Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Đón Phó Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte


 PGS.TS. Nguyễn Văn Thư nhiệt liệt chào mừng Phó Thủ tướng Vương quốc Bỉ và đoàn khách quý đến thăm Trường



 Phó Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte trình bày các chính sách biển của Vương quốc Bỉ

Ông Trang Huỳnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt Nam nhấn mạnh vai trò của biển

PGS.TS. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội biển TP.HCM giới thiệu các hoạt động của Hội

Phó Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte và PGS.TS. Nguyễn Văn Thư điều hành hội thảo

 PGS.TS. Nguyễn Bá Hoàng trình bày về biến đổi khí hậu

 Đại biểu đặt câu hỏi tại hội thảo

Phó Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte và PGS.TS. Nguyễn Văn Thư trao nhau những món quà ngoại giao





     Với vị trí phó thường dân,đã lâu lắm tôi không có dịp được dự một sinh hoạt đón tiếp nguyên thủ quốc gia,dù chỉ là chân đứng vỗ tay.Thế là dịp ông Phó Thủ tướng Bỉ tới thăm Trường ĐHGT Vận Tải và thăm Hội Biển,tôi “hăng hài “tham gia từ đầu tới cuối xem ra sao.Đầu tiên là khâu chuẩn bị,Hội Biển giành cả một buổi họp Ban Chấp Hành để bàn về vấn đề này.Cuộc họp diễn ra vào ngày 11/01/2014.Vì tầm quan trọng của vấn đề nên bài trình bày 40 năm Hoàng Sa của anh Lữ Công Bảy và tôi được hạn chế ngắn tối đa.Chúng tôi đã trình bày gọn gàng với một bài thuyết trình có 24 slide ,kèm theo cả video clip về cảnh đấu pháo giữa quân Trung Quốc và Hải quân VNCH.Có lẽ vỉ thấy quá quan trọng một vị phó thủ tướng tới thăm Hội mà vài vị đặt vấn đề rất căn bản ,như …50 năm về trước :ai cho phép,đã xin cấp trên chưa,công tác bảo vệ ra sao ,ai duyệt bài nói,nhỡ có gì thất thố với khách thì sao .Y hệt làng xã lâu nay mới được đón quan Tây về thăm ! Rồi xuất hiện cả một hội viên mới ,một tiến sĩ ở Viện nào đó ,được mời tới để hôm gặp ông Tây sẽ phản biện vài câu . 

Và ngày Phó Thủ tướng đã tới .Vào ngày 19/01/2014,theo lịch,Phó thủ tướng Johan Vande Lanotte ,hay gọi thân mật là Johan như ông ta tự giới thiệu trên Facebook ,Blog và các mạng xã hội khác,phải có mặt lúc 10 giờ nên Trường đã giàn một hàng chào đón ,với các em phất cờ hai nước .Nghe nói các vị khách bị chậm trễ do đoạn đường từ Phú Mỹ trở về ,nên mãi 10 giờ 45 cuộc hội thảo mới bắt đầu.Tôi đã đọc về Johan trên mạng và được biết vị tiến sĩ chính trị học và luật học 58 tuổi này sống rất giản dị nhưng không thể tưởng tượng là ông ta lại tự trình bày bài thuyết trình mà không để cho các bộ trưởng đi cùng làm thay.Có lẽ vì tính tổng hợp của bài nói ,về những quan điểm có tính chiến lược xuyên suốt .Màn hình bật sáng,nước Bỉ nhỏ bé lọt thỏm trước châu Âu ,cuộc chinh phục biển với nhiều khái niệm mà tôi mới được nghe lần đầu như atol principle,mariculture…Một nước bé nhỏ nhưng mà là bé hạt tiêu ,đáng làm gương cho chúng ta học cùng với một chuỗi các nước Bắc Âu bé nhỏ khác như Luxembourg,Hà Lan,Đan Mạch…Tới phần trình bày của chủ nhà ,lần lượt Trường ,rồi Hội,rồi ông Nghề Cá…Có ông nói tiếng Anh,có ông qua phiên dịch …Những bài nói có lẽ đọc lúc nào cũng được ,trừ có bài của ông hiệu phó Hoàng trình bày với các slide chiếu làm cho ông Johan hướng mắt lên màn hình theo dõi …Thời gian chỉ có 45 phút ,ai cũng muốn đưa nhiều vấn đề ra cho khách.Riêng tôi có vài thiển ý như sau: 

-Giá mà ông Hiệu trưởng và ông Hội trưởng trước khi đọc bài chuẩn bị sẵn của mình bình luận vài câu về bài thuyết trình của Johan thì hay biết mấy.Chứng tỏ mình có nghe người ta .Và nên có vài câu hài hước ,vui vẻ .Chẳng hạn “nịnh khéo” : nghe bài của ông không nghĩ ông là quan chức cao cấp mà là … giám đốc dự án chiến lược chẳng hạn hoặc một dân tộc bé nhưng think tank (nguồn suy nghĩ) lớn vì ông ta mở đầu nhấn mạnh Bỉ là nước nhỏ ! 

-Tại sao bài của ông Hiệu trưởng không có slide chiếu đi kèm và bài của ông Hội trưởng càng trở nên sinh động hơn,đỡ mất thì giờ dịch Việt –Anh bằng cách xuất hiện những slide tóm tắt bằng tiếng Anh,ông Hội trưởng nói ngắn gọn theo slide với lý do là bài nói Việt và Anh đã được chuyển cho quý vị đại biểu.Có như vậy những ý tưởng về Trần Đề,về Cần Giờ may ra mới in lại ấn tượng cho các vị khách vốn đầy ắp thông tin trong những ngày thăm Việt Nam mà chúng ta muốn bơm vào cho họ.Một vài câu nói vui,bằng tiếng Việt chẳng sao,những đối thoại hóm hỉnh làm tươi bầu không khí và khách sẽ nhớ lâu 

Nhưng có lẽ thật khó thay đổi được thói quen với chúng ta khi mô hình họp hành được copy từ trung ương tới địa phương,khi chúng ta quen nói dài những điều không thật và nói lúc nào cũng đúng ,nói rất chung chung và nhiều hứa hẹn nhưng chẳng biết sẽ hành động và kết quả ra sao .Và có lẽ còn cả tâm lý nhược tiểu nữa ,mặc cảm tự ty yếu hèn đấy nhưng cũng vô cùng tự tôn ,cho mình là nhất thiên hạ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét