Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011


Khoảng 3 giờ 30 sáng 6-4, trên vùng biển Quảng Nam, tại khu vực tọa độ 150 54’ Bắc – 1080 36’ Đông (cách đảo Cù Lao Chàm 5 hải lý về phía Đông) đã xảy ra vụ đâm nhau giữa 2 tàu vận tải làm 3 người chết và 2 thủy thủ mất tích. Đây là vụ tai nạn hàng hải được cho là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay trên khu vực biển miền Trung.

Thuyền viên xấu số tàu Bình Minh 28 được tàu SAR412 và lực lượng cứu nạn đưa về đất liền. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Chưa hết bàng hoàng

Đến chiều 6-4, hai trong tổng số 11 thuyền viên tàu Bình Minh 28 bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) rạng sáng 6-4 vẫn mất tích trong sự nỗ lực tìm kiếm của các lực lượng cứu nạn.

Vào khoảng 3 giờ 10 phút ngày 6-4, tàu Phúc Hải 05 và tàu Bình Minh 28 tông nhau trên biển khi cách bờ biển Đà Nẵng 25 hải lý, cách đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) khoảng 5 hải lý. Sau cú va chạm, tàu Bình Minh 28 cùng toàn bộ thủy thủ đoàn chìm trên biển. Ngay sau khi nhận tin cứu nạn từ Đà Nẵng Radio, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) đã cho xuồng công tác của tàu SAR 412 đi cứu nạn.

Trong khi đó, tại hiện trường, tàu Phúc Hải 05 và tàu Minh Hải 136 tổ chức tìm kiếm thủy thủ đoàn tàu Bình Minh 28. Đến 6 giờ sáng cùng ngày, tàu Minh Hải 136 đã phát hiện được 2 phao bè kết đôi và cứu sống 6 thuyền viên tàu Bình Minh 28 và sau đó bàn giao cho tàu SAR 412. Đến 7 giờ, tàu SAR 412 tiếp cận và vớt được 2 thuyền viên đang trôi dạt dưới nước bên mạn trái của tàu Phúc Hải 05. Thuyền trưởng tàu Bình Minh 28 cho biết, tổng số thuyền viên trên tàu Bình Minh 28 là 11 người.

Do sức khỏe của 2 thuyền viên Nguyễn Thế Tuyển (quê Hưng Yên, sĩ quan boong) và Lê Ngọc Kiên (Thái Thụy, Thái Bình – thủy thủ) nguy cấp, tàu SAR 412 đưa nạn nhân về Đà Nẵng cấp cứu. Tuy nhiên, khi tàu cập bờ thì cả hai đều đã tử vong.

Đưa thi thể thuyền viên tàu Bình Minh 28 về Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Chưa hết bàng hoàng, thuyền trưởng tàu Bình Minh 28 Nguyễn Văn Thắng kể: “Khi tai nạn xảy ra, thủy thủ đoàn đang ngủ, chỉ còn 4 người điều khiển tàu. Khi phát hiện có chướng ngại vật, tàu đã báo động, đồng thời cố đổi hướng tàu nhưng do cự ly quá gần nên không kịp. Khi nghe cái “rầm” thì anh em dậy hết và mặc áo phao rồi triển khai phao cứu hộ. Nhưng do tàu chìm nhanh, nước hút rất mạnh nên tôi bị vướng vào dây, chìm xuống nước. Khi ngoi lên mặt nước thì đuối sức và được anh em kéo lên phao. Lúc đó 6 anh em trèo lên hai phao, một phao 4 người và phao 2 người. Khi hai phao thấy nhau thì anh em chèo lại và buộc dây vào nhau. Cho đến 6 giờ sáng ngày 6-4 thì mấy anh em trên phao được tàu Minh Hải 136 chạy ngang qua cứu. Đi 11 người nhưng giờ chỉ còn 6 anh em…”.

Khoảng 12 giờ trưa, tàu QNa 2240 trong lúc đi đánh cá đã vớt được 1 thi thể mặc áo phao của tàu Bình Minh 28 cách Cù Lao Chàm 4 hải lý về phía Đông - Nam. Tàu ngư dân đã đưa thi thể nạn nhân vào Cửa Đại (Hội An) lúc 13 giờ 45 và xác định là thợ máy Hà Văn Đồng. Như vậy đến 17 giờ ngày 6-4 vẫn chưa tìm thấy 2 thủy thủ mất tích là Nguyễn Văn Giới và Hà Văn Nghĩa.

Do sương mù?

Theo thông tin từ Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng, tàu Phúc Hải 05 thuộc chủ tàu là Công ty Cho thuê tài chính II (Ngân hàng NN-PTNT) cho Công ty TNHH Phúc Hải thuê, có trọng tải 15.100 tấn, trên hành trình từ Indonesia về Đà Nẵng, không chở hàng. Còn tàu Bình Minh 28 của Công ty TNHH Vận tải biển Đông Phú có trọng tải 1.955 tấn đang chở 1.885 tấn clinke trên đường từ Thanh Hóa đi An Giang. Khi đến vị trí trên thì đâm vào nhau, khiến 11 thủy thủ trên tàu Bình Minh 28 rơi xuống biển.

Danang MRCC cho biết, tại thời điểm xảy ra tai nạn có nhiều sương mù, tầm nhìn xa dưới 1km. Tuy nhiên, ông Vương Ngọc Châu, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng, cho rằng: Nếu nói do sương mù là nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn thì chưa thể khẳng định được. Bởi theo quy định phải điều tra, xác minh rất nhiều yếu tố khác nhau.

Theo thông tin từ thuyền trưởng tàu Phúc Hải 5, sau tai nạn, tàu đã bị một vết thủng lớn (khoảng 2m2) tại hầm số 1 mạn trái và sơ-mi của máy số 1 bị vỡ. Vì vậy, tàu Phúc Hải 05 đang đề nghị chạy vào vịnh Đà Nẵng để neo đậu, không tiếp tục tham gia tìm kiếm.

Ông Vương Ngọc Châu cho biết: “Trước mắt Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng khẩn trương lấy lời khai các thuyền viên, nhằm nhanh chóng làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng này”.

Hai nạn nhân được đưa về Đà Nẵng cấp cứu. Ảnh: Nguyên Khôi

Danh sách nạn nhân tàu Bình Minh 28:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán

Nghề nghiệp

Sức khỏe

1

Nguyễn Văn Thắng

1952

Diễn Châu, Nghệ An

Thuyền trưởng

Sống

2

Nguyễn Thế Tuyển

Hưng Yên

Sĩ quan Boong

Chết

3

Nguyễn Văn Giới

thủy thủ

mất tích

4

Hà Văn Nghĩa

Thủy thủ

mất tích

5

Nguyễn Văn Điển

1952

Thái Thụy, Thái Bình

Thợ máy

Sống

6

Nguyễn Văn Bằng

1985

Thái Thụy, Thái Bình

Thủy thủ

Sống

7

Lê Ngọc Kiên

Thái Thụy, Thái Bình

Thủy thủ

Chết

8

Nguyễn Văn Duy

1991

Thái Thụy, Thái Bình

Thợ máy

Sống

9

Hà Văn Đồng

thợ máy

mất tích

10

Nguyễn Văn Hải

1956

Quỳnh Lưu, Nghệ An

phục vụ

Sống

11

Phạm Thế Dưỡng

1969

Thái Thụy, Thái Bình

Thợ máy

Sống

* Cũng trong sáng nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam nhận được tín hiệu cấp cứu của tàu đánh bắt cá mang số hiệu QNa90316 do ông Võ Tấn Kỵ làm thuyền trưởng hành nghề câu mực khơi, trên tàu có 28 thuyền viên đang gặp nạn trên biển.

Tàu Qna90316 xuất bến ngày 11-2, đánh bắt trên vùng biển cách cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành, Quảng Nam) khoảng 280 hải lý về hướng đông nam tại tọa độ 13 độ 16 phút N- 112 độ 30 phút E. Đến sáng 6-4, tàu bị hư hỏng máy, bị sóng đánh trôi dạt trên biển.

Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam đang liên lạc với các tàu đánh bắt nằm gần khu vực tàu Qna90316 gặp nạn nhằm ứng cứu nhanh nhất, đồng thời đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức cứu nạn, cứu hộ chiếc tàu bị nạn này.

Tiến sĩ trong đóng tàu và hàng hải có phải tiến sĩ salon?

Trước khi trả lời câu hỏi này,tôi mạn phép "chị" Lê Thị Liên Hoan cọp lại bài báo định nghĩa thế nào là trí thức salon đã,rồi từ từ tìm hiểu vấn đề.chẳng qua vỉ trong các năm vừa rồi,tôi tự đặt mục tiêu là xây dựng cuốn Bách Khoa Hàng Hải và Đóng Tàu.Bực mình vì sách làm mẫu tòan tên tuổi các ông tiến sĩ Tây Tàu,tôi cần thay bằng các con người Việt,những tiến sĩ Việt ...và thế là có dịp thống kê tìm hiểu các chắc sắc khoa học tạo nên bộ mặt của các nhà khoa học hàng đầu trong cuộc chinh phục biển ở nước ta

Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.

Nghĩa là, họ học suốt đời, và suốt đời tham gia các hội nghị này, các diễn đàn nọ, các khóa chuyên sâu khác. Ở đâu? Ở mọi nơi. Nhưng phần lớn ở… Tây mới “khiếp”.

Trong các hội thảo như thế, họ cũng chẳng phát biểu gì, mặc dù ai nói họ nghe cũng hiểu. Rồi họ đi từ hội thảo trở về, lập tức bắt tay vào công việc chuẩn bị cho hội thảo khác, vậy thôi. Họ trở thành một loại salon có học.

Cho nên, tôi mới giật mình khi thống kê, biết rằng ở ta có rất nhiều tiến sĩ. Nhưng những gì mà các tiến sĩ ấy làm lại khó biết vô cùng. Bởi lý do chúng vô cùng ít ỏi.

Hoá ra, nếu như có con đà điểu rúc đầu vào cát, thì cũng có con người rúc đầu vào khoa học, để làm một thứ duy nhất: trốn tránh cuộc đời.

Sẽ có người nói, trốn tránh không phải thói quen của người trí thức. Vâng, khi người ta trí thức thực sự. Còn ở đây, như tôi đã nói, người ta trí thức salon. Người ta có bằng cấp, thì với một niềm vui duy nhất là cho người khác ngắm và nhân thể tự ngắm mình.

Xã hội có biết điều này không? Xã hội ở bên Tây thì biết. Đã “chìm đắm” trong đại dương khoa học từ lâu, bên ấy người ta rất quen với các loại… bèo!

Chẳng hạn, nếu bạn ở các nước đó, bạn xưng là tiến sĩ, thì thiên hạ sẽ nhìn bạn với hai con mắt: một là kính nể, hai là nghi ngờ. Lý do họ nghi ngờ? Vì công chúng thừa biết những anh tốt nghiệp đại học không việc làm, chả có cách nào khác tiếp tục học thêm, và rồi cũng có đủ thứ bằng này nọ.

Chính vì vậy, ở bên ấy, khi phỏng vấn, người ta không thích đề cập đến bằng cấp, mà đến những việc đã làm. Đã từ lâu, những xã hội văn minh hiểu rằng khoa học cần phải được ứng dụng. Mất tính ứng dụng, kiến thức chỉ còn là một mớ trưng bày, và để… ngồi lên.

Nhưng trong xã hội ta, nơi khoa học chưa phát triển ở bậc cao, ánh hào quang của nó vẫn còn lấp lánh, thì vẫn nhiều anh nhanh chóng lợi dụng điều này.

Các anh đó tranh thủ biến kiến thức thành một thứ đệm hoặc chăn bông êm ái. Để ngủ ngon và để khỏi làm gì. Từ lúc nào, họ biến mình thành một thứ salon thực sự, họ vừa là ghế vừa là kẻ… ngự lên.

Chả lẽ, không ai phát hiện ra chuyện đó? Có chứ. Nhưng tâm lý người ta hay tha thứ. Bởi salon có nhiều kiểu không tiện lắm, nhưng vẫn cần có để cho sang!

Tiến sĩ trong đóng tàu và hàng hải có phải tiến sĩ salon?

Trước khi trả lời câu hỏi này

Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.

Nghĩa là, họ học suốt đời, và suốt đời tham gia các hội nghị này, các diễn đàn nọ, các khóa chuyên sâu khác. Ở đâu? Ở mọi nơi. Nhưng phần lớn ở… Tây mới “khiếp”.

Trong các hội thảo như thế, họ cũng chẳng phát biểu gì, mặc dù ai nói họ nghe cũng hiểu. Rồi họ đi từ hội thảo trở về, lập tức bắt tay vào công việc chuẩn bị cho hội thảo khác, vậy thôi. Họ trở thành một loại salon có học.

Cho nên, tôi mới giật mình khi thống kê, biết rằng ở ta có rất nhiều tiến sĩ. Nhưng những gì mà các tiến sĩ ấy làm lại khó biết vô cùng. Bởi lý do chúng vô cùng ít ỏi.

Hoá ra, nếu như có con đà điểu rúc đầu vào cát, thì cũng có con người rúc đầu vào khoa học, để làm một thứ duy nhất: trốn tránh cuộc đời.

Sẽ có người nói, trốn tránh không phải thói quen của người trí thức. Vâng, khi người ta trí thức thực sự. Còn ở đây, như tôi đã nói, người ta trí thức salon. Người ta có bằng cấp, thì với một niềm vui duy nhất là cho người khác ngắm và nhân thể tự ngắm mình.

Xã hội có biết điều này không? Xã hội ở bên Tây thì biết. Đã “chìm đắm” trong đại dương khoa học từ lâu, bên ấy người ta rất quen với các loại… bèo!

Chẳng hạn, nếu bạn ở các nước đó, bạn xưng là tiến sĩ, thì thiên hạ sẽ nhìn bạn với hai con mắt: một là kính nể, hai là nghi ngờ. Lý do họ nghi ngờ? Vì công chúng thừa biết những anh tốt nghiệp đại học không việc làm, chả có cách nào khác tiếp tục học thêm, và rồi cũng có đủ thứ bằng này nọ.

Chính vì vậy, ở bên ấy, khi phỏng vấn, người ta không thích đề cập đến bằng cấp, mà đến những việc đã làm. Đã từ lâu, những xã hội văn minh hiểu rằng khoa học cần phải được ứng dụng. Mất tính ứng dụng, kiến thức chỉ còn là một mớ trưng bày, và để… ngồi lên.

Nhưng trong xã hội ta, nơi khoa học chưa phát triển ở bậc cao, ánh hào quang của nó vẫn còn lấp lánh, thì vẫn nhiều anh nhanh chóng lợi dụng điều này.

Các anh đó tranh thủ biến kiến thức thành một thứ đệm hoặc chăn bông êm ái. Để ngủ ngon và để khỏi làm gì. Từ lúc nào, họ biến mình thành một thứ salon thực sự, họ vừa là ghế vừa là kẻ… ngự lên.

Chả lẽ, không ai phát hiện ra chuyện đó? Có chứ. Nhưng tâm lý người ta hay tha thứ. Bởi salon có nhiều kiểu không tiện lắm, nhưng vẫn cần có để cho sang!

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

So sánh tàu ngầm Nga cung cấp cho Trung Quốc và Việt Nam

Thứ tư, 06 Tháng 4 2011 10:31
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4 dẫn nguồn tin là một chuyên gia công nghệ quân sự uy tín ở Mátxcơva (Nga) cho biết theo hiệp định song phương đã kí kết giữa Nga và Việt Nam, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên, một năm sau là chiếc thứ hai và chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2017. So với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.

Ảnh minh họa
Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này không được Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn xuất khẩu cho Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, hai nước khác được Nga xuất khẩu tên lửa 3M-14E là Ấn Độ và Angiêria.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Về hệ thống sonar, tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Về kính tiềm vọng, tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia la de. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.
Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Bên cạnh những điểm khác biệt, tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc và tàu ngầm Kilo mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam có một số điểm giống nhau như cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476 E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
Nguồn tin cho rằng thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm, nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636 MK là điều đương nhiên. Xem xét những khác biệt nêu trên, theo tờ tạp chí, dù đều là tàu ngầm Kilo 636 M, nhưng khoảng cách về công nghệ giữa tàu ngầm Kilo 636 MV và tàu ngầm Kilo 636 MK chí ít là trên 10 năm.
Về 6 chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam, từ lâu có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sử dụng chúng để xây dựng hai hạm đội. Tuy nhiên, theo nguồn tin, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV của Việt Nam sẽ được bố trí thống nhất, tạo thành một hạm đội và phía Nga sẽ phụ trách việc xây dựng tất cả các kho cất trữ tên lửa ở cảng biển và trạm cung cấp dưỡng khí như một phần trong nội dung hiệp định song phương đã kí kết với Việt Nam.
Liên quan đến giá mua tàu ngầm Kilo 636 MV, trước đây có thông tin cho rằng có thể hải quân Việt Nam đã phải mua tàu ngầm Kilo 636 MV với giá cao. Tuy nhiên theo nguồn tin, giá tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam hoàn toàn là giá thật và hiện nay phía Nga đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV đầu tiên cho Việt Nam./.

Theo Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa

Quốc Trung (gt)

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Cù Huy Hà Vũ ngày 04/04/2011


Nhìn tấm hình CHHV ra hầu tòa,tôi nhớ tất cả các bậc tiền bối đã hiên ngang trước cường quyền,nhớ Đỗ Văn Phong sẵn sàng lãnh án tù chung thân biệt xứ Guyanne,nhớ người cộng sản Lê Giản biệt xứ Madagascar mà Đỗ Như Ngọc -con Đỗ Văn Phong-đi thăm nuôi gia đình của ông Lê với một tính bạn hiếm có ,nhớ ông Ba Mai Lĩnh tù đầy Sơn La...!Việt Nam,Việt Nam...trong đau thương vẫn luôn luôn có những người con biết hy sinh vì Đất Nước !Điều mỉa mai thay là những người trong bộ cảnh phục đang đưa Hà Vũ vào tòa lại là người trong bộ máy mà chính Lê Giản vô cùng đáng kính yêu đã lập nên và cũng là bộ trưởng đầu tiên của cái bộ này