Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Hình trên trống đồng tại Trung Quốc



Bài đang viết ....Hình thuyền trên trống đồng (铜鼓船纹Tónggǔ chuán wén) đã được bàn luận khá nhiều . Chúng ta cần tìm hiểu xem những ý kiến của họ ra sao . Vào mạng Google 铜鼓船纹 , cho ta 244 nghìn kết quả . Còn tìm Google "hình thuyền trống đồng " cho ta 424 K kết quả, gấp đôi


Đầu tiên ta cần so sánh trống đồng đào thấy tại Việt Nam và Trung Quốc qua bài viết :Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc
GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá 万家坝 ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.
Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.
Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.
Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS – Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.
Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.
Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền 滇 có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.
Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.



Cuốn sách nêu nhiều hình thuyền nhất là cuốn " 中国古船图谱 " (Zhōngguó gǔ chuán túpǔ Trung
Quốc cổ thuyền đồ phổ) của tác giả Vương Quán Trác (王冠倬Wángguàn zhuō 1934-2008 ) , do Tam Liên Thư điếm xuất bản . Vương người Zouping 邹平, Sơn Đông , tốt nghiệp khoa lịch sử Đại học Bắc Kinh. Từ năm 1960 bắt đầu tham gia Bảo tàng Lịch sử TQ ,nghiên cứu và trình bày về đời Tống và Nguyên và bắt đầu khảo cứu lịch sử khoa học tự nhiên của TQ. 1972, chủ trì lịch sử Tống Nguyên ,lịch sử khoa học cổ đại Trung Quốc. Về hưu năm 1994. Là thành viên nhiều tổ chức : "中国海外交通史研究会理事" ,"中国古船研究中心特约研究","中国造船工程学会船史组" Cùng với 王嘉 , xuất bản cuốn "中国古船扬帆四海" ,đã được trường Michigan xuất bản dạng điện tử
Tịch Long Phi

Cuốn sách thứ hai là "中国古代造船史" (Zhōngguó gǔdài zàochuán shǐ Lịch sử đóng thuyền cổ đại Trung Quốc ) , tác giả  席龙飞 (Xílóngfēi Tịch Long Phi) sinh năm 1930 ,dân tộc Mãn Châu , quê quán Mai Hà Khẩu Meihekou tỉnh Cát lâm 吉林梅河口; tốt nghiệp đóng tàu Đại học Đại Liên , hiện nay là giáo sư Đại học Vũ Hán , Phó Chủ tịch Hội Lịch sử Tàu thuyền TQ . Đã trải qua 44 năm giảng dạy nghiên cứu thiết kế, công nghệ và  lịch sử đóng tàu , có nhiều công trình khôi phục các thuyền cồ Trung Quốc . Đã có 70 công trình công bố .
Cuốn sách của Tịch có 12 chương với nội dung như sau :
Chương 1- 舟船以前的渡水浮具 (Zhōu chuán yǐqián de dù shuǐ fú jù) Dụng cụ nổi để sang sông trước khi có thuyền
Chương 2- 独木舟及其中国的遗存(Dú mùzhōu jí qí zhōngguó de yícún) Thuyền độc mộc và di sản của chúng tại Trung Quốc
Chương 3- 木板船及上古的舟船活动(Mùbǎn chuán jí shànggǔ de zhōu chuán huódòng) Thuyền gỗ và các hoạt động thuyền bè thời thượng cổ
Chương 4- 春秋战国时代的造船技术(Chūnqiū zhànguó shídài de zàochuán jìshù)Kỹ thuật đóng thuyền thời Xuân Thu Chiến Quốc
Chương 5- 秦代水陆交通的发展及船舶(Qín dài shuǐlù jiāotōng de fǎ zhǎn jí chuánbó) Sự phát triển của giao thông thủy bộ và đóng tàu đời nhà Tần
Chương 6-汉代的海上丝绸之路与船舶( Hàndài dì hǎishàng sīchóu zhī lù yǔ chuánbó) Con đường tơ lụa và thuyền bè đời nhà Hán
Chương 7- 三国两晋南北朝时期的造船技术发明(Sānguó liǎngjìn nánběicháo shíqí de zàochuán jìshù fāmíng) Những phát minh về kỹ thuật đóng tàu thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc Triều
Chương 8- 隋唐时代的造船技术成就(Suítáng shídài de zàochuán jìshù chéngjiù) Thành tự kỹ thuật đóng tàu thời Tùy Đường
Chương 9- 宋代造船技术的发展与成熟(Sòngdài zàochuán jìshù de fǎ zhǎn yǔ chéngshú) Sự phát triển và thành thục của kỹ thuật đóng thuyền đời Tống
Chương 10-元承宋制的 元代造船业 (Yuán chéng sòng zhì de yuán dài zàochuán yè) Sự nghiệp đóng tàu đời Nguyên trong đời Tống (??)
Chương 11- 明代造船业的繁盛( Míngdài zàochuán yè de fánshèng) Sự phát triển rực rỡ ngành đóng tàu đời Minh
Chương 12- 海禁与中国造船业衰落(Hǎijìn yǔ zhōngguó zàochuán yè shuāiluò) Bế quan tỏa cảng và sự suy thoái của đóng tàu Trung Quốc
Tịch Long Phi

Tịch Long Phi
Tịch Long Phi



Qua trong cuốn sách củaVương Quán Trác cho ta thấy :

Hính 51 (1-góc trái)-trên trống đồng thứ 1 đào năm 1955 tại Thạch Trại Sơn Tấn Ninh Vân Nam ( 云南晋宁石寨山 )

Hình 52 (2-góc trái)- như trên

Hình 53 (3-trái) - trên trống đồng đào năm 1975 tại La la Xung Hội Lý Tứ Xuyên (四川会理罗罗冲 Sichuan Huili Luoluochong)

Hình 54 (4-trái)-như trên

Hình 55- (bên phải) trên trống đồng thứ 13 đào thấy tại Thạch Trại Sơn năm 1955



Hình 67 : trên - ghi là 汉据 (Hàn jù hán cứ -theo kiểu Hán )Thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ 玉镂Yù lòu Hình 67 giữa và dưới - hình thuyền trên trống đồng thứ 14 tại Thạch Trại Sơn năm 1955.

Ta có bảng sau đây : 

 Nơi đào được

 Tên gọi
 Thời đại
 Vị trí

La Bạc Loan , Quý Châu Quảng Tây
广西贵州罗泊湾

Guǎngxi guìzhōu luō pō wān
"百廿斤" 铭文铜鼓船图 (Bǎi niàn jīn míngwén tónggǔ chuán tú)
Tây Hán 
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo
Mộ vua Nam Việt Quảng Châu 
广州南越王墓Guǎngzhōu nányuè wáng mù
铜提简船图
Tóng tí jiǎn chuán tú
Tây Hán
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo
Thạch Trại Sơn Tấn Ninh Vân Nam 
云南晋宁石寨山
铜鼓船图
tónggǔ  chuán tú
Hàn
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo
A  Chương Trại tại Quảng Nam Vân Nam
云南广南阿章
铜鼓船图
tónggǔ  chuán tú
Hán
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo
 广西西林普驮
Guǎngxi xīlín pǔ tuó
铜鼓船图
tónggǔ  chuán tú
Hán
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo
Quận Đằng Sơn Đông
 山东滕县
Shāndōng téng xiàn
石刻苇束船图
Shíkè wěi shù chuán tú
Hán
船首船尾名一梢
Chuánshǒu chuánwěi míng yī shāo
 Nghi Nam Sơn Đông
山东沂南
Shāndōng yí nán
石刻船图
Shíkè chuán tú
Hán
船尾一梢
Chuánwěi yī shāo


Hình 70 (trên) và 71 (dưới ) -


Cuốn sách của Vương viết : 4. 广西玉镂铜鼓上的船图,尾部 也有桨形舵 (图 67, 又见图64)。四条资料说明了从桨到舵的演化, 也说明在桨形舵出现后仍有以桨代舵者. (Guǎngxi yù lòu tónggǔ shàng de chuán tú, wěibù yěyǒu jiǎng xíng duò (tú 67, yòu jiàn tú 64). Sìtiáo zīliào shuōmíngliǎo cóng jiǎng dào duò de yǎnhuà, yě shuōmíng zài jiǎng xíng duò chūxiàn hòu réng yǒu yǐ jiǎng dài duò zhě) 4- Hình thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ Quảng Tây , phần đuôi cũng có lái hình bơi chèo (hình 67 , xem thêm hình 64) . Bốn dữ liệu nói trên cho ta thấy sự tiến hóa từ bơi chèo tới cái lái, và cũng cho ta thấy rằng sau khi xuất hiện lái kiểu bơi chèo thì cũng vẫn là lái bơi chèo .
广州德庆东汉墓出土的陶船,尾舱后壁有圆形穿孔, 孔之两侧各有托架Guǎngzhōu dé qìng dōnghàn mù chūtǔ de táo chuán, wěi cāng hòu bì yǒu yuán xíng chuānkǒng, kǒng zhī liǎng cè gè yǒu tuō jià Con thuyền gốm đào thấy tại mộ đời Đông Hán tại Đức Khánh Quảng Châu, vách phía sau khoang lái có khoét răng hình tròn , hai bên lỗ có giá gia cường .


Còn cuốn sách của Tịch Long Phi

Trên trang Bảo tàng của Đại học Giao thông Thượng Hải có hình thuyền trên trống đồng và lời bình như sau :


中国人在划桨的基础上发明了可不出水面作连续划水、兼具推进和操纵两种功能的属具--橹,提高了推进效率,一根橹可以代替几枝桨,有"轻橹健于马"和"一橹三桨"之说。在西汉铜鼓上就有摇尾橹的楼船纹 Người Trung Quốc trên cơ sở chiếc bơi chèo đã phát minh ra chiếc nụ liên tục nằm dưới nước để  quạt nước , kết hợp cả hai động năng đẩy thuyền tiến và lái thuyền , nâng cao hiệu quả của việc đẩy thuyền , một cái nụ có thể thay thế cho vài cái mái chèo, như người ta nói " khinh lỗ kiện vu mã" và "nhất lổ tam tưởng" tức là " nụ nhẹ thuyền nhanh như ngựa " hoặc " một nụ ba chèo" . Trên trống đồng Tây Hán có hình lâu thuyền với nụ tại đuôi thuyền.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét