Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Một vài ý kiến về địa danh trên biển !

Báo Năng lượng Mới Petro Times đã có một loạt bài về Hoàng Sa ,trong đó có bài thuật lại chính nguồn thông tin từ Trung Quốc để thấy rõ dã tâm bành trướng từ các nhân vật cao cấp nhất của nước này.Do một số sai sót,bài đó đã được gỡ đi,chúng ta có thể xem bản lưu tại đây,và nguồn từ Nhân dân Nhật báo online kèm theo . Trong bài này,chúng tôi không bàn về hệ thống địa danh các đảo,đã có cả một chương trình Nhà nước thực hiện vấn đề nay mà nói về những hoạt động hàng ngày có liên quan tới địa danh mà chúng tôi đã gặp phải và muốn đề xuất một vài kiến nghị cụ thể
1/Những sai sót về địa danh từ bài báo này cho thấy người viết quá chủ quan ,không tra cứu những thông tin về địa danh Hoàng Sa có đầy đủ trên mạng,đặc biệt là việc đối chiếu các địa danh của Việt Nam và cách gọi tên của Trung Quốc mà ta có thể dùng tiện lợi,tương đối chính xác nhất là Từ điển Wikipedia .Ví như đảo Duy Mộng là cách gọi tên Việt Nam phảng phất từ gốc từ quốc tế Drummond ,còn người Trung Quốc gọi là đảo Tuấn Khanh ,trong khi người viết lại gọi là đảo Tuấn Liễu do đọc sai bộ thủ ,đọc bộ tiết lại thành bộ mộc (卿/柳) .Thật là chữ tác đánh chữ tộ !!! 
2/Trong khi đó,địa danh lãnh thổ mà ta có chủ quyền là điều thiêng liêng,quyết tâm bảo vệ .Đôi khi có vẻ cực đoan.Tôi muốn nói tới tên gọi Biển Đông.Ai cũng biết đó là biển chung của các nước có bờ biển giáp ranh,đó là Việt Nam,Trung Quốc,Philippines,Malaysia,Thái Lan,Campuchia...Tên gọi quốc tế
Cuốn sách hiện nay bị giữ lại chỉ để tẩy các chữ South China Sea trên các
sơ đồ thuyết minh hàng hải ?
là South China Sea được quy định theo Tổ chức Thủy đạc Quốc tế IHO .Với từng quốc gia, để cổ võ cho lòng yêu nước,mỗi nước gọi một khác ,Biển Đông với người Việt,Dagat Luzon với người Philippines nhưng trong giao thương quốc tế ,các văn bản khoa học kỹ thuật ...toàn thế giới vẫn dùng Biển Nam Trung Hoa hoàn toàn không đồng nghĩa với việc đó là biển nhà của người Trung Quốc cũng như Vịnh Bắc Bộ không có nghĩa là của riêng Bắc Bộ Việt Nam hay vịnh Thái Lan là của riêng người Thái.Ai cũng biết,tại Đông Hưng Trung Quốc có một cái khách sạn rất to tên là Vịnh Bắc Bộ !Trong khi đó ,chữ South China Sea trong những năm qua trở thành mục tiêu săn lùng của các cơ quan văn hóa,an ninh văn hóa ...coi như đó là một tên gọi để tuyên truyền bành trướng,đánh đồng nó với bản đồ có đường lưỡi bò.Có chứng kiến những buổi làm việc,tịch thu cả đống hải đồ Anh cùng các Hàng hải Chỉ nam do Thủy đạc Anh UKHO xuất bản cho người đi biển chỉ vì mấy chữ South China Sea mới thấy hết sự vô lý của hành động "bảo vệ chủ quyền này".Cuối cùng,các tài liệu đó vẫn phải tới tay những người đi biển vì không có nó tàu không được phép chạy theo Công ước quốc tế ,với những tờ hải đồ bị bôi bẩn,gạch xóa,những cuốn Hàng hải Chỉ nam không qua cửa khẩu ta mà đi bằng các con đường khác!!!

3/Từ hai sự việc trên ,tôi nhận thấy một điều ,việc tuyên truyền biển đảo của ta có vẻ hơi mang tính hình thức.Trước hết,trong khi trình bày ,không nêu hết tình hình tranh chấp,có tên gọi các đảo của ta kèm theo đối chiếu tên gọi Trung Quốc hay Philippines...,có các bảng tra cứu thuận tiện nên ngay những người làm công tác báo chí cũng nhầm lẫn. Chẳng hạn đọc thấy tên nhóm đảo Vĩnh Lạc ,thấy âm Hán quen quen người ta dễ nghĩ nhầm đó là tên Việt,trong khi người Việt ta gọi đó là nhóm đảo Lưỡi Liềm/Trăng Khuyết/Nguyệt Thiềm,ảnh hưởng từ cách gọi Phương Tây là Crescent .Cứ cái đà này ,không khéo ta sẽ quen với tên Xích Qua mà không biết đó là bãi Gạc Ma mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm năm 1988.
Một việc cũng nên làm ngay là xây dựng một cuốn Hàng hải chỉ Nam Biển Đông .một việc mà Bộ Tư lệnh Hải quân VN đã làm trong những năm 1980 ,nay không thấy bóng dáng đâu ? Đó là cuốn sách tra cứu cho mọi người đi biển, từ dân chài lưới tới các nhà nghiên cứu biển .Cuốn "Mer de Chine" do người Pháp làm cách đây gần một thế kỷ vẫn là tài liệu tra cứu tốt,nhất là các hình vẽ mặt cắt núi non ,rất cần cho việc đi biển bằng địa văn tức là bằng mắt thường mà dân thuyền chài nay vẫn đang sử dụng.Ngoài ra còn có thể tham khảo bộ sách Hàng hải Chỉ nam do UKHO xuất bản và cập nhật hàng năm .Muốn thế,cần đối xử đúng mức với mấy từ "South China Sea " !!Đó là những việc thiết thực,không tốn nhiều tiền,trong khi chúng ta cần thống nhất lực lượng để tham gai chính thức vào IHO     

1 nhận xét: