Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

VỎ TÀU THUYỀN CÓ THỂ KHÂU LẠI VỚI NHAU KHÔNG


Một câu hỏi như vậy trên  một tờ báo Xuân có thể được coi là quá dớ dẩn ? Ngày nay , các tấm thép của một con tàu được gắn với nhau bằng nhiều cách hiện đại như hàn TIG, hàn MIG mà xưa kia phải hàn thủ công . Ngay các tấm vản của thuyền gỗ dân gian hiện nay cũng được nối với nhau bằng đinh bằng mộng, các khe hỡ được trét xảm kín nước, chuyện khâu buộc vỏ thuyền có vẻ như việc làm  đồ chơi trẻ con . Nhưng thực ra , công nghệ nối kết vàn thuyền vời nhau bằng dây đã tồn tại ở nước ta khá lâu , và ngày nay , vẫn cỏn dùng phổ biến tại Ấn Độ qua các phim của chương trình Discovery chiếu trên tivi nước ta . Thế giới biết tới các con thuyền khâu của ta bắt đầu từ những bản vẽ của một nhà tu hành
Từ những hình vẽ cũa một cha đạo
Cadiere vẽ mặt cắt thuyền khâu
Cadiere là linh mục Công Giáo cai quản một địa phận tỉnh Quảng Bình vào những năm 30  của thế kỷ trước . Ngoài việc chăm sóc phần hồn cho giáo dân mà phần lớn là người đi biển, ông còn dành thỉ giờ nghiên cứu phong tục, tập quán , nghề nghiệp của dân địa phương và đã trở thành một nhà dân tộc học nổi tiếng. Những bài của ông viết trên tạp chí của Viễn Đông Bác Cổ  thời bấy giờ đã cho thế giới về những làng chải, phương thức đóng thuyền bè …Và không chỉ có lời văn, ông còn mô tả công nghệ đóng thuyền với những bản vẽ có đủ mặt cắt để người đọc có thể dễ dàng hình dung . Nhìn vào hình vẽ mặt cắt như của một kỹ sư kết cấu thuyền bè ta có thể thấy cách ghép thuyền của bà con như sau . Hai tấm ván kế cận được khoan chìm những lỗ để luồn dây mây . Dây được luồn qua , siết chặt lại , được cái thanh chèn như một cái nêm làm tăng độ căng ,khiến cho hai tấm ván sát nhau, không còn khe hở . Nhiều năm trôi qua, dân ta không còn dùng công nghệ buộc dây nữa mà đã làm kín vỏ thuyền bằng những sản phẩm thiên nhiên độc đáo . Tuy vậy, có một người hoài cổ, vẫn muốn chế tạo một chiếc thuyền khâu để về trưng bày tại trường học của mình . Đó là ông John Doney ,
Công nhân Quảng Bình đang gia công
chiếc thuyền khâu theo yêu cầu của John Doney
một cựu sỹ quan hải quân Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam. Quay trở lại vùng biển mà ông đã gắn bó trong chiến tranh, ông tiếp tục nghiên cứu  những con thuyền dân gian dọc ven bờ giải chữ S mà trước đây ông chỉ tập trung khám xét, tra hỏi và  càng say mê, yêu mến hơn những con thuyền này nên tổ chức hẳn một “Quỹ khôi phục di sản thuyền gỗ Việt Nam “ . John khệ nệ đem về bang Washington nước Mỹ nào thúng chai , thuyền nan , các loại mái chèo . Và ông cho làm hẳn một chiếc thuyền khâu tại Quãng Bình theo đúng công nghệ dân gian của cha ông ta ngày xưa .  Thật đáng tiếc , Doney đã qua đời sau một vụ tai nạn xe hơi vào đúng dịp Giáng Sinh năm 2009 nên toàn bộ chương trình về thuyền Việt Nam do ông khởi xướng bị dang dở.
Tới kho đồ cổ của một lương y   
Tại thị trấn Châu Ổ Bình Sơn Quảng Ngãi có một hiệu thuốc đông y có tên gọi
Những di vật còn sót lại của chiếc “thuyền dây” bị chết cháy
mà Lâm Dũ Xênh thu lượm , cho ta thấy rõ lỗ khoét và dây buộc  
là Bố Dy . Ngoài công việc bốc thuốc, giới văn hóa nước ta còn biết tới ông chủ Lâm Dũ Xênh như một nhà sưu tầm cổ vật có hạng , với các loại đồ gốm, tiền bạc cổ … Đặc biệt, Lâm còn sưu tấm những di vật của thuyền bè đắm , vì thị trấn náy không xa với vũng Bình Châu được coi là nghĩa địa thuyền bè. Cả một đoàn các nhà dân tộc hàng hải quốc tế do Jun Kimura cầm đầu , với lỉnh kỉnh các dụng cụ hiện đại đã tới ngôi nhà trưng bày thuyền cổ của ông Lâm để sao chụp, quét 3D những thanh gỗ cháy xám đen , được vớt lên từ một chiếc tàu gỗ cổ xưa mà vì nó buộc chằng chit  dây dợ nên bà con ngư dân gọi nó là “tàu dây” . Từ những chén bát, tiền bạc còn sót lại, các nhà nghiên cứu kết luận nó là một chiếc thuyền gỗ khâu bằng dây  của vùng Trung Đông từ thế kỷ thứ 8- thứ 10 , đã vượt biển sangTrung Hoa buôn bát đĩa .Trên đường trở về , ngang qua vùng Bình Châu Quảng Ngãi thì gặp tai nạn, thuyền cháy và chìm . Xem qua , ta thấy công nghệ “khâu thuyền” không chỉ dùng cho thuyền nhỏ đi sông mà còn dùng cho cả các tàu thuyền vượt đại dương
Có phải là thuyền của Nguyễn Trung Trực
Thuyền khâu tại Cửa Cạn Phú Quốc . Theo truyền thuyết , đó là thuyền của
người anh hùng Nguyễn Trung Trực 
 Có hai nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam: Nguyễn Ánh – Gia Long và Nguyễn Trung Trực, mỗi người chiến đấu vì một mục đích khác nhau. Tuy nhiên cả hai có một điểm chung, khi thất thế, họ đều chạy ra Phú Quốc để lánh nạn.  Giữa năm 1783 quân Tây Sơn tiếp tục Nam tiến tấn công Nguyễn Ánh. Thế quân Tây Sơn lúc này rất mạnh, Nguyễn Ánh phải trốn chạy ở hầu khắp vùng sông nước Nam Bộ. Tuy nhiên đi đến đâu cũng bị quân Tây Sơn truy kích. Trong thế đường cùng, Nguyễn Ánh cùng tàn quân phải trốn chạy ra đảo Phú Quốc. Chính hòn đảo này đã cưu mang ông để sau này ông quay lại đất liền thu phục binh lực, đánh bại Tây Sơn, lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1802.
Một nhân vật lịch sử nổi tiếng khác – Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1839 -1868), thủ lĩnh phong trào chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, lúc lâm nguy cũng đã phải chạy ra đảo Phú Quốc. Rạng sáng ngày 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực bất ngờ đánh úp đồn Kiên Giang , tiêu diệt 5 viên sỹ quan Pháp, 67 lính, thu nhiều súng đạn. Tuy nhiên sau chiến thắng này, vài ngày sau Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho điều động lực lượng phản công. Do quân địch quá mạnh, Nguyễn Trung Trực phải rút về Hòn Chông (Kiên Lương) rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc, đóng quân tại vùng rừng ở xã Cửa Cạn. Đến tháng 9/1868, Pháp tiếp tục điều động lực lượng hùng hậu ra đảo Phú Quốc truy đuổi nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Nghĩa quân đã chống cự lại quyết liệt hàng tháng trời ròng rã trên đảo. Sau khi bắt được Nguyễn Trung Trực, ngày 27/10/1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá. Trước khi hi sinh, ông còn làm thơ và khẳng khái tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” . Sau khi Nguyễn Trung Trực hi sinh, đình thờ vị anh hùng dân tộc khí phách hiên ngang này mọc lên ở hầu khắp các tỉnh miền Tây. Tại đình thờ ở vùng rừng thuộc ấp 2, xã Cửa Cạn (Phú Quốc), người dân còn xây một ngôi nhà dài để lưu giữ chiếc ghe được cho là nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã dùng để chiến đấu . Tuy nhiên , cũng có một ý kiến khác cho là , chiếc ghe còn đang lưu giữ có thể là của Nguyễn Ánh vì giai đoạn nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực ở trên đảo này rất ngắn . Dù ai là chủ sở hữu chiếc thuyền này, về góc độ công nghệ, ta thấy rằng đó là một chiếc thuyền khâu còn lưu lại khá hoàn chỉnh, cần được bảo dưỡng cho công tác nghiên cứu toàn diện dưới góc độ dân tộc học hàng hải . Mà công việc đó rất cần tới lý thuyết tàu thuyền, các bản vẽ 2D, 3D …như các nhà nghiên cứu nước ngoài vào nghiên cứu tại nước ta . Trong khi đó, việc nghiên cứu thuyền bè hiện nay chủ yếu được thực hiện bởi các nhà KHXH như khảo cổ, bảo tàng … thiếu vắng các kỹ sư công nghệ .Hy vọng rằng câu chuyện vào mùa Xuân này phần nào lôi kéo được các bạn trẻ trong công nghiệp đóng tàu hướng về thuyền bè dân tộc, để góp phần lưu giữ các giá trị của tổ tiên , soi sáng cho bước đi tương lai . 
ĐỖ THÁI BÌNH