Tiếp Thị
Ngày 01.02.2008 Giờ 15:32
Ánh sáng xa của một Quasar
Nỗi ám ảnh hơn 40 năm của Quasar Khánh là một chiếc hovercraft (tàu chạy trên đệm không khí, di chuyển cả trên bộ, dưới nước) chạy đạt vận tốc 100 hải lý/giờ - so với ước mơ 50 hải lý/giờ của Hải quân Mỹ. Giờ đây nỗi ám ảnh ấy đã bước từ bản vẽ xuống nước ở dạng nguyên mẫu đầu tiên tại Việt Nam…
Kẻ nghĩ trước
Quasar Khánh đang nêu lại vấn đề về sự bất biến của vận tốc ánh sáng. Ông muốn rằng suy luận của Einstein phải được đo thực nghiệm. NASA từ chối việc kiểm nghiệm này, nại cớ không có kinh phí. Quan điểm đó của ông sau này đã được củng cố bởi một phúc trình đăng trên tạp chí khoa học Nature, qua đó các nhà khoa học Úc đề nghị rằng vận tốc của ánh sáng có thể là không bất biến
Quasar Khánh mang cái khí chất tiên phong trong người. Chính cái khí chất đó luôn luôn đẩy ông nghĩ trước, bất chấp mọi hoài nghi chung quanh.
Trong đời Quasar Khánh - người tự đặt cho mình cái tên mang tính mục tiêu: một chuẩn tinh cực xa và cực sáng, ông cũng đã tiên phong nhiều cái.
Năm 1960, ông đã lăng xê một dòng thời trang trên sàn diễn Paris, lôi cuốn được sự chú ý của thế giới qua những kiểu áo như chiếc áo đầm bó sát lấy người bằng plastic trong suốt, một chiếc áo ngủ thật ôm với những bóng đèn huỳnh quang bên trong.
Sau đó, khoảng giữa những năm 1960, cũng chính Quasar Khánh đưa ra ý tưởng về bàn ghế bằng đệm hơi, và các sản phẩm do ông sáng chế trở nên thời thượng.
Đi xa hơn, năm 1968, Quasar đưa ra ý tưởng chiếc xe thông minh trong đô thị - le Cube Car lợp toàn bộ bằng kính plexiglass. Người ta đặt cho có cái tên là “xe Giáo hoàng”, vì nó gợi ra cái lồng kính bảo vệ các vị nguyên thủ khi phát biểu trước đám đông.
Ông cũng từng thử sức mình trong những công trình lớn. Như tham gia xây dựng công trình đập thuỷ điện đa vòm lớn nhất thế giới Daniel Johnson chặn ngang dòng sông Manicouagan ở miền bắc Québec, Canada vào năm 1961; tham gia thiết kế cao ốc Grande Arche La Défense nổi tiếng thế giới ở cửa ngõ vào Paris, khởi công năm 1982.
Tâm nguyện cuối cùng?
Nhưng có lẽ những cột mốc ấy chưa thoả “cái chí tang bồng hồ thỉ” của Quasar Khánh. Ông muốn làm một điều gì đó “nổi tiếng nhất thế giới nhân danh Việt Nam,” Quasar Khánh khẳng định, không giấu giếm cái chất kiêu ngạo trong con người ông. Và cái nổi tiếng nhất thế giới cũng là cái ông ấp ủ suốt 40 năm: một chiếc hovercraft có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả trên… trời.
Trong bản đăng ký bằng sáng chế gửi viện Sở hữu công nghiệp quốc gia Pháp, Quasar Khánh giải thích: “Sáng chế này liên quan đến cơ cấu đóng một cách mềm dẻo đệm khí của các thiết bị sử dụng đệm khí”.
Tưởng chừng như chiếc QuasArk mô hình đang lướt sóng với nụ cười chiến thắng
Hovercraft đi vào lịch sử các thiết bị lướt trên đệm khí (ECA - engin sur coussin d’air) sau sự kiện Christopher Cockerel năm 1955 - đến nay hơn 40 năm - đã vượt biển Manche trên một cái đĩa 10m với tốc độ 70 hải lý/giờ. Tuy nhiên, ECA từ trước cho tới nay chỉ có thể đi trên biển êm hoặc trên đất bằng với biên độ mấp mô của mặt biển hoặc mặt đất nhỏ hơn khoảng cách thoát khí ở bên dưới. Nhưng gặp lúc biển động, ECA không hoạt động được vì mất áp suất. Các cơ quan nghiên cứu hàng hải thế giới như Hải quân Anh, Mỹ, Pháp… đều lao vào nghiên cứu vấn đề này, nhưng thất bại.
Năm 1982, ở Pháp, theo yêu cầu của ông Casanova về một tuyến liên lạc đường biển với đảo Corse nhằm cạnh tranh với máy bay, ông Arreck và hội đồng tỉnh Var quyết định tài trợ cho Khanh Hydrair triển khai dự án “Công nghệ tiên tiến tạo ra giá trị cho tỉnh”.
22 năm nghiên cứu trên các nguyên mẫu tại phòng thí nghiệm, hầm gió, bể nước, sông, biển ở Pháp, Mỹ và Việt Nam, Quasar Khánh đã giải được bài toán. Đó là chiếc tàu đệm khí Hydrair hoạt động trên đệm khí với hệ thống treo mềm dẻo.
Mô tả thiết bị trong bản đăng ký bằng sáng chế, Quasar Khánh ghi: “Theo sáng chế này, thiết bị gồm một vỏ tàu được dùng làm vành cho một vétxi hình tròn hoặc elip, đặt sát trên vòng triên của vétxi, vòng triên của vétxi cũng là đường chuyển động giúp nó xoay tròn để làm ổn định đệm khí và áp suất không khí. Phần triên bên dưới của vétxi với các chân lướt bên trên mặt nước ở khoảng cách bằng với khoảng cách thoát khí”
Giải thích thêm, Quasar Khánh hào hứng bước vào chiếc Hydrair nguyên mẫu của mình đặt trước sân. Rồi như quên rằng đó chỉ là bản nháp, ông yêu cầu những phụ tá cho máy chạy hết công suất…
“Khi mũi tàu lướt trên lõm sóng, phần dưới vétxi (chân) di chuyển xuống theo chiều sâu của lõm sóng và đánh dấu giới hạn dưới của sự di chuyển. Sự di chuyển đó của chân được chuyền một cách mềm dẻo linh hoạt qua suốt hệ thống ra phía đuôi tàu, tại đây đánh dấu giới hạn cao của sự di chuyển. Sự chênh lệch của hai giới hạn trên và dưới là khoảng giới hạn tối đa mà Hydrair có thể hoạt động an toàn, tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết”, ông nói.
Theo ông, thiết bị này có thể cất và hạ cánh bất kỳ đâu, ngay cả nơi biển động…
Công Khanh ảnh Trần Việt Đức
Ảnh chụp chiếc tàu được chế tạo tại Ba Son sau đó được đưa sang San Diego
Ông Nguyễn Mạnh Khánh (1934-) bên cuốn sách có nói về minh
Kỹ sư Dương Đình Lộc và Nguyễn Mạnh Khánh
Hy vọng được thấy một chiếc ecranoplan nhưng đây chỉ là một mô hình như đĩa bay được auy bằng động cơ nhỏ và được người giúp việc giải thích
Trên một trang của Việt Kiều có giới thiệu như sau,điều đáng chú ý là bài này tiếp theo một bài giới thiệu những người đang lừa người Việt trong nước
"Nguyễn mạnh Khánh. Việt kiều Pháp. Ông có tên trong Tự Điển Bách KhoaToàn Thư Pháp (La Rousse, trang số 1165 vần Quasar Nguyen manh Khanh ,có lẽ nên xem lại ,ảnh trên tôi chụp ông Khánh ngồi với cuốn sách ,có lẽ kiểu như Who's who của Mỹ) người Việt đầu tiên có được. Ông vẽ nhiều kiểu xe hơi đẹp cho Pháp, máy bay, thời trang, hội họa.
Vừa qua với đề tài kiểm chứng vận tốc ánh sáng của Ông đã được cơ quan NASA Hoakỳ chính thức công nhận công thức của ông ngắn gọn nhất.
Vào tháng 2 năm 2001 chiếc tàu đệm khí Air Cushion Vehicle Surface Effect Ship do ông tạo và hoàn tất tại cơ xưởng đóng tàu BaSon (Tp Hồ chí Minh) đã được đưa đến thành phố San Diego (California) đã được ghi chứng phá kỷ lục về vận tốc lướt trên mặt nước biển.
Kỷ lục hiện nay của Hải quân Hoakỳ là 170 km/ giờ. Còn chiếc tàu của ông lên đến 200 km/ giờ. Chiều dài bằng với chiếc tàu của Hải quân Hoakỳ, nhưng nhờ ông đem sức đẩy vào buồng máy một lần nữa, tạo sức đẩy ngầm lần thứ nhì, chạy đến trên 100 km/ giờ là Tàu càng nhẹ hơn hết. Rất dễ bẻ lái hơn Tàu Hoakỳ, lại ít tốn xăng nữa. Hai bên đang thương lượng hợp tác quốc tế giữa Vietnam và Hoakỳ.
Với tiếng nói hơi khó nghe vì ông vừa bị tai biến mạch máu não, ông cho biết: “cha mẹ rất nghèo, khi được học bổng sang Pháp tôi muốn thành công gấp để toại nguyện ý cha mẹ tôi. Tôi sang Pháp năm 15 tuổi (1949). Tôi được Giáo sư Hoàng xuân Hãn đỡõ đầu và dạy dỗ. Tại Trung Học St. Louis / Paris chưa đầy 1 năm Ông tốt nghiệp Tú Tài II với hạng Ưu và trẻ tuổi nhất trường từ đó đến giờ (16 tuổi). Say mê hội họa ông vào trường Mỹ thuật và tốt nghiệp năm 17 tuổi, tranh ông được treo ngang hàng với các danh phái vẽ tranh Pháp bấy giờ. Mẹ ông không thích con làm họa sĩ nên Ông thi vào trường khó nhất nước Pháp là kỹ sư cầu cống Ecole Nationale des Ponts et Chausses (Một trong 3 trường Top của nước Pháp, Tổng thống Pháp Giscard D’Estain tốt nghiệp trường này). Ông tốt nghiệp 3 năm sau, ông thích vẽ những kiểu áo đẹp nên ông vào các hãng thời trang mà làm việc. Với những nét vẽ độc đáo, ông được hãng Chanel mời về vẽ chánh cho Công ty này, tranh đua với hãng Givenchy và Balenciaga.
Ông lập gia đình với cô kiểu mẫu đẹp nhất Paris là Emmanuelle, năm 1957 ông trở lại nghề kỹ sư cầu cống, được Côngty Coyne & Bellier. Ba năm sau ông và hai kỹ sư trong hãng dự trình một thiết kế đứng đầu thế giới lấy tên là “Daniel Johnson Dami” bắt qua sông Manicouagan 5 ở Quebec / Canada. Năm 1958 ông sáng tạo nhiều kiểu vẽ xe hơi nhất và được ghi vào tự điển xe hơi kỳ diệu của Pháp, dùng nhiên liệu gas chạy xe khác với xăng bấy giờ.
Năm 1984 Thế giới biết đến ông qua mô hình tàu máy bay lướt sóng trên mặt nước gọi là: SES-WIG (Surface Effect Ship- Wingin Ground) một phương tiện chuyên chở trên mặt nước nhanh nhất và kinh tế nhất (ít tốn xăng nhất).
Năm 1994 ông nghỉ hưu, về lại quê nhà và tiếp tục không ngừng sáng tạo những điều mà ông đã làm xong. Trong sáu năm vừa qua, ông nghiên cứu lại Thuyết Tương Đối của Einstein. Ông Nguyễn mạnh Khánh cho biết làm một khoa học gia phải biết hoài nghi những điều đã biết, như thế mới là sáng tạo và tiến bộ... Khi nhỏ còn học trường Albert Saurraut HàNội, lúc đó thuyết này mới mẻ nhất, ai ai cũng hâm mộ nhưng tôi thì nghi ngờ. Tôi hy vọng ngày kia tôi có giờ tôi sẽ nghiên cứu và kiểm chứng lại. Vào tháng 3 năm ngoái (1999) tôi gửi ý kiến của tôi đến cơ quan hàng đầu thế giới là NASA (vì nơi này có khả năng thí nghiệm được, vì họ có tiền nhiều). Đề tài của tôi mang tên là: “Project Cattribute to Einstein Spacemeter by Quasark America “. Để hiểu đúng hơn về thuyết Tương đối nhân kỷ niệm 100 năm này ra đời của thuyết này (1905-2005). Chủ thuyết là vận tốc này sẽ không thay đổi trong suốt cuộc hành trình là vận tốc ánh sáng cao điểm nhất là 299.792.458 m/ giây sẽ là một hằng số bất biến.” NASA đồng ý, và họ sẽ đưa ra 3 thiết bị chứa ba luồng ánh sáng bằng Laser và đồng hồ đo vận tốc ánh sáng để thực hiện vụ kiểm định này. Với chân không ngoài vũ trụ gần như con số zero. Lúc trước đó chưa có ai tìm ra cách kiểm định được nó trên vũ trụ cả, chỉ có tôi làm được thiết bị kiểm chứng này. Hiện ông Khánh đã được cơ quan đo đạt, ngành đồng hồ cho phép là: National Bureau of Standards và họ đang tạo thành những thiết bị mà tôi vẽ kiểu cho họ từ trước. Giá mỗi thiết bị này khoảng $100 ngàn USD cho một thiết bị, mà tôi cần khoảng 4 thiết bị, 3 cái cho phi thuyền và một kiểu mẫu để trưng bày tại bảo tàng Viện thuộc NASA.
Nếu được thì mình được họ xem trọng mình là người Việt đầu tiên có thể kiểm soát lại thuyết Tương Đối của Eisntein mà các khoa học gia đã chưa làm đến hay đã thất bại mà họ không loan báo cho biết. Project này sẽ được đưa lên phi thuyền con thoi Space Shuttle dem lên Trạm Vũ Trụ Thế Giới vào năm 2005. Hiện nay NASA đang có ngân khoản này dành riêng cho tôi rồi. Nếu trúng theo thuyết Tương Đối thì Einstein càng nổi tiếng thêm thế thôi. Nhưng theo tôi nó có vấn đề. Vào vũ trụ chắc chắn nó sẽ thay đổi là nó sẽ tăng lên thêm 250 km/ giây nếu nó đi dọc theo mặt trời và đi thuận theo dãy Ngân hà Milky Way, còn nếu đi ngược thì phải trừ lại 250 km / giây. Lý do 250 km/ giây là vận tốc chạy của Mặt Trời khi đi đến trong Ngân hà Milky Way. NASA vừa rồi xác định lý thuyết của tôi, họ sao bản copy của tôi đưa cho các đại học trên thế giới tiếp nghiên cứu mà theo phương trình của tôi vừa minh chứng có sự thay đổi mãnh liệt, khác với cái tính nguyên thủy của Einstein từ trước đến nay. Nhiều nhà báo khoa học đến hỏi tôi: “Như vậy anh là người đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein rồi chứ gì ? Tôi chỉ cười đáp: “Chờ máy móc kiểm chứng mới được, vì lý thuyết của tôi là trên giấy tờ giấy vẽ mà thôi”.
Hy vọng Tiến sĩ Nguyễn mạnh Khánh nổi danh thế giới là người Việt đầu tiên bẻ gãy Thuyết Tương Đối của Einstein... Tất cả những phi thuyền hay hỏa tiễn (tên lửa / rockets) khi phóng lên không gian, bắt buộc người ta phải tính thêm sức quay hay sức chạy của địa cầu theo thuận khởi hay nghịch khởi. Nếu thuận khởi thì phi thuyền sẽ tiết kiệm được thêm nhiên liệu. Chuyện này nhà Toán học / Bác học Nguyễn xuân Vinh biết rất rành 6 câu vọng cổ này. Ông nổi tiếng với luận đề về “Parking Orbit” dành cho phi thuyền đi lên klhông gian hay về nhập lại địa cầu. Đề tài “Parking Orbit” chúng tôi xin tạm ngưng lại kỳ này, hy vọng kỳ sau giảng kỷ hơn.
Còn sau đây là bài trên Sài Gòn Tiếp Thị
Ngày 01.02.2008 Giờ 15:32
Ánh sáng xa của một Quasar
Nỗi ám ảnh hơn 40 năm của Quasar Khánh là một chiếc hovercraft (tàu chạy trên đệm không khí, di chuyển cả trên bộ, dưới nước) chạy đạt vận tốc 100 hải lý/giờ - so với ước mơ 50 hải lý/giờ của Hải quân Mỹ. Giờ đây nỗi ám ảnh ấy đã bước từ bản vẽ xuống nước ở dạng nguyên mẫu đầu tiên tại Việt Nam…
Kẻ nghĩ trước
Quasar Khánh đang nêu lại vấn đề về sự bất biến của vận tốc ánh sáng. Ông muốn rằng suy luận của Einstein phải được đo thực nghiệm. NASA từ chối việc kiểm nghiệm này, nại cớ không có kinh phí. Quan điểm đó của ông sau này đã được củng cố bởi một phúc trình đăng trên tạp chí khoa học Nature, qua đó các nhà khoa học Úc đề nghị rằng vận tốc của ánh sáng có thể là không bất biến
Quasar Khánh mang cái khí chất tiên phong trong người. Chính cái khí chất đó luôn luôn đẩy ông nghĩ trước, bất chấp mọi hoài nghi chung quanh.
Trong đời Quasar Khánh - người tự đặt cho mình cái tên mang tính mục tiêu: một chuẩn tinh cực xa và cực sáng, ông cũng đã tiên phong nhiều cái.
Năm 1960, ông đã lăng xê một dòng thời trang trên sàn diễn Paris, lôi cuốn được sự chú ý của thế giới qua những kiểu áo như chiếc áo đầm bó sát lấy người bằng plastic trong suốt, một chiếc áo ngủ thật ôm với những bóng đèn huỳnh quang bên trong.
Sau đó, khoảng giữa những năm 1960, cũng chính Quasar Khánh đưa ra ý tưởng về bàn ghế bằng đệm hơi, và các sản phẩm do ông sáng chế trở nên thời thượng.
Đi xa hơn, năm 1968, Quasar đưa ra ý tưởng chiếc xe thông minh trong đô thị - le Cube Car lợp toàn bộ bằng kính plexiglass. Người ta đặt cho có cái tên là “xe Giáo hoàng”, vì nó gợi ra cái lồng kính bảo vệ các vị nguyên thủ khi phát biểu trước đám đông.
Ông cũng từng thử sức mình trong những công trình lớn. Như tham gia xây dựng công trình đập thuỷ điện đa vòm lớn nhất thế giới Daniel Johnson chặn ngang dòng sông Manicouagan ở miền bắc Québec, Canada vào năm 1961; tham gia thiết kế cao ốc Grande Arche La Défense nổi tiếng thế giới ở cửa ngõ vào Paris, khởi công năm 1982.
Tâm nguyện cuối cùng?
Nhưng có lẽ những cột mốc ấy chưa thoả “cái chí tang bồng hồ thỉ” của Quasar Khánh. Ông muốn làm một điều gì đó “nổi tiếng nhất thế giới nhân danh Việt Nam,” Quasar Khánh khẳng định, không giấu giếm cái chất kiêu ngạo trong con người ông. Và cái nổi tiếng nhất thế giới cũng là cái ông ấp ủ suốt 40 năm: một chiếc hovercraft có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả trên… trời.
Trong bản đăng ký bằng sáng chế gửi viện Sở hữu công nghiệp quốc gia Pháp, Quasar Khánh giải thích: “Sáng chế này liên quan đến cơ cấu đóng một cách mềm dẻo đệm khí của các thiết bị sử dụng đệm khí”.
Tưởng chừng như chiếc QuasArk mô hình đang lướt sóng với nụ cười chiến thắng
Hovercraft đi vào lịch sử các thiết bị lướt trên đệm khí (ECA - engin sur coussin d’air) sau sự kiện Christopher Cockerel năm 1955 - đến nay hơn 40 năm - đã vượt biển Manche trên một cái đĩa 10m với tốc độ 70 hải lý/giờ. Tuy nhiên, ECA từ trước cho tới nay chỉ có thể đi trên biển êm hoặc trên đất bằng với biên độ mấp mô của mặt biển hoặc mặt đất nhỏ hơn khoảng cách thoát khí ở bên dưới. Nhưng gặp lúc biển động, ECA không hoạt động được vì mất áp suất. Các cơ quan nghiên cứu hàng hải thế giới như Hải quân Anh, Mỹ, Pháp… đều lao vào nghiên cứu vấn đề này, nhưng thất bại.
Năm 1982, ở Pháp, theo yêu cầu của ông Casanova về một tuyến liên lạc đường biển với đảo Corse nhằm cạnh tranh với máy bay, ông Arreck và hội đồng tỉnh Var quyết định tài trợ cho Khanh Hydrair triển khai dự án “Công nghệ tiên tiến tạo ra giá trị cho tỉnh”.
22 năm nghiên cứu trên các nguyên mẫu tại phòng thí nghiệm, hầm gió, bể nước, sông, biển ở Pháp, Mỹ và Việt Nam, Quasar Khánh đã giải được bài toán. Đó là chiếc tàu đệm khí Hydrair hoạt động trên đệm khí với hệ thống treo mềm dẻo.
Mô tả thiết bị trong bản đăng ký bằng sáng chế, Quasar Khánh ghi: “Theo sáng chế này, thiết bị gồm một vỏ tàu được dùng làm vành cho một vétxi hình tròn hoặc elip, đặt sát trên vòng triên của vétxi, vòng triên của vétxi cũng là đường chuyển động giúp nó xoay tròn để làm ổn định đệm khí và áp suất không khí. Phần triên bên dưới của vétxi với các chân lướt bên trên mặt nước ở khoảng cách bằng với khoảng cách thoát khí”
Giải thích thêm, Quasar Khánh hào hứng bước vào chiếc Hydrair nguyên mẫu của mình đặt trước sân. Rồi như quên rằng đó chỉ là bản nháp, ông yêu cầu những phụ tá cho máy chạy hết công suất…
“Khi mũi tàu lướt trên lõm sóng, phần dưới vétxi (chân) di chuyển xuống theo chiều sâu của lõm sóng và đánh dấu giới hạn dưới của sự di chuyển. Sự di chuyển đó của chân được chuyền một cách mềm dẻo linh hoạt qua suốt hệ thống ra phía đuôi tàu, tại đây đánh dấu giới hạn cao của sự di chuyển. Sự chênh lệch của hai giới hạn trên và dưới là khoảng giới hạn tối đa mà Hydrair có thể hoạt động an toàn, tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết”, ông nói.
Theo ông, thiết bị này có thể cất và hạ cánh bất kỳ đâu, ngay cả nơi biển động…
Công Khanh ảnh Trần Việt Đức
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)