Buồm mành trên mảng Sầm Sơn trong chuyến viễn du vượt Thái Bình Dương năm 1993.Theo dân gian Bắc Bộ,như anh Phạm Văn Tuyến cho biết, buồm này được gọi là buồm cánh kèo,trong khi Lương Viết Lợi Sầm Sơn lại cho biết ,vùng anh gọi buồm này là "buồm ba vách" theo kiểu Tàu ? .Được thiết kế bởi Colin Mudie-Tim Severin ,buồm đã được các nhà thiết kế làm sẵn mô hình thu nhỏ ,kể cả mảng với hàng trăm cây luồng và buồm cũng như dây,thanh lèo,xiếm ...Điều đó chứng tỏ các nhà đóng tàu phương Tây đã nghiên cứu khá kỹ hệ thống buồm mành .Hỏi anh Phạm Văn Tuyến,người cùng cha của anh là ông Phạm Văn Đính và toàn gia đình cùng tập trung vào việc khâu hai bộ buồm năm đó,anh cho biết ,tất cả làm theo thiết kế như mô hình ông Tim đưa ra và các bản vẽ của Nick Burningham ,không chỉnh sửa gì lớn .Bức ảnh này do CNN chụp từ máy bay trực thăng ,khi Lợi đứng dưới chân cột và Max Reynold -một sói biển Anh-đang leo cột để chính buồm .Qua trường hợp này,những nhà kỹ thuật Việt chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều về thái độ làm việc nghiêm túc với công nghệ dân gian của các nhà hàng hải phương Tây
|
Dựa trên cuốn phim ghi lại hành trình của Tim Severin mà tôi cung cấp cho VTV 4,Đài Truyền hình đã làm cuốn phim ở phía trên !
Như ta đã biết ,buồm lug (lugsail) là một bộ phận trong hệ thống buồm dọc .Trong các văn bản tiếng Việt ,có lần tôi đọc được thuật ngữ "buồm tai trâu" .Có lẽ khi dịch các bài phân tích dân tộc học của người Pháp chúng ta gặp chữ voile aurique -chỉ là buồm hình cái tai do người châu Âu hình dung cái buồm tứ giác này giống cái tai nên cho là ngư dân VN đã sáng tạo ra buồm và gọi là buồm tai trâu.Không rõ trong thực tế điền dã,đã có ai ghi được cách gọi tên này từ thời các cụ ? Buồm lug có nhiều biến thể khác nhau ,trong đó có buồm mành .Tiếng Anh gọi đó là Junk rig, còn được hiểu là buồm Chinese lugsail hoặc là sampan rig (Nga - джонковый парус/китайский люгерный парус ; Pháp - la voile de jonque ; Ba Lan-żagiel dżonkowy ; Đức -Dschunkensegel;Triều tiên - 정크형 범장 jeongkeuhyeong beomjang ) tôi sẽ dùng thuật ngữ buồm mành cho loại buồm này ,môt loại buồm phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên ,Nhật Bản ,Việt Nam ,để khỏi mất thì giờ vào việc bàn luận ai là người phát minh ra các loại buồm này .Đặc điểm của buồm mành là có những thanh thép buồm (batten) chia buồm ra nhiều mảnh ,để buồm có thể gập lại hay giương ra dễ dàng .Trong phần này ,chúng tôi cũng tập trung vào việc buồm mành được dùng trong thế giới hiện đại ra sao ,tức là nó đã được "Tây " hóa một phần,khi người châu Âu biết tới loại buồm này .Việc dùng trên thuyền dân gian Trung Hoa và các nước có văn hóa Trung Hoa sẽ được bàn bạc tiếp sau .
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành
Buồm mành truyền thống đã được dùng trên các tàu thuyền hiện đại như sau :
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành |
- catboat ,có đặc điểm là chi có một cột một buồm ,dẽ sử dụng mà ta thường thấy trên các thuyền buồm nhỏ ,trên các thuyền tam bản
- ketch có hai cột buồm với cột chính (main mast) phía trước và cột sau (mizzen mast ) nhỏ phía sau
- yawl cũng có hai cột như ketch .buồm lớn phía trước ,nhưng khác với ketch là cột buồm sau nhỏ hơn và buồm sau gắn chặt không thuộc loại buồm để đẩy thuyền (? driving sail),và trụ lái giống như các thuyền truyền thống .Buồm sau nhằm hỗ trợ cho việc lái thuyền và nhằm cân bằng cần lái
- schooner dùng hai hay ba cột buồm ,cột nhất phái mũi còn cột chính phía đuôi tàu .Treo buồm kiểu schooner thích hợp cho các tàu lớn vì nó chia buồm ra thành nhiều buồm nhỏ nên dễ điều khiển .Có một số đề nghị cải tiến như Colvin Gazelle đề xuất .Đó là thêm buồm jib vào xà mũi thuyền ,còn buồm mũi và buồm chính theo kiểu buồm mành.Kiểu treo buồm này được gọi là treo buồm kiểu Colvin (Colvin rig) mà những cải tiến này nhằm tăng khả năng của con thuyền khi chạy ngược gió .
- tàu buồm ,ít nhất ba cột buồm với buồm chính ở giữa tàu
- xà buồm (yard) -đi dọc theo mép trên của buồm (head) ,chạy từ góc trước (throat) tới góc sau (peak).So với các thép buồm (batten),xà buồm to khỏe hơn vì chịu sức nặng của cả tấm buồm khi ta dùng dây kéo buồm (halyard) kéo cả buồm lên .
- thép buồm /thanh lát (batten) -là những thanh chạy từ mép trước (luff) tới mép sau (leech) của buồm
- thanh lèo (boom) -một thanh chạy suốt mép dưới của buồm (foot) từ góc trước (tack) tới góc sau (clew) và được điều khiển bằng dây lèo (sheet).Tất nhiên ,thanh lèo chỉ chịu trách nhiệm một phần trong việc điều chỉnh buồm vì với buồm mành,dây lèo được nối với cả các thép buồm .
- vòng thanh lát (batten parrel) nhằm giữ buồm với cột
- vòng lèo (tack parrel) và dây góc lèo (tack line)
- Buồm gồm xà và các thép buồm làm bằng gỗ ,còn buồm bằng vải bạt (canvas /tatpaulin) nhẹ ,đôi khi dùng Dacron hay vải nhựa PVC.Chão buồm thường dùng loại 3 tao . Buồm mành gồm các bộ phận sau đây :
Bốn góc của buồm là :peak ở góc đỉnh trên cùng;throat là góc sát cột buồm;tack là góc ở chân cột buồm và thanh lèo ,góc này được buộc lại không di chuyển và clew là góc cuối thanh lèo ,được buộc vào với dây lèo
Bốn cạnh của buồm là : mép trên (head) ở trên cùng ;cạnh trước (luff) là phần đầu tiên đón gió .Vì nó chun lại (luff) khi quá sát với hướng ngược gió (too close to the wind) nên cạnh này mới có tên là luff.Mép dưới ,chân buồm (foot) .Cạnh sau ,tức là cạnh theo (trailing edge -tôi dùng chữ theo,giống như mép theo của chân vịt ) tên tiếng Anh là leech.Trên mép này người ta thường gắn giải vải chỉ hướng gió (telltale)
Dây động của buồm mành
Bốn cạnh của buồm là : mép trên (head) ở trên cùng ;cạnh trước (luff) là phần đầu tiên đón gió .Vì nó chun lại (luff) khi quá sát với hướng ngược gió (too close to the wind) nên cạnh này mới có tên là luff.Mép dưới ,chân buồm (foot) .Cạnh sau ,tức là cạnh theo (trailing edge -tôi dùng chữ theo,giống như mép theo của chân vịt ) tên tiếng Anh là leech.Trên mép này người ta thường gắn giải vải chỉ hướng gió (telltale)
Dây động của buồm mành
Phải dùng chữ dây động (running rig) hay dây điều khiển buồm để phân biệt với các dây chằng dọc và dây néo ngang .Trên các tàu kiểu mới dùng buồm mành ,các dây động này được chia thành hai nhóm :nhóm kéo lên và nhóm kéo xuống .Việc chia nhóm này khá quan trọng vì khi tác động vào một nhóm dây này thì nhóm khác lại chống lại tác động đó .Ví dụ khi kéo buồm lên bằng dây nâng buồm halyard thì ta phải nhả các dây kéo xuống phải được tháo ra khỏi các cọc buộc dây,thả nó tự do.
Những dây kéo lên gồm có :
Những dây kéo lên gồm có :
- dây nâng buồm halyard có mục đích kéo buồm lên ,được nối vào giữa xà buồm và chạy trong
Các dây động của buồm - dây hãm thanh lèo topping lift nhằm nâng thanh lèo và buồm khỏi mặt boong khi ta không giương buồm lên .Dây này cũng dùng để hãm buồm lại khi cần thiết phải giảm bớt diện tích buồm hay cho thả rơi tấm buồm vì toàn bộ các thanh và vải buồm sẽ rơi vào dây hãm thanh lèo này
Nhóm dây kéo xuống gồm có :
- dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel) có tác dụng giữ cho xà buồm sát với cột .Dây này chạy từ xà,vòng quanh cột rồi chạy xuống boong .Dây này khống chế dao động ngang của những thép buồm phía trên cao,dọc theo cột buồm
- dây vòng kéo cạnh trước của cánh buồm (luff hauling parrel) có chức năng ngăn chặn không để vải buồm nhăn nhúm lại do các thép ở giữa buồm trườn về phía trước khi buồm đang được điều chỉnh.Dây này chạy từ cạnh trước của buồm tại các chỗ thép buồm giao với cột và buộc theo kiểu như ta buộc dây giầy cho nên khi kéo lên nó sẽ lôi các thép buồm ở giữa về phía sau
- dây kéo xà xuống (yard downhaul) ,dây phụ thêm nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân
- dây kéo thép buồm xuống (batten downhaul) dây phụ thêm với dây kéo xà , nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân
- và dây buộc góc lèo (tack line) với nhiệm vụ buộc góc lèo của buồm theo chiều thẳng đứng .Dây chạy từ thanh lèo ,xuống thẳng tới boong ,hoặc thông qua một cái puli
Điều khiển buồm mành
Với những chuyến đi dài ngày,buồm mành là một phương tiện lý tưởng ,nhất là khi đi biển với một số lượng người ít ỏi (short-handed).
Khi giương buồm lên ,không phải nhằm hướng gió.Nếu thả lỏng dây lèo đủ mức,buồm mành sẽ quay quanh cột theo hướng gió bất kỳ.Khi gần như hoàn toàn ngược gió lá lúc khó giương buồm nhưng ta vẫn có thể dựng buồm mành lên dù mép trước buồm bị chun lại (luff) .Điêu cần chú ý là phải quan sát kỹ các dây ,nhất là dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel),dây vòng kéo mép buồm (luff hauling parrel) ,các dây kéo xuống (downhaul) nếu tàu có trang bị và các dây lèo .Nếu dùng puli cấp 3:1 hay 4:1 thì kéo nhẹ nhưng đường kéo sẽ rất dài .Trong khi kéo buồm ,cánh buồm với đủ các thép buồm vẫn nằm yên phía cuối gió so với cột buồm .Do đã cố định trước dây kéo góc lèo của buồm (tack line) ,nên ta cứ việc kéo dây nâng buồm (halyard) cho tới khi dây kéo góc lèo buồm căng lên.Sau khi kéo và buộc dây nâng buồm lại,ta điều chỉnh vị trí hướng dọc của cạnh sau bằng cách kéo dây kéo vòng xà buồm (yard hauling parrel ) cho tới khi dây này sát với cột buồm .Có thể phải cần kéo nhẹ dây kéo vòng cạnh trước (luff hauling parrel) để giãn các thép buồm giữa về phía cạnh sau (leech) của buồm nhằm khắc phục các chỗ nhăn trên mặt buồm .Cuối cùng là ta điều khiển dây lèo,đưa buồm vào gió
Việc thu bớt cánh buồm (reefing) rất đơn giản. Khi thuyền đi sát ngược hướng gió ,ta thả lỏng dây nâng buồm halyard ra .Buồm hạ xuống một chút do tự trọng của nó,các dây động cũng được lỏng ra.Buồm được hạ xuống cho tới khi cái thép buồm mà ta muốn thu lại ,sát với thanh lèo .Sau đó chỉnh dây vòng xà buồm (yard hauling parrel) và dây vòng cạnh trước buồm (luff hauling parrel) ,rồi kéo dây lèo cho buồm đúng với hướng gió
Cuộn buồm (furling) khẩn cấp thực hiện nhanh chống và dễ dàng .Buông dây lèo và dây nâng buồm ,buồm rơi xuống ,được đỡ bằng các dây hãm thanh lèo (topping lift) ,các thép buồm xếp lại .Chỉ có một đống lộn xộn các dây nhợ mà ta phải chỉnh lại trước khi lại kéo buồm lên.Nếu không khẩn cấp,ta nên cho hai thủy thủ cuộn buồm để các dây được nhả có thứ tự hơn .
Buồm mành /buồm cánh dơi
|
Tuy e không hiểu lắm, nhưng kiên trì đọc cũng thấy hay hay, mấy hình vẽ cột buồm ai cũng tưởng đơn giản vậy thôi nhưng tác dụng cực kì lớn. Cám ơn thông tin admin chia sẻ.
Trả lờiXóa------------------------------------
Truyền hình số HD - Xem tivi hơn 50 kênh miễn phí thuê bao tháng.
Chuyên phân phối: Dau thu DVB T2 chính hãng VTV, VTC, LTP...
Đầu thu nhiều người quan tâm: Dau thu DVB T2 VTC T201
Cho mình hỏi bowsprit thì tiếng Việt gọi là gì. Trong từ điển mô tả nó là cái đà ngang như cột buồm ở mũi tàu, nhô ra khỏi thân để buộc các lá buồm tam giác ở mũi thuyền.
Trả lờiXóa