Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Khảo luận về buồm vuông !




Câu chuyện về tên gọi các cánh buồm ám ảnh tôi hàng chục năm nay .Chẳng là bắt tay vào biên soạn cuốn Từ điển Hàng hải Anh Việt ,tôi đã nhận thức được những cam go trước mắt .Đó là vào những năm 70,khi trên giá sách bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết dịch viết về biển ,mà tác giả đầu tiên đươc Hà Nội quan tâm là Jack London,một nhà văn thiên tả.Đọc các bản dịch ,người ta hoang mang không hiểu nội dung ra sao ,con người trước biển anh dũng thế nào .Chả là các khái niệm,ngôn ngữ hàng hải được truyền tải sai bét vì người dịch là dân trên bờ landlubber 100% ,lại dịch văn Anh thông qua tiếng Nga ! Mình vẫn nhớ cuốn nhật ký hàng hải logbook được dịch giả gọi là tạp chí hàng hải vì chuyển từ tiếng Nga sudovoj zhurnal mà không hiểu nó là cái gì .Đã là tạp chí thì còn có nghĩa lý gì với cuốn nhật ký hàng hải,một căn cứ luật pháp vô cùng quan trọng của con tàu !!Đến tên gọi các cánh buồm dự định cho vào Từ điển ,thật là một ma hồn trận mà cách duy nhất là để nguyên tên không dịch vì các từ Việt như buồm lòng,buồm cựu,buồm cánh kèo ...đều không đủ phản ảnh .Đối chiếu sang tiếng Hán để tìm cách đặt ra từ Hán Việt cũng bó tay vì càng thêm lằng nhằng .Buồm đã phức tạp tới các dây kéo buồm lại lũy thừa lên độ phức tạp .Dây lèo,dây chằng,dây lèo ngọn ...chả đủ cho một rừng dây trên tàu buồm .Cho nên,nghe tin vui về tàu buồm huấn luyện sắp về với biển Việt Nam ,mình mở trang này bàn luận về buồm với các bạn yêu biển ,những bạn đang tiếp xúc với halyard,grot ...Mình chỉ băn khoăn ,không rõ các khẩu lệnh trong khi thuyền trưởng Đàm Xuân Tuấn sử dụng trong khi thao tác buồm sẽ ra sao đây ?


Để hiều một cách tổng quát về hoạt động của tàu dùng buồm vuông không gì bằng mời các bạn xem clip sau đây về cách thao tác buồm trên tàu Sørlandet,một con tàu thuộc loại cổ xưa nhất ,được đóng tại Kristiansand, Na Uy vào năm  1927.Tiếp theo phần 1 là phần 2 và phần 3



phần 3






Khác với buồm của chúng ta là loại buồm được thế giới xếp vào loại buồm treo một phần ba (junk sail),buồm dọc ;  buồm trên chiếc bark ,tàu huấn luyện của Hải quân Việt Nam thuộc loại buồm vuông,buồm chữ đinh (square sail) là loại buồm cổ xưa nhất của loài người .

Buồm đinh hình chữ nhật và được giữ bằng một xà ngang gọi là xà buồm (yard) ,xà này lại được gắn với cột buồm sao cho xà có thể xoay thoải mái cả trong mặt phẳng thẳng đứng lẫn mặt phẳng nằm ngang .Cột buồm,xà buồm và cánh buồm chữ đinh .Khác với buồm dọc (fore-and-aft sail ), buồm đinh luôn lấy gió từ cùng một mặt của cánh buồm .Buồm đinh tỏ ra tối ưu khi chạy thuận gió và nó trở nên không tốt khi chạy ngược gió như trình bày trên hình vẽ dưới  đây .
Cho nên buồm đinh chủ  yếu chỉ dùng cho tàu thuyền chạy trong vùng nước sâu ,khi đó nó tỏ ra rất hiệu quả và chạy an toàn khi ngược gió .Và trong các chuyến hành trình dài ta phải luôn chọn một lộ trình sao cho càng phải ít chuyển lèo càng tốt .

Mũi tên chỉ hướng gió và hình bên trái chỉ con đường của thuyền dùng buồm đinh ; ta có thể giữ hướng giữa gió và hành trình vào khoảng 70 độ .Hình bên phải chỉ hành trình của thuyền dùng buồm dọc ,góc đó chỉ  40 độ .

Các loại tàu thuyền treo buồm vuông 

Căn cứ theo cách troe buồm vuông ,người ta phân ra các loại tàu thuyền như sau :
  • Tàu thuyền có ba cột buồm hay nhiều hơn ,tất cả treo buồm vuông được gọi là full-rigged ship .
  • Tàu thuyền  barque  có ba hay nhiều hơn cột buồm ,tất cả treo buồm vuông trừ cột đuôi treo buồm dọc .
  • Tàu thuyền barquentine  có ba hay nhiều hơn cột buồm ,chỉ có cột chính treo buồm vuông còn các cột còn lại treo buồm dọc .
  • Tàu thuyền  brig  có hai cột buồm ,cả hai treo buồm vuông .

Cột buồm

Cột buồm cao nhất của tàu là  main mast,ta gọi là cột chình,cột buồm lòng .Cột trước cột chính (nếu có) được gọi là fore mast. ,cột mũi .Cột sau cột chính được gọi là mizzen mast, jigger mast, driver mast và pusher mast; mặc dù hai tên sau ít dùng ,còn ta gọi là cột đuôi nếu tàu chỉ có ba cột . Tuy vậy,trên các tàu năm cột ,người ta gọi tên như sau : fore mast, main mast, middle mast, mizzen mast, jigger mast. Trên chiếc tàu năm cột duy nhất ,tất cả treo buồm vuông có tên là Preussen, cột giữa middle mast đôi khi được gọi tên là cột Laeisz mast, theo tên của ông chủ tàu là F. Laeisz.Tại Hoa Kỳ,chữ spanker mast thường được dùng để chỉ cột buồm sau cùng của các loại schooners. Theo một bức thư của thuyền trưởng Crowley trên chiếc schooner bảy cột buồm Thomas W. Lawson ,họ thường gọi tên bảy cột như sau :fore-, main-, mizzen-, number 4, number 5, number 6, và spanker-.

Trên tàu toàn bộ là buồm đinh ,mỗi cột gồm có ba phần là - cột dưới lower mast, cột đỉnh topmast, và cột ngọn topgallant mast. Bộ buồm gồm ít nhất ba chiếc buồm vuông đó là :buồm dưới course treo trên cột dưới , buồm đỉnh topsail treo trên cột đỉnh và buồm ngọn topgallant sail treo trên cột ngọn topgallant mast.

Thông thường ,buồm đỉnh quá lớn nên được chia thành hai phần để dễ thao tác ,đó là buồm đỉnh dưới lower topsail và buồm đỉnh trên upper topsail; trên các tàu lớn ,buồm ngọn topgallant sail cũng được chia thành hai phần như vậy . Nhiều tàu lớn treo buồm vuông còn có thêm buồm đế vương royal nằm trên buồm ngọn ,được căng trên cột đế vương royal mast, thông thường không phải là một sào riêng mà là kéo dài của cột ngọn topgallant mast. Chúng ta để lại câu chuyện về buồm sẽ thảo luận tiếp theo ,tại đây chúng ta hãy bàn về các dây chằng cột buồm standing rigging :
Hình vẽ cho ta thấy cột dưới lower mast nhìn từ mạn trái . Nó được giữ bằng một dây chằng dọc stay (màu xanh), tám dây néo shrouds (màu đỏ, ta chỉ thấy 4 dây néo trái ), và hai dây chằng ngang backstays (màu da cam, ta chỉ nhìn thấy dây chằng ngang phía trái ). Ngang dây néo có những dây lưới ratlines (đôi khi đọc thành ratlins) Cùng với dây néo,dây lưới tạo thành một cái lưới để trên đó ta có thể leo trèo lên cột buồm làm việc .Hình vẽ chỉ cho ta thấy một bên ,trên thực tế có cả hai bên để ta có thể trèo lên cột từ hai phái mạn của tàu .

Bây giờ đến lúc cột đỉnh đã được lắp ghép xong . Nó được buộc vào mặt trước của cột dưới lower mast, và tại chỗ tiếp nối có một sàn nhỏ được gọi là top (màu xám). Cột đỉnh được đỡ bằng dây chằng dọc topmast stay(màu xanh) và dây néo topmast shrouds (màu đỏ) chạy từ đỉnh của cột đỉnh topmast cho tới mép ngoài của sàn nhỏ (top) .Những dây néo ngắn màu xanh lá cây được gọi là  futtock shrouds đi từ mép ngoài của đỉnh rồi đi vào trong của cột dưới lower mast, tại đây nó được buộc bằng một cái vòng có tên là  futtock bao quanh cột buồm . Có hai cặp dây chằng ngang của cột đỉnh topmast backstays (màu da cam). Một cặp buộc ngay tại chỗ của dây chằng cột đỉnh topmast stay, còn cặp kia níu từ tận đỉnh của cột đỉnh .

Đến việc buộc cột ngọn topgallant mast . Trên thực tế cột ngọn và cột đế vương topgallant/royal mast chỉ làm bằng một cây sào mà thôi . Người ta dùng một thiết bị giống như cái top, nhưng nhỏ hơn được gọi là cây ngang crosstrees(màu xám). Dây chằng màu xanh da trời ở dưới là dây chằng cột ngọn topgallant stay còn dây chằng trên là dây chằng đế vương royal stay. Có một cặp dây chằng ngang cột ngọn topgallant backstays (màu da cam phía dưới ), và một cặp dây chằng ngang đế vương royal backstays (dây trên da cam ).Hai bên cũng có hai dây néo cột ngọn topgallant shrouds (đỏ) . Không có dây néo đế vương royal shrouds vì thường thấy không cần thiết .
Tất nhien không phải tất cả các tàu buồm đều chằng buộc như mô tả ở trên ví dụ những tàu lớn thường có nhiều hơn hai cặp dây chằng ngang backstays để đỡ cột đỉnh topmast. Một số rất ít có cột đế vương royal masts riêng rẽ , và đến cuối thế kỷ 19 khi các cột làm bằng thép thì người ta thường làm cột dưới và cột đỉnh chung nhau với nhau , nhưng các dây chằng dọc stays,dây néo  shrouds và dây chằng ngang  backstays vẫn được buộc như khi các cột riêng rẽ như mô tả ở trên .


Buồm

Tên buồm bằng tiếng Việt và tiếng Anh (ký hiệu en) và tiếng Ba Lan (pl)
Tên buồm vuông tùy theo cột mà nó được treo . Buồm tại cột dưới lower mast được gọi là buồm cột dưới  course; bởi vậy buồm cột dưới của cột mũi (lower mast of the fore mast  hay gọi tắt là the fore lower mast) được gọi là buồm dưới cột mũi fore course, và buồm dưới cột chính có tên Anh là main course. Buồm dưới cột đuôi mizzen course, tuy vậy lại có một tên riêng là crossjack, đôi khi được viết và đọc thành cro'jack.Buồm trên cột đỉnh topmast có tên là topsail, thường chia thành hai đó là buồm dưới cột đỉnh lower topsail và buồm trên cột đỉnh upper topsail. Buồm trên cột ngọn topgallant mast có tên là buồm cột ngọn topgallant sail, trên các tàu lớn lại chia thành hai buồm trên và dưới giống như buồm đỉnh . Buồm đỉnh topsail và buồm ngọn  topgallant sail thường phát âm thành tops'l và to'gan's'l. Trên buồm ngọn topgallant sail thường có thêm một cánh buồm gọi là buồm vua  royal, và những chiếc clipper giữa thế kỷ 19 thường có thêm buồm trời  skysails nằm trên buồm đế vương royals. Một số clipper còn căng thêm buồm mặt trăng  /buồm diều moonsail hay còn gọi là moonraker nằm trên buồm diều skysail.
Trên buồm trăng moonsails, người ta cố tình nhét thêm buồm nữa ,có thể không thực hiện được nhưng vẫn còn những cái tên như : heaven pokerangel poker, và cloud disturber.
Để tăng diện tích buồm tới mức tối đa , các clipper thường ghép thêm sào để kéo dài chiều dài xà buồm và treo thêm những cánh buồm phụ ở hai bên của buồm vuông . Những buồm đó có tên là buồm đầu đinh studding sails hay gọi tắt là stunsails, nhưng buồm này không còn được phổ biến trong thế kỷ 20 . Bức tranh phía bên mô tả chiếc clipper có tên là  Golden State mang thêm 5 chiếc buồm đầu đinh trên cột mũi !
Trên các dây chằng dọc giữ các cột buồm (màu xanh da trời như các sơ đồ trình bày ở trên )người ta thường treo thêm các buồm phụ tam giác có tên là  buồm dây chằng  triangularstay sails. Tên của buồm tùy theo tên của dây chằng mà buồm được gắn vào , ví dụ buồm trên dây chằng cột đỉnh topmast stay có tên là topmast staysail. Trước cột mũi,người ta thường treo thêm nhiều buồm dây chằng staysails ,nhằm cân bằng con tàu và những buồm đó gọi là  jibs.
Dười đây là các tấm buồm của chiếc barque bốn cột buồm có tên là  Pamir . Nhớ tên nó để nghe khẩu lệnh thực hiện các thao tác buồm là một việc không dễ dàng ?

  1. Flying jib
  2. Outer jib
  3. Inner jib
  4. Fore topmast staysail
  5. Fore course
  6. Fore lower topsail
  7. Fore upper topsail
  8. Fore lower topgallant sail
  9. Fore upper topgallant sail
  10. Fore royal
  11. Main topmast staysail
  12. Main topgallant staysail
  13. Main royal staysail
  14. Main course
  15. Main lower topsail
  16. Main upper topsail
  17. Main lower topgallant sail
  18. Main upper topgallant sail
  19. Main royal
  20. Mizzen topmast staysail
  21. Mizzen topgallant staysail
  22. Mizzen royal staysail
  23. Crossjack
  24. Mizzen lower topsail
  25. Mizzen upper topsail
  26. Mizzen lower topgallant sail
  27. Mizzen upper topgallant sail
  28. Mizzen royal
  29. Jigger staysail
  30. Jigger topmast staysail
  31. Jigger topgallant staysail
  32. Lower spanker
  33. Upper spanker
  34. Spanker topsail, or just Gaff topsail

Dây nhợ của buồm

Trên cột treo buồm vuông , xà buồm dưới course yard nằm tại vị trí cố định ngay dưới sàn chân cột (top). Còn xà buồm đỉnh topsail yard khi không treo buồm thì nằm ngay phái trên sàn top một chút . Khi ta thượng buồm ,ta sẽ kéo xà dọc theo cột đỉnh cho nó lên tới vị trí cao nhất là nằm dưới các cây ngang crosstrees. Xà buồm ngọn topgallant yard được kéo từ vị trí thấp nhất là chỗ nằm ngay trên cây ngang crosstrees, đi dọc theo cột ngọn topgallant mast, cho tới vị trí cao nhất ngay dưới một chỗ có tên là topgallant standing rigging là nơi buộc tất cả dây chằng dọc stays, dây néo shrouds và dây chằng ngang backstays . Nằm trên vị trí đỉnh (topgallant standing rigging) là xà buồm vua royal yard, xà này được kéo dọc theo cột buồm đế vương royal mast, nhưng như đã nói phía trên , cột buồm ngọn topgallant mast và cột buồm đế vương royal mast thường chỉ là một .Nếu buồm đỉnh topsail được chia làm hai ,mà việc này thường xảy ra thì xà buồm đỉnh dưới được cố định tại một vị trí ngay đỉnh của cột dưới và chỉ có xà buồm đỉnh trên upper topsail yard được kéo lên . Sở dĩ như vậy vì các xà buồm đỉnh topsail yards làm thành một cặp khi buồm chưa được ghép lên . Với hai tấm buồm ngọn  topgallant sails tình hình cũng tương tự như vậy ; xà buồm ngọn dưới lower topgallant yard được cố định trên đầu  của cột buồm đỉnh topmast, và chỉ có xà buồm ngọn trên upper topgallant yard được kéo lên dọc theo cột buồm ngọn topgallant mast.
Những dây sau đây dùng để thao tác một xà buồm :

  • Dây xoay Braces dùng để quay xà buồm trong mặt phẳng nằm ngang ,một công việc rất cần thiết để điều chỉnh cánh buồm sao cho có vị trí thuận lợi nhất đón gió tới . Mỗi xà buồm có hai dây xoay brace ở mỗi đầu của xà buồm .
  • Dây chặn Topping lifts là những đoạn dây cáp thép ngắn nhằm ngăn không cho xà quay trong mặt phẳng thẳng đứng khi không căng buồm hay không kéo xà buồm lên . Mỗi xà buồm có hai dây chặn ở mỗi đầu xà . Các xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard) và xà buồm ngọn dưới (lower topgallant yard ) không có dây chặn vì chúng đã được nối với các xà buồm đỉnh trên hay xà buồm ngọn trên (upper topsail/topgallant yard) rồi .Xà buồm dưới (course yard ) có dây chặn có thể điều chỉnh được ; khi các cánh buồm được giương lên ,dây này sẽ tác dụng bởi vì nó được nối với các cánh buồm và những dây lèo .Như vậy,các xà có thể được quay đôi chút trong mặt phẳng thẳng đứng .
  • Dây nâng buồm  Halyard  được buộc vào chính giữa của xà buồm và dùng để kéo xà lên (Tất nhiên những xà gằn cố địnhthì không có dây này )
  • Dây kéo xuống Downhauls dùng cho các xà buồm đỉnh trên (upper topsail yard) và xà buồm ngọn trên (upper topgallant yard) để kéo xà cho tới vị trí thấp nhất nằm ngay trên xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard) và xà buồm ngọn dưới (topgallant yard). Mỗi xà có hai dây kéo xuống ở mỗi đầu của xà . Chỉ có xà buồm đỉnh trên và xà buồm ngọn trên mới có dây kéo xuống này .
Mỗi cánh buồm vuông có bốn cạnh và bốn góc ;hai mép thẳng đứng hai bên buồm gọi là cạnh buồm (leeches). Mép trên cánh buồm gắn với xà gọi đầu buồm (head) mép dưới gọi là  chân buồm ( foot). Hai góc dưới cùng của buồm gọi là gòc néo buồm (clew). Để thao tác buồm ta phải dùng các loại dây sau đây :
  • dây góc buồm Sheets được buộc vào các góc clews và được dùng với các buồm dưới (courses) để chỉnh ( trim) buồm , còn trên các buồm khác dùng để kéo góc buồm (clews) xuống với xà buồm phía dưới .Đôi khi các buồm đỉnh trên (upper topsail) và các buồm ngọn trên không có dây góc buồm này ; các góc buồm của chúng có thể được buộc thường xuyên với các xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard) hay xà buồm ngọn dưới (topgallant yard).
  • dây lèo Tacks chỉ được dùng cho các buồm dưới (course). Dây này được buộc vào các góc dưới (clew) của buồm  và được dùng để kéo mép thuận gió (windward clew) về phía trước , nhất là khi tàu chạy sát hướng gió (close-hauled). Khi tàu chạy với gió thổi từ phía sau ,thì không dùng những dây lèo tacks này  (Khi dùng dây tack , ta không dùng dây góc buồm thuận gió (windward sheet)
  • Dây thu buồm Clewlines và  buntlines được dùng để thu buồm lại (taking in a sail).Ta kéo dây clewlines để đưa các góc buồm clews sát tới các đầu của xà buồm , và kéo dây buntlines để đưa chân buồm foot cho sát với xà buồm . Mỗi cánh buồm có hai dây clewlines (mỗi góc clew có một dây ) và có từ 2 tới 8 dây buntlines, tùy thuộc vào kích thước buồm to nhỏ . Dây clewlines của buồm dưới courses có cái tên là clew garnets. Thông thường,các buồm đỉnh trên upper topsails và buồm ngọn trên upper topgallant  sails để lỏng các dây clewlines. Ngoài ra , các cánh buồm lớn còn có dây mép bên leechlines, là những dây buộc vào mép bên của buồm nhằm đưa các mép sát với xà buồm , làm cho việc cuộn buồm lại được dễ dàng hơn . Đôi khi một dây leechline kết hợp với một dây buntline thành dây bunt-leechline ,dây này chạy từ mép bên leech xuống tới chân buồm foot sau đó chạy lên xà buồm giống như một dây buntline thông thường .Ngoài ra ,có khi thay đổi một chút như các dây clewlines không kéo các góc clews không thu về hai đầu xà buồm mà đưa về giữa xà .
  • Dây buộc Gaskets là những đoạn dây ngắn nhằm buộc buồm lại khi không sử dụng .
Nhìn chung .một cánh buồm được giương lên bằng cách tung buồm ra tức là tháo dây buộc buồm để cho buồm từ xà buồm rũ rơi xuống , kéo dây clewlines và dây buntlines, để cho các góc buồm clews được sát với xà buồm phía dưới rồi kéo xà buồm lên .Tất nhiên nếu xà đã gắn cố định thì ta không phải kéo lên và khi ta giương các buồm đỉnh trên upper topsails và buồm ngọn trên upper topgallant sails ta phải kéo các dây kéo xuống downhauls.Khi thu buồm có xà cố định , ta kéo dây clewlines và dây buntlines trong khi nới lỏng dây sheets hoặc dây lèo tacks, rồi cuộn buồm lại tức là để buồm sát xà buồm và buộc bằng các dây cuộn buồm gaskets. Nếu xà buồm không cố định tấm buồm thì ta thu buồm  bằng cách nới lỏng dây treo buồm halyard đồng thời kéo dây clewlines hoặc dây downhauls và dây buntlines.
Việc giải thích trình bày ở trên nghe có vẻ phức tạp và đầy lý thuyết nhưng qua vài ví dụ sau đây có thể giúp các bạn sáng tỏ hơn :
Hình bên trái là một cột buồm nhìn từ phía đuôi tàu . Trên cột có treo bốn buồm vuông :một buồm dưới  course, hai buồm đỉnh topsails và một buồm ngọn topgallant sail.Xà buồm dưới (course yard) và xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard) là cố định , còn các xà khác đang ở vị trí thấp nhất của chúng vì lúc này buồm chưa được giương lên .Tất cả các xà đều được treo buộc bằng dây chặn topping lifts (xanh da trời) trừ xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard) không có bởi vì nó đã nối với xà buồm đỉnh trên (upper topsail yard) bằng cánh buồm và những dây sheets mà ta không nhìn thấy trên hình vẽ .
Hình bên phải là toàn bộ cánh buồm được giương lên . Xà buồm đỉnh trên (upper topsail yard)và xà buồm ngọn (topgallant yard) được kéo lên tới vị trí cao nhất  mà chúng có thể có .Các dây chặn topping lifts (vẫn tô xanh da trời ) không còn tác dụng nữa ,nhưng do căng dây chặn của buồm dưới (course topping lifts) đã ảnh hưởng tới toàn bộ các xà buồm vì các xà được nối với nhau bằng buồm và các dây sheets. Khi thu buồm lại , ta kéo dây clewlines(đỏ) và dây buntlines (màu xám). Trên thực tế ,từ phái đuôi tàu ta không nhìn thấy dây buntlines vì nó chạy trên mặt trước của cánh buồm . Trên cánh buồm dưới (course) và buồm đỉnh dưới (lower topsail) dây clewlines kéo các góc clews về hai đầu của xà buồm , nhưng trên buồm ngọn (topgallant sail) dây đó kéo các góc về giữa xà . Buồm đỉnh trên (upper topsail) không có dây clewlines, nhưng các dây downhauls (màu da cam) dùng để kéo xà buồm đỉnh trên (upper topsail yard) xuống tới xà buồm đỉnh dưới (lower topsail yard). Ta cần chú ý rằng buồm dưới (course) cũng có các dây leechlines.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét