Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Rất cần một Hàng hải Chỉ nam Biển Đông !

Hàng hải Chỉ nam NP30 vol 1
Ngay sau khi viết một vài ý kiến về địa danh trên biển,tôi nhận được phản hồi một bài từ năm ngoái 2012 đã có trả lời về vấn đề này.Tức là đang có biên soạn một hệ thống quy định việc đặt tên các vật thể trên biển :đảo,đá,rạn,bãi....Mà công việc đó thì khá phức tạp vì nguyên việc tranh luận đâu là đảo,đâu là đá ...có lẽ không đơn giản.Phải Việc địa danh này nghe nói được bàn từ 20 năm trước.Tôi còn nhớ là có than phiền với anh Vũ Phi Hoàng -có lẽ là người cầm đầu tư vấn  về các công tác có liên quan tới khoa học hàng hải trong tranh chấp chủ quyền-là sao không in rộng rãi các hải đồ Việt Nam để dân dùng.Anh cho biết ,còn nhiều địa danh chưa rõ ràng,dễ bị đối phương lợi dụng ! Anh Vũ Phi Hoàng đã mất,cơ quan thủy đạc mà anh làm có sự cộng tác của người Pháp không rõ tiến triển tới đâu.Còn chuyện đối phương lợi dụng,chẳng nhẽ cái bài báo như trên Petro Times hôm qua sẽ được Bắc Kinh chứng minh là ta công nhận Hoàng Sa là của họ do đã gọi các địa danh theo kiểu của họ hay sao ? Phải chờ có một hệ thống địa danh chính thức rồi mới có thể phát hành rộng rão hải đồ,sách vở về biển là một chuyện nói ra để không bao giờ làm ?
Cho nên trong tinh thần không cầu toàn,tôi thấy đã tới lúc phải có một Hàng hải Chì nam về Biển Đông bằng tiếng Việt.Có đủ cơ sở khảo sát biển để viết ra là chuyện không thực tế,mà thật ra là một công cuộc biên soạn dựa trên các tài liệu sau đây:
          1/Hàng hải Chỉ nam của UKHO cho khu vực này,cụ thể là cuốn "China Sea Pilot vol 1"ký hiệu số NP 30 trong tủ sách hướng dẫn đi biển ASD (Admiralty Sailing Directions) gồm 74 cuốn  của Thủy đạc Anh bao trùm hết mặt biển toàn cầu.Cuốn NP30 giành cho khu vực Biển Đông kéo dài từ Tanjung Lompat bên bờ đông của Malaysia tới Zheland Yan Trung Quốc,Pulau-Pulau Anambas ,đảo Hải Nam,và các đảo trên hải trình từ Singapore tới Hongkong .Là cuốn sách hướng dẫn cho người đi biển nên có đủ mọi thông tin cần thiết với các minh họa và ảnh chụp màu về những hiểm nguy hàng hải,hệ thống phao tiêu bảo đảm hàng hải,các số liệu khí tượng thủy văn,các thông tin chi tiết về yêu cầu hoa tiêu,các luật lệ ,đặc tính và hướng dẫn vào các cảng chủ yếu ...Sách có chế độ cập nhật thường xuyên thông qua thông báo cho người đi biển NM và sau một thời gian in mới lại
         2/Cuốn "Mer de Chine" là hàng hải chỉ nam của Pháp,ấn bản những năm 1950.Tuy đã cũ nhưng có nhiều số liệu về địa văn,bình đồ các đảo ,các hình vẽ tay ...mà ấn bản mới của NP 30 không dùng nhưng vẫn có ích cho những người đi biển nước ta hiện nay
        3/Các tài liệu về cảng,đèn biển,luồng lạc mới nhất của nước ta góp phần cập nhật chi tiết cho cuốn sách
          Từ ba nguồn tài liệu trên,ta có thể có một cuốn Hàng hải Chỉ nam tương đối hoàn chỉnh có ích cho công tác thực tiễn trên biển cho tất cả mọi người từ ngư dân,hải quân tới nhà nghiên cứu,cho công tác nghiên cứu và giảng dậy...
           Việc soạn và phát hành một cuốn sách đó là nhiệm vụ của cơ quan Thủy đạc Quốc gia.Trong khi chưa có chủ trương từ trên,những người đi biển có thể cùng nhau soạn cuốn này được không?Về phía cá nhân,tôi sẵn sàng đóng góp cuốn NP 30 cập nhật hàng năm,cuốn Mer de Chine (mất một số trang) cùng bản dịch từ tiếng Pháp do kỹ sư Nguyễn Bân,chủ nhiệm khoa đóng tàu đã thực hiện . 




   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét