Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

CẦN NGHIÊN CỨU SÂU VỀ TRỊNH HÒA



Bên bản sao như thật chiếc thuyền Trịnh Hòa tại Bảo Tàng Nam Kinh tháng 05-2010
Một lần nữa câu chuyện Trịnh Hòa lại được Trung Quốc đưa lên thành mục tiêu điểm trong chiến lược bành trướng của mình.Là người Việt Nam chúng ta cần hiểu sâu,hiểu đúng về Trịnh Hòa ,tránh mắc mưu tuyên truyền của họ.Bản thân tôi,mùa động năm 2005 đã tự tới huyện Tấn Ninh,Côn Minh tham dự lễ 600 năm chuyền đi Trịnh Hòa và tháng 05 năm nay,tới Nam Kinh thăm mộ gió của Trịnh Hòa và nhà bảo tàng Tam Bảo.Vấn đề Trịnh Hòa tôi sẽ đưa dần lên blog,hôm nay xin giới thiệu bài báo trên BBC


Trịnh Hòa và ngoại giao 'hòa bình'
Zoe Murphy
BBC News
Đô Đốc Trịnh Hòa từng bị lãng quên vài trăm năm
Cao hơn 2,1m, Đô đốc hải quân Trung Hoa Trịnh Hòa đã lãnh đạo đội quân hùng mạnh với 300 chiếc thuyền và khoảng 30.000 quân.
Vốn là thái giám gốc Hồi Giáo, ông qua đời năm 1433, thọ 62 tuổi và được chôn cất ở Nam kinh.
Tháng sau các nhà khảo cổ sẽ bắt đầu khai quật ngoài khơi Kenya để xác định một xác tàu được tin là thuộc về nhân vật mà theo giới sử gia thì đã tạo ra hứng khởi cho câu chuyện Thủy thủ Sinbad.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đến quốc gia châu Phi trong tuần này với hy vọng xác tàu này sẽ cung cấp bằng chứng về mối liên hệ đầu tiên giữa Trung Quốc và miền đông châu Phi.
Ra khơi cách nay trên 600 năm, hạm đội của Trịnh Hòa đã thực hiện bảy chuyến đi đầy anh hùng, đến vùng Đông Nam Á, Trung Đông, và châu Phi.
Một số người còn nói thậm chí ông đã đến cả châu Mỹ, vài chục năm trước ngày nhà thám hiểm nổi tiếng châu Âu Christopher Columbus, mặc dù câu chuyện này vẫn đang gây tranh cãi sâu rộng giữa các nhà viết sử.
Trịnh Hòa, được biết đến như Đô đốc thái giám Tam Bảo, đem theo quà cáp của hoàng đế Trung Quốc trên chiếc bảo thuyền dùng để chứa các loại hàng hóa quý báu như vàng, đồ gốm và lụa.
Các chiếc thuyền này đã mua bán dọc theo tuyến đường đã định hình trong thế giới Ảrập để mua ngà voi, và thậm chí con hươu cao cổ đầu tiên của Trung Quốc, trong chuyến đi vận động các nước thừa nhận triều đại mới của nhà Minh.
Nhưng chỉ trong vài năm sau ngày chết, dường như Trịnh Hòa bị loại khỏi tâm trí dân chúng, và sau nhiều thế kỷ huyền thoại về ông bị bỏ qua khi Trung Quốc quay lưng lại với thế giới và bước vào một giai đoạn dài cách ly.
Bây giờ Trịnh Hòa lại nổi tiếng trở lại, và đằng sau sự khôi phục ấy không chỉ là sự tò mò lịch sử đơn thuần.
Xác tàu
Chiếc tàu bị đắm được tin là thuộc về hạm đội của Trịnh Hòa, đến thị trấn bờ biển Malindi vào năm 1418.
Người Trung Quốc có vẻ tự tin sẽ tìm thấy xác tàu gần quần đảo Lamu, nơi người ta tìm được các mảnh vỡ đồ gốm từ thời Minh.
Chính phủ Trung Quốc đầu tư 3 triệu USD cho dự án liên kết kéo dài ba năm, mà Kenya nói hy vọng sẽ đưa ra các phát hiện quan trọng về mối quan hệ sơ khai giữa Trung Quốc và châu Phi.
Người ta tin sẽ tìm thấy xác tàu đắm ở ngoài khơi Kenya
Giới phân tích nói câu chuyện này rất hợp với chính sách ngoại giao của Trung Quốc với các nước châu Phi, được thực hiện để bảo đảm nguồn khoáng sản và ảnh hưởng chính trị.
Trịnh Hòa, mà phiên âm tiếng Anh thường là Zheng He hay Cheng Ho, vốn đã được coi là anh hùng dân tộc: được đảng cộng sản Trung Quốc coi là người tiên phong trong chính sách "mở cửa" của Trung Quốc một lần nữa đưa Trung Quốc thành cường quốc thế giới.
"Sự đi lên của Trung Quốc kéo theo nhiều lo ngại," theo Geoff Wade từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore."
"Trịnh Hòa được trình bày như một biểu tượng của sự mở cửa của Trung Quốc ra thế giới, một đại sứ của hòa bình và hữu nghị - hai chữ đó hầu như luôn xuất hiện mỗi khi Trịnh Hòa được nhắc đến bên ngoài Trung Quốc," lời GS Wade.
Trong các cuộc nói chuyện với lãnh đạo khối ASEAN hồi đầu năm, ủy viên quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, cũng là nhân vật hàng đầu trong chính sách đối ngoại, nói: "Tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng Trung Quốc không đáng sợ."
Các chuyến hải trình của Trịnh Hòa, ông nói, là để đem "đồ gốm, lụa và trà hơn là máu, cướp hay thuộc địa" - nhắc đến các biện pháp bạo lực mà các nước thực dân phương Tây từng dùng.
"Đến hôm nay, Trịnh Hòa vẫn được nhớ đến như một đại sứ của hữu nghị và hòa bình," ông Đới nói.
'Tiện dụng'
Trịnh Hòa là đô đốc hải quân của thời đại "đế chế", khi không có biên giới, không có giới hạn vùng biên, theo chuyên gia về Trung Quốc Edward Friedman.
"Chuyến du hành là các sự kiện lớn thực sự - thành tựu của Trịnh Hòa là kỳ diệu và đặc biệt vào thời điểm đó," theo GS Friedman từ Đại học Wisconsin-Madison.
Nhưng chi tiết từ câu chuyện của Trịnh Hòa được diễn giải khác nhau, và phiên bản cổ động cho chính phủ Trung Quốc bỏ qua lịch sử để phục vụ chính sách ngoại giao, ông nói.

Con tàu của Trịnh Hòa biến thành biểu tượng "mở cửa" của Trung Quốc
Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, được coi là kiến trúc sư trưởng cho quá trình "mở cửa" Trung Quốc hồi thập niên 1980 nói Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi quyền bá chủ.
Và chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều lần nói phát triển hòa bình là chọn lựa chiến lược của chính phủ Trung Quốc.
GS Geoff Wade là sử gia từng dịch các tài liệu thời Minh liên quan đến các chuyến đi của Trịnh Hòa, không đồng ý với các mô tả về một nhà thám hiểm hiền hòa.
Ông nói các tài liệu lịch sử cho thấy các con thuyền châu báu chở vũ khí tối tân và tham gia ít nhất ba cuộc giao tranh lớn ở Java, Sumatra và Sri Lanka.
"Bởi vì hoàn toàn không có phân tích mang tính phê bình đối với các văn bản đó, thậm chí ngay cả hiện nay - quyền viết sử vẫn ở trong tay nhà nước - rất khó cho người Trung Quốc coi nhà nước là nguy hiểm, bành trướng, hay hiếu chiến đối với các nước láng giềng."
"Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc được nuôi dưỡng trên sự thiếu hiểu biết về các quan hệ trong quá khứ. Cách thể hiện Trịnh Hòa là một phần trong đó."
Hội Trịnh Hòa quốc tế ở Singapore không đồng ý với "tư tưởng phương Tây", và nói các trận chiến mà ông tham gia chỉ là trả đũa hoặc là diệt cướp biển.
"Các sự kiện đó khó có thể là trận chiến thực sự trên thực tế mà thay vào đó, thể hiện rõ chính sách ngoại giao hòa bình của Trịnh Hòa," theo phát ngôn nhân của hội Chen Jian Chin.
Nhiều lớp vỏ khác nhau bao quanh câu chuyện huyền thoại về nhà hàng hải cổ đại Trung Quốc.
Theo truyền thuyết Kenya, một số thủy thủ từ con thuyền bị đắm của ông sống sót và được phép ở lại, kết hôn với phụ nữ địa phương.
Có tin nói các xét nghiệm DNA cho ra bằng chứng về nguồn cội Trung Hoa và một phụ nữ Kenya, Mwamaka Shirafu, được cấp học bổng để học y học Trung Hoa ở Trung Quốc, nơi bà đang sống.
"Bà cũng là một biểu tượng của hòa bình quốc tế và hữu nghị như bất kỳ di sản lịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét