Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa

Dù không được vào tận bên trong khoang tàu, nhưng một số chi tiết về nội thất của tàu đã được hé lộ qua ô cửa vào.
Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 1Chiều ngày 23/1/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa lần cuối cùng để đón Tết. Trong khi chuẩn bị thử nghiệm, một số chi tiết về hệ thống máy móc bên trong của tàu đã được hé lộ. Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 2Khoang vận hành rất chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người thao tác tất cả các công việc, từ kiểm tra radar, thiết bị định vị, cho đến vận hành di chuyển từ động cơ cho đến chân vịt, bánh lái, hệ thống không khí tuần hoàn. Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 3Khoang tàu chi chit những thiết bị và gần như không có không gian cho sự sửa chữa, kiểm tra.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 4 Máy bơm để đưa nước vào hoặc ra trong các khoang chứa nước phục vụ việc lặn nổi của tàu ngầm. Tàu Trường Sa bố trí hai khoang chứa nước ở đầu và đuôi tàu.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 5 Bảng điều khiển nguồn điện cho việc vận hành hệ thống không khí tuần hoàn AIP, các thiết bị chiếu sáng, máy móc. Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 6 Bình nhiên liệu oxy lỏng của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 7 Có rất nhiều đồng hồ và mỗi chỉ số đều cần có sự theo dõi một cách chặt chẽ và thường xuyên. Công nhân của xưởng sản xuất, anh Luật cho biết: ““Lý do khiến việc chú Hòa thử nghiệm không thành lần này vì khoang tàu rất nhỏ, chỉ đủ 1 người xoay sở, trong khi đó, có hàng chục cái van, nút ấn cần điều chỉnh, và hàng chục cái đồng hồ cần theo dõi. Ngay như việc bơm nước vào mũi và đuôi tàu để lặn xuống cân bằng cũng là một sự khó khăn mà chú Hòa chưa thành thục”.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 8 Kính tiềm vọng của tàu ngầm Trường Sa. Theo ông Hòa, đây là kính điện tử, có khả năng nhìn và ghi lại hình ảnh như một chiếc máy quay.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 9 Bánh lái phụ và những bình rỗng, phục vụ cho việc lấy nước biển để hỗ trợ cho việc trung hòa khí CO2 của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 10 Hai ống hình trụ là nơi chứa những thiết bị của hệ thống không khí tuần hoàn.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 11 Khoang chứa nước ở đuôi. Con tàu theo thiết kế để nổi nặng 9 tần, nhưng khi chứa nước để lặn sẽ có khối lượng là 13 tấn. Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 12 Bánh lái chính chìm sâu xuống nước trong quá trình thử nghiệm.Khám phá nội thất tàu ngầm Trường Sa 'made in Việt Nam' - Ảnh 13 Một kỹ sư người Nhật Bản khi đến làm việc với công ty Quốc Hòa vô cùng thích thú với chiếc tàu ngầm của doanh nhân người Việt Nam. Vừa chụp ảnh tàu ngầm bằng điện thoại, chàng kỹ sư ngoại này vừa không ngừng kêu lên “kỳ diệu” bằng tiếng Anh.
Theo Báo Đất Việt

2014-01-24 05:16:13Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm đạt kết quả "hoàn hảo"

(Quan điểm) – Chiều ngày 21/1/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa, người đang tự chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa cho biết, đã thử nghiệm thành công.
Cuối giờ chiều ngày 21/1/2014, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân người Thái Bình đã tuyên bố: “Tàu ngầm Trường Sa đã thử nghiệm thành công các hạng mục”.
Ông Hòa cho biết: “Trong ngày 21/1/2014, tàu Trường Sa đã được thử nghiệm chế độ lặn, nổi trong bể nước và cho kết quả hoàn hảo. Trong khi lặn, tàu Trường Sa đã cho thấy hoàn toàn cân bằng và kín nước. Đây là hai thành công rất lớn với tàu ngầm. Được đà, tôi tiếp tục thử nghiệm tới hệ thống không khí tuần hoàn AIP và vận hành động cơ. Trong nước, động cơ đã chạy và tôi khẳng định, Trường Sa đã thành công với lần thử nghiệm này”.
“Bước tiếp theo, tối ngày 21/1/2014, bể thử nghiệm của tàu ngầm sẽ được đổ đầy nước và nếu cái bể chịu được sức nước mà không vỡ, tôi sẽ thử nghiệm tàu ngầm lặn ở mức nước cao hơn và áp lực nước lớn hơn.” – ông Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ.
Tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm ngày 19/1/2014
Tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm ngày 19/1/2014
Ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sa được di chuyển từ xưởng sản xuất vào trong bể nổi. Bể thử nghiệm này có khả năng chứa 200m3 nước, kích thước 4m x 10m x 5m.
Trong những ngày thử nghiệm trước, ông Hòa đã kiểm tra được độ kín nước của các mối hàn, các roăng cao su của chân vịt hay nắp thân tàu và cho kết quả hoàn toàn chắc chắn. Đồng thời máy định vị vệ tinh và radar của tàu ngầm cũng được thử nghiệm và cho kết quả hết sức thuyết phục.
Để thử nghiệm những hạng mục của con tàu, ông Hòa phải bơm nước vào bể và tháo nước ra nhiều lần, mỗi lần chỉ kiểm tra được từng bước, nếu phát hiện sai sót sẽ điều chỉnh rồi tiếp tục thử nghiệm. Lượng nước được lấy từ chiếc ao bên cạnh xưởng sản xuất của ông Hòa.
Doanh nhân này bắt đầu nghiên cứu và quyết định chế tạo tàu ngầm từ đầu năm 2013, sau khi nghe được thông tin tàu ngầm Kilo sẽ về nước trong năm nay.
Ông Hòa cho biết: “Khi biết tin Việt Nam phải mua 6 tàu ngầm Kilo rất tốn kém, tôi mới tò mò nghiên cứu về tàu ngầm. Từ đó tôi có ý định làm thử một cái. Càng làm càng thấy ham. Sau đó, khi dự án của mình ngày càng có xác suất thành công cao, tôi đã thực sự nghĩ đến những ước mơ xa hơn.
Nơi chế tạo tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa
Nơi chế tạo tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa
Nếu Trường Sa của tôi thành công, tôi hi vọng hàng trăm hàng nghìn nhà khoa học, các tổ chức khoa học, quân đội sẽ bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất. Họ có kiến thức hơn tôi, môi trường làm việc hơn tôi, và nguồn vốn cũng hơn tôi. Sẽ có hàng trăm, hàng nghìn chiếc “Trường Sa mới”, to gấp 3, 4 lần tàu của tôi.
Theo tính toán, tàu của tôi chỉ có thể hoạt động ở mức nước nông, cửa biển, nhưng những chiếc tàu kia, biết đâu có thể bơi ra bơi về Trường Sa. Chắc chắn, tàu ngầm này sẽ phục vụ được mục đích dân sinh như nghiên cứu tài nguyên biển, nguồn cá, bảo vệ môi trường…"
Ông Hòa cũng chia sẻ, bản thân ông đã từng là lính trinh sát, và ông biết Việt Nam có lực lượng đặc công nước rất mạnh, biết đâu những chiếc tàu ngầm này sẽ là một phương tiện khiến đặc công Việt Nam trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hòa trước đó, ông làm tàu ngầm tất cả chỉ vì đam mê khoa học, sáng tạo, và trên hết là muốn khẳng định người Việt Nam rất tài hoa và có khả năng, điều quan trọng là chỉ cần dám nghĩ dám làm.
“Điều nguy hiểm nhất không phải là thất bại, mà là không dám nghĩ và dám đối mặt với thất bại” – ông Hòa bày tỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét