Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Ghi chép tại nhà ông Phạm Văn Chính

Bên cạnh mảng , người đi đầu là ông Chính, mũ bộ đội 
Bên cạnh mảng của Tim là chiếc thuyền chã tôm của ông Chính với chiếc cần cao ngất 
Gia đình ông Chính : Phạm Văn Tuyên mặc complet vàng 

Cháu Đàm, con gái ông Chính





Không có tấm bản đồ nào tốt hơn,đành dùng bản đồ Google vậy.Bến đò Sông Chanh,nơi tôi đứng chiều chiều những năm 60,mơ về mái trường Đại học !!

Thấy cái chùa này ,đi ngược lại ,vào cái xóm nhỏ.Nhà ông Chính có hai quả đồng nho nhỏ trên hai cái cột

Từ chúa nhìn ngược lại,cái ngõ có chữ sửa xe máy là ngõ vào nhà "Chính Phái"

Ngôi nhà Chính Phía dựng lên năm 1981
 

Trong ngôi nhà này của Chính,Tim (kính trắng) thông qua phiên dịch Trúc (đứng bên) bàn luận về làm buồm với chủ nhà Phạm Văn Chính (đội mũ lông) đối diện . Thanh niên áo trắng đứng cạnh Tim là Tâm con trai ông Lâm , là bố của Phạm Văn Hòa
Cuối cùng ,tôi cũng tìm được tới nhà ông Phạm Văn Chính,tác giả hai bộ buồm của chiếc mảng Sầm Sơn đã thực hiện chuyến đi lịch sử cách đây 20 năm.Từ Hải Phòng,tôi băn khoăn giữa hai phương án :đi bus tới Phà Rừng rồi vượt sông hay đi xe đò tới cây số 11 ,rồi bắt xe đi tiếp .Cuối cùng,rời Nhà trọ Điện Biên Phủ trước 6 giờ sáng,tôi bắt một cái xe đang lò dò bắt khách trước Ngân hàng và theo xe tới cây số 11.Những chặng đường quen thuộc như 50 năm trước tôi từng đi để dạy học văn hóa trong quân đội,như chuyến đi vượt biên lịch sử cách đây 30 năm ...Một cậu xe ôm tán khéo ,thế là quyết định ôm anh ta với lời hứa sẽ đưa về tận khu phố 7 Phong Cốc ,vì cậu ta nói tiện đường về nhà với giá 40K ,trong khi một cẫu xe ôm khác tính chi li 5K/1 km ,16 km (11 tới Quảng Yện,thêm 5 km vượt sông Chanh về Phong Cốc) vị chi 80 K.Ngồi sau xe,không sợ rét,sáng nào cũng tập chạy bộ,dù quanh Hồ Gươm dịp này,nhưng ngại cảm cúm nên phải bịt mũi .Lướt qua các ngôi nhà thân quen,qua Trường Hải Quân mà Nguyễn Cao Kỳ đã từng học .Qua cầu sông Chanh,qua Nam Hòa,Yên Hải là khu phố 7 Phong Cốc,Sắp tới Chùa Lài ,phía tay trái là nhà ông Chính.Nhà tối om .Thấy có người lạ vào,bà chủ -bà Phái vợ Chính-mới lò dò bước ra ,lên tiếng .Chính kém tôi một tuổi ,
Với vợ chồng Chính Phái 

Người thợ làm buồm giỏi giang mà Tim yêu quý nay chỉ còn là một khối thịt gần như bất động,trong một chiếc chăn ngồi gần cửa ra vào .Lúc đó mới là 8 giờ 15 phút sáng.Bà vợ ngạc nhiên sao có một ông già là tôi tới thăm quá sớm,không báo trước,không đi cả một đoàn như anh Thiện đã tổ chức cách đây một tháng.Báo trước,nên cả gia đình còn tập hợp được,còn nay chỉ có một mình .Tôi ,như một "ta ba lô" ,cố gắng giải thích tôi là ai ,mục đích thăm viếng để làm gì.Nhất là trình bày lại ,tôi đã cố tìm ông từ một năm trước,trước khi bắt tay vào việc dịch và xuất bản cuốn du ký của Tim,tức là ngay sau buổi gặp Lợi tại Sầm Sơn.Tôi cũng kể cho bà Phái nghe,tôi đã vào tận trong đình Phong Cốc,hỏi về một ông đã từng làm buồm cho "Tây" cách đây 20 năm.Bà con nghe thấy Tây,tưởng tôi là dân cò cho Tây may buồm du lịch,nên kéo tôi về nhà,giới thiệu tài nghệ của mình .Thế là chuyến đi tìn không có kết quả, kể cả tìm cách tiếp cận bà Đỗ Thị Hoàng,quan chức cấp cao,nhưng phải tới hôm nay mới tìm ra.Cũng như thế, Lợi là một "vô danh" khi chính tạp chí Cộng Sản có một bài của ông của ông tuyên huấn tỉnh ủy Thanh Hóa ca ngợi mảng Sầm Sơn,nhắc tới Lợi (viết sai họ,sai phường cư trú).Mình gọi điện thoại cho ông,ông nói ông không biết rõ,chỉ nghe người ta nói lại.Phải tới chuyến đi 2013 với Nguyệt mới tìm ra Lợi ,trong chuyến đi năm 2005 ,sau khi gặp John Doney ,mình bị "lạc" vào xóm chài sát Hoằng Hóa ,chẳng tìm ra một ai chính thức làm mảng năm 1993.Có một ông khẳng định có làm mảng 1993,nhưng cách ăn nói có vẻ muốn làm chút tiền mới cho biết sự thật,nên mình bye ngay!VNMNT !Trở lại chuyện ông Chính`,Tim viết rất ít trong cuốn du ký :
"  Vịnh Hạ Long là một điểm hy vọng của ngành  du lịch còn non nớt của Việt Nam. Những ngọn núi thấp đẹp thơ mộng như trong tranh thủy mặc bao quanh lấy vịnh rộng và nông, hàng tá những ngọn đồi tròn trịa mọc thẳng lên thành những hòn đảo hình dáng kỳ lạ giữa mặt nước yên bình. Khi sương mù bao phủ quanh vịnh, cảnh trí như từ một bức tranh bước ra hiện thực. Tôi đã chọn Hạ Long là nơi thực hiện bước tiếp theo của dự án vì nơi này gần với biên giới Trung Quốc, những ngư dân nơi đây vẫn sử dụng thuyền mành để đánh cá, và tôi muốn trang bị cho Từ Phúc một bộ cánh buồm mành kiểu Trung Hoa cổ. Ba tháng trước tại Hạ Long, Trúc và tôi đã đặt làm ba cánh buồm mành truyền thống ở chỗ ông Chính ,một người thợ làm buồm. Ông Chính không phải là loại người trong khi làm việc phải để người khác  thúc dục vì ông đã huy động bà  vợ, chị em gái và những bà hàng xóm  cùng làm buồm theo lối cổ xưa, mỗi đường may đều làm bằng tay. Họ dùng loại chỉ dai nhất hiện có, và ở Việt Nam thì điều đó có nghĩa là những tấm bạt vải được may lại với nhau hoàn toàn bằng chỉ tơ màu vàng nguyên thủy. Sau đó mỗi cánh buồm được xử lý bằng một dung dịch đặc biệt để tránh nấm mốc và mục nát. Dung dịch này được làm bằng cách chặt nhỏ rễ của một loại củ không ăn được  trông giống như củ cải đường,đó là củ nâu. Những miếng củ nâu được đun trong nước với ngọn lửa nhỏ cùng với vải buồm từ mười đến mười hai giờ đồng hồ. Buồm được lấy ra, phơi khô, và đun lại lần nữa cho đến khi mỗi cánh buồm đã qua xử lý bốn lần. Giờ đây chúng lên một màu đỏ sậm tuyệt đẹp, giống như màu của cánh buồm trong những bức  tranh xưa.

Ông Chính cùng ba người con trai đã chèo thuyền đánh cá đi tới  một trong những hòn đảo xa xôi nhất  của Hạ Long để tìm những cây làm cột buồm cho Từ Phúc. Họ đã chọn cây hạt dẻ, điều này làm tôi khá ngạc nhiên vì cây hạt dẻ thường không được dùng để lấy gỗ làm cột buồm. Nhưng tôi không nói gì cả vì tôi hoàn toàn trông cậy vào họ. Ông Chính là một thủy thủ lão luyện, một con người nhỏ nhắn, ít nói và hơi nhút nhát ở độ tuổi năm chục, rất thiện nghệ và luôn làm việc theo cách của mình. Khi Nick đề nghị một cách cải tiến trong việc gắn cột buồm, ông Chính tỏ vẻ ngần ngại trước lời đề nghị. Những người con trai của ông Chính là lực lượng lao động chính của chúng tôi và họ răm rắp vâng lời cha mình, nên tôi nghĩ tốt nhất cứ để ông Chính tiến hành theo cách của mình. Đó là lần duy nhất Nick mất kiên nhẫn và phàn nàn với giọng đầy phẫn nộ khi lời cố vấn và chỉ dẫn nghiệp vụ của anh bị coi thường. Sự kích động của anh cũng là dấu hiệu cho thấy anh đã trở nên quan tâm rất nhiều đến sự thành công của mảng. Cũng như Từ Phúc là thành quả lao động của những người thợ làm mảng, là thiết kế của Colin Mudie, nó cũng là tạo vật của Nick, và giờ đây nhiệm vụ kỹ sư của anh đã sắp kết thúc. Rồi anh sẽ sớm phải quay về Úc để trở về công việc của anh ở viện bảo tàng, song chia tay Từ Phúc đối với anh thật đau khổ. Vì vậy, khi chúng tôi căng buồm để Từ Phúc chạy thử lần đầu tiên, tôi đã yêu cầu dứt khoát  phải để Nick là người cầm lái, và bè của chúng tôi đã lướt đi trên mặt nước yên tĩnh  như gương của Hạ Long trong làn gió dịu mát."



Thế là tôi chỉ có thể nói chuyện với bà Phái và cháu Đàm ,con gái ông Chính

Theo bà Phái kể lại, họ Phạm chuyên theo nghề chài lưới,"chã tôm" "đã có mặt tại đây ít ra là 16 đời , mà nhà thờ họ gần đó sẽ nói lên tất cả.Phạm Văn Chính (sinh 1942) mồ côi từ năm 13 tuổi nên Chính đã phải sớm tự lập .Khi đợi xe bus ,ăn bát bún ngoài đầu ngõ nhà Chính,mình được bà chủ quán,vốn là y tá thôn ,suýt xoa khen ông Chính hiền lành,khéo tay.Những người con của Chính gồm có Phạm thị Đam(sinh 1968) cũng theo nghề biển,Phạm Văn Đình (1962),Phạm Thị Đàm(1971) có chồng tên lả Vũ Hữu Dũng , Phạm Văn Tuyên (1973) đang làm ăn tại Cẩm Phả , Phạm Văn Phượng (1982) . Hỏi bà Phái là tại sao ông Tim tìm ra ông Chính thì bà nói là nhờ ông chú là Phạm Văn Lâm (đã mất) được ông Chủ tịch Yên Hưng lúc đó là Vũ Tài Chí mách việc.Nhắc cái tên ông Chí họ Vụ,mình nghĩ ông ta có họ hàng với Vũ Đình Mai,thủ trưởng Khu Đội Quảng Ninh của mình những năm 60 .Có lẽ hôm nào phải hỏi hai ông giám đốc đóng tàu Hạ Long là Nguyễn Đức Thận và Nguyễn Tuấn Anh xem mối liên hệ họ hàng này ! Hai giám đốc đều là con rể của cụ Mai mà mình có vinh dự được cụ Mai gọi là "thày giáo" trong hai năm liền .Cụ vừa là thủ trưởng vừa là học trò của mình,trong những năm 60,khi quân đội đang phơi phới tiến lên ,chuẩn bị tấn công miền Nam,hy vọng hiện đại hóa nhanh,nên lớp 7 bổ túc đã nhét vật lý nguyên tử  và nhiều khái niệm toán cao cấp !
Bà Phái cũng cho biết ,được ông Tim trả cho ít tiền,Chính đã tặng Trúc phiên dịch 1 chỉ vàng và cũng không đòi tiền mua dây mây buộc mà Trúc nhờ mua hộ .Những chuyện vặt của một thời khốn khó ,cho nên bà cũng không hiểu mình tới thăm vì lý do gì ,mà lại tặng Chính vài trăm mua  sữa .   Không thể hỏi thêm gì về quá trình làm buồm,hy vọng gặp Tuyên sẽ làm rõ những chuyện như Nick góp ý,cái buồm may sao cho hứng gió ,mà "chỉ có bố cháu mới làm buồm đi ngược gió được " (như Đàm khoe),buồm đã sửa ra sao từ bản vẽ của Colin và ý của Nick.Đó là chuyện khá lý thú mà mình phải trao đổi với Tuyên,lúc làm buồm là 20 tuổi,để từ đó so sánh được những quan niệm dân gian với những bài học sailmaking hiện đại!Con trai Đàm và Dũng là Vũ Thế Anh đã tốt nghiệp đại học ,đang làm cho công ty Âu Lạc của Đào Hồng Tuyền có thể giúp mình liên lạc để Tuyên nói lại quá trình làm buồm theo những kinh nghiệm của những người Phong Cốc.Ngôi nhà mà Chinh dựng lên hiện nay được xây vào năm 1981,có lẽ vào lúc cao trào của những chuyến ra đi và không rõ chiếc thuyền cùa Tài Lộc bị giữ tại Đầm Hà đêm 5/09/1985 có phải có tấm buồm do những người Phong Cốc làm nên hay không ?Tài Lộc, một chủ xe nổi tiếng Hòn Gai những năm 80,  nay nghe nói có mấy tiệm ăn tại Paris   Mong lắm ,ngôi nhà này,xóm này,Phong Cốc này sẽ có điểm bảo tàng về buồm cho mọi khách tham quan trong và ngoài nước biết được :Có một tấm buồm là "máy" cho chiếc mảng Sầm Sơn đã từng vượt 5500 dặm biển,suýt tiến tới California nước  Mỹ ,cho thế giới biết đây là một trung tâm dịch vụ may buồm sailmaker ,lại buồm mà Tây hay gọi là Junk sail ,chứ không phải Hongkong !Vì nhiều người vẫn thích du thuyền của mình trang bị buồm junk chứ không thích các buồm Tây hay buồm Ả Rập . Buồm có thể góp phần làm cho Phong Cốc giàu có hơn,sang trọng hơn ?