Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Tàu buồm huấn luyện của Trung Quốc

        Vào lúc này, trong khi chiếc Lê Quý Đôn (HQ-286) đã thực hiện chuyến hải trình di thăm Brunei và Malaysia thì chiếc tàu buồm huấn luyện đầu tiên của Trung Quốc mang tên 破浪 (Bolang -sóng gió . Cái tên này có lẽ là tạm thời vì theo truyền thống TQ , tên tàu huấn luyện được đặt theo các danh nhân hàng hải như Trịnh Hòa, Đặng Thế Xương , Đinh Nhữ Xương ...) vẫn còn đang được thi công tại nhà máy đóng tàu Nam Sa Quảng Châu . Cái tên này không mới , đó chính là Đóng tàu Quốc tế Quảng Châu hay từ những năm 60 thế kỷ trước ,quân ta sang đưa tàu Giải Phóng hay tàu không số về nước,  thường gọi là nhà máy Bạch Hạc Đồng , tên của địa danh nơi đặt nhà máy. Mậc dù chậm trễ trong việc đóng một con tàu huấn luyện treo buồm , vừa là môi trường tốt nhất để rèn tinh thần biển , tình đồng đội cho con cháu hậu duệ của Trịnh Hòa , vừa là thứ "trưng diện" khi đi ngoại giao quốc tế , Học viện Đại Liên đã có những bước chuẩn bị  từ khá lâu và đã giành nhiều giải thưởng quân sự quốc tế trong các cuộc thi thể thao buồm quốc tế , cũng như gửi người tham gia huấn luyện trên chiếc tàu buồm lớn nhất thế giới của Chile ...Và không phải ngẫu nhiên họ không chọn đóng tàu Bolang này tại một nhà máy phía Bắc gần với Học viện Hải quân tại Đại Liên mà chọn Quảng Châu , tại nhà máy mang tên Nam Sa , không xa với Trạm Giang , trung tâm điều hành hạm đội Nam Hải !
         Trước khi đóng chiếc Bolang, tại Học viện Đại Liên , người ta dựng nên một "tàu buồm trên cạn" để huấn luyện và được khai trương vào đầu tháng 12 năm 2016, được coi là một trung tâm huấn luyện buồm trên cạn lớn nhất thế giới với diện tích 700 mét vuông . Trung tâm như mặt boong tàu buồm thật , với buồm jib mũi , ba cột cao gần 40 mét , với các xà ngang treo buồm vuông , các buồm diều, buồm dọc ...Học viên được huấn luyện thủy nghiệp căn bản, các công việc dây nhợ, kéo buồm , trèo lên đỉnh cột với các đai bảo hiểm ...có video giám sát đánh giá. Bước trên cạn này khá quan trọng , giúp cho việc học viên nhanh chóng tiếp thu khi lên tàu buồm thật, Không phải chỉ tập trên cạn, Học viện có trang bị một số thuyền buồm huấn luyện nhỏ, các phương tện thể thao dưới nước như yacht, ván buồm, diều buồm ...
        Tàu Bolang do Trung Quốc tự thiết kế , có kích thước chủ yếu : dài 85 mét x rộng 11 mét x lượng chiếm nước trên 1200 tấn x diện tích buồm 2630 mét vuông x 50 học viên x thuyền viên ,giáo viên 86 . Như vậy về kích thước , Bolang gần gấp rưỡi chiếc Lê Quý Đôn . Qua mô hình chiếc Bolang có trên mạng , ta thấy Bolang thuộc loại tàu buồm "full- rigged" tức là ba cột đều treo buồm vuông còn Lê Quý Đôn là loại "bark/barque" chỉ treo buồm vuông trên hai cột : cột mũi và cột chính . Treo toàn buồm vuông sẽ phức tạp hơn nhưng thật đẹp, thật oách khi trưng diện hết buồm ! 
Mô hình tàu buồm Bolang , loại "full-rigged", ba cột treo buồm vuông 
Tượng mũi tàu Bolang
        Tàu Bolang số hiệu 86 ( Lê Quý Đôn 286) được khởi công làm lễ cắt tôn vào ngày 17 tháng 5/2016 tại Đóng tàu Nam Sa và  ngày 26/09/2016 , biên đội tàu được thành lập tại Quảng Châu với sự hiện diện của Phó Tư lệnh Hu Zhongming 胡中明 và Hiệu trưởng Học viện Yan Zhengming 严正明 .
Lễ thành lập biên đội tàu Bolang tại Quảng Châu
        Trong lúc con tàu Bolang chưa đóng xong , ngày 13/09/2017 vừa rồi đoàn Bolang đã đón tiếp chiếc tàu huấn luyện Esmeralda của Hải quân Chile , chiếc tàu buồm lớn nhất thế giới với LBdD= 109,8 x 13,1 x 7 mét x 3754 tấn , ghé thăm Thượng Hải trong 7 ngày dưới sự chỉ huy cùa Thuyền trưởng Carlos Schneider .
Chào mừng tàu Esmeralda tới Thượng Hải