Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Vụ cháy tàu cánh ngầm

Hình bố trí chung tàu cánh ngầm


Vụ cháy tàu cánh ngầm như giọt nước tràn ly ,con tàu đã bị cấm hoạt động sau nhiều ý kiến khác nhau chê bai con tàu này.Cấm đoán thì dễ,nhưng trên phương diện kỹ thuật chúng ta cần tỉm hiểu thấu đáo một số vấn đề.Tàu cánh ngầm này thuộc loại Meteor tên tiếng Nga là судно на подводных крыльях метеор ,được chế tạo tại nhà máy mang tên Gorskij ở thành phố Zelenodolskij  nước công hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga,một nước cộng hòa Trung Á có thủ đô là Kazan. Tên đầy đủ của nhà máy này là Зеленодольcкий судостроительный завод им.А.М.Горьского .Nhà máy còn đóng các tàu chiến nhỏ,tàu chiến trên đệm khí và đã cung cấp tàu chiến cho hải quân Việt Nam .Về tàu cánh ngầm,như ta đều biết ,Liên Xô trước đây cũng như Nga ngày nay là một trong những cường quốc về tàu cánh ngầm ,với người đi tiên phong là kỹ sư trẻ tuổi Rostilav Alekseev chế tạo chiếc tàu cánh ngầm Raketa đầu tiên vào năm 1957 ,và cho tới nay các tàu cánh ngầm của Nga đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,Mỹ,Hungary ...Nước ta bắt đầu sử dụng tàu cánh ngầm Meteor từ những năm 1990 ,bắt đầu là những tàu cũ cho rẻ tiền .Tại Trung Quốc ,tàu cánh ngầm Nga dùng phổ biến từ những năm 80-90 trên các tuyến đường Nam Ninh -Quế Lâm-Quãng Châu-Đông Quản...Bản thân tôi đã có một số lần đi các tàu ngầm Nga này,khác với chúng ta giữ nguyên cách bố trí tàu như lúc chế tạo tại Nga,người Trung Quốc thay các ghế nhỏ hơn và chèn chật  cứng khoang tàu để hạ giá vé,tăng lợi nhuận.Những chuyến đi vộ cùng nguy hiểm.Khi mạng lưới đường bộ cao tốc hình thành,tất cả các tàu cánh ngầm cũng như các loại tàu nhỏ bằng compozit đều thất nghiệp,một số lưu lạc sang Việt Nam,một số bán phế thải.Cả một trung tâm chế tạo tàu nhỏ bằng compozit ở thành phố Đông Quản phá sản.Có lẽ đó cũng là tương lai rất gần của hệ thống tàu cánh ngầm Sài Gòn-Vũng Tàu khi cao tốc Phú Mỹ đã hoàn  thành và Hạ Long-Trà Cổ khi con đường xuyên núi đi Móng Cái đang được triển khai.Nhưng chúng ta cũng nên bàn luận một chút về vụ cháy tàu xảy ra vào ngày 20/01/2014.Trước hết ,chúng ta mong mỏi Thanh Tra Hàng Hải điều tra vụ tai nạn này một cách đầy đủ nghiêm túc,theo những hướng dẫn đã trở thành kinh điển của IMO.Có như thế,chúng ta mới có những án lệ để nghiên cứu học tập,tránh những tổn thất tương tự sau này.Nhưng mong muốn đơn giản đó chắc khó thực hiện vì có bao giờ các tai nạn được điều tra đâu vào đó và công bố rộng rãi đâu .Hiện nay,Vina Queen đã chìm trong quên lãng và vụ cháy tàu Phú Xuân năm 2002 cũng từ buồng máy chẳng còn  dấu vết nào,họa chăng chỉ còn thấy vài câu khi tra cứu trên Google tiếng Anh .Những bài học thất bại còn quan trọng hơn là những kết luận thành công,điều này chỉ đúng với ai đó,còn với nước chúng ta,tất cả chỉ để phục vụ công tác tuyên truyền,đẹp khoe,xấu che ,nên chẳng hy vọng gì !

Meteor có kích thước chủ yếu LBHTkhi chiếm nước/T trên cánh =34,6 x 9,5 x 6x 2,3/1,2 Động lực = 2400 mã lực ;v=65-70km/giờ ;Lượng chiếm nước 36,1 tấn (tàu không),53,6 đầy tải (120 khách).Tàu được chế tạo theo  cấp O theo tiêu chuẩn Đường Thủy nội địa của Nga.Hiện nay Nga dùng các phương án máy như sau :2x diesel M4002 x 900CV hoặc 2 MAN x 1100CV có một máy phát điện chạy diesel .Các tàu cũ của Nga mà ta mua về thường trước đây đặt các máy M-500 ,ta thay bằng các máy Đức MTU .Việc sửa chữa ,hàn cắt các bộ phận kết cấu tàu thường sử dụng lực lượng của anh em A-41 sân bay Tân Sơn Nhất,những người có kinh nghiệm sửa chữa thân máy bay .Như vậy,nếu được bảo quản tốt,sử dụng tốt máy móc,có lẽ không có vấn đề gì đặt ra .Nhưng ,những nguy cơ của tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn như sau:
1/Chạy trên một luồng có tần suất tàu ra vào lớn nhất nước,lại chen vào đó là những phương tiện thủy nhỏ nội địa,các ghe đò chạy hỗn loạn trong khi tàu cánh ngầm đạt cao tốc khi chuyển sang chế độ bay "hover",nguy cơ đâm va luôn luôn tiềm ẩn .Tôi đã nhiều lần cùng hoa tiêu đứng trên đài chỉ huy tàu lớn quan sát tuyến đường,thật sự kinh khủng trước khung cảnh các ghe đò làm xiếc trước mũi tàu lớn
2/Luồng Sài Gòn-Vũng Tàu là một tuyến đường đầy rác bẩn trôi nổi.Với các tàu tốc độ cao,rác bị chân vịt hút vào và bó chặt lấy các cánh chân vịt,khiến tàu chết máy.Một khi máy chết,tàu thả trôi,không còn khả năng điều động,thật sự nguy hiểm trên một tuyến đường giao thông huyết mạch,tấp nập tàu ra vào .Đáng tiếc là không có một báo cáo thống kê cùa chủ tàu đề có thể nghiên cứu ,bao nhiêu trường hợp chết máy do lỗi điều hành,do trục trặc kỹ thuất,bao nhiêu trường hợp do chân vịt quấn rác .Chiếc tàu cao tốc phóng pháo BDS do Ba Son sản xuất theo mẫu của Nga cũng đã gặp phải trường hợp chân vịt quấn rác thải 
2/Vê con người .Buồng máy tàu cánh ngầm thật nhỏ ,chật chội  và rất ồn mặc dù thợ máy đều phải đeo ống chống ồn  (Xem bản vẽ bố trí chung ở trên) ,Là buồng máy nhỏ nên không có hệ thống chống cháy tập trung như hệ cac bô nic hay bột,phun sương...tập trung mà chỉ trang bị bình dập lửa cac bô nic xách tay .Hai máy chính có thể khởi động và điều khiển từ buồng lái mát mẻ ở trên cao,nên nhiều khi thợ máy không chịu ngồi trong buồng máy theo dõi hoạt động của hai máy chính và máy phụ phát điện
Qua diễn tiến của vụ cháy ,xày ra chỉ 15 phút sau khi rời bến,có thể hình dung một kịch bản sau đây :
Tàu vừa rời bến,trong buồng máy không có người theo dõi.Dầu đã rò rỉ từ một chỗ nào đó ,có thể từ két trực nhật,rơi vào bộ phận bị đốt nóng của buồng máy,ví như ống xả và bốc hơi ,bốc cháy. Hiện không có tài liệu về vụ  cháy tàu Phú Xuân ,nhưng tai nạn xảy ra cũng có nhiều điểm tương đồng .Dầu rò rỉ từ máy phát điện ,khiến cháy buồng máy
3/Về trách nhiệm của Đăng Kiểm.Qua bài báo dưới đây,ta  thấy dư luận muốn tâp trung vào cơ quan kiểm định tức Đăng Kiểm.   



Bên đăng kiểm thoái thác trách nhiệm

Thứ Tư, 22/01/2014 22:52

Liên quan đến vụ tàu Vina Express 01 vừa đăng kiểm 3 ngày đã gặp sự cố cháy khiến gần 100 hành khách suýt gặp nạn, lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm 6 cho rằng “chúng tôi thấy mình không có trách nhiệm trực tiếp”

Tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 22-1, ông Phạm Ninh, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm 6 - Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết phải chờ kết luận điều tra xem nguyên nhân cháy tàu cánh ngầm Vina Express 01 hôm 20-1 (Báo Người Lao Động đã thông tin) là do đâu. Vì thế, ông chưa thể trả lời câu hỏi của các phóng viên rằng tại sao tàu này vừa kiểm định 3 ngày đã gặp sự cố.
“Cảm thấy rất buồn”
Ông Ninh cho biết khi nghe tin tàu Vina Express 01 cháy, ông “cảm thấy rất buồn”. “Bất cứ con tàu nào chúng tôi tham gia kiểm tra nếu gặp sự cố thì cũng có cảm giác như vậy” - ông nói.
Thời gian sử dụng của 10 tàu cánh ngầm đang hoạt động tại TP HCM ít nhất cũng 19 năm, cao nhất là 25 năm Ảnh: Tấn Thạnh
Thời gian sử dụng của 10 tàu cánh ngầm đang hoạt động tại TP HCM ít nhất cũng 19 năm, cao nhất là 25 năm Ảnh: Tấn Thạnh
Về vấn đề dư luận đặt ra là liệu có sơ suất trong khâu kiểm định hay tiêu cực khi kiểm định viên tham gia kiểm tra tàu hay không, ông Ninh giải thích: “Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã xem xét lại tất cả quy trình kiểm định của đăng kiểm viên thông qua hình ảnh lưu lại và trên hồ sơ. Ngoài ra, chúng tôi còn yêu cầu các đăng kiểm viên và cá nhân tham gia kiểm định tàu phải có giải trình cụ thể”.
Ông Ninh khẳng định bản thân ông cũng sẽ phải làm giải trình gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam. “Nếu cá nhân nào có thiếu sót trong quá trình kiểm định thì sẽ bị xử lý theo quy định” - ông nói.
Theo ông Ninh, tàu Vina Express 01 đưa vào kiểm định từ ngày 14 và hoàn tất hôm 17-1. “Thời gian kiểm định chỉ 3 ngày là nhờ chủ tàu cung cấp đầy đủ thiết bị, vật tư nên kiểm định viên hoàn tất công việc nhanh. Thực tế, đối với tàu vạn tấn thì chỉ mất 2 ngày là kiểm định xong nếu chủ tàu cung cấp đủ vật tư, thiết bị” - ông lý giải.
Có ý kiến nghi vấn phải chăng vì tàu cũ nên để có giấy thông hành, có thể xảy ra tiêu cực giữa chủ tàu với kiểm định viên. Ông Ninh băn khoăn: “Tuy không loại trừ hết khả năng nhưng ngành đăng kiểm đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế tối đa tiêu cực. Ngoài quy định buộc kiểm định viên phải có đủ chuyên môn, có thâm niên, ngành còn luân phiên đổi vị trí kiểm định viên, có giám sát qua hình ảnh, dữ liệu trên máy”.
Thời gian qua, tàu cánh ngầm xảy ra rất nhiều sự cố, tai nạn nên ngành đăng kiểm, cụ thể là Chi cục Đăng kiểm 6, không thể vô can. Tuy nhiên, ông Ninh cho rằng không thể nói số sự cố, tai nạn vừa qua là nhiều hay ít vì “so sánh với cái gì?”. “Ba năm nay, với những sự cố lớn của tàu cánh ngầm, dù đăng kiểm không phủ nhận trách nhiệm nhưng chúng tôi thấy mình không có trách nhiệm trực tiếp. Chúng tôi đã yêu cầu chủ tàu phải tự thống kê, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục, xử lý các sự cố” - ông cho biết.
Hiện nay, thời gian sử dụng của 10 tàu cánh ngầm đang hoạt động tại TP HCM ít nhất cũng 19 năm, cao nhất là 25 năm. “Dĩ nhiên, độ tuổi cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nhưng không thể nói tàu già là kém chất lượng, bởi nhiều chủ tàu đã đầu tư thay máy mới, đóng lại vỏ tàu. Quan trọng hơn là công tác duy tu, bảo dưỡng của chủ tàu, riêng ngành đăng kiểm chỉ kiểm định theo định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có sự cố từ chủ tàu thông báo” - ông Ninh nhìn nhận.
Khách có thể trả vé
Theo ông Trần Quốc Hiệu, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Quang Hưng (Petro Express), trong khi chờ kết luận của đoàn kiểm tra xem các tàu có đủ điều kiện hoạt động hay không, hành khách đã mua vé trước từ ngày 22 đến 26-1 (thời gian dự kiến kiểm tra tàu xong) nếu muốn trả thì liên hệ quầy đã mua. “Vé có giá trị trong 1 năm nên khách có nhu cầu đi tàu cánh ngầm có thể lùi thời hạn lại” - ông Hiệu nói.
Ông Bùi Công Trùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tàu cao tốc Vina (Vina Express), cũng cho biết với lượng vé đã bán ra từ ngày 22 đến 26-1, hành khách có thể trả tại quầy vé hoặc chuyển sang đi ngày khác.
Trong khi đó, ông Trịnh Thanh Chương, Giám đốc Công ty CP Dòng Sông Xanh (Greenlines Express), bày tỏ: “Chúng tôi rất mong đoàn kiểm tra làm việc nhanh, chính xác, xác định đúng mức độ an toàn của từng chiếc tàu để bảo đảm an toàn cho hành khách”.
Theo ông Chương, Greenlines Express bán 700-1.000 vé/ngày. Khoảng 5.000 vé đã được bán cho hành khách đi từ ngày 25 tháng chạp đến mùng 5 Tết. Ai đã mua vé trước mà chưa có tàu hoạt động thì có thể trả tại quầy. Sau thời gian kiểm tra tàu, Greenlines Express sẽ vận chuyển khách bình thường.
“Trong số 7 tàu mà chúng tôi đăng ký, có 4 chiếc 1 máy, 3 chiếc 2 máy. Trong 5 tàu đang hoạt động thì có 3 chiếc 1 máy. Tuy nhiên, hầu hết tàu 1 máy đã được thay máy mới của Đức nhằm tăng độ an toàn. Việc đầu tư phương tiện mới để thay thế phương tiện cũ là rất khó, bởi phải tốn 2-3 triệu USD/chiếc, trong khi khả năng thu hồi vốn rất chậm. Chưa kể nếu chạy tàu mới, giá vé phải tăng 2-3 lần, khách sẽ chê mắc và chuyển sang đi phương tiện khác” - ông Chương phân trần.
Tiến hành đền bù thiệt hại
Về việc bồi thường thiệt hại cho hành khách đi trên tàu cánh ngầm Vina Express bị cháy, theo ông Bùi Công Trùng, công ty đang phối hợp với đơn vị bảo hiểm để thực hiện các thủ tục cần thiết. Toàn bộ tàu của Vina Express đều mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
“Đã có hơn 10 hành khách đến kê khai thiệt hại, chủ yếu là máy móc, đồ điện tử. Cơ quan Điều tra Công an quận 7, TP HCM cũng đã làm việc với ê-kíp tàu Vina Express 01 để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn” - ông Trùng cho biết.

THU HỒNG

“Vì sự an toàn của người dân nên ngay trong hôm nay, 21-1, TP quyết định tạm đình chỉ hoạt động của tất cả phương tiện tàu cánh ngầm tuyến TP HCM – Vũng Tàu để kiểm tra phương tiện. Trường hợp phương tiện không an toàn, kiên quyết không đưa vào hoạt động”- chủ tịch Lê Hoàng Quân nói dứt khoát.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tàu cánh ngầm Vina Express 01 số đăng ký SG 3837 của Công ty CP tàu cao tốc Vina vừa được kiểm định nhưng lại bốc cháy, do vậy Chủ tịch Lê Hoàng Quân đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm rõ trách nhiệm cơ quan kiểm định để quy trách nhiệm rõ ràng.
Bên cạnh đó,  Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo trong thời gian tạm đình chỉ hoạt động tất cả phương tiện tàu cánh ngành tuyến TP HCM – Vũng Tàu để kiểm tra niên hạn sử dụng, tính an toàn Sở GTVT phải triển khai phương án tăng cường phương tiện giao thông đường bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tuyến TP HCM.
Lãnh đạo TPHCM cũng chỉ đạo Công an TP lập tổ kiểm tra làm rõ nguyên nhân của vụ cháy tàu này.
Tàu cánh ngầm Vina Express 01 cháy rụi làm nhiều hành khách phải nhảy xuống sông
Tàu cánh ngầm Vina Express 01 cháy rụi làm nhiều hành khách phải nhảy xuống sông
Sở GTVT TP HCM, cho biết tàu Vina Express 01 (số đăng ký SG 3837) có sức chở theo đăng kiểm 132 hành khách, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Chi cục Đăng kiểm số 6 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp. 
Theo đó, Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina (gọi tắt là chủ tàu) mua bảo hiểm tàu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long. Tại thời điểm xuất bến, trên tàu có tổng cộng 92 người gồm 85 hành khách ( trong đó có 37  khách nước ngoài) và 7 thuyền viên, thuyền trưởng là ông Lê Văn Vĩnh. Sự cố xảy ra khiến tàu bị cháy hoàn toàn từ phần mạn khô trở lên.
UBND TP đã giao Công an TP HCM chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng bảo vệ hiện trường và tiến hành điều tra tai nạn, theo đó phải phối hợp với cơ quan quản lý luồng tuyến là Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan đăng kiểm phương tiện là Chi cục Đăng kiểm số 6- nơi đăng kiểm tàu cánh ngầm trên.
Để thực hiện công tác bồi thường, Sở GTVT yêu cầu chủ tàu phải liên hệ với hành khách để giải quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ tai nạn. Trường hợp hành khách có yêu cầu bồi thường đề nghị liên hệ với Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina tại số 91 đường Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, TP HCM (liên hệ với cô Nga, điện thoại: 0972620333).
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tàu cánh ngầm, Sở GTVT yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Đăng kiểm tiến hành kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện. Hiện nay, Cảng vụ Hàng hải đã bố trí lực lượng điều tiết và phao cảnh giới để đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực tàu chìm. Lực lượng ứng cứu tràn dầu đang triển khai các giải pháp ngăn ngừa dầu tràn tại khu vực tàu chìm.

QUÝ HIỀN-THU HỒNG

Tàu cánh ngầm cháy rụi

Mới kiểm định được 3 ngày, tàu cánh ngầm của công ty VinaExpress cháy rụi khi đưa 87 hành khách đến Vũng Tàu.

1.jpg
Chiếc tàu cánh ngầm chở gần 100 người bị cháy sau khi khởi hành 15 phút. Toàn bộ hành khách và nhân viên tàu đã phải nhảy xuống sông thoát thân.
tau-5_1390217926.jpg
Sau vụ cháy, các cơ quan chức năng có mặt khám nghiệm hiện trường, truy tìm nguyên nhân.
tau-1_1390217926.jpg
tau-3.jpg
Chiếc tàu cánh ngầm chìm hoàn toàn sau khi bị cháy, nước thuỷ triều lên.
tau-0_1390219199.jpg
Cảnh sát cứu hộ ứng cứu ở Bến Bạch Đằng.
tau-2.jpg
Lực lượng cứu thương túc trực chờ ứng cứu. Rất may không có thương vong trong vụ hỏa hoạn trên tàu.

Chiều 20/1, hàng chục hành khách thoát chết khi tàu cánh ngầm SG 6003 của Công ty dịch vụ hàng hải VinaExpress bốc cháy, đã được đưa về khách sạn nghỉ ngơi, tắm rửa bùn đất. Nhiều người ngụ ở TP HCM sau khi thay quần áo đã vội đón xe trở về nhà, bỏ dở chuyến đi biển Vũng Tàu. Số khác được bố trí lên một chuyến tàu cánh ngầm khác để tiếp tục hành trình.
1.jpg
Chiếc tàu cháy rụi. Ảnh: An Nhơn.
"Cảm giác lúc đó thật kinh khủng", anh Phạm Thanh Được (29 tuổi, Giám đốc kinh doanh công ty Minh Tâm, chuyên sản xuất cửa nhôm) nói. Anh cùng nam nhân viên Nguyễn Văn Quý (32 tuổi) lên chuyến tàu này để ra Vũng Tàu thi công cho đối tác. Chuyến hải trình chở 85 hành khách trong đó có 37 người nước ngoài, khởi hành từ bến Bạch Đằng, phường Bến Nghé quận 1, theo sông Sài Gòn để đến Vũng Tàu.
Khoảng 15 phút sau khi xuất bến, khi đến gần cầu Phú Mỹ, quận 7, anh Được nghe có người bảo thấy khói bốc lên phía đuôi tàu, vài người khác hô hoán cháy. Lúc này các nhân viên VinaExpress trấn an hành khách rằng "không có gì xảy ra" và đề nghị mọi người ngồi im. "Nhưng tôi cảm thấy có điều gì bất an nên đi bộ ra mạn tàu đứng. Nhìn vẻ mặt các nhân viên tàu có vẻ hoảng hốt, bước chân vội vã, tôi nghi có chuyện nghiêm trọng nên cứ đứng ngoài đó quan sát để có bề gì còn phản ứng kịp”, anh Được nói.
Còn Trương Bảo Trâm (ngụ Vũng Tàu) cho biết, lúc đang đứng ở ban công thì thấy khói đen bốc lên ở đuôi tàu. Mọi người hét lớn cho tài công "dừng tàu lại", rồi cố gắng dập lửa nhưng không được. Sau đó, lửa bốc lớn, nhiều người dùng bình chữa cháy xịt nhưng không thể dập tắt. Nhân viên tàu đề nghị tất cả mọi người mặc áo phao nhưng ai cũng luống cuống, nhất là những người nước ngoài không hiểu tiếng Việt.
DuocvaQuy-6773-1390221893.jpg
Anh Được và anh Quý kể lại giây phút đối diện với cái chết. Ảnh: Quốc Thắng.
Chiếc tàu bất ngờ chuyển hướng áp sát vào bờ. Nhân viên kêu gọi mọi người ra phía mạn tàu đứng, chờ cứu hộ đến đón. Tuy nhiên, lúc này lửa đã bắt đầu cháy to, nhiều người nháo nhào nhảy xuống sông. “Thấy nhiều người hoảng loạn nhảy xuống nên tôi quyết định nhảy theo, không thể chờ tàu khác đến cứu. Nó mà nổ thì chết”, anh Được nói và cho biết lúc này tàu gặp nạn chỉ cách bờ vài chục mét.
Cố gắng tháo bọc áo phao được dán keo dưới gầm ghế, anh Được cùng nhiều người khác ném vội xuống nước rồi phóng theo. Lúc này nước chưa dâng lên cao và chỉ ngập đến ngang ngực.
Đứng dưới nước nhìn con tàu đang bốc cháy ngùn ngụt, anh Được thấy hàng chục người cũng tiếp nối nhảy theo. Lúc này khói đen đã bao trùm cả chiếc tàu, nhiều người ngoại quốc cũng phóng khỏi con tàu nhưng bị bùn kẹt lại gần đó. Từng nhóm người kéo nhau cố gắng đi vào phía bờ càng xa chiếc tàu cháy càng tốt.
Một số người còn lại không dám nhảy vì không biết bơi, đứng lố nhố trên mạn thuyền la hét trong hoảng loạn. Cuối cùng, được sự động viên của trưởng tàu họ cũng nhảy xuống nước. “Chúng tôi đứng dưới cũng trấn an họ sẽ trợ giúp, đưa vào bờ. Có người phụ nữ bế con lao xuống nước nhưng có lẽ do sợ quá nên hai mẹ con cứ ôm nhau khóc mãi", anh Được kể.
Là một trong những người nhảy khỏi tàu muộn nhất, anh Quý cho biết, do không biết bơi nên khi nhân viên tàu bảo ngồi im, anh chỉ biết làm theo, dù rất hoảng loạn. Nhưng đến khi thấy nhiều tiếng nổ nhỏ vang lên cùng sức nóng ngọn lửa bén đến gần, anh cũng ném áo phao xuống rồi phóng theo mọi người.
Gần 10 tàu ghe của ngư dân đánh cá gần đấy khi phát hiện sự việc đã vội cập lại cứu người. Họ quăng dây cho các nạn nhân nắm rồi kéo thuyền. Ngay sau đó tàu cứu hộ của các cơ quan chức năng xuất hiện, lần lượt đưa các hành khách vào bờ. Khi lửa được dập tắt, chiếc tàu chỉ còn trơ vỏ và bị nhấn chìm khi thủy triều dâng cao. Hầu hết mọi người đều không kịp mang theo hành lý khi thoát thân. “Vừa bước qua cảm giác giữa sự sống và cái chết, giờ chúng tôi còn sợ lắm, quan tâm gì đến tài sản”, anh Được nói.
Một cảnh sát PCCC cho biết, chiếc tàu cánh ngầm SG 6003 này vừa được kiểm định đủ tiêu chuẩn an toàn vào ngày 17/1. "Hơn 30 phút tàu cháy, lúc 13h18 lực lượng chữa cháy mới nhận được tin báo. May mắn là không ai thương vong", anh này cho biết.
Quốc Thắng - An Nhơn

Vụ cháy tàu cánh ngầm: Lời kể của hành khách - 1
Nhiều khách nước ngoài đi trên con tàu ngầm bị cháy
Chị Huệ khách đi tàu thuật lại sự việc: “12h30 tôi cùng gia đình đã đến bến Bạch Đằng – quận 1 để đi tàu về Vũng Tàu, tàu chạy được không lâu thì tôi nghe mùi dầu máy bốc lên từ buồng máy, ai cũng sợ hãi kêu lái tàu tấp vào bờ nhưng tàu vẫn chạy, chỉ khi đám cháy bùng phát , tàu tấp vô bờ”.
Anh Bùi Quang Liêm đang cùng vợ lục lọi lại đống giấy tờ bị ướt sũng trộn với bùn đất than thở: “Toàn bộ tài liệu công việc của hai vợ chồng tôi bị ướt hết, nhưng vẫn còn may là người không sao”.
Sau khi rời bến Bạch Đằng toàn bộ số hành khách được đưa về một khách sạn nằm trên đường Đồng Khởi. Tại đây khách sạn đã không cho báo chí tiếp xúc với đoàn khách. Hiện các cơ quan chức năng đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ cháy này.
Vụ cháy tàu cánh ngầm: Lời kể của hành khách - 2
 Hành lý ướt sũng
Vụ cháy tàu cánh ngầm: Lời kể của hành khách - 3
Tài liệu, giấy tờ mang theo đều bị ướt
Vụ cháy tàu cánh ngầm: Lời kể của hành khách - 4

Vinaxpress xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) đi Vũng Tàu đã bất ngờ bốc cháy dữ dội trên sông đoạn gần cầu Phú Mỹ (quận 7). 83 hành khách đã phải lao xuống sông lánh nạn.


Hiện trường tàu cánh ngầm cháy rụi trên sông
Chiếc tàu cánh ngầm bốc cháy khi đang chở 83 hành khách và mới rời bến Bạch Đằng được khoảng 15 phút
Hiện trường tàu cánh ngầm cháy rụi trên sông
Hiện trường tàu cánh ngầm cháy rụi trên sông
Hiện trường tàu cánh ngầm cháy rụi trên sông
Sự cố khiến tất cả hành khách phải nhảy xuống sông và được cứu vào bờ an toàn, chiếc tàu cánh ngầm cũng bị thiêu rụi sau đó vài phút
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường
Một tàu cánh ngầm khác được điều ra đưa hành khách trở lại bến Bạch Đằng
Một tàu cánh ngầm khác được điều ra đưa hành khách trở lại bến Bạch Đằng
May mắn thoát nạn nhưng những hành khách này tơi tả, hoảng loạn
May mắn thoát nạn nhưng những hành khách này tơi tả, hoảng loạn
May mắn thoát nạn nhưng những hành khách này tơi tả, hoảng loạn
May mắn thoát nạn nhưng những hành khách này tơi tả, hoảng loạn
Một hành khách đang phơi lại các loại giấy tờ sau khi nhảy xuống sông bị ướt
Một hành khách đang phơi lại các loại giấy tờ sau khi nhảy xuống sông bị ướt
Lãnh đạo thành phố đến thăm hỏi động viên các nạn nhân
Lãnh đạo thành phố đến thăm hỏi động viên các nạn nhân
Lúc 12 giờ 45 phút ngày 20-1, tàu cánh ngầm Vi Na Express số hiệu SG 3837 xuất phát từ TP HCM đi Vũng Tàu, khi lưu thông đến ngã ba Lòng Tàu trên sông Sài Gòn thì bốc cháy. 85 hành khách, trong đó có 37 người nước ngoài, không còn cách nào khác buộc phải lao xuống sông.
Hành khách Đoàn Thế Thành (ngụ tỉnh Đồng Nai) cho biết anh ngồi gần khu vực phòng máy ở sau đuôi tàu, thấy nhiệt độ nóng lên, sau đó khói lan ra. Một nhân viên của tàu mang bình chữa cháy chạy tới dập lửa nhưng không tắt, trong khi nhân viên phục vụ vẫn trấn an hành khách là không sao. Khoảng 10 phút sau, khi ngọn lửa bùng lên dữ dội, biết không thể dập được, nhân viên phục vụ mới yêu cầu mọi người mặc áo phao nhảy xuống sông.
Cháy tàu cánh ngầm, khách lao xuống sông
Chiếc tàu cánh ngầm cháy rụi và hành khách lấm lem bùn đất vừa dưới sông lên
Chiếc tàu cánh ngầm cháy rụi và hành khách lấm lem bùn đất vừa dưới sông lên
Vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi chứng kiến cảnh tàu cháy và may mắn thoát nạn, hành khách Nguyễn Phương Trinh kể: “Lúc đó, tôi đứng ngoài khoang tàu, thấy cháy phần đuôi nên chạy vào báo cho bạn biết. Ai cũng hoảng loạn nên rất nhiều người không kịp mặc áo phao, nhảy đại xuống sông. Tôi và bạn  dù không biết bơi, không kịp mặc áo phao nhưng cũng lao theo”.
Khi phát hiện tàu cánh ngầm cháy, nhiều ngư dân đang đánh cá gần đó đã vội đến cứu nhiều hành khách đang chới với trên sông.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đã đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chức năng khắc phục, xử lý vụ việc. Tại cầu tàu bến Bạch Đằng, một cán bộ Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết tàu cháy từ lúc 12 giờ 45 phút nhưng đến 13 giờ 18 phút, lực lượng PCCC mới được báo tin.
Tàu gặp nạn do ông Lê Văn Vinh làm thuyền trưởng, thủy thủ đoàn gồm 7 người. Hiện con tàu đã cháy rụi và vẫn chìm tại hiện trường. Tất cả hành khách sau đó được một tàu cánh ngầm khác đưa trở lại cầu tàu bến Bạch Đằng.
Theo một nguồn tin, chiếc tàu cánh ngầm bị cháy vừa được kiểm định ngày 17-1.
Phát cháy tại buồng máy
Chiều cùng ngày, Công ty CP Tàu cao tốc Vi Na - đơn vị sở hữu tàu Vi Na Express số hiệu SG 3837 (Vi Na 08), đã có thông cáo báo chí cho biết khi vụ cháy xảy ra, công ty điều động 3 tàu cánh ngầm đến hiện trường, cùng các lực lượng chức năng đưa toàn bộ hành khách về bến an toàn. Theo ông Nguyễn Duy Việt, giám đốc công ty, ngọn lửa bùng phát tại buồng máy tàu và cháy lan rất nhanh.
Lãnh đạo công ty đã đến hiện trường và bến tàu, tổ chức phương tiện đưa đoàn khách Hàn Quốc 11 người đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, số còn lại đưa về khách sạn tắm rửa, nghỉ ngơi. Ngoài ra, một số hành khách yêu cầu đi Vũng Tàu gấp, công ty cũng đã bố trí phương tiện... “Các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra để xác định nguyên nhân vụ cháy” - ông Việt cho biết.T.Giang
Bài và ảnh: TÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét