Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Sổ Tay Công Nghệ Đóng Tàu

Thân gửi cộng đồng đóng tàu và sử dụng tàu

Cùng với việc chế tạo kho nổi FSO5 và tàu chở ô tô 4900 xe cũng như các tàu chở khí LPG,tàu dầu khổng lồ …,ngành đóng tàu nước ta đã tiếp cận với những vấn đề công nghệ đóng tàu mới nhất của thế kỷ 21 ,đang sử dụng các phần mểm tính toán mới nhất cho phép thực hiện các công nghệ gia công nhóm,lắp ráp module ,với những trang bị công nghệ mới ,các máy CNC,các dây chuyền gia công tấm panel….Không rõ hiệu quả kinh tế của việc du nhập công nghệ mới ra sao,nhưng trước tình hình đầu tư quá nhanh trong một thời gian ngắn ,bên cạnh những yếu tố tích cực,nhiều vấn đề mới cũng nẩy sinh (váo lúc này khi Vinashin xẻ ba ,nhiều vần đề cần nói ,nhưng không trong phạm vi Sổ tay này) như tính đồng bộ,tính hợp tác và phân công sản xuất trong một quy hoạch đồng bộ và đòi hỏi đầu tư theo một tiến trình chặt chẽ ,để sử dụng hiệu quả ,vai trò đầu tầu để kéo cả ngành cùng tiến lên ,tránh lãng phí….cũng cần được xem xét nghiêm túc .Với tư cách là một người nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy một thiếu vắng lớn trong toàn cảnh đầu tư công nghệ đóng tàu ,đó là thiếu các sách vở tài liệu tra cứu có tính công cụ ,vừa bổ sung cho công tác giáo dục tại các trường hiện nay còn đầy khiếm khuyết ,vừa giúp cho ngành có những tổng kết chung về công nghệ…Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn “Sổ Tay Công Nghệ Đóng Tàu “ này (sau đây gọi tắt là Sổ Tay)

Trước hết,chúng ta cần điểm qua các tài liệu về công nghệ đóng tàu bằng tiếng Việt trong tủ sách hiên nay.Chúng tôi đã thống kê được các sách có trong bảng 1

Bảng 1-Danh sách các tài liệu công nghệ đóng tàu bằng tiếng Việt đã xuất bản :

1

KuzmenkoV.K.,Fedorov N.A.,Frid E.G. ,Đỗ Thái Bình dịch

Sổ tay của người lắp ráp tàu thủy

Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1977

2

Nguyễn Đức Ân, Hồ Quang Long, Dương Đình Nguyên

Sổ tay kỹ thuật đóng tàu thủy. T.1,2, 3

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1982

3

Benkovsky Đ.Đ ,Đỗ Thái Bình,Hồ Quang Long,Ngô Cân dịch

Công nghệ sửa chữa tàu thủy

Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1984

4

Nguyễn Văn Phổ

Công nghệ đóng và sửa chữa vỏ tàu thép

Trường Trung học đường thủy tháng 7-1985

5

Nguyễn Minh Tân;Nguyễn Văn Chí;Lê Hữu Chương.Đọc duyệt :Nguyễn Đức Lâm,Nguyễn Văn Thịnh ;Mai Văn Kô;Đào Quốc Ấn Trường Công nghệ Cơ khí Đóng tàu I

Công nghệ đóng mới và sửa chữa vỏ tàu thép

Giao thông Vận tải,Hà nội 1986. - 321tr ; khổ 19cm.

6

Nguyễn Văn Hân - Ngô Hồng Quân

Công nghệ đóng mới tàu thủy (giáo trình)

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam-Hải Phòng

Một loạt các tài liệu tổng kết công nghệ của Cục Cơ Khí,tiền thân của Vinashin ,in roneo trong các năm 1966-1975 về các vấn đề :Phóng dạng,Hàn chân vịt,sơn tàu thủy

Qua bảng tổn hợp tài liệu trên,chúng ta thấy rằng hiện nay ,đang rất thiếu những sách công cụ giúp cho những người làm công tác đóng tàu,quản lý tàu tra cứu.Kiểm tra các tài liệu có liên quan tới vấn đề này ,chúng tôi thấy nổi bật có những cuốn sách :

1/ Richard L.Storch,Howard M. Bunch, Richard C. Moore - Ship Production do SNAME xuất bản 2007

2/D.J.Eyres –Ship Construction do Heinemann và Butterworth xuất bản lần thứ 6 năm 2007

3/Thomas Lamb chủ biên –Ship Design and Construction –SNAME xuất bản 2007

4/船体工艺手册 黄浩主编 陈建亮, 李良钧, 袁善达,陈洁群,李启光,程金星 国防工业出版社 1989 Sổ Tay Công Nghệ Đóng Tàu do Hoàng Hạo chủ biên với nhóm biên soạn gồm Trần Kiến Lượng,Lý Lương Quân,Viên Thiện Đạt,Trần Hạo Quần ,Lý Khởi Quang,Trình Kim Tinh nhà xuất bản Công Nghiệp Quốc Phòng Bắc Kinh Trung Quốc xuất bản năm 1989

Trong bốn cuốn sách nói trên ,cả ba cuốn trên là những giáo trình công phu ,được biên soạn bởi tập thể những nhà nghiên cứu công nghệ tập hợp quanh Hội Đóng Tàu Hoa Kỳ SNAME ,phản ánh những thành quả công nghệ Âu Mỹ Nhật mới nhất.Chỉ có cuốn thứ ba ,với độ dày 1300 trang thực sự là một cuốn cẩm nang ,phản ánh trình độ công nghệ đóng tàu của Trung Quốc và thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước .Để phục vụ cho hiện đại hóa công nghiệp đóng tàu,Trung Quốc đã tập hợp cả một ban biên tập từ nhiều nhà máy ,đặc biệt là những nhà máy quân đội hay dân sự phục vụ cho quốc phòng ,với những nghiên cứu về Âu Mỹ mới nhất lúc bấy giờ,đưa các vấn đề áp dụng CAD/CAM,máy CNC ,công nghệ nhóm ,các máy trắc đạc …vào trong đóng tàu .Bởi vậy,trong khi biên soạn cuốn Sổ Tay đóng tàu này,chúng tôi nghiên cứu khá kỹ cách làm của nhóm Hoàng Hạo và cũng thấy rõ những tham khảo đã cũ cần thay mới

Dựa trên tình hình thực tế và các tài liệu tham khảo,chúng tôi biên soạn một cuốn Sổ Tay với đầu đề là “Sổ Tay Công Nghệ Đóng Tàu” với nội dung các chương mục như sau:

Phần thứ nhất-Một số vấn đề căn bản

Chương 1.1 Căn bản về thiết kế tàu

1.1.1.Phân loại tàu

1.1.2 Kích thước chủ yếu của tàu

1.1.3.Ước tính trọng lượng thân tàu

1.1.4.Các giai đoạn thiết kế tàu

1.1.5 Các ký hiệu thường dùng trong thiết kế tàu

1.1.6.Ký hiệu,mã hóa các tài liệu công nghệ đóng tàu

1.1.7.Ký hiệu các văn kiện công nghệ

Chương 1.2-Căn bản thiết kế kết cấu tàu

1.2.1 Các hình thức kết cấu tàu

1.2.2 Các phương pháp cơ bản thiết kế kết cấu tàu

1.2.3. Một số quy định đối với kết cấu thân tàu

1.2.4. Tính công nghệ của kết cấu tàu

1.2.5 Một số hình thức các nút kết cấu tàu điển hình

1.2.6.Các kiểu vát mép kết cấu tàu thường dùng

Chương 1.3 Căn bản thiết kế công nghệ đóng tàu

1.3.1.Nguyên tắc trong khi thiết kế công nghệ đóng tàu

1.3.2.Nội dung cơ bản trong thiết kế công nghệ đóng tàu

1.3.3.Hệ thống mã hóa kết cấu trong khi thiết kế công nghệ

1.3.4 Phát triển và thực nghiệm thiết kế công nghệ đóng tàu

Chương 1.4 Kiểm nghiệm tàu

1.4.1 Các Đăng kiểm và các tỏ chức quốc tế về hàng hải

1.4.2.Các quy phạm

1.4.3 Kiểm tra tàu và cấp đăng ký

Phần thứ hai :Vật liệu đóng tàu

Chương 2.1.Thép

2.1.1.Phân loại thép,tên và ký hiệu

2.1.2 Tính năng của thép

2.1.3.Các nguyên tố hợp kim và ảnh hưởng tới tính năng thép

2.1.4.Tổ chức nội bộ của thép

2.1.5 Xử lý nhiệt thép

2.1.6.Thành phần thép cacbon,tính năng và yêu cầu sử dụng

2.1.7 Thành phần thép cacbon dùng trong đóng tàu,tính năng và yêu cầu sử dụng

2.1.8 Thành phần thép hợp kim,tính năng và yêu cầu sử dụng

2.1.9.Thép dùng cho các kết cấu giàn khoan

2.1.10 Đối chiếu các ký hiệu gang thép của các nước

2.1.11 Thử nghiệm thép đóng tàu

2.1.12. Kiểm tra chất lượng thép đóng tàu

2.1.13.Yêu cầu trong khí tính toán thiết kế thép dóng tàu

2.1.14 Sử dụng thép đóng tàu trong thi công

2.1.15.Chất lượng thép,kích thước và các yêu cầu khác

Chương 2.2.Nhôm

2.2.1 Phân loại nhôm,tên và ký hiệu

2.2.2. Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới tính năng nhôm

2.2.3.Xử lý nhiệt hợp kim nhôm

2.2.4.Xử lý oxy hóa hợp kim nhôm

2.2.5.Yêu cầu cơ bản đối với tính năng các hợp kim nhôm dùng trên tàu

2.2.6.Thành phần và tính năng các hợp kim nhôm

2.2.7.Tiêu chuản chất lượng hợp kim nhôm

2.2.8.Yêu cầu thiết kế hợp kim nhôm dùng trong đóng tàu

2.2.9.Chất lượng hợp kim nhôm,kích thước mặt cắt và các yêu cầu khác

Chương 2.3.Gỗ

2.3.1.Tính năng chủ yếu của gỗ

2.3.2.Phân loại khuyết tật gỗ

2.3.3.Xử lý gỗ :sấy khô,chống mọt ,phòng cháy

2.3.4 Yêu cầu chất lượng gỗ dùng trong đóng tàu

2.3.5 Quy cách gỗ dùng trong đóng tàu

2.3.6 Gỗ dán

Phần thứ ba-Công nghệ đóng tàu

Chương 3.1.Lựa chọn phương án đóng tàu

3.1.1 Lộ trình công nghệ đóng tàu

3.1.2.Nghiên cứu các yếu tố năng lực đóng tàu

3.1.3.Nguyên tắc chọn phương án công nghệ đóng tàu

3.1.4.Chia phân đoạn

3.1.5.Các giai đoạn đóng tàu và phương pháp đóng

3.1.6.Cơ giới hóa và tự động hóa trong đóng tàu

Chương 3.2.Chuẩn bị công nghệ đóng tàu

Chương 3.3.Phóng dạng và hạ liệu

3.3.1 Các phương pháp phóng dạng và hạ liệu

3.3.2 Các phương pháp khai triển phóng dạng các kết cấu tàu

3.3.3-Dưỡng và thảo đồ

3.3.4-kiểm tra công tác phóng dạng

3.3.5-các đường lý thuyết của kết cấu thân tàu

3.3.6-lượng dư kết cấu thân tàu

3.3.7-Ký hiệu gia công khi hạ liệu

3.3.8-Công cụ để phóng dạng và hạ liệu

Chương 3.4.Gia công vỏ tàu

3.4.1.Các phương pháp gia công vỏ tàu

3.4.2.Phân tích lộ trình công nghệ gia công các kết cấu tàu điển hình

3.4.3.Cắt và bào mép

3.4.4.Cắt đột

3.4.5.Cắt bằng khí

3.4.6.Uốn nguội

3.4.7.Uốn nóng

3.4.8 Thiết kế và sử dụng khuôn ép

3.4.9.Nguồn nhiệt trong cắt khí và gia công nhiệt

3.4.10.Ứng dụng công nghệ nhóm trong khi gia công vỏ tàu

Chương 3.5 Lắp ráp thân tàu

3.5.1.Thiết kế và thi công bệ lắp ráp

3.5.2.Gia cường tạm thời các kết cấu thân tàu

3.5.3.Trình tự công nghệ hàn lắp ráp các kết cấu tàu điển hình

3.5.4.Trình tự công nghệ hàn lắp ráp các phân đoạn và tổng đoạn điển hình

3.5.5.Trình tự công nghệ đấu đà điển hình

3.5.6.Đường đối chiếu ,đường kiểm tra trong khi lắp ráp

3.5.7.Kẻ các đường kiểm tra ,đo đạc

3.5.8.Kiểm tra chất lượng đóng tàu

3.5.9.Các biến dạng thân tàu và cách xử lý và dự phòng

3.5.10.Các khuyết tật thường gặp trong khi lắp ráp và cách xử lý

3.5.11.Yêu cầu công nghệ với việc lắp ráp tàu

3.5.12.Công cụ và thiết bị thường dùng trong lắp ráp tàu

3.5.13.Dây chuyền lắp ráp phân đoạn phẳng (tấm panel)

Chương 3.6 Hàn

3.6.1.Các phương pháp hàn

3.6.2.Ký hiệu mối hàn thân tàu ,các loại và ký hiệu hàn giáp mối

3.6.3 Quy cách hàn

3.6.4 Vật liệu hàn

3.6.5.Các tham số hàn

3.6.6.Thiết kế sức bền mối hàn

3.6.7.Tính toán biến dạng hàn

3.6.8.Một số quy định của Quy phạm đối với thiết kế mối hàn thân tàu

3.6.9.Công nghệ hàn một số kết cấu thân tàu điển hình

3.6.10.Kiểm tra chất lượng mối hàn

3.6.11.Phân tích khuyết tật mối hàn và xử lý

3.6.12.Kiểm tra cấp bằng thợ hàn tàu

3.6.13.Bào mép bằng hồ quang

3.6.14.Vật liệu hàn

Chương 3.7.Hỏa công nắn chỉnh

3.7.1.Nguyên lý hỏa công nắn chỉnh

3.7.2.Phương pháp chủ yếu hỏa công nắn chỉnh

3.7.3.Các tham số hỏa công nắn chỉnh

3.7.4.Trình tự công nghệ hỏa công nắn chỉnh điển hình

3.7.5.Hỏa công nắn chỉnh một số biến dạng điển hình các kết cấu tàu

3.7.6.Dùng đồ gá trong khi hỏa công

3.7.7.Yêu cầu công nghệ với việc hỏa công nắn chỉnh thân tàu

Chương 3.8.Thử kín nước

Chương 3.9.Cẩu và vận chuyển

3.9.1.Cơ sở lực học trong khi cẩu và vận chuyển

3.9.2. Chọn một số các yếu tố công nghệ trong khi cẩu và vận chuyển thân tàu

3.9.3. Các loại công cụ dùng trong cẩu và vận chuyển

3.9.4 Cần trục

3.9.5 Dầm cẩu và các đầu nâng từ tính

3.9.6.Xe vận chuyển phân đoạn

3.9.7.Phương pháp cẩu lật một số phân đoạn điển hình

3.9.8.Xác định các yếu tố trong khi cẩu phân đoạn

3.9.9.Yêu cầu công nghệ trong khi cẩu và cẩu lật phân đoạn

Chương 3.10 Sơn tàu thủy

3.10.1 Gỉ mòn thân tàu và cách phòng chống

3.10.2 Công nghệ làm sạch thân tàu

3.10.3.Các tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt thân tàu

3.10.4 Phân loại các loại sơn

3.10.5.Yêu cầu và đặc tính của các loại sơn tàu thủy

3.10.7.Đặc điểm sơn giàn khoan

3.10.8.Thiết kế công nghệ sơn tàu

3.10.9.Quản lý chất lượng sơn tàu

3.10.10 An toàn lao động trong công tác làm sạch và sơn

Chương 3.11.Hạ thủy

3.11.1.Đà tàu

3.11.2.Phương pháp hạ thủy tàu

3.11.3.Đường trượt hạ thủy

3.11.4.Trang bị máng trượt hạ thủy dọc

3.11.5.Trang bị hạ thủy bằng bi lăn

3.11.6 Bôi trơn đường trượt

3.11.7 Tính toán hạ thủy dọc

3.11.8.Trính tự công nghệ chuẩn bị và thao tác hạ thủy dọc

3.11.9 Phân tích sự cố hạ thủy dọc

Chương 3.12 Kiểm tra độ chính xác trong đóng tàu

3.12.1.Độ chính xác trong đóng tàu

3.12.2.Sai số cho phép trong đóng tàu

Đối tượng sử dụng :ngoài những người trực tiếp làm công tác công nghệ,thiết kế,kiểm tra trong đóng mới và sửa chữa tàu,cuốn sách còn là nguồn tham khảo tốt cho các nhà quản lý

11 nhận xét:

  1. bác bình ne.bác cho e hỏi linh download sổ tay công nghệ đóng mới ở đâu vây?

    Trả lờiXóa
  2. bac oi?? link dowload o dau vay? pac' chia se cho em voi. leduydang@yahoo.com.vn

    Trả lờiXóa
  3. Mong có ý kiến của anh Bình:
    http://phanvinhtri.wordpress.com

    Trả lờiXóa
  4. Thấy cuốn sách có nhiều vấn đề hay.Vậy anh Bình có thể cho em sở hữu cuốn sách được không anh.Hiện đang rất cần anh có thể giúp em không được không ạ.Em cảm ơn anh.Chúc anh sức khỏe.
    Có gì liên hệ em qua dovanquangdt1@gmail.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuốn sách sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2016

      Xóa
  5. Em học kĩ thuật tàu thủy. Có thể cho em xin làm đồ án với ạ. 5590913@gmail.com

    Trả lờiXóa
  6. xin hỏi bây giờ em có thể mua cuốn này ở đâu,trong tay em hiện chỉ có duy nhất chương : hạ thủy,mong Bác giúp đỡ

    Trả lờiXóa
  7. Cho em hỏi mua sách này ở đâu?

    Trả lờiXóa
  8. Cháu chào chú, chú có thể vui lòng cho cháu hỏi làm sao để có được cuốn sách này ạ? Cháu cảm ơn. Rất mong nhận được phản hồi từ chú

    Trả lờiXóa