Tiến sĩ Nguyễn An Niên |
Cách đây vài năm,vào lúc kỷ niệm 200 năm ngày sinh của
William Froude,Hội KHKT Biển thành phố Hồ Chí Minh có họp mặt để tưởng nhớ tới
con người đã đặt nền móng cho khoa học thực nghiệm trong công nghệ đóng tàu ,với
bể thử kéo đầu tiên trên thế giới dù còn rất đơn sơ nhưng đã làm cơ sở cho việc xây dựng hạm đội
tàu của nước Anh gồm hàng trăm chiến hạm. Liên hệ tới bể thử tàu đang được hối
hả xây dựng tại Hòa Lạc,các kỹ sư lâu năm đã tỏ ý vô cùng lo ngại về sự không
thích hợp của nó ,sẽ dẫn tới lãng phí vô cùng lớn .Tiến sĩ Phạm Ngọc Hòe ,một
người luôn quan tâm tới các tàu xuồng
cao tốc mà chỉ số Froude lớn hơn 0,3 cho rằng điều hành một bể thử là công việc
thực nghiệm thủy động học,suy luận từ tương tự đồng dạng,một công việc chủ yếu
của các chuyên gia thủy khí động học,người thiết kế tàu chỉ là người ra đầu đề
và áp dụng các kết quả.Còn kỹ sư Trịnh Đức Chinh,nguyên Cục Phó Cục Đăng Kiểm
Việt Nam cho rằng trong thời đại công nghệ số hiện nay,việc thử nghiệm mẫu thiết
kế tàu chủ yếu bằng các phần mềm CFD (Computational Fluid Dynamics Động học lưu
chất tính toán ) ,đơn giản và tiết kiệm hơn ,mặc dù các bể thử vẫn rất cần thiết
cho những chương trình lớn ,kiểm tra lại kết quả của máy tính.
Từ những nhận xét trên,rõ ràng là khi làm dự án bể
thử tàu,ngành đóng tàu chúng ta không tiếp thu được sức mạnh của cả đội ngũ
chuyên gia thủy khí động học của cả nước , từ nhiều ngành nghề đã hình thành
nên trong hàng chục năm qua.Chính cơ quan Thanh tra Chính phủ khi kiểm tra dự
án này cũng nhận xét rằng dự án phải làm đi làm lại nhiều lần ,bộc lộ nhiều thiếu
sót do “năng lực ,trình độ còn hạn chế” ! Trong khi đó , các Đại học Xây Dựng,Viện
KH Thủy Lợi… cũng sử dụng các máng tạo sóng ,các hệ thống đồng hồ đo dòng chảy,áp
suất …chẳng khác gì hệ tạo sóng trong bể thử tàu ,một việc rất quen thuộc với các tên tuổi như GS TSKH Nguyễn Ân
Niên-anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, GS TS Phạm Ngọc Quý, Phó GS TS Huỳnh
Bá Kỹ Thuật,TS Phạm Khắc Hùng …Đó là chưa kể tới những Đinh Văn Ưu Tiến sĩ của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,Bùi
Hồng Long PGS TS của Viện Hải dương học Nha Trang…Một trung tâm KH về thủy khí
lớn ,dự kiến “ to nhất Đông Nam Á” mà không tham gia vào Hội Cơ học Thủy khí
do GS TSKH Nguyễn Ân Niên làm chủ tịch !
Trong khi đó ,các thiết bị tạo sóng tại bể thử tàu của Đại học Hàng hải Hải
Phòng cũng như các máng tạo sóng của Thủy lợi hay Xây dựng đều do cùng các nhà
chế tạo Anh Quốc như Wallingford,Merlin…cung cấp ! Chắc là những người làm dự án cho rằng đây là
một Trung tâm đặc thù,chỉ có dân đóng tàu mới biết làm ! Đành rằng ngành đóng
tàu đã cử khá đông các kỹ sư đi thực tập về bể thử hay sử dụng bể thử như Nguyễn
Khắc Hiền tại bể thử ĐH GT Thủy Leningrad, Nguyễn Đức Thọ làm luận án về tàu cá
tại bể thử Kaliningrad …nhưng bể thử tàu là một lãnh vực thực nghiệm thủy khí
tinh vi, phải được điều hành bởi những chuyên gia chuyên sâu về thực nghiệm thủy
động học .Bởi vậy câu chuyện “bể thử đã chót mua” nên được đặt trên tầm mức quốc
gia chứ không phải của riêng ngành đóng tàu hay Đại học Hàng hải.
Nên chăng hình thành một tổ chuyên
gia từ các nhà thủy động học thực nghiệm nói trên cùng các tiến sĩ chuyên về lý
thuyết tàu thủy giúp cho Viện Hàn lâm Khoa học VN hay Bộ KHCN đánh giá lại toàn
bộ các thiết bị của “bể thử lỡ mua” theo tình trạng thực tế hiện nay cũng như
theo hồ sơ bao gồm các danh sách chi tiết (parts list) đi theo 160 container. Từ
đó có thể dẫn tới hai khả năng:
1/Tiếp tục xây dựng bể thử như ý định
ban đầu bao gồm bể thử kéo ,chiều dài 300 mét ,ống tunnel sủi bọt (cavitation)
,bể thử ngoài trời .Tính toán các chi phí cần đầu tư tiếp vì con số 1500 tỉ đồng
có lẽ là con số toàn bộ dự án dự tính lúc ban đầu,số thiết bị nằm trong các
container lỡ mua có lẽ chỉ khoảng hai,ba trăm tỉ đồng .Bể này nên thuộc một
Trung tâm Thủy khí Quốc gia ,dùng cho nhiều thực nghiệm thủy động học khác.Đại
học Hàng hải chỉ nên sử dụng tốt bể thử đã mua từ Anh Quốc,bổ sung thêm cho hoạt
động tốt như một phương tiện học tập và nghiên cứu của một trung tâm đào tạo
2/ Không thể xây dựng một bể thử quy
mô như dự tính ban đầu do nhiệm vụ không phù hợp với quy hoạch phát triển chung
của đất nước,các thiết bị không còn đồng
bộ do hư hỏng hay lúc đặt mua có sai sót,số tiền đầu tư thêm quá lớn không cần
thiết .Có thể loại bỏ bể thử ngoài trời và bể thử kéo ,tập trung cho ống tunnel
sủi bọt đặt tại Trung tâm Thủy khí Quốc gia để sử dụng chung cho nhiều ngành
.Các thiết bị và dụng cụ đo đi theo bể thử kéo và bể thử ngoài trời có thể chia
cho các phòng thí nghiệm thủy động hiện có như Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc
gia của Thủy lợi,Viện Nghiên cứu Biển,Đại học Xây dựng…
Thẳng thắn nhìn nhận những sai sót trong việc xây dựng một dự án khoa học
kỹ thuật là một điều khá khó khăn .Việc này lại gắn với mong muốn từ nhiều thế
hệ các nhà đóng tàu nước ta.Từ những năm 60,khi nói tới đóng tàu,người lãnh đạo
cơ quan thiết kế thường nói tới “bát –xanh” tiếng Pháp basssin có nghĩa là bể
thử tàu ,coi như bể thử tàu là điều kiện tiên quyết để có một nền đóng tàu tiên
tiến !.Cần giải quyết ngay đống thiết bị của “bể thử tàu lỡ mua”.Thời gian
không chờ đợi chúng ta,các thiết bị dụng cụ điện tử hư hỏng từng giây nếu không
được chăm sóc sử dụng ,trong khi chúng ta mất quá nhiều thời gian để đổ lỗi và
tìm cách tránh các lỗi lầm trong quá khứ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét