Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Việt Nam đi họp IMO ,thu được gì?

Theo thông báo trên bản tin của Đăng Kiểm Việt Nam :Được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam đã cử các đại diện tham dự Khóa họp. Tham dự Đại hội đồng 26 lần này có hơn một ngàn đại biểu của 154 quốc gia thành viên chính thức, 3 quốc gia thành viên liên kết và các Tổ chức Quốc tế, Tổ chức Liên Chính phủ và Tổ chức Phi Chính phủ.

Đại hội đồng đã cập nhật Kế hoạch Chiến lược cho 6 năm và thông qua Kế hoạch Hành động cho hai năm tới; thông qua ngân sách của Tổ chức cho tài khóa hai năm 2010-2011; ban hành một loạt nghị quyết đề cập tới các vấn đề hàng hải nóng hổi, như chống cướp biển tại Sô ma li, kế hoạch đánh giá tự nguyện, giảm khí thải từ tàu biển, hướng dẫn tàu biển hoạt động tại vùng nước ở Bắc Cực, .v.v. Đại hội đồng đã bầu Hội đồng IMO nhiệm kỳ 26, gồm 40 nước. Các nước Thailand, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines tiếp tục tranh cử và tái trúng cử vào Hội đồng nhiệm kỳ 26.

Đoàn Việt Nam đã được Tổng thư ký IMO - Efthimios E. Mitropoulos tiếp kiến. Ngoài ra, đoàn còn đến thăm và chào xã giao Đại sứ quán Việt Nam tại London.

Trong thời gian khóa họp, Cục trưởng Trịnh Ngọc Giao cùng các thành viên của VR đã tới thăm và làm việc với đại diện lãnh đạo Đăng kiểm Lloyd (Anh). Làm việc với VR, phía Lloyd có Ông Chủ tịch – David Moorhouse và các ông Giám đốc của Lloyd về Hàng hải, về Vận tải và về Đào tạo. Hai bên đã thống nhất dự thảo và ký một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt.

Đại diện Lloyd cam kết giúp VR đào tạo trong lĩnh vực đường sắt và hàng hải. Cũng trong dịp này, đại diện VR đã gặp và trao đổi với đại diện Chính quyền hàng hải Panama, bày tỏ nguyện vọng được trao đổi hợp tác với Panama trong việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho tàu mang cờ Panama.

Lời bàn của người viết blog:Đi họp IMO là một dịp rất tốt để Việt Nam tiếp xúc với thế giới hàng hải nhưng chẳng biết chúng ta hội họp,ăn nói tại đó ra sao.Thứ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh,người nhiêu năm thường trực tại New York đã thừa nhận là trong công tác này,chúng ta còn rất yếu,nhất là ngoại ngữ và kinh nghiệm nghể nghiệp.Tất nhiên thôi,trong hàng hải ,tiếng Anh,tiếng nói của cộng đồng đi biển lại càng quan trọng.Không phải một thứ tiếng Anh đủ để đọc văn bản hay đi đường khỏi lạc mà phải là một thứ tiếng Anh hùng hồn ,có hơi thở của biển,thật sự marine style,cỡ như Nguyễn Mạnh Tường hay Nguyễn An NInh nói tiếng Pháp trước đây mới đủ bênh vực được quyền lợi quốc gia trên biển..Trung Quốc đã đầu tư khá công phu cho vị trí của mình tại IMO.Theo tôi nhớ không nhầm thì cô Zhang ,cùng học với Trần Đắc Sửu,nguyên hiệu trưởng Đại Học Hàng Hải của ta ,tại đại học hàng hải quốc tế WMU đã nhiều năm giữ vị trí tại đoàn TQ ở IMO,là tùy viên hàng hải của sứ quán TQ tại London.Trên các tạp chí chuyên ngành hàng hải thấy có một số bài của Zhang bàn về các vấn đề luật IMO .Trong khi ,theo tôi được biết,đoàn ta hàng năm gồm hai thành phần Cục HH và VR chia đều nhau và đi có nhiều thành phần "vui vẻ".,có cả chị em kế toán hay hành chính ,chẳng thế mà cô em gái tôi có con gài đang sống tại London cũng đã có phen được nhờ vả đem hộ vài món quà nho nhỏ! Người đi biển VN rất mong có tiếng nói phản ánh yêu cầu của họ tại hội trường bên dòng sông Thames thơ mộng !!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét