Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Mô hình nào cho một Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam ?


Bài đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần 18/01/2015 và bản thảo ban đầu 
MÔ HÌNH NÀO CHO MỘT BẢO TÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM ?
Thật vô cùng thiếu sót ,là một quốc gia biển mà cho tới nay chúng ta chưa có một bảo tàng hàng hải đúng nghĩa…Ý kiến này đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra như tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn từ Đà Nẵng hay các nhà dân tộc học như Đặng Nghiêm Vạn,Ngô Đức Thịnh,Nguyễn Duy Thiệu …từ Hà Nội.Không chỉ có giới nghiên cứu trong nước,nhiều các nhà dân tộc học nước ngoài đã nêu ra vấn đề này,trong đó đáng chú y nhất là hai người Mỹ “mê thuyền Việt” –như chữ của báo Tuổi Trẻ đã viết về những người bạn này trên số báo 1/10/2005 .Trong một bức thư gần đây,Ken Preston viết  :” Tôi nghĩ đã tới lúc phải có một Bảo tàng Hàng hải Quốc gia của Việt Nam,có thể giống như Bảo tàng Mystic tại Mỹ nhưng toàn bộ chỉ nói về lịch sử hàng hải Việt Nam .Tôi hình dung ra trên mặt nước sẽ trưng bày sống động các thuyền buồm và thuyền chèo đủ mọi cỡ loại ,có một xưởng đóng thuyền theo kiểu truyền thống đang hoạt động …Tất cả để cho người Việt Nam có thể tự hào về nó và những người ngoại quốc có thể học tập từ đó “
1/Mô hình nào cho một bảo tàng hàng hải ?
Mặc dù chưa có một bảo tàng hàng hải hoàn chỉnh nhưng rải rác trên khắp đất nước ta có những bảo tàng với “yếu tố hàng hải” như Bảo tàng Hải quân Hải Phòng,Bảo tàng Sinh vật biển của Viện Hải dương học Nha Trang,bảo tàng của các lãnh tụ có cuộc đời hoạt động gắn với  tàu thuyền như Bảo tàng Hồ Chí Minh,Tôn Đức Thắng ,kho đồ cổ từ các cuộc khai quật dưới nước của Bảo tàng Lịch sử,bảo tàng Cù Lao Chàm,bảo tàng Quang Trung huyện Tây Sơn Bình Định,bảo tàng trận Rạch Gầm-Xoài Mút Mỹ Tho,bảo tàng tư nhân tại Phú Quốc,nhà trưng bày tại Hội An…Trên thế giới,theo thống kê hiện nay có khoảng vài nghìn bảo tàng hàng hải và người ta vẫn tiếp tục xây mới các bảo tàng chuyên đề này.Ví như Trung Quốc ,ngoài bảo tàng thuyền nổi tiếng tại Tuyền Châu,một hệ thống các bảo tàng chuyên đề về Trịnh Hòa, bảo tàng hải quân Thanh Đảo,bảo tàng trên hai mẫu hạm to lớn mua lại của Nga tại Thiên Tân và Thâm Quyến ,người ta vừa hoàn chỉnh Bảo tàng Hàng hải Quốc gia khổng lồ tại Thượng Hải ,trong khi Thiên Tân lại đang có dự án bảo tàng hàng hải lớn hơn nhằm cổ vũ “tinh thần biển” cho một nước Trung Hoa đang bành trướng trên đại dương !Về mặt tổ chức,các bảo tàng hết sức đa dạng .Có thể đó là nơi lưu trữ bản gốc của các di vật hàng hải ,các bản vẽ,hải đồ,các chi tiết của con tàu ,những cuốn sách cổ …như bảo tàng Greenwich Luân Đôn dẫn đầu với trên 2 triệu hiện vật.Có bảo tàng lấy trung tâm  là một hay nhiều con tàu cổ đi kèm theo nơi lưu trữ các di vật hàng hải.Nhưng phổ biến nhất hiện nay là những bảo tàng “sống” ,giúp cho khách tham quan sống thật với môi trường hàng hải lịch sử,với những chiếc thuyền buồm cổ xưa ,được “tương tác” qua các thiết bị công nghệ số hay các vật thật để trải nghiệm bão tố ,đọc các tấm hải đồ,cùng say sóng với con tàu …bên cạnh việc xem các hiện vật ,nghe lời thuyết minh có thể đôi lúc thấy nhàm chán .Bảo tàng Mystic bên bờ Đại Tây Dương mà Ken nêu ra là một ví dụ cho một bảo tàng “sống” như vậy ,với các con tàu cột buồm cao vút thuộc nhiều thời đại dẫn dắt khách tham quan trở về “Kỷ nguyên Vàng của Buồm”,khi các cánh buồm nó gió tung bay khắp các đại dương.Giản dị hơn Mystic là bảo tàng hàng hải của San Francisco ,dựa trên nền tảng của một cảng cá xưa cũ nay không còn sử dụng.Tòa nhà lớn dùng để lưu trữ  các hiện vật,giống như mọi bảo tàng hàng hải khác .Dọc theo đường ra cầu tàu là một loạt hàng quán bán lưu niệm,các cửa hàng ăn uống mang phong cách biển ,trang trí các cờ đen của hải tặc ,những “Đảo dấu vàng” theo tiểu thuyết của nhà văn Stevenson hay “Robinson” một mình trên hoang đảo.Khi sắp tới bến tàu là một xưởng đóng thuyền hoàn toàn theo phong cách cổ xưa với các cách ghép gỗ,bào mộng thủ công .Bên cạnh các cọc buộc thuyền là những cột thi đố buộc các nút dây quen thuộc dùng trong hàng hải như nút dẹt,nút thuyền chài…Và những con thuyền đón khách là các con thuyền lịch sử quen thuộc với người dân ven bờ Thái Bình Dương để đánh bắt cá tới tận Alaska hay đưa các di dân tới vùng Tây nước Mỹ này trong các cơn sốt đào vàng vào năm 49 của thế kỷ 19.  


Hình 1-Dựng buồm trên chiếc mảng Sầm Sơn để thực hiện chuyến viễn du 5500 dặm vượt Thái Bình Dương sang Mỹ năm 1993[1].Giúp cho nhà du lịch Tim Severin chỉ huy công việc này là Nick Burningham (râu quai nón,đứng dưới cột buồm),một chuyên gia về tàu thuyền cổ đến từ Úc.Sau chuyến làm mảng Sầm Sơn,Nick làm cố vấn cho bảo tàng thuyền Tuyền Châu Trung Quốc

2/Một hội thảo mini tại Hội An    
Mong mỏi của Ken về một bảo tàng hàng hải đã dẫn tới một cuộc hội thảo mini tại Hội An vào trung tuần tháng Chạp vừa rồi.Biết tin Ken đang rong ruổi xe máy từ Trà Cổ tiến dần về miền Trung, Đỗ Nguyên Ái mê thuyền buồm từ Sài Gòn đề nghị anh em kéo ra Hội An đón Ken .Cuộc gặp mặt có dân ghe thuyền Hội An,những người chơi thuyền từ Đà Nẵng,có Trung tâm Bảo tồn Di sản ,có cả giàng viên và sinh viên Khoa Đóng tàu từ Đại học Đà Nẵng và được tổ chức tại hội trường Đại học Phan Châu Trinh .Vượt chặng đường từ Huế vào bằng chiếc xe máy LiFan Trung Quốc,Ken kể lại anh vừa trọ tại nhà một cựu chiến bình năm 1971 đã chiến đấu tại vùng Biên Hòa.Đó cũng là năm Ken được đưa tới Biên Hòa ,và ở tại đó hai năm .Hiện nay,anh sống tại đảo Bainbridge ,cách trung tâm Seattle –thành phố quen thuộc với chúng ta nhờ đó là trung tâm của hãng máy bay Boeing và phần mềm Microsoft-bằng một chuyến tàu phà kéo dài hơn một giờ.Từ hơn mười năm nay,anh thường xuyên đi du lịch Việt Nam và hai nước láng giềng ,mọi việc được ghi chép trên blog “Thuyền và Cơm”  (boatsandrice) và những cuốn sách ảnh tỉ mỉ về các con thuyền dọc theo bờ biển nước ta.Đến nay,người nước ngoài tìm hiểu văn hóa và sinh sống trên đất nước ta đã là chuyện bình thường,tới nhóm  nhạc “Ngũ cung và cây đàn đá “ cũng có một “ông Tây” là David Peyen ,nhưng gần hai chục năm trước,một kẻ “lạ mặt”,rây ria xồm xoàm ,phóng xe máy tới các làng chài,giương máy ảnh ,nhẩy lên chèo thuyền thúng là một hành động “đáng ngờ” với nhiều cơ quan chức năng.Ken còn là người biên tập bản tiếng Anh của cuốn sách “Thuyền buồm ở Đông Dương” ,một cuốn sách kinh điển về tàuthuyền Việt Nam do một ông Chánh Kiểm ngư người Pháp ,tên là J.B.Pietri ,xuất thân từ một hoa tiêu trên sông Sài Gòn ,đã xuất bản vào năm 1943[2] .Công việc của Ken tiếp nối người đi trước của anh,ông John Doney người khởi xướng lập một “Quỹ Di sản Thuyền bè Việt Nam” .John Doney đã mất vào năm 2009 do một tai nạn xe hơi ,nhưng những hiện vật mà ông đem về từ Việt Nam như những chiếc thúng chài,chiếc “nốc” Huế được “khâu” từ năm tấm ván vẫn được lưu giữ tại một Trung tâm ở Cảng Townsend phía Tây Bắc của Seattle.


Hình 2-Ken Preston giữa những ngư dân miền Trung .Anh đến với họ bằng chiếc xe máy và một nụ cười ,cùng “năm trăm từ tiếng Việt” mà anh thú nhận .Nhưng thực ra ,anh biết hơn nhiều !

3/Những bước đi thực tế ?               
          Đề xuất xây dựng mới một bảo tàng,chắc chắn gặp phải nhiều ý kiến lo ngại.Chẳng phải chúng ta đã có Bảo tàng Hà Nội khổng lồ mà chẳng biết bày cái gì hay hệ thống bảo tàng của chúng ta hiện nay công suất sử dụng rất thấp ,trừ một vài bảo tàng đã mạnh dạn đổi mới như bảo tàng dân tộc học,bảo tàng Phụ nữ Hà nội…Về mặt quan điểm,chúng ta cần làm cho toàn xã hội thấy sự cần thiết phải có bảo tàng hàng hải nhằm nâng cao “tinh thần biển” của toàn dân tộc nhưng có lẽ cần có những bước đi hết sức thiết thực
          Trước hết,các bảo tàng có gắn với hàng hải ,các cơ quan ,công ty hàng hải cần cố gằng lưu giữ những gì còn lại như Bảo tàng Hải quân giữ con tàu không số nguyên vẹn còn sót lại hay những mảnh  còn đắm chìm tại Cà Mâu,Vũng Rô,Bảo tàng lịch sử với con tàu tăng-kích 174 còn nằm gửi tại Ninh Bình …Thật đáng  tiếc,khi tìm hiểu về các chuyến tàu Bắc Nam ngày thống nhất,chúng tôi điện hỏi đại phó Nguyễn Bá Trí đã về hưu tại Thanh Hóa ,anh cũng không biết Công ty đã vứt cuốn Nhật ký của tàu Thông Nhất vào lúc nào !
          Việc nghiên cứu lịch sử hàng hải dân tộc hiện nay có thể nói chưa đáng là bao.Nếu chỉ một đường thêu của chiếc váy Mường đã là đề tài cho nhà dân tộc học Nguyễn Đổng Chi theo đuổi trong nhiều năm thì biết bao chi tiết hàng hải từ con mắt thuyền,chiếc “ngà”,chiếc “mõ” ,bao nhiêu loại thuyền …xứng đáng để chúng ta ghi chép,nghiên cứu,đối chiếu với các dân tộc khác ,để tạo nên một đội ngũ các nhà dân tộc học hàng hải thời hiện đại.Trong cuộc hội thảo mini tại Hội An vừa rồi,giảng viên Nguyễn Tiến Thừa từ Đại học Đà Nẵng đã có đề xuất khá hay “Trong khi chúng ta chưa đóng lại các con thuyền cổ xưa thì việc vẽ lại theo lời kể,theo một số vật mẫu còn sót lại ,theo một số con thuyền còn đang dùng , bằng các công cụ thiết kế tàu với các bản vẽ tuyến hình,kết cấu …bằng các phần mềm hiện đại là cần  thiết để tạo ra một thư viện “ảo”là hết sức cần thiết để chúng ta có thể chế tạo lại khi có điều kiện “Và nhóm thày trò này đã bắt tay vào một việc đầu tiên :vẽ lại chiếc ghe nang trước khi chiếc ghe này được đưa về bảo tàng Cù Lao Chàm .
          Cuối cùng thì việc chọn địa điểm cho một bảo tàng hàng hải cũng phải đặt ra .Một bến cảng xưa cũ không còn sử dụng ư ? Trên đất nước ta thiếu gì những cảng cá đầu tư vài chục tỷ đồng không sử dụng được,nhưng lại ở xa các khu dân cư còn khu vực nhà máy Ba Son hay khu Tân Cảng đã giải tỏa ở vào nơi đô thị sầm uất  ,rất thích hợp cho một quần thể “Công viên Hàng hải “ có ích cho cộng đồng nhưng lại đã có chủ với những dự án đô thị hấp dẫn.Vậy chúng ta trông chờ vào những dự án bến cảng du thuyền,các marina mà các ông chủ đang cho mọc lên dọc ven biển,ven cửa sông lớn . Vào một ngày đẹp trời nào đó,các đại gia không chỉ ngắm nhìn các mô hình thuyền buồm hay bức tranh buồm no gió trong phòng khách sang trọng với dòng chữ “Nhất phàn phong thuận”phù hộ cho làm ăn khấm khá như thuyền được gió mà gắn các công trình bến cảng này với một bảo tàng hàng hải ?Còn đầu tư hoàn toàn bằng ngân quỹ quốc gia –mong ước là như vậy- có lẽ cũng khá khó khăn khi tiền của đã đổ nhiều xuống sông xuống biển theo các dự án Vinashin,Vinalines trong khi yêu cầu nâng cao “tinh thần biển” cho dân tộc luôn là một yêu cầu cấp bách .



[1] Xem “Be tre Việt Nam du ký vượt 5500 dặm Thái Bình Dương” bản dịch tiếng Việt của Đỗ Thái Bình và Vũ Diệu Linh từ cuốn du ký của Tim Severin ,XB Trẻ ấn hành 2014
[2] Cuốn sách “Voiliers d’Indochine” do J.B Pietri vẽ và viết ,nhà xuất bản SILI tại Sài Gòn ấn hành năm 1943 và 1949.Bản tiếng Việt do Đỗ Thái Bình thực hiện từ bản tiếng Pháp và tiếng Anh,XB Trẻ ấn hành dự kiến ra mắt 03/2015

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

LỄ TIỄN ĐƯA CHIẾN HẠM INGRAHAM VỀ HƯU


Ngày 12 tháng Mười Một vừa qua,tại quân cảng Everett ,phía Bắc Seattle Hoa Kỳ,người ta đã tổ chức một cái lễ long trọng tiễn đưa con tàu Ingraham thuộc Hạm đội thứ Tư của Hoa Kỳ “về hưu”,sau 25 năm phục vụ.Trong buổi lễ long trọng,đầy tình cảm đó,cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates đã phát biểu,nhắc lại những chiến tích của chiến hạm,những đóng góp của một đội ngũ sĩ quan và thủy thủ tuyệt vời mà cách đây vài ngày họ vừa tham gia vào một chiến dịch lùng quét buôn bán ma túy trong vùng Trung và Nam Mỹ,đã tóm gọn một số hàng trị giá hơn 100 triệu USD.Ingraham là con tàu mang tên một thuyền trưởng dũng cảm Mỹ của thế kỷ 19 ,cũng là con tàu trong một loạt chiếc frigate thuộc lớp Oliver Hazard Perry ,mang tên của một thuyền trưởng anh hùng trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1812 mà sau đây ta gọi tắt là lớp Perry   .
Cựu Bộ trưởng Robert Gates nhắc lại quá trình của tàu Ingraham,một trong những con tàu của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh
Tàu Ingraham tại Quân cảng Everett trước lúc lam lễ hạ cờ


- Sự ra đời của tàu frigate lớp Perry

Vào những năm 1970,nước Mỹ thấy cần thiết phải có một lớp frigate mới thay thế cho những chiến hạm sử dụng hồi Thế Chiến II và lớp tàu những năm 60.Công việc thiết kế được giao cho Xưởng Baith Iron ở Maine kết hợp với Công ty thiết kế tàu Gibbs tại Nữu Ước. Mục tiêu đặt ra là có được những chiến hạm trang bị tên lửa đạn đạo đối không và đối ngầm nhằm hộ tống trên biển khơi các tàu đổ bộ và các đoàn tàu buôn trong một môi trường đầy hiểm họa nổ ra một cuộc chiến tranh với Liên Xô và các nước trong khối Hiệp ước Warsawa. Các tàu đó cũng trang bị vũ khí có khả năng chống lại tên lửa đối không và đối hạm của những năm 1970 và 1980. Các chiến hạm đó được trang bị để hộ tống và bảo vệ các đội tàu đi theo tàu sân,các nhóm tàu đổ bộ ,các tổ tàu cung ứng đang trên đường đi và các đoàn tàu buôn .Các tàu này cũng có thể hoạt động độc lập như thám sát các hoạt động buôn lậu ma túy ,thực hiện các chiến thuật can thiệp hàng hải, và thao diễn với hải quân các nước.

  
  
Loại tàu :
Frigate
Lượng chiếm nước :
4.200 tấn đầy tải
Chiều dài :
Theo đường nước 124 m
Tối đa 136 m cho loại “vỏ ngắn”
138 m cho loại “vỏ dài”
Chiều rộng
14 m
Mớn nước :
6,7 m
Thiết bị đầy tàu :
2 × tua bin khí LM2500-30 của hãng General Electric công suất  41.000 CV (31 MW) ,qua một trục ra chân vịt biến bước
2 × tổ máy phụ 350 CV  (260 kW) kéo chân vịt mũi thruster chạy điện khi quay trở và cập cầu
Tốc độ:
Trên 29 hải lý/giờ (54 km/h)
Tầm hoạt động :
4,500 hải lý (8.300 km ) với tốc độ 20 hải lý/giờ  (37 km/h)
Định biên :
176
Các sensor và hẹ thống xử lý :
Radar: AN/SPS-49, AN/SPS-55, Hệ thống điều khiển hỏa lực Mk92
Sonar: SQS-56, SQR-19 Towed Array
Vũ khí điện tử & mồi nhử :
SLQ-32(V)2, Flight III và sidekick,
Mark 36 SRBOC
AN/SLQ-25 Nixie
Vũ khí :
Một bệ phóng đơn Mk 13 Missile Launcher với kho 40 tên lửa đạn đạo loại SM-1MR đối không và tên lửa Harpoon đối hạm.Từ năm 2003,đã tháo khỏi các chiến hạm Mỹ vì Mỹ ngưng sử dụng tên lửa SM-1
Hệ thống pháo hạm Mk 38 Mod 2 đặt trên nền của bệ phóng MK 13 đã tháo dỡ.
Hai ống phóng ngư lôi ba nòng chống ngầm Mark 32 dùng cho ngư lôi Mark 46 hay Mark 50 .
Một pháo hạm cỡ nòng 76mm/62 của hãng Ý OTO Melara
Một hệ thống vũ khí cận chiến (CIW)
Phalanx tức pháo cao tốc tự động, đạn 20 mm
Tám tên lửa siêu thanh AShM Hùng Phong (Hsiung Feng II) hay 4 chiếc HF-2 và  4 chiếc  HF-3 cùng với 2 pháo Bofors 40mm/L70  (chỉ dùng trên các tàu Đài Loan)
Máy bay chuyên chở :
Hai trực thăng nhiều công dụng thuộc hệ LAMP hỗ trợ tàu chống ngầm (với tàu “vỏ ngắn” là hai chiếc SH-2 Seasprite ,còn “vỏ dài” là hai chiếc SH-60 Sea Hawk)


Cuối cùng là đã có 55 chiếc được đóng tại hai xưởng Todd Shipyard tại Seattle và San Pedro Hoa Kỳ, 51 chiếc dùng cho Hải quân Hoa Kỳ,bốn chiếc dùng cho Hải quânÚc .Ngoài ra,theo thiết kế này , Đài Loan đóng 8 chiếc (họ gọi là lớp tàu Cheng Kung) , Tây Ban Nha sáu chiếc (lớp Santa Maria) và Úc đóng thêm hai chiếc (lớp Adelaide) ,tất cả dùng cho Hải quân của mỗi nước . Các chiến hạm cũ thuộc lớp này của Hải quân Hoa Kỳ sau đó được bán hay làm quà tặng cho hải quân các nước Bahrain, Ai Cập , Ba Lan , Pakistan, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lớp tàu Perry có hai phương án chiều dài :loại “vỏ ngắn” là 136 mét dùng cho trực thăng SH-2 Seasprite và”vỏ dài” 138 mét dùng cho trực thăng Seahawk SH-60 . Sau tàu khu trục lớp Spruance, các frigate lớp Perry là các chiến hạm mặt nước thứ hai của Hải quân Mỹ dùng tua bin khí . Khác với các tàu chiến khác cùng thời ,hệ thống động lực tua bin khí này được tự động hóa hơn hẳn và có thể điều khiển tập trung từ một trung tâm cách xa các tua bin . Cũng có thể điều khiển các tua bin khí đó nhằm thay đổi tốc độ tàu trực tiếp từ buồng lái ,thông qua việc kiểm soát nhiên liệu vào tua bin,một kiểu đầu tiên áp dụng cho chiến hạm Mỹ . Ngoài thiết kế cơ bản, các frigate này còn được bổ sung thêm Hệ thống Dữ liệu Tác chiến Hải quân (Naval Tactical Data System) , các trực thăng thuộc hệ thống săn ngầm (LAMPS) , và Hệ thống Chuỗi Chiến thuật được Kéo theo ( Tactical Towed Array System viết tắt là TACTAS) làm tăng thêm khả năng chiến đấu rất nhiều lần . Các frigate này rất phù hợp với các vùng ven bờ biển và với hầu hết kịch bản các cuộc hải chiến trên biển .

Những chiến tích đáng ghi nhớ của frigate lớp Perry :

Vào những năm 1980, các frigate thuộc lớp Perry đã hai lần nổi danh toàn cầu . Mặc dù nhỏ bé ,các con tàu này tỏ ra rất bền bỉ với sức chịu đựng rất lớn.Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh ,vào ngày 17/05/1987, chiếc USS Stark bị không lực Iraq tấn công . Bị trúng hai tên lửa đối hạm Exocet , ba mươi bảy thủy thủ Mỹ tử nạn, một cú khởi đầu thê thảm của Chiến dịch “Earnest Will” nhằm chuyển đổi cờ quốc tịch các tàu buôn và hộ tống các tàu dầu vượt qua Vịnh Persic và Eo Hormuz. Chưa đầy một năm sau ,vào ngày 14/04/1988, chiếc frigate thứ hai có tên là Samuel B. Roberts trúng thủy lôi Iran khiến tàu gần như chìm hẳn .Không có thiệt mạng nhưng 10 thủy thủ bị thương đã được sơ tán khỏi con tàu .Thủy thủ tàu Roberts đã chiến đấu chống cháy và ngập lụt nhằm cứu tàu trong suốt hai ngày . Bốn ngày sau , Hải quân Hoa Kỳ đã trả đũa với Chiến dịch “Praying Mantis”, chỉ trong một ngày đã tấn công hai giàn khoan dầu của Iran đã được dùng làm căn cứ cho các cuộc không kích các tàu buôn . Đó cũng là căn cứ để thả thủy lôi làm hư hại tàu Roberts. Cả hai chiếc frigate sau đó được đưa về Mỹ sửa chữa và quay lại phục vụ bình thường .Chiếc USS Stark ngưng hoạt động vào năm 1999, và tới năm 2006 thì được phá dỡ .Còn chiếc Roberts hiện vẫn đang còn hoạt động và dự định sẽ “về hưu” vào năm 2015.

Những cải tiến các con tàu lớp Perry


 Vũ khí cận chiến Phalanx Block 1B mà thủy thủ gọi lóng là R2D2 vì nó giống nhân vật trong phim giả tưởng “Chiến tranh giữa các vì sao”



Để giảm giá thành ,Hải quân Mỹ và Úc đã cải tiến các chiếc Perry còn lại bằng cách thay diesel kéo máy phát điện từ loại Detroit sang máy Caterpillar .Giữa những năm 2000, Hải quân Mỹ tháo dỡ bệ phóng tên lửa Mk 13 vì tên lửa tiêu chuẩn SM-1MR đã ngưng sử dụng .Do không còn bệ phóng nên cũng loại trừ luôn các tên lửa đối hạm Harpoon.Tuy vậy ,các trực thăng Seahawk cũng có thể mang theo các tên lửa đối hạm Penguin và Hellfire có tầm ngắn hơn .9 con tàu cuối cùng của lớp này đã đặt hệ thống pháo hạm mới Mk 38 Mod 2 cỡ nòng 25 mm trên nền của bệ phóng tên lửa đã tháo đi . Trên các frigate lớp Perry còn đang hoạt động,vào năm 2002, Hải quân Mỹ đã nâng cấp vũ khí cận chiến CIWS Phalanx có năng lực "Block 1B" , tức là cho phép pháo Phalanx Mk 15 cỡ nòng 20 mm có thể bắn trúng các tàu mặt nước di chuyển nhanh và các trực thăng . Các tàu đó cũng trang bị hệ thống hệ thống mồi nhử tên lửa mới có tên là DLS "Nulka" Mk 53, hệ thống này tốt hơn là hệ thống SRBOC,phóng ra các mồi nhử và lửa hồng ngoại đang dùng để làm nhiễu, chống lại các tên lửa đối hạm .Người ta cũng dự định trang bị cho các tàu còn lại bệ phóng tên lửa RIM-116 ,đặt tại vị trí bệ phóng Mk-13 trước đây , nhưng việc đó vẫn chưa thực hiện được .Ngày 16/06/2009, Phó đô đốc Barry McCullough với lý do là các con tàu này đã cũ mòn và đã đạt tới giới hạn cần thay đổi nhằm bác bỏ ý kiến của Thượng Nghị sĩ lúc đó tên là Mel Martinez (bang Florida) đề nghị vẫn tiếp tục sử dụng lớp Perry này . Tuy vậy, nghị sĩ bang Florida tên là Ander Crenshaw và nguyên nghị sĩ bang Missisipi tên là Gene Taylor nêu ra các lý do cần kéo dài thời hạn phục vụ các con tàu này .Theo kế hoạch các frigate lớp Perry cuối cùng vào năm 2019 sẽ được thay thế hết bởi lớp tàu mới, đó là các tàu chiến ven bờ LCS (Littoral Combat Ships). Tuy vậy,việc cho các tàu frigate cũ về hưu nhanh hơn là tốc độ đóng mới các tàu LCS khiến cho phía Nam Hoa Kỳ thiếu hẳn những con tàu tuần tra . Theo kế hoạch cho ngừng hoạt động các con tàu của Hải quân thì tất cả các frigate lớp Perry sẽ về hưu hết vào tháng Mười năm 2015, tạo ra cho Hoa Kỳ một tình trạng không có một chiếc frigate nào,một hiện tượng chưa từng xảy ra suốt 70 năm qua ! Chiếc Kauffman là chiếc cuối cùng dự định cho về hưu vào ngày 21/09/2015, sẽ tạo nên một tình cảnh là Hải quân Mỹ không còn một chiếc frigate nào,một tình cảnh xảy ra lần đầu tiên kể từ năm 1943. Các con tàu hoặc được bán cho hải quân nước ngoài hoặc được phá dỡ .Việc bắt các tàu lớp Perry về hưu nhanh chóng chẳng qua do sức ép của ngân sách,sẽ dẫn tới tình trạng 11 chiếc còn lại sẽ chỉ được thay thế bằng tám chiếc LCS .

Để tiết kiệm tiền bạc, Cảnh sát Biển Hoa Kỳ US CG đã tranh thủ lột các bộ phận vũ khí từ các con tàu lớp Perry của Hải quân hết hạn sử dụng .Kết quả là từ bốn con tàu frigate hết hạn sử dụng,họ đã tiết kiệm được trên 24 triệu USD ,nếu lấy thêm nhiều bộ phận khác trên các con tàu thì còn tiết kiệm được hơn nữa .Những thiết bị thu được gồm pháo hạm Mk 75, 76 mm/62 , khối điều khiển hỏa lực ,các giàn đạn , bệ phóng , các hộp nối và nhiều thành phần khác được đưa vê sử dụng trên các tàu tuần tra cutter của Cảnh sát biển thuộc lớp Famous ,nhằm kéo dài thời gian sử dụng các con tàu này tới những năm 2030. Vào ngày 11/05/2009, tại Quân cảng Mayport Hoa Kỳ ,nhóm Công tác Quốc tế về tàu frigate (International Frigate Working Group) đã họp phiên đầu tiên để cùng thảo luận về các vấn đề phát sinh trong khi bảo dưỡng, cho ngừng sử dụng cũng như việc logistics cho các tàu lớp Perry giữa Hải quân Mỹ và các nước đồng minh

1- Tình hình các tàu Perry ngoài nước Mỹ

Úc

Úc đã mua 6 chiếc ,mà họ đặt tên là lớp Adelaide ,trong đó có 4 chiếc đóng tại Mỹ còn hai chiếc làm tại Úc. class): The Royal Australian Navy purchased six frigates. Four of them were built in the United States while the other two were built in Australia. Four of the ships were upgraded with the addition of an eight-cell Mk 41 VLS with 32 Evolved Sea Sparrow (ESSM) missiles, and the Standard Missile SM-2, plus upgraded radars and sonars while the other two ships were decommissionedNước Úc đã chi 1,46 tỷ đô la Úc để nâng cấp các frigate này mà họ gọi là lớp Adelaide trong đó có việc trang bị tên lửa tiêu chuẩn SM thế hệ 2 , bổ sung hệ thống phóng thẳng đứng 8 ổ Mk-41 dùng cho tên lửa Evolved Sea Sparrow và đặt các radar thám không và sonar cự ly xa ,có chất lượng tốt hơn .Chiếc đầu tiên được nâng cấp là chiếc HMAS Sydney đã trở lại hạm đội vào năm 2005. Bốn chiếc sau này ,mỗi chiếc phải nằm lại tại Xưởng Garden Island tại Sydney từ 18 tháng tới 2 năm để thực hiện công cuộc hoán cải .Theo kế hoạch,bắt đầu từ năm 2013, các chiếc frigate này sẽ được thay thế bằng ba chiếc tàu khu trục đối không thuộc lớp Hobart có trang bị hệ thống AEGIS.Tuy vậy ,chiếc thứ ba trong số các con tàu này được đưa vào sử dụng sớm nhất là tới năm 2017.Chi phí sẽ được bù đắp một phần trong ngắn hạn ,do việc cho ngừng hoạt động và phá dỡ hai tàu frigate cũ .Chiếc HMAS Canberra đã được ngưng hoạt động vào ngày 1/11/2005 tại Căn cứ Hải quân HMAS Stirling ở miền Tây Úc cỏn chiếc HMAS Adelaide cũng ngưng hoạt động tại căn cứ đó vào ngày 20/01/2008.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tám chiếc Perry cũ đã được Mỹ chuyển nhượng cho Thổ Nhĩ Kỳ ,mà họ đặt tên là lớp G. Hải quân nước này đã hiện đại hóa mạnh mẽ các tàu frigate này bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chiến đấu có tên là GENESIS (Gemi Entegre Savaş İdare Sistemi) .Cũng giống như Úc với lớp Adelaide, họ thêm vào một hệ phóng thẳng đứng VLS Mk-41 với 8 ổ để phóng tên lửa Evolved Sea Sparrow trong tầm gần cũng như các tên lửa SM-1 tầm xa ; hệ thống số hóa tiên tiến nhằm điều khiển hỏa lực và những chiếc sonar mới do Thổ Nhĩ Kỳ tự chế tạo . Chiếc đầu tiên có tên là F-495 TCG Gediz, được nâng cấp GENESIS đã được bàn giao vào năm 2007, và chiếc cuối cùng vào năm 2011 .Các tàu thuộc loại vỏ ngắn được Xưởng Hải quân Gölcük của Thổ Nhĩ Kỳ cải tiến để có thể cho trực thăng S-70B Seahawk hoạt động . Một trong những tàu lớp G cũng được Viện Kỹ thuật Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đem ra làm vật thí nghiệm xây dựng tàu frigate đối không AAW (anti-aircraft) lớp TF-2000 có trọng lượng chiếm nước trên 6000 tấn .

Bahrain:

Vào năm 1996 ,nước này mua chiếc USS Jack Williams từ chính phủ Mỹ và đổi tên thành Sabha.

Ai Cập : Có bốn chiếc lớp Perry được Hải quân Mỹ chuyển nhượng .

Pakistan: Được chuyển nhượng sáu chiếc .Chiếc USS McInerney được chuyển nhượng vào tháng Tám năm 2010

Ba Lan: được Hải quân Mỹ chuyển nhượng hai cái vào các năm 2000 và 2003, và được mang tên hai vị anh hùng dân tộc Ba Lan chống Nga Hoàng cũng là anh hùng đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hoa Kỳ ,đó là tướng K.Pulaski (1745-1779) và tướng T. Kosciuszko (1746-1817) trong đó tướng K.Pulaski đã hy sinh ngay trên đất Mỹ trong trận chiến Savannah chống lại quân Anh .

-Tàu mang tên tướng K.Pulaski có tên đầy đủ là “ORP Generał Kazimierz Pułaski” với quân hiệu là FF- 272 ,trong đó chữ ORP viết tắt các chữ Ba Lan có nghĩa là tàu của Hải quân Ba Lan .Tàu này chính là chiếc frigate Clark của Mỹ được về hưu ngày 15/03/2000 và được chuyển cho Ba Lan ngay trong ngày hôm đó.Ngày 25/06/2000 con tàu làm lễ đổi tên ,có bà Madeleine Albright tham dự và chỉ huy Ba Lan đầu tiên của con tàu là Marian Ambroziak.Cảng mẹ của con tàu này là Quân cảng Gdynia (Oksywie) và đã tham dự nhiều cuộc diễn tập của khối NATO.

-Tàu mang tên tướng T. Kosciuszko có tên đầy đủ là “ORP Generał Tadeusz Kościuszko” quân hiệu là FF-273, trước đây là tàu USS Wadsworth (FFG-9) được Mỹ chuyển giao ,có cùng cảng mẹ như tàu Pulaski và cũng tham gia nhiều cuộc diễn tập của khối NATO trên biển Baltic.

Để nâng cấp hai con tàu này,tháng 11/2013 Ba Lan đã ký hợp đồng với Mỹ trị giá 34 triệu USD để nâng cấp tàu Pulaski.Việc nâng cấp tập trung vào các thiết bị điện tử và các sensor cũng như thay đổi hệ thống đẩy tàu và công việc dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2016.

Trong việc hoán cải có việc đổi vũ khí cận chiến CIWS Phalanx Mk 15 cỡ 20mm từ MK15 Block 0 chuyễn thành MK15 Block 1B, có cấu hình Baseline 2 , có khả năng xử lý các các xuồng tàu cao tốc ,các trực thăng ,các tàu không người điều khiển UAV cũng như tên lửa của đối phương . Kèm theo là các phụ tùng dự trữ và dụng cụ kiểm tra ,các ấn phẩm,tài liệu kỹ thuật ,việc huấn luyện sử dụng .



Đài Loan Tự đóng lấy 8 chiếc tại Xưởng đóng tàu tại Kaoshiung (Cao Hùng) ,mang tên lớp Cheng Kung và trang bị tám tên lửa đối hạm Hsiung Feng II , trong đó có chiếc Cheng Ho (PFG-1103) mang bốn chiếc HF-2 và bốn chiếc tên lửa đối hạm siêu thanh HF-3 .Bảy chiếc còn lại trang bị thêm pháo Bofors 40 mm loại L70 dùng cho cả đối đất lẫn đối không . Ngày 5/11/2012 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ tuyên bố rằng chính phủ Mỹ sẽ bán cho nước này thêm hai chiếc Perry chuẩn bị về hưu với giá 240 triệu USD ,tàu sẽ được hoán cải nâng cấp và bàn giao vào năm 2015

Tây Ban Nha Tự đóng lấy 6 chiếc từ năm 1986 tới 1994 tại hai xưởng ở Badan và Ferrol và mang tên là frigate lớp Santa Maria .Tất cả 6 chiếc vẫn đang hoạt động

Thái Lan : Chính phủ Mỹ chuyển nhượng cho Hải quân Thái hai chiếc lớp Perry cũ ,đó là chiếc USS Rentz và chiếc USS Vandegrift (sẽ bàn giao năm 2015)



2- Quay trở lại với chiếc Ingraham

Không rõ vì lý do gì,thủy thủ Mỹ với tiếng lóng gọi con tàu này là “The Ham” tức là miếng thịt lợn xông khói trong khi motto tức khẩu hiệu của con tàu này là “Di sản của sự sang trọng,lịch sự “ (Heritage of Gallantry) ! . Ingraham thuộc loại có “vỏ dài” trong lớp Perry,với cảng mẹ là Quân cảng Everett thuộc bang Washington, tây bắc nước Mỹ. Được làm lễ đặt ky tức khởi công vào ngày 30/03/1987 tại Xưởng Todd Pacific ở San Pedro, California và hạ thủy ngày 25/06/1988,từ tháng Sáu năm 2014, con tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng CDR Dan Straub, và phiên chế trong Destroyer Squadron 9.



Ngày 6/01/2008, tàu khu trục Hopper, tàu tuần dương đạn đạo Port Royal , và tàu frigate Ingraham tiến vào vịnh Persic và Eo Hormuz trong lúc có 5 chiếc xuồng máy Iran với tốc độ cao tiến đến gần với dáng vẻ có ý đe dọa .Các tàu chiến này-theo như phía Mỹ thông báo-tiến vào Biển Arab nhằm tìm kiếm một thủy thủ của tàu Hopper bị mất tích một ngày trước đó .Phía Mỹ cho biết các xuồng máy Iran tiến sát các tàu chiến ,có lúc chỉ còn cách 200 yards tức là 180 mét và nhận được những lời đe dọa qua sóng vô tuyến “Chúng tôi đang tiến tới các anh .Các anh sẽ nổ tung sau vài phút “.Trong khi các tàu chiến Mỹ chuẩn bị nổ súng thì xuống máy Iran bất ngờ quay ngược lại và biến mất ném trước mặt các tàu Mỹ những hộp màu trắng,mà Mỹ bỏ qua không xem xét .Trước sự kiện này,hai bên đưa ra những bình luận khác nhau.Iran cho là họ đang tiến hành các công việc bình thường trong khi các quan chức Mỹ lại cáo buộc đó là một hiểm nguy đang kể với các tàu chiến Mỹ đang hoạt động trong vùng .Ngày 29/09/2009, Ingraham tiến tới Samoa thuộc Mỹ và là con tàu Mỹ đầu tiên tới đây để hỗ trợ các nạn nhân sau vụ động đất tại quần đảo này .

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

"Con hổ Trung Hoa" được giao phó để kéo các công trình biển

Ngày 9/1/2015 ,trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc (Tân Hoa Xã,Đại Công Báo ,Chinese Today )ầm ĩ đăng tải tin chiếc tàu dịch vụ dầu khí có tên là "Hoa Hổ" Hua Hu tiếng Hán viết là 华虎,tức con hổ Trung Hoa được bàn giao đưa vào sử dụng  .Ta có thể xem đoạn video được phát trên Youtube như trên.Xuất hiện trước màn hình,ông 杨志钢 Yang Zhigang (Dương Chí Cương) Chủ tịch của Tập đoàn Đóng Tàu Vũ Hán cho rằng con tàu thuộc loại hàng đầu trong số các con tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc và thế giới.
Lễ hạ thủy ngày 20/11/2013 tại nhà máy Vũ Xương 
Đã trông tháy cái cần trục to lớn của NorCrane 
Trước hết,đây là loại tàu dịch vụ đa công dụng,dùng trong các công trình ngoài khơi ,giống như hàng loạt các tàu dịch vụ dầu khí của Việt Nam,mà đa phần thuộc Công ty PTSC Marine quản lý với các trên 20 chiếc tàu dịch vụ trong đó có những chiếc AHTS (anchor handling tug supply) hiện đại,được định vị động học DP...với công suất lớn nhất khoảng 5 nghìn mã lực .Các hoạt động ngoài khơi không thể hoàn thành nếu không có những con tàu này.Trở lại với "Hoa Hổ" ,hạ thủy ngày 20/11/2013 nó có những đặc tính kỹ thuật sau đây 

Chiều dài tổng cộng 89,2 mét,chiều rộng  22 mét, mớn nước 9 m, dung tải tổng cộng gt khoảng 5300 ,trọng tải thiết kế 4800 dwt ,lượng chiếm nước 10.867 tấn.

Từ tàu dịch vụ này ,có thể dùng robot điều khiển từ xa .Ông Yang khoe là ,trên thế giới hiện nay tàu dịch vụ chỉ làm việc với robot tới độ sâu tối đa 1000 mét,trong khi Hoa Hổ có thể làm việc với robot tới độ sâu trên 3000 mét .Tàu có thể làm việc với điều kiện thiên nhiên tới sức gió cấp 12 và tình trạng biển cấp 10 "tiên tiến hơn các tàu hiện nay trên thế giới "-ông Yang khoe vậy .Cũng đáng thôi vì con tàu có giá gần 500 triệu NDT và Yang cho biết sức kéo khi buộc tại móc của con tàu này tối đa là 296 tấn .Là người làm trong nghê biển,các bạn có thể ước tính ra con số này khi biết rằng chỉ tiêu sức kéo tối đa là 12-13 kg/CV và con tàu này đặt hai máy chính với tổng công suất máy là 16.000 kW . Làm phép tính 16000 x 1,314 x 12 ,ta có thể ước tính ra con số lực kéo tại móc của con tàu lực sĩ này .Và không chỉ Vũ Hán,cụ thể là nhà máy đóng tàu Vũ Xương thuộc Tập đoàn Vũ Hán đóng tàu dịch vụ có công suất lớn,nhiều nhà máy tại Thượng Hải,Quảng Châu vừa qua cũng cho ra đời những con tàu kéo đẩy ,làm dịch vụ có công suất hơn một vạn kW ,vì không có những con tàu dịch vụ khỏe thỉ không thể nào làm được các công việc khai thác ngoài khơi .Qua sự kiện Hoa Hổ ta thấy rằng :

-Trung Quốc đang từng bước hoàn chỉnh kế hoạch bành trướng trên biển ,để trong đội ngũ tàu của minh có đủ các binh chủng cần thiết :giàn khoan và tàu dịch vụ cho giàn khoan,các tàu nghiên cứu,khảo cổ ...
-Từ chỗ phải mua toàn bộ thiết kế,tiến dần tới chỗ tự thiết kế công nghệ rồi tới nay tự thiết kế dự án (concept design) như với Hoa Hổ ..là một bước tiến khá dài mặc dù chưa có một thương hiệu nào đáng nể trong các thiết bị chủ lực trên con tàu .Dù ông Yang tuyên bố ,không còn phụ thuộc vào thiết kế của Na Uy,Phần Lan...những cường quốc Bắc Âu làm tàu dịch vụ ngoài khơi nhưng chỉ cần xem video nói trên ta đã thấy các mác hiệu NorCrane trên cần cẩu chuyên dùng của Na Uy hay các mác ABB,Siemens  ...!
-Các thiết kế tàu này nhằm cho một khu vực hoạt động cụ thể là Biển Đông ,nên trong tính toán đã tìm mọi cách tiết kiệm tối đa và luôn tính tới việc bán nó cho thị trường toàn cầu (đã ký hợp đồng được 10 chiếc ) 

Phương án nào cho Bể Thử Tàu "lỡ mua"

Tiến sĩ Nguyễn An Niên 
Cách đây vài năm,vào lúc kỷ niệm 200 năm ngày sinh của William Froude,Hội KHKT Biển thành phố Hồ Chí Minh có họp mặt để tưởng nhớ tới con người đã đặt nền móng cho khoa học thực nghiệm trong công nghệ đóng tàu ,với bể thử kéo đầu tiên trên thế giới dù còn rất đơn sơ  nhưng đã làm cơ sở cho việc xây dựng hạm đội tàu của nước Anh gồm hàng trăm chiến hạm. Liên hệ tới bể thử tàu đang được hối hả xây dựng tại Hòa Lạc,các kỹ sư lâu năm đã tỏ ý vô cùng lo ngại về sự không thích hợp của nó ,sẽ dẫn tới lãng phí vô cùng lớn .Tiến sĩ Phạm Ngọc Hòe ,một người luôn quan tâm tới các  tàu xuồng cao tốc mà chỉ số Froude lớn hơn 0,3 cho rằng điều hành một bể thử là công việc thực nghiệm thủy động học,suy luận từ tương tự đồng dạng,một công việc chủ yếu của các chuyên gia thủy khí động học,người thiết kế tàu chỉ là người ra đầu đề và áp dụng các kết quả.Còn kỹ sư Trịnh Đức Chinh,nguyên Cục Phó Cục Đăng Kiểm Việt Nam cho rằng trong thời đại công nghệ số hiện nay,việc thử nghiệm mẫu thiết kế tàu chủ yếu bằng các phần mềm CFD (Computational Fluid Dynamics Động học lưu chất tính toán ) ,đơn giản và tiết kiệm hơn ,mặc dù các bể thử vẫn rất cần thiết cho những chương trình lớn ,kiểm tra lại kết quả của máy tính.
Từ những nhận xét trên,rõ ràng là khi làm dự án bể thử tàu,ngành đóng tàu chúng ta không tiếp thu được sức mạnh của cả đội ngũ chuyên gia thủy khí động học của cả nước , từ nhiều ngành nghề đã hình thành nên trong hàng chục năm qua.Chính cơ quan Thanh tra Chính phủ khi kiểm tra dự án này cũng nhận xét rằng dự án phải làm đi làm lại nhiều lần ,bộc lộ nhiều thiếu sót do “năng lực ,trình độ còn hạn chế” ! Trong khi đó , các Đại học Xây Dựng,Viện KH Thủy Lợi… cũng sử dụng các máng tạo sóng ,các hệ thống đồng hồ đo dòng chảy,áp suất …chẳng khác gì hệ tạo sóng trong bể thử tàu ,một việc rất quen thuộc  với các tên tuổi như GS TSKH Nguyễn Ân Niên-anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, GS TS Phạm Ngọc Quý, Phó GS TS Huỳnh Bá Kỹ Thuật,TS Phạm Khắc Hùng …Đó là chưa kể tới những Đinh Văn Ưu  Tiến sĩ của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,Bùi Hồng Long PGS TS của Viện Hải dương học Nha Trang…Một trung tâm KH về thủy khí lớn ,dự kiến “ to nhất Đông Nam Á” mà không tham gia vào Hội Cơ học Thủy khí do  GS TSKH Nguyễn Ân Niên làm chủ tịch ! Trong khi đó ,các thiết bị tạo sóng tại bể thử tàu của Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng như các máng tạo sóng của Thủy lợi hay Xây dựng đều do cùng các nhà chế tạo Anh Quốc như Wallingford,Merlin…cung cấp !  Chắc là những người làm dự án cho rằng đây là một Trung tâm đặc thù,chỉ có dân đóng tàu mới biết làm ! Đành rằng ngành đóng tàu đã cử khá đông các kỹ sư đi thực tập về bể thử hay sử dụng bể thử như Nguyễn Khắc Hiền tại bể thử ĐH GT Thủy Leningrad, Nguyễn Đức Thọ làm luận án về tàu cá tại bể thử Kaliningrad …nhưng bể thử tàu là một lãnh vực thực nghiệm thủy khí tinh vi, phải được điều hành bởi những chuyên gia chuyên sâu về thực nghiệm thủy động học .Bởi vậy câu chuyện “bể thử đã chót mua” nên được đặt trên tầm mức quốc gia chứ không phải của riêng ngành đóng tàu hay Đại học Hàng hải.
            Nên chăng hình thành một tổ chuyên gia từ các nhà thủy động học thực nghiệm nói trên cùng các tiến sĩ chuyên về lý thuyết tàu thủy giúp cho Viện Hàn lâm Khoa học VN hay Bộ KHCN đánh giá lại toàn bộ các thiết bị của “bể thử lỡ mua” theo tình trạng thực tế hiện nay cũng như theo hồ sơ bao gồm các danh sách chi tiết (parts list) đi theo 160 container. Từ đó có thể dẫn tới  hai khả năng:
            1/Tiếp tục xây dựng bể thử như ý định ban đầu bao gồm bể thử kéo ,chiều dài 300 mét ,ống tunnel sủi bọt (cavitation) ,bể thử ngoài trời .Tính toán các chi phí cần đầu tư tiếp vì con số 1500 tỉ đồng có lẽ là con số toàn bộ dự án dự tính lúc ban đầu,số thiết bị nằm trong các container lỡ mua có lẽ chỉ khoảng hai,ba trăm tỉ đồng .Bể này nên thuộc một Trung tâm Thủy khí Quốc gia ,dùng cho nhiều thực nghiệm thủy động học khác.Đại học Hàng hải chỉ nên sử dụng tốt bể thử đã mua từ Anh Quốc,bổ sung thêm cho hoạt động tốt như một phương tiện học tập và nghiên cứu của một trung tâm đào tạo
           2/ Không thể xây dựng một bể thử quy mô như dự tính ban đầu do nhiệm vụ không phù hợp với quy hoạch phát triển chung của đất nước,các thiết  bị không còn đồng bộ do hư hỏng hay lúc đặt mua có sai sót,số tiền đầu tư thêm quá lớn không cần thiết .Có thể loại bỏ bể thử ngoài trời và bể thử kéo ,tập trung cho ống tunnel sủi bọt đặt tại Trung tâm Thủy khí Quốc gia để sử dụng chung cho nhiều ngành .Các thiết bị và dụng cụ đo đi theo bể thử kéo và bể thử ngoài trời có thể chia cho các phòng thí nghiệm thủy động hiện có như Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia của Thủy lợi,Viện Nghiên cứu Biển,Đại học Xây dựng…

              Thẳng thắn nhìn nhận những sai sót trong việc xây dựng một dự án khoa học kỹ thuật là một điều khá khó khăn .Việc này lại gắn với mong muốn từ nhiều thế hệ các nhà đóng tàu nước ta.Từ những năm 60,khi nói tới đóng tàu,người lãnh đạo cơ quan thiết kế thường nói tới “bát –xanh” tiếng Pháp basssin có nghĩa là bể thử tàu ,coi như bể thử tàu là điều kiện tiên quyết để có một nền đóng tàu tiên tiến !.Cần giải quyết ngay đống thiết bị của “bể thử tàu lỡ mua”.Thời gian không chờ đợi chúng ta,các thiết bị dụng cụ điện tử hư hỏng từng giây nếu không được chăm sóc sử dụng ,trong khi chúng ta mất quá nhiều thời gian để đổ lỗi và tìm cách tránh các lỗi lầm trong quá khứ .          

Ghi chép tại nhà ông Phạm Văn Chính (01)





Không gặp Tuyên tại nhà,tôi tiếp tục phỏng vấn cậu ta từ xa vậy.Sau khi lấy số điện thoại từ cô Đàm,chiều chủ nhật 11/01/2015 tôi đã nói chuyện với Tuyên.Trước hết,Tuyên cho tôi ai là ai trên các bức hình
1/
Tấm hình 11-Tuyên cho biết từ trái qua :Bạn của Lợi từ Thanh Hóa ra,Trúc,ông Phạm Văn Chính,Bình từ Sở Văn Hóa tỉnh Quảng Ninh

Tiếp theo là tấm hình 39

Tấm hình 39-Tim và Nick đứng phía sau.Phía trước từ trái qua :người không rõ tên,chú Lợi mặc áo bộ đội vàng,Tuyên mặc áo xanh nhạt,Lợi từ Thanh Hóa,ông đội mũ len,chú Trung
Đó là hai bức hình mà Tuyên nhận dạng được những người trong hình .Năm tháng trôi qua.Tuyên đã thay đổi quá nhanh so với bức hình mà nhóm thuyển cổ của Thiện chụp hôm vừa rồi 


Tuyên trong com lê vàng ngồi giữa