Trong bài báo có lẽ lần đầu tiên nói rõ, Mao Trạch Đông là người đứng đầu chỉ huy xâm chiếm Hoàng Sa trên tờ báo Năng lượng mới các tác giả có nêu con tàu "Sóng nỗi giận" đã bị Trung Quốc đánh chìm (bài báo không hiểu vì sao đã gỡ,còn lưu tại đây) .Tại sao trong hạm đội của Hải quân VNCH lại có một con tàu với cái tên kỳ lạ vậy.Thực ra đó là tàu Nhựt Tảo mà người Trung Quốc đọc thành 'Nu Tao' khi viết chữ tượng hình theo âm gọi thành "怒涛" ,âm Hán Việt là "Nộ Đào"
trong đó nộ là giận dữ,phẫn nộ còn đào là sóng lớn ,ba đào .Từ Nhựt Tảo trở thành Nộ Đào ,con tàu đã hy sinh tạo nên con sóng lớn giận dữ trước quân xâm lược .Không rõ,người dịch không thuộc tên tàu của chính nước mình hay dịch như vậy là có ý bóng gió nói lên nỗi căm tức quân bành trướng.
Tranh tuyên truyền trên tờ "Dương Thành Nhật Báo " tại Quảng Châu ca ngợi đã đánh chìm con tàu Nhựt Tảo mà họ gọi là Nộ Đào ! |
Chúng ta đều biết con tàu mang tên Nhựt Tảo là nhằm vinh danh trận đánh diễn ra vào ngày 10/12/1861 tại vàm sông Nhựt (Nhật) Tảo , nay thuộc xã An Nhựt Tân,huyện Tân Trụ,tỉnh Long An. Sau trận đánh, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm nhỏ có tên là Espérance (Hy Vọng) của quân Pháp. Chiến thắng này cùng với trận công đồn Kiên Giang , cũng do thủ lĩnh Trực tổ chức tấn công, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong hai câu thơ sau: Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa /Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỷ thần.
Là con tàu anh hùng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ,chúng ta cần nghiên cứu về con tàu này để trong tương lai cần có nhiều hành động vinh danh đồng thời vinh danh với những chiến sĩ đã hy sinh cùng với tàu.Con tàu sẽ có vị trí xứng đáng trong các bảo tàng hàng hải,hải quân,trong các câu lạc bộ khích lệ lòng yêu biển,các cuộc thi làm mô hình tàu ...
Trước hết,tàu này thuộc loại hộ tống hạm ,với tên gọi hiện nay là tàu corvette (corvette ; 护卫舰 ; Сторожевой корабль/Корвет ),đó là một loại tàu chiến dùng để bảo vệ và hộ tống đoàn tàu ,chống ngầm và chống không kích các căn cứ hải quân với kích cỡ nhỏ ,dễ quay trở , nhỏ hơn frigate (khoảng 2000 tấn) và lớn hơn những tàu tuần tra ven bờ (cỡ 500 tấn) .Trong kỷ nguyên tàu buồm thế kỷ 17-19 ,corvette là những tàu chiến ba cột buồm ,có 18-30 pháo cỡ nhỏ và trung bình đặt tại boong trên , lượng chiếm nước từ 460 tấn trở lên .Vào những năm 40 thế kỷ 19 xuất hiện tàu guồng và tới cuối những năm 60 xuất hiện các corvette dùng cả chân vịt và buồm .Trong Thế Chiến II ,tại Mỹ và Anh xuất hiện những tàu hộ tống lượng chiếm nước 500-1600 tấn,tốc độ 16-20 hải lý/giờ ,pháo cỡ 76-102 mm và pháo phòng không 20-40mm ,ống phóng lôi và bom độ sâu ,trang bị radar và thiết bị thủy âm ,sau đó là trang bị tên lửa
Với hải quân Xô Viết,hải quân Trung Quốc trước đây không dùng thuật ngữ corvette trong phân loại tàu chiến ,mà chỉ dùng chữ tàu hộ vệ hay tàu hộ tống mà tiếng Nga là storozhevoj korabl (Сторожевой корабль),còn NATO xếp hạng các tàu Nga Xô Viết thuộc loại tàu chống ngầm loại nhỏ (малые противолодочные корабли viết tắt МПК ) hay tàu tên lửa cỡ nhỏ (малые ракетные корабли viết tắt МРК ).Ví như các tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của hải quân ta hiện nay chính là các tàu corvette
Trong khi đó cấp tàu corvette được chính thức sử dụng với hải quân các nước : Ý,Achentina,Tây Ban Nha,Cộng Hòa Dominique Brasil,Ghana,Indonesia,Iran,Iceland,Liby,Ả Rập Thống Nhất … Từ năm 2011,thuật ngữ corvette chính thức được hải quân Nga sử dụng với dự án số 20380 đóng loạt tàu corvette loại Steregushij (Стерегущий-Bảo Vệ)
Nhựt Tảo tức chiến hạm USS Serene (AM-300) là một tàu quét mìn thuộc lớp Admirable đóng cho Hải quân Mỹ trong Thế Chiến II . Serene được làm lễ đặt ky vào ngày 08/08/1943 tại công ty đóng tàu Winslow Marine Railway and Shipbuilding Co tại Winslow, Washington, hạ thủy ngày 31/10/1943, được cô Maxine Noblett thuộc dòng họ Noblett quý tộc nhận làm mẹ đỡ đầu , và được giải bản ngày 24/06/1944, tàu do Lt. James E. Calloway chỉ huy .Tàu đã phục vụ trên Thái Bình Dương và được thưởng sáu huân chương .Sau khi giải bản, tàu được cho vào lực lượng dự trữ .Tháng 01/1964, tàu được chuyển cho VNCH đổi tên thành RVNS Nhật Tảo (HQ-10)
Ngày 7/08/1967,quân đội miền Bắc VN tấn công căn cứ Toán Tuần Duyên 16 tại sông Trà Khúc,cách Đà Nẵng khoảng 70 dặm về phía đông nam . Nhật Tảo đã nã súng vào đối phương sau đó có các tàu USS Camp (DE-251) và USS Gallup (PGM-85) tới hỗ trợ.Vài giờ sau ,một trung đội bộ binh Mỹ và hai trung đội bộ binh VNCH tới ứng cứu chiếm lại được căn cứ .Trong hải chiến Hoàng Sa, Nhật Tảo đã bị quân Trung Quốc bắn chìm ,37 người sống sót được tàu Hà Lan vớt lên .
Đặc tính cơ bản Lượng chiếm nước 650 tấn (tiêu chuẩn)/945 tấn (tối đa); LBT=56,24 x10 x2,97 mét Máy chính: 2 máy diesel (Cooper Bessemer), 2 trục chân vịt, 1710 CV Vũ khí:
- 1 khẩu đại bác 76,2 ly phía boong trước có tầm tối đa 12 km, tầm hữu hiệu 6,9 km, tác xạ với tốc độ nhanh 50 phát/phút, với tốc độ thích ứng 20 phát/phút.
- 2 khẩu đại bác 40 ly (trái và phải) phía boong sau có tầm tối đa 10 km , tầm hữu hiệu 3 km, tác xạ với tốc độ 140 phát/phút
- 4 khẩu đại bác 20 ly đôi bao quanh phòng lái có tầm tối đa 4 km, tầm hữu hiệu 1,8 km , tác xạ với tốc độ 450 phát/phút
- 2 khẩu đại liên 30
- có trang bị súng cối 81 ly ( không rõ số lượng)
- Vũ khí chống tàu ngầm: với nhiệm vụ tuần tiểu và hộ tống các dụng cụ rà mìn đã được tháo gỡ và thay vào đó là 2 dàn thủy lựu đạn đã được bố trí ở phía sau lái, ngoài ra còn có 1 dàn phóng thủy lựu đạn hedgehog ở phía boong trước.
Vận tốc:tối đa 14,5 hải lý/giờ, có tầm hoạt động 10.400 km với vận tốc tiết kiệm là 8 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 82 người
Một du khách với bí danh Ngụy Xưa , trước đây đã chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa kể lại chuyến đi " Diamond Princess rời Nha Trang đi Hồng Kông đêm 21 tháng Tư năm 2000 , và theo lộ trình ấn định tàu sẽ chạy rất gần Hoàng Sa vào trưa ngày hôm sau. Buổi sáng hôm 22 tháng Tư tôi ở lỳ trong phòng, theo dõi vị trí của du thuyền trên TV cho đến khi tàu đã qua vĩ độ của Đà Nẵng tôi mới lên boong đứng nhìn.
Trong lòng tôi thấp thỏm, chỉ sợ là tàu chạy không đủ gần cho mình thấy đảo thân yêu, nhưng gần trưa thì những cột antenna hiện rõ khiến cho tôi thêm bồi hồi, và tôi không cầm được nước mắt khi thuyền trường Dino Sagani nói trên hệ thống âm thanh là tàu đang đi ngang Paracels (Hoàng Sa), và “quần đảo này trước đây thuộc về Việt Nam”.
Dưới đáy biển sâu thẳm đó là con tàu Nhật Tảo và thân xác Ngụy Văn Thà cùng với những người thủy thủ đã bỏ mình để cố giữ lấy một mảnh đất của quê hương. Thà vào trường HQ sau tôi một năm, và chúng tôi đã nhiều lần gặp nhau trên đường suôi ngược bến bờ VN, còn Nhật Tảo và tôi đã có những tháng ngày không quên. Năm 1964 Hoa Kỳ chuyển giao cho VN hai Hộ Tống Hạm tại Philadelphia. Tôi được tuyển chọn vào thủy thủ đoàn của HQ-11 (Chí Linh) còn bạn đồng khoá Nguyễn Hoài Bích có mặt trên HQ-10 (Nhật Tảo). Hai con tàu dắt díu nhau từ bờ biển miền Đông nước Mỹ, xuôi Đại Tây Dương, qua kinh đào Panama, vượt Thái Bình Dương về VN sau khi tạm dừng ở những nơi xa lạ như San Diego, San Francisco, Hawaii, Guam, Philippines … Chuyền hải hành một đời vẫn nhớ thế nhưng bây giờ Nhật Tảo nằm đây trong đáy nước, và Nguyễn Hoài Bích cũng đã tử nạn trên đường đi tìm tự do. Tôi nhớ tàu, nhớ bạn, và nước mắt tôi nhạt nhoà …"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét