Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

NHỚ LẮM LỚP VỎ TÀU KHÓA BA !




Ông Trịnh Đức Chinh ,nguyên lãnh đạo đăng kiểm Việt Nam ,chuyển cho mình giấy mời với đầu đề "Thư mời Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập khoa Cơ Khí Trường Đại học Giao Thông "tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Tư 2012 tại hội trường Đại Học GTVT thành phố HCM .Mừng quá,ngoảnh đi ngoảnh lại đã nửa thế kỷ .một chớp mắt của lịch sử .Nhớ lắm chứ ,cái cơ khí giao thông ,cái vỏ tàu ,máy tàu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập ,nhờ có nó mà cái thằng tôi mới có cái nghề này ,mới có dịp lênh đênh trên một vài con tàu,mới có dịp bay ra giàn khoan để thấy Biển Mẹ ,để biết yêu Hoàng Sa Trường Sa ,mới có điều kiện đặt chân tới nời tàu Titanic ra đi và bến cuối mà nó không tới được,mới biết cầu tàu 88 Newyork nơi mà Yurkevitch tài danh lên cơn đau tim trước cảnh con tàu Normandie của mình lật nhào ,mới có chút tài sản để sống tạm gọi là độc lập trong một xã hội đầy nhiễu nhương này !Cám ơn Thượng Đế ,cám ơn số phận ,cám ơn các thầy giáo đã truyền lửa cho mình lòng yêu nghề,cám ơn cả cái ông Thái Tồ Chức chuyên mặc áo da chính ủy luôn xoi mói mấy thằng sinh viên thuộc gia đình "có vấn đề",cám ơn ông Lầu dậy môn chính trị Mác Lê mà mình suýt rớt vì không nói trúng thế nào là "quy luật kinh tế căn bản của chủ nghĩa XH"cũng như tới bây giờ mình cũng chẳng trình bày được cái quy luật kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ! Nhớ lắm chứ,ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học .Lúc đó đơn vị mình đang đóng quân trên đồi cao Khu Đội Quảng Ninh ,nhìn xuống bến phà Bãi Cháy   .  Chuyện đó khá dài,để sau kể tiếp.Bây giờ xin tóm tắt tư liệu.Sau đây là mục Vỏ Tàu khóa Ba mà mình đưa vào cuốn "Bách Khoa Hàng Hải và Đóng Tàu" bản pdf treo trên mạng.Bản in đang chữa,sẽ xuất bản trong năm nay   

Vỏ Tàu khóa Ba –tên gọi tắt lớp đào tạo kỹ sư vỏ tàu đầu tiên của Việt Nam tại trường Đại Học Giao Thông (Cầu Giấy –Hà Nội) 1962-1966 .Sở dĩ khóa đầu tiên mà mang số 3 vì đánh số cho khớp với các khoa đầu máy,toa xe…đã có hai khóa trước đó.Sau này,khi vỏ tàu chuyển sang Đại Học Đường Thủy ,Đại Học Hàng Hải ,các khóa sau vẫn tiếp tục được đánh số cho tới hiện nay .Các thầy giáo trẻ tuổi được đào tạo tại các nuớc XHCN về thẳng trường biên soạn những giáo trình chuyên môn đầu tiên cho các sinh viên xuất thân là học sinh phổ thông hoặc cán bộ đã công tác.Đó cũng là lúc đóng con tàu 1000 tấn đầu tiên và cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt .Có thể kể tên một số thày giáo  :Đào Vũ Hùng (từ Liên Xô),Hồ Xuân Trí (từ Ba Lan),Trần Văn Phương,Đặng Hộ (từ Trung Quốc)...Sinh viên tốt nghiệp đã góp phần xây dựng ngành hàng hải non trẻ của đất nước ,một số anh em như :
-Nguyễn Bân –Cán bộ được cử đi học,tiếp tục ở lại trường giảng dạy,đào tạo nhiều cán bộ hiện đang giữ nhiều nhiệm vụ tại các cơ quan đăng kiểm,vận tải,đóng tàu…
-Lê Sĩ Dược –Vụ trưởng văn phòng chính phủ
-Trần Công Chánh-kỹ sư ,có nhiều đóng góp cho cuộc chiến tranh chống phong tỏa đường biển
-Mai Trần Diếu,trưởng phòng kỹ thuật công ty VOSCO
-Nguyễn Văn Lai-Phó tổng giám đốc công ty vận tải dầu khí Falcon
-Trần Ngọc Ninh-giám đốc Nhà máy đóng tàu Phà Rừng,đã mất 
-Đoàn Văn Líu –nhà hoạt động từ thiện,được nhân dân và Nhà Nước khen ngợi,đã mất 
-Trịnh Minh Phúc-tổng giám đốc Bảo Hiểm PJICO…
-Hoàng Trần Định -giám đốc nhà máy đóng tàu Hạ Long (địa phương) nay là nhà máy đóng tàu Than của tập đoàn than

Còn đây là ảnh chụp buổi họp mặt ngày 20/10/1996 nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra trường ,cả thày và trò (thiếu Nguyễn Bân,giai đoạn này ít liên hệ với lớp cũ,có lẽ vì bận làm thầy )   ,nay cũng đã hụt mất mấy người .Phía dưới là danh sách lớp và danh sách các thày giáo chuyên môn



  Tóm tắt lớp có 28 người (danh sách lập thiếu bác Đúng ,cán bộ miền Nam chơi đàn cò và hát cải lương rất tình cảm,sau có thêm hai sinh viên nữa là Sơn và Huỳnh Quang Thạch từ Nga về  ),trong đó 15 là cán bộ được bổ túc văn hóa cho đi học ,1 là thằng tôi Đỗ Thái Bình  nửa nạc nửa mỡ mới làm "cán" có hai năm,còn lại 12 mống là từ học sinh phổ thông.Đủ biết các thầy giáo gay go ra sao với một thành phần học sinh như vậy ,mà cái khoa vỏ tàu được thầy Hùng kiêu hãnh luôn nhắc là "lên vỏ,sang máy tàu,xuống kinh tế !",một ngành khoa học naval architecture gắn với toán,với chuỗi Fourier Lagrange ,với Euler ...tức là luôn gắn với thánh đường khoa học của loài người !!Không có ý dám chê "cán bộ bổ túc 2 năm xong trung học ",vì trong năm đầu học chung toàn khoa cơ khí ,tôi được biết anh Bùi Mạnh Xuân (cán bộ giao thông) ,anh Niệm (vốn là công nhân vô tuyến điện trong chiến tranh ) là những sinh viên rất xuất sắc,có cái đầu phân tích sắc bén.Còn nhớ ,một vài bài giải tích ,chúng tôi thường giải rất nhanh vì tôi đã học trước trong những ngày đi dạy học tại Khu Đội Quảng Ninh ,thực chất tôi chỉ là con gà đã được nhồi trước nên được nghỉ môn Nga văn và nhiều giờ toán chỉ nghe và có nhiệm vụ buổi chiều kèm cặp anh em trong lớp.Nhưng với anh Xuân và Niệm là những vấn đề mới ,có những lý giải rất hay mà thầy Thao (buổi tối cùng dạy bổ túc văn hóa lớp 10 tại trường với tôi ) phải ngạc nhiên !Không thể hiểu tại sao người ta không cho các anh Xuân,Niệm vào học vỏ tàu mà lại để cho các ông Áng,Hường    học lớp này,thật  sự bắt tội,làm khổ các ông này ,vừa là cán bộ mới qua lớp tinh giản phân số,vừa chưa cùng ai trong khi đã gần 40 cái xuân xanh,những thúc ép sex ,làm sao mà yên tâm học được !Có lẽ ,trong tương lai sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về tinh thần biển,về triết lý biển quốc gia ,về những tư tưởng lớn của đất nước quyết tầm tiến ra biển nhưng sự thật về cấu trúc lớp sinh viên vỏ tàu đầu tiên cho ta  thấy các nhà hoạch định chiến lược cán bộ còn "Mao ít hơn Mao",còn đề cao Hồng hơn Chuyên hơn cả  những nhà chuyên trách cán bộ bảo thủ nhất !Biết làm sao được ,trong khi biển đòi hỏi nhiều trí lực,nhiều tiền của .Trong khi tại xứ của Mao thật,người ta nói vậy nhưng vẫn nuôi người tài về biển và ngày nay mới có Chu Kế Lâm ,ông vua tàu ngầm tí hon ,đã chế tạo chiếc Giao Long đâm thẳng xuống trái tim Biển Đông của chúng ta !



Dây là học bạ của tôi ,còn cái bằng kỹ sư vỏ tàu đã cho rơi xuống biển Hà Cối trong chuyến đi vượt rào bất thành năm 1985 .Vì không có bằng nên khi trình thi PhD tại Mỹ cũng lôi thôi một chút 


Tư liệu về một số địa chỉ anh em: (Mai Trần Diếu biết rõ hơn )

1/Trần Công Chánh- 109 (71)  Lê Lai Đà Nẵng  0511-3863494  con gái Nguyệt -090-516-8393.Rất khỏe,nhiều phụ nữ yêu ,chơi với bạn chân tình .Nhiều sáng kiến với tư cách kỹ sư thực hành
2/Nguyễn văn Lộc -090414-0847  Giam doc chi nhanh duong song 01 so nha 246 Khanh Hoi
3/Đoàn Văn Líu -đã mất .Hàng trăm gia đình biết ơn vì Líu đã bỏ công sức tìm mồ mả liệt sĩ.Khi Líu mất DT Bình đã có bài khóc bạn trên trang nhất báo Tuổi Trẻ
4/ Nguyễn Hữu Tố - thày đã mất .DTBinh có bài khóc thầy trên blog.con gái Nguyễn thị Hồng res 031-735887 .con rể trước là phó phòng công nghệ BD nay sang Vitranschart đóng mới tại HP
5/Phạm Văn Nghiên -Thày đã mất ,cháu cụ Đồng ,sống rất "NGƯỜI". Viện Quản Trị Doanh Nghiệp của thày cứu rất nhiều ông trí thức "ngụy" vượt khó khăn về cơm áo
6/ Nguyễn Kim Lân toa xe ,093-355-3969 nhà 08- 38627512//Kỹ sư xe lửa nổi tiếng,tác giả nhiều cuốn sách,thày của khoa cơ khí ngày đầu
7/Đoàn Trọng Hùng-con út Đoàn Kim Quang,giám đốc Tam Bạc/Xưởng Ba -090-393-6246,vỏ khóa XX
8/Phạm Văn Năm 08-54121021 nhà A 29 Nam Quang 02 Phú Mỹ Hưng
9/Đào Việt Hưng -090-392-1387
10/Nguyễn Tùng Châu-063-3822429;33/5 Phan Dinh Phung Da Lat,cán bộ đi học,máy tàu khóa Ba ,giám đốc Sở Công Nghiệp Lâm Đồng,hội viên hội nhà văn Lâm Đồng
11/Nguyễn Văn Lai phó tổng Falcon 091-321-0425
12/Mai Trần Diếu 08-35120106 //097-834-1447,bạn chân tình của giới hàng hải,anh em thân mật gọi là Mai Trần Rượu .Ngay trong những ngày bao cấp đầy dối trá ,hiếm có người chân thành như vậy !
13/Đào Vũ Hùng -Nhà riêng :16A ngõ 135 đường Đình Đông Hải Phòng;Điện thoại 031-3639823;con gái cô giáo Lan-0936091566,con trai đầu  Dào Học Hải 098-935-1494;08-38040337;Daohoc_hai@yahoo.com
14/Nguyễn Bân sinh 16/06/1929,Vỏ Tàu khóa Ba đã làm lễ mừng thọ 80 cùng thầy Hùng năm 2009 tại Hải Phòng
15/Nguyễn Văn Mưu 031-3833632 ,giám đốc đăng kiểm địa phương Hải Phòng mất ngày 15/08/2011;con gái Hạnh giám đốc một chi nhánh Ngan Hang  Hang Hai Sai Gon HP,chồng là Hoang Đức Chính -con trai Capt Hoàng Văn Duyệt- 0903758898,giám đốc PV Trans
16/Hoàng Trần Ðịnh nhà 033-846328  di động 091-326-4780,số 8 Cái Dăm Hạ Long ,giám đốc đóng tàu Than
17/Hồ Trọng Tuy ở lại dậy cùng Nguyễn Bân ,đã mất ,nhà 117 Lê Thị Riêng Sài Gòn
18/Hoàng Ngọc Hữu họa sĩ Ba Lan ,nhà 53-313 Wroclaw Poland tel 0048-717-936-502 HP 0601644426 email ,con gái về Sài Gòn  học nhạc viện,vừa đi 
19/Đăng Ngọc Hường ,sau lưu ban sang khoa đường sông,ra trường làm tổ chức hàng không ,nhà tại 1 A Trường Sơn Sài Gòn ,mất tháng 04/2009
20/Huỳnh Ngọc Sang  077-3879019,lấy con gái Nguyễn Thanh Ba giám đốc Bạch đăng-Ba Son nhà 138 A duong Võ Trường Toản khu Quang Trung F Vinh Quang Rạch Giá Kiên Giang  ,cho biết có thời gian dậy bổ túc văn hóa cho thủ tướng Ba Dũng
21/Thày Trần Văn Phương 08-38206475 ;51 Thạch Thị Thanh Sài Gòn
22/Hoàng Viết Phẩm 08 Cát Dài Hải Phòng 090-406-5668 ;sau khi nghỉ hưu từ Vosco ,tiếp tục làm thêm vài năm cho ban đóng mới Vitranschart.Vừa đi du lịch châu Âu về
23/Đỗ Đức Tiến ,ở lại dạy tới khóa 07 sau đó sang công ty pha sông biển 04-38214281
24/Lê Sĩ Dược Văn Phòng Chính phủ về hưu 091-206-5949


                                          Thầy Hồ Xuân Trí (đã mất) và Đào Vũ Hùng
                                         Thầy Trần Văn Phương và Phạm Văn Nghiên (đã mất)
                                               Đỗ Thái Bình và Mai Trần Diếu
                                               Lê Sĩ Dược và Hoàng Trần Định
                                              Hoàng Ngọc Hữu và Đặng Ngọc Hường (đã mất)
                                                 Vũ Văn Khoái và Nguyễn Văn Lai
                                         Đòan Văn Líu (đã mất) và Nguyễn Văn Mưu (đã mất)
                                          Trần Ngọc Ninh (đã mất) và Hoàng Viết Phẩm
                                               Nguyễn Văn Phiêu và Trịnh Minh Phúc


                                                  Nguyễn Quốc Trượng và Đỗ Đức Tiến


         Thư của Trần Công Chánh viết về những ngày rà phá thủy lôi ,anh chiến đấu rất  dũng cảm
Tôi nhớ lại cái ngày nhận được giấy báo nhập trường.Anh quân bưu vừa leo lên dốc Khu Đội đã vội báo cho cậu giáo Bình cái tin trúng tuyển Đại học Giao thông vận tải.Tôi đã khéo chọn ngành đầu máy toa xe ,chứ không còn mơ tưởng tới khoa vô tuyến điện tử Bách khoa,ngành vàng ,đòi hỏi lý lịch trong sạch tới 10 đời .Vào trường được ít lâu ,học lớp Máy I A ,sau đó mới phân lớp Vỏ Tàu.Khi viết thư về Khu Đội Quảng Ninh báo tin cho ông anh kết nghĩa Trần Minh Thái,ông anh cười ngất :Thằng cha Bình gầy yếu,người mỏng dính chả thế mà hồi học phổ thông chúng bạn gọi là Bình pơ luya (mỏng như tờ giấy pơ luya ) thế mà đi học môn Võ Tàu !!! Trần Minh Thái sau này là nhà thơ nổi tiếng,có mấy câu thơ hay trong tuyển tập 1000 câu thơ hay nhất Việt Nam,nay đã mất .Còn thủ trưởng Khu Đội,ông Vũ Đình Mai cũng đã từ biệt cõi đời 4,5 năm nay.Khó có một ông cán bộ quân đội,nguyên là lính khố xanh của Pháp lại đầy nhân nghĩa như vậy.Còn nhớ,cách đây hơn 10 năm khi về Quảng Yên tìm thăm thủ trưởng cũ,cụ Mai vẫn một điều "đồng chí thầy giáo" hay điều "đềng chí Bình" thân mật có phần cung kính.Chả là lúc học,cụ đã già ,làm toán kém ,mình phải kèm thêm trong khi đường đường là thủ trưởng cả một Khu với hàng trăm bộ đội thường trực hàng vạn dân quân tự vệ .Con của cụ đều làm to,là những cán bộ công an mật được cử sang Hoa Kỳ ngày đầu tiên.Con rể là cậu giám đốc nhà máy đóng tàu Hạ Long,lấy cô giáo Phượng,con gái út của Cụ.











       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét