Trên bản tin Đài Tiếng nói Việt Nam có bài này,viết sai chính tả và dùng nhiều tiếng Hán ngô nghê ,về ông Hoàng Nguyên .Mình nhớ lại ông Nguyên,mắt đeo kính cận cỡ số 4,nói nhiều với một thứ tiếng Việt hoàn hảo ,với một trí nhớ phi thường về văn thơ hò vè Việt Nam,về truyện Kiều và nhất là khi trở về TQ (hình như sống tại Quảng Tây) ,Nguyên bắt con cái trong nhà phải nói tiếng Việt trừ những khi đi học.Đó là dịp mình trong đoàn cán bộ nguyên là lưu học sinh Quế Lâm thăm Nam Ninh và Quế Lâm năm 1994,do Trần Trung Hải,nguyên đại tá CA làm trưởng đoàn !
Khâm phục sự lòng dũng cảm của hải quân Việt Nam
(VOV) - Đây là tâm sự của ông Hoàng Nguyên, phiên dịch chính tại Văn phòng cảng Hậu Thủy, Hải Nam, Trung Quốc.
50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển
Bản hùng ca về những chiến công thầm lặng
“Tôi biết, trên mỗi con tàu đều có chứa thuốc nổ. Nếu tàu đến bến an toàn thì dỡ hàng xuống, nếu trên đường đi bị địch phát hiện thì phải chiến đấu đến cùng, thậm chí phải cho nổ tầu để đảm báo bí mật. Là người lính hải quân, tôi vô cùng khâm phục trước sự gan dạ, không sợ hy sinh của các chiến sĩ hải quân Việt Nam”. Đây là tâm sự của ông Hoàng Nguyên, phiên dịch chính tại Văn phòng cảng Hậu Thủy, Hải Nam, Trung Quốc- đơn vị trực tiếp nhận xử lý công việc cung cấp hậu cần, sửa chữa cho đoàn tàu không số Việt Nam khi trao đổi với phóng viên VOV tại Trung Quốc.
Các chiến sĩ Đoàn tàu Không số hồi tưởng lại tuyến đường vào miền Nam khi xem sa bàn
Ông Hoàng Nguyên là người Hoa, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Lạng Sơn. Năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông được cử đi học tại Khu học xá Quảng Tây, sau đó học ở Trường sĩ quan lục quân Quế Lâm và được điều động về làm việc tại Văn phòng cảng Hậu Thủy từ năm 1967. Mặc dù đã 50 năm trôi qua, nhưng ký ức của ông về những năm tháng tại Hậu Thủy vẫn còn nguyên vẹn.
Văn phòng Hậu Thủy, trước đây được thành lập theo hiệp nghị hai nước, Văn phòng này thuộc về Hải Quân Trung Quốc, nhiệm vụ chủ yếu là giúp cho đoàn tàu vận tải của Việt Nam, khi đó chưa gọi là đoàn tàu không số.
Là phiên dịch nên ông Hoàng Nguyên có nhiều dịp tiếp xúc với các cán bộ, chiến sỹ hải quân Việt Nam và biết nhiều thông tin được coi là mật khi đó. Theo ông Nguyên, việc Việt Nam quyết định mở tuyến đường vận tải này là hết sức mưu trí, dũng cảm. Khi đó Mỹ phong tỏa đường bộ, máy bay Mỹ suốt ngày bắn phá chỉ có đường biển, nhưng ráp bờ biển Mỹ thả ngư lôi.
Theo Nickson nói, Việt Cộng không có tàu bè đi ngoài biển. Vì câu nói này mà Việt Nam và Trung Quốc nghiên cứu lấy tàu của Việt Nam, ở cabin cải trang thành tàu đánh cá, ở dưới đáy tàu toàn bộ trở vũ khí. Mỗi tàu khi đó trở 2 tấn thuốc nổ, nếu vận chuyển thẳng đến trong nam thì bốc lên bờ, nếu ngoài công hải gặp Hạm đội 7, tàu Mỹ đuổi thì phải quyết tử. Trung Quốc rất khen tinh thần của bộ đội Việt Nam.
Những năm tháng làm việc tại Hậu Thủy, ông đã chứng kiến tình cảm của ông cũng như nhiều cán bộ chiến sỹ hải quân khác của Trung Quốc với các chiến sỹ hải quân Việt Nam. Ông cho biết, các ông đối xử với nhau như anh em trong nhà. Trong các bữa cơm, bữa rượu, các ông thường hỏi thăm tình hình quê nhà, về tình hình chiến sự miền Nam, cùng mong ngày miền Nam được giải phóng, chiến tranh kết thúc.
Hải quân hai nước đã xây dựng tình cảm sâu đậm, như Bác Hồ đã nói vừa là đồng chí, vừa là anh em. Tình cảm đó, ấn tượng đó, tôi vẫn nhớ, không bao giờ quên.
Hơn 50 năm trôi qua, hôm nay ông rất vui khi được biết Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ông chúc mừng những người đồng chí, đồng đội của ông năm xưa, đồng thời cũng cảm thấy tự hào vì đã đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào thành công của Việt Nam./.
PV (từ Bắc Kinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét