Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Từ ụ tàu trở thành Bảo tàng Hàng hải

Bài này được đăng trên tạp chí Người Đô thị .Khi bàn về số phận Ba Son,chúng tôi chẳng phải quá "thủ cựu" ,khư khư ôm lấy quá khứ để "cúng cụ" nhưng có lẽ làm kinh tế cũng có ba bẩy đường .Vừa đưa chuyện này trên FB,anh bạn Nam Đinh Nguyên giới thiệu luôn hai tấm hình bảo tàng Yokohama mà anh chụp được trong lần công tác ,và chính anh đã từng trọ trên khách sạn tầng 42 của Landmark Yokohama .Cám ơn bạn Nam Dinh Nguyen đã tạo cơ hội để tôi viết bài này .Rồi ,dịp trùng hợp hiếm có ,ngày hôm kia,khi tham dự Hội nghị Đăng kiểm Châu Ấ ACS tại Đà Nẵng ,tôi có dịp chuyện trò cùng với anh Kitamura,kỹ sư đóng tàu của MHI lừng danh ,nay là tổng thư ký của Diễn đàn Đóng tàu châu Á ASF
Lại viết thêm :Chiều qua ngồi nói chuyện với một nhà kinh tế thuộc khối An Ninh,được biết chủ tịch Vingroup đã thành công đầu tiên tại VN với VinPearl Nha Trang lúc mua đất vối giá chỉ có 5 triệu Obama ,đầu tư trong tình hình nhiều người cho là điên rồ .Thành công tới nay quá rõ .Nếu ông chủ VinGroup làn này chơi sang ,dám giành hai cái ụ tàu này làm Bảo Tàng ,giá  trị khu Ba Son còn tăng cao nhiều lần hơn nữa,vượt xa cả khu Minato Minrai của Greater Tokyo .Chẳng lẽ bài báo này và ý kiến của Nam Đình Nguyên không có dịp lọt tới tai nhà Tư Bản làm giầu từ mỳ gói Ukraina này !!!
Trong khi chỉnh trang đô thị,việc di dời các công xưởng,ụ tàu ra khỏi các khu dân cư để biến nó thành các trung tâm mua sắm ,sinh hoạt ..là chuyện thường xảy ra trên toàn thế giới.Làm thế nào để cuộc di dời được toàn vẹn và sử dụng các mảnh đất vàng sao có ích lợi nhiều mặt đã được các nhà quy hoạch đô thị nghiên cứu đề xuất khá kỹ lưỡng,cân nhắc trên mọi khía cạnh,vừa phục vụ tốt việc phát triển đô thị vừa giữ lại những nét truyền thống lâu đời để mọi thấy được sự phát triển của đô thị là một quá trình liên tục như một cơ thể sống …Có thể lấy những ví dụ của khu  cảng cá San Francisco nước Mỹ hay Hamburg Đức …trong bài này chúng tôi xin giới thiệu khu Minato Mirai của Yokahama Nhật Bản
         Minato Mirai
        Tới Yokohama du lịch,chắc chắn bạn bè sẽ giới thiệu với chúng ta khu Minato Mirai 21 ,theo tên  đầy đủ có nghĩa là Cảng của thế kỷ 21 nhưng người ta chỉ gọi tắt là Minato Mirai .Ý tưởng vạch ra việc quy hoạch xây dựng khu đô thị sầm uất vào bậc nhất nước Nhật này đã bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước bao gồm việc di dời các nhà máy,các khu công nghiệp,bồi đắp thêm vùng đất này thành một trung tâm nối hai vùng Kanai và Yokohama và người vạch ra những nét đầu tiên chính là ông thị trưởng Ichio Asukata vào năm 1965 .Để thực hiện ,cần phải di dời những cơ sở công nghiệp quan trọng trong khu vực này trong đó có tổ hợp công nghiệp Mitsubishi Heavy Industries (viết tắt MHI) và khu đường sắt Nhật Bản .
         Vui chơi quanh "ụ tàu nhỏ" tại YokohamaVui chơi quanh "ụ tàu nhỏ" tại YokohamaVào những năm 60 , MHI đã khôi phục lại sức sản xuất của nó sau chiến tranh.Ta biết rằng ,MHI được hình thành vào năm 1891 (trong khi Ba Son đã hoàn thành chiếc ụ lớn vạn tấn vào năm 1888) ,là một trung tâm đóng tàu lớn của Nhật với các sản phẩm tàu chiến đấu cho hai cuộc Thế Chiến I và II.Sau chiến tranh,nó mau chóng chế tạo các tàu dân dụng ,góp phần tạo nên “Điều thần kỳ của Nhật Bản “ khi công nghiệp đóng tàu toàn cầu chuyển trục dần từ Tây sang Đông ,từ các quốc gia hàng hải như Đức,Anh,Bắc Ấu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.Chính Hàn Quốc cũng được MHI hỗ trợ toàn diện nên trung tâm đóng tàu mới nổi lên này có tên hao hao như người đã tư vấn ,giúp đỡ ,đó là HHI (Hyundai Heavy Industries) .
Ụ tàu lớn trở thành bến đỗ  chiếc thuyền buồm lịch sử  Nippon MaruỤ tàu lớn trở thành bến đỗ chiếc thuyền buồm lịch sử Nippon Maru Cũng vào những năm 60 ,MHI đóng nhiều tàu cho Liên Xô trong đó có chiếc ụ nổi 83M mà Vinalines đã “rước về” ,tạo nên vụ án “đại tham nhũng Dương Chí Dũng” ồn ào dư luận.Di dời MHI ra sao ? Lấp hai cái ụ đó để xây các cao ốc chăng ?   Chẳng là cũng giống như Ba Son,dù tuổi đời của MHI có “trẻ “ hơn một chút  ,MHI  tại Yokohama có hai cái ụ tàu ,một cái nhỏ giống như ụ Antoine của Ba Son và một cái lớn giống như ụ Paviller ,tức là hai ụ Ba Sơn mang tên hai kỹ sư đã thiết kế nên nó .Ụ nhỏ của MHI xây dựng năm 1897 (Ba Son năm 1863) còn ụ lớn xây dựng năm 1899 (Ba Son năm 1888) -một sự trùng hợp kỳ lạ giữa hai trung tâm đóng tàu nổi tiếng thế giới  một thời- vẫn được giữ nguyên trong một khu bảo tàng mang tên “Bảo tàng Công nghiệp Mitsubishi” .Đi tàu điện tuyến Minatomurai ,từ trung tâm Yokohama về phía biển rồi xuống ga Shintakashima để lọt vào khu vực dày đặc các siêu thị ,trung tâm mua sắm rồi tới Bảo tàng Nghệ thuật …rồi vượt qua một con sông là tới khi Bảo tàng Công nghiệp này .Đứng từ đây nhìn sang bên kia sông là tòa nhà Landmark Yokohama cao thứ tư nước Nhật với độ cao  296,3 mét   .Thật có sự trùng hợp kỳ lạ vì trong tương lai ,khi dùng đường sắt trên cao ,xuống ga Ba Son và từ đây nhìn qua rạch Thị Nghè sang phía Tân Cảng xưa kia ta cũng sẽ bắt gặp tòa nhà mang tên Landmark nhưng với độ cao hơn ,được xếp hạng thứ 8 thế giới. Nhưng thay vì một Bảo tàng như Yokohama, người ta đã vạch nên một khu Ba Son dày đặc biệt thự và căn hộ ,xóa sạch hai cái ụ và  nó chỉ được thu lại thành một mô hình nho nhỏ trong một khu vực vẻn vẹn 600 mét vuông ! Trong khi đó ,tại Yokohama, hai chiếc ụ của MHI vẫn được giữ nguyên .Chiếc ụ nhỏ thành một bể nước xung quanh là các dịch vụ vui chơi còn chiếc ụ lớn biến thành cầu tàu trưng bày chiếc tàu buồm mang tên “Nippon-Maru” tức là “Nước Nhật” .Con tàu này được chế tạo năm 1930 và là trường học huấn luyện người đi biển suốt mấy chục năm qua cho tới khi về hưu năm 1984.Với dân chúng thành phố cảng có lịch sử hơn 150 năm ,những cánh buồm treo trên 4 cột với tổng diện tích vài nghìn mét vuông đã được coi là biểu tượng của thành phố này .Và nó trở thành con tàu bảo tàng nằm trong khu bảo tàng MHI ! Với Ba Son,có thể có người cho rằng làm bảo tàng như MHI sẽ mất “tính chất hải quân “ .Trong bài sắp tới chúng tôi sẽ giớ thiệu một Bảo tàng Hải quân sống động,đó là Bảo tàng Hải quân Hoa Kỳ tại thủ đô Washington DC ,nơi đã xảy ra cuộc nổ súng vào  tháng 09/2013  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét