Bài của Nguyễn Hải Hoành
Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ.
Cũng mượn dùng chữ Hán như người Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc, nhưng người Nhật đã có những sáng tạo đáng khâm phục như vậy, đó là do họ đặc biệt có năng lực học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài, có tinh thần mạnh dạn đổi mới. Một số học giả TQ ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm khoảng 70% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có 70% là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người TQ. Họ đã làm phong phú Hán ngữ, góp phần rất quan trọng giúp TQ và các nước trong vành đai văn hóa Hán ngữ nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây, đẩy mạnh tiến trình lịch sử về cải cách xã hội và văn hóa, chính trị, tiến lên con đường hội nhập quốc tế. Trở thành nước xuất khẩu Hán ngữ hiện đại, Nhật đã đóng vai trò cầu nối TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc với văn minh phương Tây. Những sáng tạo ngôn ngữ của họ rất đáng để chúng ta nghiên cứu học tập.
Dân tộc Nhật thời cổ không có chữ viết. Thời Chiến Quốc, chữ Hán truyền vào Nhật. Năm 600, Nhật Hoàng lần đầu tiên cử sứ giả triều đình sang thăm TQ thời nhà Tùy, kèm theo nhiều học sinh sang tìm hiểu, học tập về thể chế chính trị xã hội, giáo dục, văn hóa TQ. Thời Đường, từ năm 630 đến năm 894 đã có gần 20 đoàn sứ giả Nhật sang TQ học tập. Họ học lấy học để mọi cái hay cái tốt của văn hóa Hán và mang về nước nhiều thứ, như kỹ thuật xây dựng, chế tạo vật liệu, luyện kim… rất nhiều thư tịch chữ Hán, nhất là thư tịch Phật giáo. Từ đó người Nhật bắt đầu mượn chữ Hán làm chữ viết cho nước mình, nhưng đọc theo âm tiếng Nhật và viết theo trật tự từ tiếng Nhật. Họ làm thế được vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), có thể đọc theo những âm khác nhau. Nhưng vì thứ chữ này không ghi âm được tiếng mẹ đẻ nên lúc đầu người Nhật chỉ dùng chữ Hán để viết, coi là thứ chữ của tầng lớp quan lại, quý tộc, trí thức, chủ yếu dùng trong công việc hành chính và văn học.
Thế kỷ 10, người Nhật sáng tạo ra chữ viết riêng của họ, gọi là chữ Kana (chữ Hán-Việt là Giả danh), là những ký tự ghi âm tiếng Nhật, một loại chữ cái biểu âm bản thân không có ý nghĩa gì, được tạo ra từ một phần của chữ Hán, đơn giản hơn chữ Hán. Mới đầu chữ Kana được dùng để phiên âm chữ Hán, về sau phát triển hình thức kết hợp cả hai thứ chữ.
Cuối thế kỷ 19, trong quá trình giao lưu với phương Tây, người Nhật thấy việc dùng các từ ngữ văn ngôn của Hán ngữ TQ khó có thể biểu đạt được các khái niệm mới của văn hóa phương Tây. Vì thế một số học giả Nhật đã vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc chữ Hán, tiến hành cải tạo từ ngũ cũ và tạo ra nhiều từ ngữ mới không có trong Hán ngữ, hoặc có nhưng với ý nghĩa khác, để thể hiện các khái niệm mới, sự vật mới chưa từng có trong văn hóa TQ. Ví dụ các từ hy vọng, trường hợp, phương châm, quyền uy, chi bộ, tôn giáo, dẫn độ, thủ tục…. tổng cộng ngót nghìn từ ngữ ngày nay người TQ quen dùng đều là do người Nhật tạo ra.
Người Nhật còn đi đầu trong việc đơn giản hóa (bớt nét) những chữ Hán nhiều nét. Về sau người TQ đã tiếp thu cải tiến này và tiến hành đơn giản hóa chữ Hán với quy mô lớn, tạo ra hàng nghìn chữ giản thể (simplified character). Đại lục TQ hiện chỉ dùng chữ giản thể, không dùng chữ phồn thể (chữ đủ nét, complex character) như Hong Kong, Đài Loan.
Các sáng tạo của người Nhật đã góp phần không nhỏ phát triển, hoàn thiện Hán ngữ và được TQ (sau đó là Triều Tiên, Việt Nam) tiếp thu, sử dụng nhuần nhuyễn tới mức ít ai biết đó là thành tựu của người Nhật. Không rõ vì sao các từ điển chữ Hán do TQ xuất bản đều không ghi xuất xứ Nhật của những từ đó. Gần đây các học giả TQ xới lại vấn đề này, nhưng một số người TQ có ý hạ thấp hoặc phủ nhận cống hiến của người Nhật.
Không thể phủ nhận, Nhật đã có ảnh hưởng tới TQ trên nhiều mặt, quan trọng nhất là đã có tác dụng mở ra cánh cửa giúp TQ tiếp xúc với văn minh phương Tây.
Thời Minh Trị (Meiji era, 1868-1912), Nhật đẩy mạnh mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây chứ không đóng cửa “bế quan tỏa quốc” như TQ, Việt Nam. Khi thấy được tính ưu việt của văn minh phương Tây, người Nhật bèn dứt khoát bỏ ngay ông thầy Tàu mà họ đã học mấy nghìn năm để học ông thầy Tây, ồ ạt cử thanh niên sang Âu Mỹ học tập, giới trí thức Nhật say sưa đọc và dịch hầu như toàn bộ các sách có tính khai sáng của Âu Mỹ. Rất nhiều khái niệm mới, phần lớn là khái niệm trừu tượng, được họ dịch ra chữ Hán, qua đó phát huy được tác dụng biểu ý thâm sâu vốn có của chữ Hán (trong khi bán đảo Triều Tiên, Việt Nam bắt đầu loại bỏ chữ Hán). Giới học giả Nhật đã chuyển ngữ sang chữ Hán một cách rất hiệu quả những từ ngữ phương Tây thể hiện các khái niệm mới người châu Á chưa từng biết, chủ yếu về y học, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn.
Năm 1898, hai học giả lớn đại biểu phái Duy tân TQ là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Nhật. Trong thời gian ở đây, Khang Hữu Vi đã dịch sách Nhật và ra một tờ báo chữ Hán phát hành về TQ, trong đó ông đã dùng các từ chữ Hán do người Nhật sáng tạo.
Nước Nhật sau chiến thắng tiêu diệt hạm đội Nga tại eo biển Tsushima (1904) đã trở thành tấm gương sáng của châu Á. Giới tinh hoa TQ đua nhau sang Nhật học tập, hoạt động: Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Lỗ Tấn, Tưởng Giới Thạch, Quách Mạt Nhược… Hầu hết các nhân vật chủ chốt của phong trào Tân Văn hóa TQ đều từng học ở Nhật. Họ đã mang về nước những từ ngữ chữ Hán được người Nhật chuyển ngữ từ ngôn ngữ phương Tây. Ví dụ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx, triết học, … Từ ngoại lai nguồn gốc Nhật ồ ạt tràn vào TQ. Người TQ tiếp thu gần như toàn bộ số từ này và lâu ngày biến thành từ Hán ngữ 100%. Các thế hệ người TQ về sau hầu như không thể biết các từ ngữ đó là do người Nhật sáng tạo.
Thời ấy TQ cũng bắt đầu dịch sách của phương Tây. Hồi đó các học giả TQ có ba quan điểm về vấn đề này: 1. Người TQ nên cố hết sức tự phiên dịch, không nên du nhập vô điều kiện các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật. 2. TQ nên mượn dùng từ ngữ người Nhật đã dịch. 3. Nên dịch âm, tức phiên âm tiếng nước ngoài mà không dịch nghĩa.
Tiêu biểu cho quan điểm thứ nhất là Nghiêm Phục (Yan Fu, 1853-1921), nhà tư tưởng, nhà phiên dịch nổi tiếng từng học ở Anh, người đề xuất lý luận Tín, Nhã, Đạt có ảnh hưởng lớn trong giới phiên dịch ở TQ. Ông đã dịch cuốn Evolution and Ethics (Tiến hóa và Đạo đức, của Thomas Huxley), lấy tên sách là Thiên diễn luận, lần đầu tiên giới thiệu cho người TQ biết một lý thuyết khoa học tiên tiến: thuyết Tiến hóa. Trong quá trình dịch, do quá chú trọng Nhã (là yêu cầu khó nhất), nhiều từ do ông dịch tỏ ra tối nghĩa khó hiểu, không được dư luận TQ chấp nhận sử dụng.
Học giả nổi tiếng Vương Quốc Duy (Wang Guo-wei, 1877-1927) đại diện quan điểm nên dùng từ ngoại lai gốc Nhật, nhằm tiết kiệm công sức cho người TQ. Theo ông, người Nhật dịch quá hay, trong khi người TQ dịch thiếu sáng tạo. Quan điểm trên được thực tế chứng minh là đúng: người TQ (và cả VN, Triều Tiên) đều dùng các từ Nhật dịch.
Trương Sĩ Chiêu (Zhang Shi-zhao, 1881-1973, từng học ở Nhật và Anh) đại diện cho chủ trương phiên âm từ ngữ tiếng nước ngoài, nhưng vì những từ phiên âm đó đọc không thuận miệng nên về sau cũng đều bị đào thải. Ví dụ telephone TQ dịch âm là德律风 [de lu feng], sau phải nhường chỗ cho từ điện thoại do Nhật dịch. Người Nhật cũng có chủ trương dịch âm, ví dụ từ club họ dịch sang Hán ngữ là câu lạc bộ, rất đạt cả về âm, hình, ý. Nhưng cũng có những từ Nhật dịch không được TQ chấp nhận, như cholera (dịch tả), Nhật dịch âm là虎列拉 [hu lie la], được TQ dùng khá lâu nhưng về sau thay bằng từ 霍乱 [hu luan] do TQ dịch. Hoặc logic Nhật dịch là luân lý, xem ra không đạt; về sau Nghiêm Phục dịch là逻辑 [luo ji], đạt cả về âm, hình, ý. Từ này về sau đã truyền vào Nhật.
Giới học giả Nhật chủ yếu dùng hai cách sau để dịch từ ngữ phương Tây:
Gán thêm hàm nghĩa mới vào những từ ngữ có sẵn trong Hán ngữ, dần dần làm các từ ngữ đó mất ý nghĩa cũ. Ví dụ Nhật dùng xã hội dịch từ society; trong Hán ngữ cổ, xã hội là nói việc tụ tập cúng tế vào mùa, mùa thu. Nhật cũng dùng từ dân chủ trong từ ngữ thứ dân chi chủ tể庶民之主宰để dịch khái niệm democracy hoàn toàn ngược lại.
Sáng tạo từ ngữ chữ Hán hoàn toàn mới, cách này dùng nhiều nhất. Khi từ ngữ phương Tây không có khái niệm tương ứng trong Hán ngữ, người Nhật bèn tự đặt ra từ chữ Hán mới. Ví dụ nổi tiếng nhất là từ điện thoại đã thay cho từ 德律风. Các danh từ trừu tượng lại càng nhiều, như dân tộc, cá nhân, khoa học, triết học…
Có thể thấy người Nhật có xu hướng ưa dùng từ kép (song tự từ) gồm hai chữ, có ưu điểm ngắn gọn, dễ nhớ, ví dụ nhân dân, phục vụ, chính phủ, cán bộ…
Thực ra khi tiếp xúc với các nguyên tác của phương Tây, người TQ cũng đã dùng tư duy của mình để sáng tạo một số khái niệm. Điển hình là Nghiêm Phục. Ví dụ economy, người Nhật dịch là kinh tế, ông dịch là kế học (计学). Evolution Nhật dịch là tiến hóa, ông dịch là thiên diễn (天演). Philosophy Nhật dịch là triết học, ông dịch là lý học (理学). Capital Nhật dịch tư bản, ông dịch mẫu tài (母材). Metaphysics Nhật dịch hình nhi thượng học (形而上学), ông dịch huyền học (玄学)… Nghiêm Phục từ chối dùng từ xã hội (Nhật dịch từ society), mà ông dịch là quần (群), xã hội học là quần học (群学). Người TQ cho rằng cách dịch nói trên của Nghiêm Phục chưa hợp lý. Có lẽ người Việt chúng ta cũng nghĩ như vậy.
Rốt cuộc các từ dịch của Nhật giản đơn dễ hiểu nên được người TQ ưa dùng hơn. Từ đó các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật biến thành từ TQ. Vương Quốc Duy cho rằng cách dịch của Nghiêm Phục sở dĩ không được dư luận chấp nhận, chủ yếu do ông quá chú trọng nhã, chú trọng văn dịch phải đẹp, dùng những từ Hán cổ khó hiểu. Tuy vậy, Nghiêm Phục vẫn chấp nhận một số từ Nhật dịch, ví dụ tự do (dịch từ liberty và freedom).
Có học giả TQ đặt vấn đề: Cùng một thuật ngữ phương Tây khi đến TQ và Nhật được dịch thành hai loại từ có mùi vị khác xa nhau, cuối cùng kết thúc bằng việc từ TQ dịch (Trung dịch) thua, từ Nhật dịch (Nhật dịch) thắng. Tại sao lại như vậy, điều này rất đáng suy ngẫm!
Năm 1898, Lương Khải Siêu dịch tiểu thuyết Nhật “Giai nhân chi kỳ ngộ” ra Hán ngữ, đánh dấu sự bắt đầu du nhập TQ của các từ ngoại lai đến từ Nhật. Năm 1998, nhân kỷ niệm 100 năm sự kiện này, một số học giả TQ đặt câu hỏi: Trong thời gian ấy nếu không sử dụng các từ ngoại lai gốc Nhật mà chỉ dùng những từ do Nghiêm Phục dịch, thì người TQ hiểu và suy nghĩ như thế nào về các khái niệm du nhập từ văn minh phương Tây? Và điều đó có ảnh hưởng ra sao tới tiến trình lịch sử của TQ? Cụ thể, nếu các khái niệm chính trị, kinh tế, văn hóa, cách mạng, giai cấp, xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa… đổi sang một phương thức khác xuất hiện trước mắt người TQ, phải chăng sự hiểu biết, cảm thụ của người TQ đối với các khái niệm đó sẽ có biến đổi?
Chữ Hán là của người TQ, người Nhật chỉ mượn dùng. Nhưng khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, người Nhật dám mạnh dạn dịch từ ngữ chữ Tây ra chữ Hán-Nhật, còn người TQ thì ngại làm điều đó, chủ yếu do người TQ có tâm lý không dám động đến chữ Thánh hiền của tổ tiên mình. Mặt khác vì nhà nước Nhật đối ngoại thi hành chính sách mở cửa hòa nhập, học cái hay cái tốt của thế giới, đối nội đẩy mạnh giáo dục quốc dân. Trái lại phong kiến TQ vốn cho mình là trung tâm tinh hoa thế giới, coi thường người nước ngoài, đối ngoại thi hành chính sách đóng cửa, đối nội thi hành đường lối ngu dân, dĩ nhiên không khuyến khích học phương Tây, vì thế tất nhiên TQ đi sau Nhật về mặt dịch ngôn ngữ Âu Mỹ.
Ban đầu các học giả Nhật cũng chưa thống nhất cách dịch từ ngữ phương Tây. Ví dụ từ literature họ dịch là văn chương học và văn học, sau cùng văn chương học bị đào thải. Từ art mới đầu dịch là nghệ thuật/ mỹ thuật/ văn học kỹ nghệ, mãi cho tới đầu thế kỷ 20 từ nghệ thuật mới chiếm vị trí thống lĩnh. Từ individual vất vả hơn cả, mới đầu dịch là nhất cá nhân, sau dịch là độc nhất giả/ nhân/ độc nhất cá nhân/ tư nhân… mấy từ này đồng thời được dùng trong một thời gian dài, cuối cùng từ cá nhân thắng.
Nhưng từ nửa cuối thế kỷ 20 trở đi, khi cần chuyển ngữ các từ ngữ phương Tây, người Nhật lại ngại chuyển sang chữ Hán (là loại chữ biểu ý khó học khó nhớ) mà dùng cách dịch âm và thể hiện bằng chữ Katakana, một loại chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonography). Ví dụ: máy tính họ dùng computer, nhà báo dùng journalist, thịt cừu dùng lamb, và rất nhiều từ khác như bus, taxi, sex, fax, pizza, goods … Người nước ngoài biết tiếng Anh chỉ cần biết các chữ cái Katakana là có thể đọc hiểu khá nhiều từ tiếng Nhật. Một số học giả TQ cũng tán thành cách chuyển ngữ như vậy, vì đỡ mất công suy nghĩ chọn từ chữ Hán; vả lại tiếng Anh đã quốc tế hóa trên toàn cầu.
Từ thập niên 70 thế kỷ 20 tới nay là thời kỳ từ ngoại lai nguồn gốc Nhật lần thứ hai du nhập vào TQ. Sau khi TQ lập quan hệ ngoại giao với Nhật (1972) và bắt đầu cải cách mở cửa, nhiều từ tiếng Nhật, cách dùng từ, phương thức biểu đạt của người Nhật bắt đầu xuất hiện trong tiếng TQ, như 卡拉OK (Karaoke), 料理 (món ăn), 写真 (tả thật, vẽ chân dung), 欧巴桑 (obasan, từ chỉ phụ nữ trung niên trở lên), 卡哇伊 (kawayi, đáng yêu) v.v… Sự du nhập ấy ban đầu qua Hong Kong, Đài Loan, hiện nay trực tiếp vào TQ qua mạng Internet. Hầu hết các từ ngoại lai nguồn gốc Nhật gần đây du nhập vào TQ đều có liên quan với ACG (Animation, Comic, Game: phim hoạt hình, tranh hoạt họa, trò chơi máy tính), chủ yếu do giới trẻ TQ chủ động tiếp thu. Qua đó đã làm giàu vốn từ và sức biểu đạt của Hán ngữ, đồng thời các khái niệm và tư tưởng mới cũng du nhập vào TQ.
Một số học giả TQ khẳng định sự ồ ạt du nhập các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật đã ảnh hưởng tới tiến trình lịch sử hơn 100 năm qua của TQ. Họ cũng tranh luận về mức độ ảnh hưởng của nguồn từ ngoại lai đó. Bài Vấn đề “Từ ngoại lai” Nhật ngữ trong Hán ngữ hiện đại của GS Vương Bân Bân (Wang Bin-bin) ở Khoa Trung văn ĐH Nam Kinh đăng trên tạp chí Văn học Thượng Hải số 8/1998 khẳng định 70% danh từ, thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hiện nay TQ dùng là nhập từ Nhật. “Trên thực tế, nếu rời khỏi các từ ngoại lai Nhật ngữ thì ngày nay chúng ta gần như không thể nói chuyện được” – ông viết.
Hiện tượng các từ ngữ chữ Hán do người Nhật sáng tạo ồ ạt du nhập TQ và được người TQ dễ dàng tiếp nhận cho thấy văn hóa Nhật có sức đồng hóa rất mạnh. Có học giả TQ cho rằng nếu trong Thế chiến II Nhật chiếm được toàn bộ TQ thì có lẽ người TQ đã biến thành người Nhật. Quả thật điều đó đã xảy ra sau khi đảo Đài Loan bị sáp nhập vào nước Nhật (1895-1945). Cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (sinh 1923) nói 30 năm đầu ông là người Nhật. Thậm chí có người Đài Loan không nói được tiếng Đài Loan, chỉ nói tiếng Nhật.
Một số dân mạng TQ cho rằng nói từ ngữ ngoại lai gốc Nhật chiếm tỷ lệ 70% là nịnh bợ Nhật, là hủy hoại nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm; họ khó chấp nhận kết luận “Trung dịch thua, Nhật dịch thắng”. Ngược lại, nhiều học giả TQ cho rằng chẳng có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận đóng góp của người Nhật đối với sự phát triển Hán ngữ.
“Hiện đại Hán ngữ Đại từ điển” chia từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật làm hai loại: 1- Loại người Nhật mượn dùng các từ Hán ngữ cổ đã có của TQ nhưng gán hàm nghĩa mới và cách dùng mới, như cách mạng, kinh tế, văn hóa …; 2 – Loại do người Nhật dùng chữ Hán tự sáng tạo, như mỹ thuật, trà đạo, thủ tục…
“Hán ngữ Ngoại lai ngữ từ điển” xuất bản năm 1984 thống kê được 772 từ ngoại lai có gốc Nhật, phần lớn thuộc loại thứ nhất, nhưng nhiều người không tán thành, vì từ ngoại lai gốc Nhật có ý nghĩa khác hẳn từ Hán ngữ cổ. Ví dụ kinh tế, Hán ngữ cổ là kinh thế tế dân, ý nói sự quản trị quốc gia. Trong Hán ngữ hiện đại, kinh tế là các hoạt động sản xuất xã hội, lưu thông, trao đổi.
Bài Nghiên cứu ngoại lai ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Cao Minh Khải và Lưu Chính Viêm cho rằng Hán ngữ hiện đại có 459 từ ngoại lai nguồn gốc Nhật. Những từ này hiện đã mọc rễ ở TQ, chủ yếu vì người Nhật dùng từ rất khôn khéo, nhất trí với quy tắc tạo từ của Hán ngữ, dễ hiểu, dễ ghi nhớ và phổ cập. Không ít từ ngoại lai Hán ngữ vốn có cũng bị từ ngoại lai gốc Nhật thay thế. Ví dụ: hợp điểm thay bằng phân tử; giới thuyết bằng định nghĩa; minh giác tráo/ nhãn minh y – giác mạc; nguyên hành chất, nguyên chất – nguyên tố; hoa tinh/ hoa tinh phấn/ tu phấn – hoa phấn …
——————
Dưới đây là những ví dụ về một số từ ngoại lai nguồn gốc Nhật thường gặp, do GS Trần Sinh Bảo ở Đại học Ngoại quốc ngữ Thượng Hải thống kê, phân loại; chúng tôi chỉ ghi chú kèm những từ đã có từ Hán-Việt tương ứng:
Từ tu sức + từ được tu sức:
(1) Hình dung từ + danh từ. Ví dụ: 人权 nhân quyền, 金库, 特权 đặc quyền, 哲学 triết học, 表象 biểu tượng, 美学 mỹ học, 背景 bối cảnh, 化石 hóa thạch, 战线 chiến tuyến, 环境 hoàn cảnh, 艺术 nghệ thuật, 医学 y học, 入场券, 下水道, 公证人, 分类表, 低能儿.
(2) Phó từ + động từ. Ví dụ: 互惠, 独占 độc chiếm, 交流 giao lưu, 高压, 特许, 否定 phủ định, 肯定 khẳng định, 表决 biểu quyết, 欢送, 仲裁 trọng tài, 妄想, 见习 kiến tập, 假释, 假死, 假设 giả thiết.
Từ phức hợp đồng nghĩa:
Ví dụ: 解放 giải phóng, 供给 cung cấp, 说明 thuyết minh, 方法 phương pháp, 共同 cộng đồng, 主义 chủ nghĩa, 阶级 giai cấp, 公开 công khai, 共和 cộng hòa, 希望 hy vọng, 法律 pháp luật, 活动 hoạt động, 命令 mệnh lệnh, 知识 tri thức, 综合 tổng hợp, 说教 thuyết giáo, 教授 giáo thụ, 解剖 giải phẫu, 斗争 đấu tranh.
III. Động từ + tân ngữ:
Ví dụ: 断交, 脱党, 动员 động viên, 失踪, 投票 đầu phiếu, 休战, 作战 tác chiến, 投资 đầu tư, 投机 đầu cơ, 抗议 kháng nghị, 规范 quy phạm, 动议, 处刑.
Từ phức hợp do các đơn từ kể trên họp thành:
Ví dụ: 社会主义 xã hội chủ nghĩa, 自由主义 tự do chủ nghĩa, 治外法权 trị ngoại pháp quyền, 土木工程, 工艺美术 công nghệ mỹ thuật, 自然科学 tự nhiên khoa học, 自然淘汰 tự nhiên đào thải, 攻守同盟, 防空演习 phòng không diễn tập, 政治经济学 chính trị kinh tế học, 唯物史观 duy vật sử quan, 动脉硬化, 神经衰弱 thần kinh suy nhược, 财团法人 tài đoàn pháp nhân, 国际公法 quốc tế công pháp, 最后通牒 tối hậu thông điệp, 经济恐慌 kinh tế khủng hoảng.
Ngoài ra còn có: Động từ: 服从 phục tùng, 复习, 支持, 分配 phân phối, 克服 khắc phục, 支配 chi phối, 配给…
Khái niệm cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: 哲学 triết học, 心理学 tâm lý học, 论理学 luân lý học, 民族学 dân tộc học, 经济学 kinh tế học, 财政学 tài chính học, 物理学 vật lý học, 卫生学 vệ sinh học, 解剖学 giải phẫu học, 病理学 bệnh lý học, 下水工学, 土木工学, 河川工学, 电气通信学, 建筑学 kiến trúc học, 机械学 cơ giới học, 簿记, 冶金, 园艺, 和声学 hòa thanh học, 工艺美术…
Từ kết vĩ (结尾词):
(1) 化 hóa: 一元化 nhất nguyên hóa, 多元化 đa nguyên hóa, 一般化, 自动化 tự động hóa, 现代化 hiện đại hóa …
(2) 式 thức: 流动式, 简易式, 方程式, 日本式, 新式…
(3) 炎 viêm: 肺炎 (viêm phổi), 胃炎 (viêm dạ dày), 关节炎 (viêm khớp), 气管炎 (viêm khí quản), 皮肤炎 (viêm da)…
(4) 力 lực (sức): 生产力 (sức sản xuất), 原动力, 想像力 (sức tưởng tượng), 劳动力 (sức lao động), 记忆力…
(5) 性 tính: 可能性, 必然性 (tính tất nhiên), 偶然性(tính ngẫu nhiên), 周期性(tính chu kỳ), 习惯性(tính tập quán)…
(6) 的: 大众的, 民族的, 科学的, 绝对的, 公开的…
(7) 界 giới: 文学界 (giới văn học), 艺术界(giới nghệ thuạt), 思想界(giới tư tưởng), 学术界(giới học thuật), 新闻界…
(8) 型 hình: 新型, 大型, 流线型, 标准型, 经验型…
(9) 感 cảm: 美感, 好感, 优越感, 敏感, 读后感…
(10) 点 điểm: 重点 trọng điểm, 要点 yếu điểm, 焦点 tiêu điểm, 观点 quan điểm, 出发点 (điểm xuất phát), 盲点 (điểm mù)…
(11) 观 quan: 主观 chủ quan, 客观 khách quan, 悲观 bi quan, 乐观 lạc quan, 人生观 nhân sinh quan, 世界观 thế giới quan, 宏观, 微观…
(12) 线 tuyến: 直线, 曲线, 抛物线, 生命线, 战线 chiến tuyến, 警戒线…
(13) 率 suất: 效率 hiệu suất, 生产率, 增长率, 利率 tỷ suất, 频率 tần suất…
(14) 法 pháp: 辨证法 biện chứng pháp, 归纳法 (phép quy nạp), 演绎法 (phép diễn dịch), 分析法 (phép phân tích), 方法 phương pháp, 宪法 hiến pháp, 民法, 刑法…
(15) 度 độ: 进度 tiến độ, 深度, 广度, 强度 cường độ, 力度…
(16) 品 phẩm: 作品 tác phẩm, 食品 thực phẩm, 艺术品, 成品 thành phẩm, 展品, 废品 phế phẩm, 纪念品…
(17) 者 giả: 作者 tác giả, 读者 độc giả, 译者 dịch giả, 劳动者, 缔造者, 先进工作者…
(18) 作用 tác dụng: 同化作用 (tác dụng đồng hóa), 异化作用 (tác dụng dị hóa), 光合作用 (tác dụng quang hợp), 心理作用 (tác dụng tâm lý), 副作用 (tác dụng phụ)…
(19) 问题 vấn đề: 人口问题 (vấn đề nhân khẩu), 社会问题 (vấn đề xã hội), 民族问题 (vấn đề dân tộc), 教育问题 (vấn đề giáo dục), 国际问题 (vấn đề quốc tế)…
(20) 时代 thời đại: 旧石器时代 (thời đại đồ đá cũ), 新石器时代 (thời đại đồ đá mới), 新时代 (thời đại mới), 旧时代 (thời đại cũ)…
(21) 社会 xã hội: 原始社会 (xã hội nguyên thủy), 奴隶社会(xã hội nô lệ), 封建社会(xã hội phong kiến), 资本主义社会(xã hội chủ nghĩa tư bản), 社会主义社会(xã hội XHCN), 国际社会…
(22) 主义 chủ nghĩa: 人文主义 (chủ nghĩa nhân văn), 人道主义 (chủ nghĩa nhân đạo), 浪慢主义 (chủ nghĩa lãng mạn), 现实主义 (chủ nghĩa hiện thực), 帝国主义 (chủ nghĩa đế quốc), 排外主义 (chủ nghĩa bài ngoại)…
(23) 阶级 giai cấp: 地主阶级 (giai cấp địa chủ), 资产阶级 (giai cấp tư sản), 中产阶级(giai cấp trung sản), 无产阶级(giai cấp vô sản)…
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do sống tại Hà Nội.
Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ.
Cũng mượn dùng chữ Hán như người Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc, nhưng người Nhật đã có những sáng tạo đáng khâm phục như vậy, đó là do họ đặc biệt có năng lực học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài, có tinh thần mạnh dạn đổi mới. Một số học giả TQ ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm khoảng 70% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có 70% là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người TQ. Họ đã làm phong phú Hán ngữ, góp phần rất quan trọng giúp TQ và các nước trong vành đai văn hóa Hán ngữ nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây, đẩy mạnh tiến trình lịch sử về cải cách xã hội và văn hóa, chính trị, tiến lên con đường hội nhập quốc tế. Trở thành nước xuất khẩu Hán ngữ hiện đại, Nhật đã đóng vai trò cầu nối TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc với văn minh phương Tây. Những sáng tạo ngôn ngữ của họ rất đáng để chúng ta nghiên cứu học tập.
Dân tộc Nhật thời cổ không có chữ viết. Thời Chiến Quốc, chữ Hán truyền vào Nhật. Năm 600, Nhật Hoàng lần đầu tiên cử sứ giả triều đình sang thăm TQ thời nhà Tùy, kèm theo nhiều học sinh sang tìm hiểu, học tập về thể chế chính trị xã hội, giáo dục, văn hóa TQ. Thời Đường, từ năm 630 đến năm 894 đã có gần 20 đoàn sứ giả Nhật sang TQ học tập. Họ học lấy học để mọi cái hay cái tốt của văn hóa Hán và mang về nước nhiều thứ, như kỹ thuật xây dựng, chế tạo vật liệu, luyện kim… rất nhiều thư tịch chữ Hán, nhất là thư tịch Phật giáo. Từ đó người Nhật bắt đầu mượn chữ Hán làm chữ viết cho nước mình, nhưng đọc theo âm tiếng Nhật và viết theo trật tự từ tiếng Nhật. Họ làm thế được vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), có thể đọc theo những âm khác nhau. Nhưng vì thứ chữ này không ghi âm được tiếng mẹ đẻ nên lúc đầu người Nhật chỉ dùng chữ Hán để viết, coi là thứ chữ của tầng lớp quan lại, quý tộc, trí thức, chủ yếu dùng trong công việc hành chính và văn học.
Thế kỷ 10, người Nhật sáng tạo ra chữ viết riêng của họ, gọi là chữ Kana (chữ Hán-Việt là Giả danh), là những ký tự ghi âm tiếng Nhật, một loại chữ cái biểu âm bản thân không có ý nghĩa gì, được tạo ra từ một phần của chữ Hán, đơn giản hơn chữ Hán. Mới đầu chữ Kana được dùng để phiên âm chữ Hán, về sau phát triển hình thức kết hợp cả hai thứ chữ.
Cuối thế kỷ 19, trong quá trình giao lưu với phương Tây, người Nhật thấy việc dùng các từ ngữ văn ngôn của Hán ngữ TQ khó có thể biểu đạt được các khái niệm mới của văn hóa phương Tây. Vì thế một số học giả Nhật đã vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc chữ Hán, tiến hành cải tạo từ ngũ cũ và tạo ra nhiều từ ngữ mới không có trong Hán ngữ, hoặc có nhưng với ý nghĩa khác, để thể hiện các khái niệm mới, sự vật mới chưa từng có trong văn hóa TQ. Ví dụ các từ hy vọng, trường hợp, phương châm, quyền uy, chi bộ, tôn giáo, dẫn độ, thủ tục…. tổng cộng ngót nghìn từ ngữ ngày nay người TQ quen dùng đều là do người Nhật tạo ra.
Người Nhật còn đi đầu trong việc đơn giản hóa (bớt nét) những chữ Hán nhiều nét. Về sau người TQ đã tiếp thu cải tiến này và tiến hành đơn giản hóa chữ Hán với quy mô lớn, tạo ra hàng nghìn chữ giản thể (simplified character). Đại lục TQ hiện chỉ dùng chữ giản thể, không dùng chữ phồn thể (chữ đủ nét, complex character) như Hong Kong, Đài Loan.
Các sáng tạo của người Nhật đã góp phần không nhỏ phát triển, hoàn thiện Hán ngữ và được TQ (sau đó là Triều Tiên, Việt Nam) tiếp thu, sử dụng nhuần nhuyễn tới mức ít ai biết đó là thành tựu của người Nhật. Không rõ vì sao các từ điển chữ Hán do TQ xuất bản đều không ghi xuất xứ Nhật của những từ đó. Gần đây các học giả TQ xới lại vấn đề này, nhưng một số người TQ có ý hạ thấp hoặc phủ nhận cống hiến của người Nhật.
Không thể phủ nhận, Nhật đã có ảnh hưởng tới TQ trên nhiều mặt, quan trọng nhất là đã có tác dụng mở ra cánh cửa giúp TQ tiếp xúc với văn minh phương Tây.
Thời Minh Trị (Meiji era, 1868-1912), Nhật đẩy mạnh mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây chứ không đóng cửa “bế quan tỏa quốc” như TQ, Việt Nam. Khi thấy được tính ưu việt của văn minh phương Tây, người Nhật bèn dứt khoát bỏ ngay ông thầy Tàu mà họ đã học mấy nghìn năm để học ông thầy Tây, ồ ạt cử thanh niên sang Âu Mỹ học tập, giới trí thức Nhật say sưa đọc và dịch hầu như toàn bộ các sách có tính khai sáng của Âu Mỹ. Rất nhiều khái niệm mới, phần lớn là khái niệm trừu tượng, được họ dịch ra chữ Hán, qua đó phát huy được tác dụng biểu ý thâm sâu vốn có của chữ Hán (trong khi bán đảo Triều Tiên, Việt Nam bắt đầu loại bỏ chữ Hán). Giới học giả Nhật đã chuyển ngữ sang chữ Hán một cách rất hiệu quả những từ ngữ phương Tây thể hiện các khái niệm mới người châu Á chưa từng biết, chủ yếu về y học, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn.
Năm 1898, hai học giả lớn đại biểu phái Duy tân TQ là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Nhật. Trong thời gian ở đây, Khang Hữu Vi đã dịch sách Nhật và ra một tờ báo chữ Hán phát hành về TQ, trong đó ông đã dùng các từ chữ Hán do người Nhật sáng tạo.
Nước Nhật sau chiến thắng tiêu diệt hạm đội Nga tại eo biển Tsushima (1904) đã trở thành tấm gương sáng của châu Á. Giới tinh hoa TQ đua nhau sang Nhật học tập, hoạt động: Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Lỗ Tấn, Tưởng Giới Thạch, Quách Mạt Nhược… Hầu hết các nhân vật chủ chốt của phong trào Tân Văn hóa TQ đều từng học ở Nhật. Họ đã mang về nước những từ ngữ chữ Hán được người Nhật chuyển ngữ từ ngôn ngữ phương Tây. Ví dụ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx, triết học, … Từ ngoại lai nguồn gốc Nhật ồ ạt tràn vào TQ. Người TQ tiếp thu gần như toàn bộ số từ này và lâu ngày biến thành từ Hán ngữ 100%. Các thế hệ người TQ về sau hầu như không thể biết các từ ngữ đó là do người Nhật sáng tạo.
Thời ấy TQ cũng bắt đầu dịch sách của phương Tây. Hồi đó các học giả TQ có ba quan điểm về vấn đề này: 1. Người TQ nên cố hết sức tự phiên dịch, không nên du nhập vô điều kiện các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật. 2. TQ nên mượn dùng từ ngữ người Nhật đã dịch. 3. Nên dịch âm, tức phiên âm tiếng nước ngoài mà không dịch nghĩa.
Tiêu biểu cho quan điểm thứ nhất là Nghiêm Phục (Yan Fu, 1853-1921), nhà tư tưởng, nhà phiên dịch nổi tiếng từng học ở Anh, người đề xuất lý luận Tín, Nhã, Đạt có ảnh hưởng lớn trong giới phiên dịch ở TQ. Ông đã dịch cuốn Evolution and Ethics (Tiến hóa và Đạo đức, của Thomas Huxley), lấy tên sách là Thiên diễn luận, lần đầu tiên giới thiệu cho người TQ biết một lý thuyết khoa học tiên tiến: thuyết Tiến hóa. Trong quá trình dịch, do quá chú trọng Nhã (là yêu cầu khó nhất), nhiều từ do ông dịch tỏ ra tối nghĩa khó hiểu, không được dư luận TQ chấp nhận sử dụng.
Học giả nổi tiếng Vương Quốc Duy (Wang Guo-wei, 1877-1927) đại diện quan điểm nên dùng từ ngoại lai gốc Nhật, nhằm tiết kiệm công sức cho người TQ. Theo ông, người Nhật dịch quá hay, trong khi người TQ dịch thiếu sáng tạo. Quan điểm trên được thực tế chứng minh là đúng: người TQ (và cả VN, Triều Tiên) đều dùng các từ Nhật dịch.
Trương Sĩ Chiêu (Zhang Shi-zhao, 1881-1973, từng học ở Nhật và Anh) đại diện cho chủ trương phiên âm từ ngữ tiếng nước ngoài, nhưng vì những từ phiên âm đó đọc không thuận miệng nên về sau cũng đều bị đào thải. Ví dụ telephone TQ dịch âm là德律风 [de lu feng], sau phải nhường chỗ cho từ điện thoại do Nhật dịch. Người Nhật cũng có chủ trương dịch âm, ví dụ từ club họ dịch sang Hán ngữ là câu lạc bộ, rất đạt cả về âm, hình, ý. Nhưng cũng có những từ Nhật dịch không được TQ chấp nhận, như cholera (dịch tả), Nhật dịch âm là虎列拉 [hu lie la], được TQ dùng khá lâu nhưng về sau thay bằng từ 霍乱 [hu luan] do TQ dịch. Hoặc logic Nhật dịch là luân lý, xem ra không đạt; về sau Nghiêm Phục dịch là逻辑 [luo ji], đạt cả về âm, hình, ý. Từ này về sau đã truyền vào Nhật.
Giới học giả Nhật chủ yếu dùng hai cách sau để dịch từ ngữ phương Tây:
Gán thêm hàm nghĩa mới vào những từ ngữ có sẵn trong Hán ngữ, dần dần làm các từ ngữ đó mất ý nghĩa cũ. Ví dụ Nhật dùng xã hội dịch từ society; trong Hán ngữ cổ, xã hội là nói việc tụ tập cúng tế vào mùa, mùa thu. Nhật cũng dùng từ dân chủ trong từ ngữ thứ dân chi chủ tể庶民之主宰để dịch khái niệm democracy hoàn toàn ngược lại.
Sáng tạo từ ngữ chữ Hán hoàn toàn mới, cách này dùng nhiều nhất. Khi từ ngữ phương Tây không có khái niệm tương ứng trong Hán ngữ, người Nhật bèn tự đặt ra từ chữ Hán mới. Ví dụ nổi tiếng nhất là từ điện thoại đã thay cho từ 德律风. Các danh từ trừu tượng lại càng nhiều, như dân tộc, cá nhân, khoa học, triết học…
Có thể thấy người Nhật có xu hướng ưa dùng từ kép (song tự từ) gồm hai chữ, có ưu điểm ngắn gọn, dễ nhớ, ví dụ nhân dân, phục vụ, chính phủ, cán bộ…
Thực ra khi tiếp xúc với các nguyên tác của phương Tây, người TQ cũng đã dùng tư duy của mình để sáng tạo một số khái niệm. Điển hình là Nghiêm Phục. Ví dụ economy, người Nhật dịch là kinh tế, ông dịch là kế học (计学). Evolution Nhật dịch là tiến hóa, ông dịch là thiên diễn (天演). Philosophy Nhật dịch là triết học, ông dịch là lý học (理学). Capital Nhật dịch tư bản, ông dịch mẫu tài (母材). Metaphysics Nhật dịch hình nhi thượng học (形而上学), ông dịch huyền học (玄学)… Nghiêm Phục từ chối dùng từ xã hội (Nhật dịch từ society), mà ông dịch là quần (群), xã hội học là quần học (群学). Người TQ cho rằng cách dịch nói trên của Nghiêm Phục chưa hợp lý. Có lẽ người Việt chúng ta cũng nghĩ như vậy.
Rốt cuộc các từ dịch của Nhật giản đơn dễ hiểu nên được người TQ ưa dùng hơn. Từ đó các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật biến thành từ TQ. Vương Quốc Duy cho rằng cách dịch của Nghiêm Phục sở dĩ không được dư luận chấp nhận, chủ yếu do ông quá chú trọng nhã, chú trọng văn dịch phải đẹp, dùng những từ Hán cổ khó hiểu. Tuy vậy, Nghiêm Phục vẫn chấp nhận một số từ Nhật dịch, ví dụ tự do (dịch từ liberty và freedom).
Có học giả TQ đặt vấn đề: Cùng một thuật ngữ phương Tây khi đến TQ và Nhật được dịch thành hai loại từ có mùi vị khác xa nhau, cuối cùng kết thúc bằng việc từ TQ dịch (Trung dịch) thua, từ Nhật dịch (Nhật dịch) thắng. Tại sao lại như vậy, điều này rất đáng suy ngẫm!
Năm 1898, Lương Khải Siêu dịch tiểu thuyết Nhật “Giai nhân chi kỳ ngộ” ra Hán ngữ, đánh dấu sự bắt đầu du nhập TQ của các từ ngoại lai đến từ Nhật. Năm 1998, nhân kỷ niệm 100 năm sự kiện này, một số học giả TQ đặt câu hỏi: Trong thời gian ấy nếu không sử dụng các từ ngoại lai gốc Nhật mà chỉ dùng những từ do Nghiêm Phục dịch, thì người TQ hiểu và suy nghĩ như thế nào về các khái niệm du nhập từ văn minh phương Tây? Và điều đó có ảnh hưởng ra sao tới tiến trình lịch sử của TQ? Cụ thể, nếu các khái niệm chính trị, kinh tế, văn hóa, cách mạng, giai cấp, xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa… đổi sang một phương thức khác xuất hiện trước mắt người TQ, phải chăng sự hiểu biết, cảm thụ của người TQ đối với các khái niệm đó sẽ có biến đổi?
Chữ Hán là của người TQ, người Nhật chỉ mượn dùng. Nhưng khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, người Nhật dám mạnh dạn dịch từ ngữ chữ Tây ra chữ Hán-Nhật, còn người TQ thì ngại làm điều đó, chủ yếu do người TQ có tâm lý không dám động đến chữ Thánh hiền của tổ tiên mình. Mặt khác vì nhà nước Nhật đối ngoại thi hành chính sách mở cửa hòa nhập, học cái hay cái tốt của thế giới, đối nội đẩy mạnh giáo dục quốc dân. Trái lại phong kiến TQ vốn cho mình là trung tâm tinh hoa thế giới, coi thường người nước ngoài, đối ngoại thi hành chính sách đóng cửa, đối nội thi hành đường lối ngu dân, dĩ nhiên không khuyến khích học phương Tây, vì thế tất nhiên TQ đi sau Nhật về mặt dịch ngôn ngữ Âu Mỹ.
Ban đầu các học giả Nhật cũng chưa thống nhất cách dịch từ ngữ phương Tây. Ví dụ từ literature họ dịch là văn chương học và văn học, sau cùng văn chương học bị đào thải. Từ art mới đầu dịch là nghệ thuật/ mỹ thuật/ văn học kỹ nghệ, mãi cho tới đầu thế kỷ 20 từ nghệ thuật mới chiếm vị trí thống lĩnh. Từ individual vất vả hơn cả, mới đầu dịch là nhất cá nhân, sau dịch là độc nhất giả/ nhân/ độc nhất cá nhân/ tư nhân… mấy từ này đồng thời được dùng trong một thời gian dài, cuối cùng từ cá nhân thắng.
Nhưng từ nửa cuối thế kỷ 20 trở đi, khi cần chuyển ngữ các từ ngữ phương Tây, người Nhật lại ngại chuyển sang chữ Hán (là loại chữ biểu ý khó học khó nhớ) mà dùng cách dịch âm và thể hiện bằng chữ Katakana, một loại chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonography). Ví dụ: máy tính họ dùng computer, nhà báo dùng journalist, thịt cừu dùng lamb, và rất nhiều từ khác như bus, taxi, sex, fax, pizza, goods … Người nước ngoài biết tiếng Anh chỉ cần biết các chữ cái Katakana là có thể đọc hiểu khá nhiều từ tiếng Nhật. Một số học giả TQ cũng tán thành cách chuyển ngữ như vậy, vì đỡ mất công suy nghĩ chọn từ chữ Hán; vả lại tiếng Anh đã quốc tế hóa trên toàn cầu.
Từ thập niên 70 thế kỷ 20 tới nay là thời kỳ từ ngoại lai nguồn gốc Nhật lần thứ hai du nhập vào TQ. Sau khi TQ lập quan hệ ngoại giao với Nhật (1972) và bắt đầu cải cách mở cửa, nhiều từ tiếng Nhật, cách dùng từ, phương thức biểu đạt của người Nhật bắt đầu xuất hiện trong tiếng TQ, như 卡拉OK (Karaoke), 料理 (món ăn), 写真 (tả thật, vẽ chân dung), 欧巴桑 (obasan, từ chỉ phụ nữ trung niên trở lên), 卡哇伊 (kawayi, đáng yêu) v.v… Sự du nhập ấy ban đầu qua Hong Kong, Đài Loan, hiện nay trực tiếp vào TQ qua mạng Internet. Hầu hết các từ ngoại lai nguồn gốc Nhật gần đây du nhập vào TQ đều có liên quan với ACG (Animation, Comic, Game: phim hoạt hình, tranh hoạt họa, trò chơi máy tính), chủ yếu do giới trẻ TQ chủ động tiếp thu. Qua đó đã làm giàu vốn từ và sức biểu đạt của Hán ngữ, đồng thời các khái niệm và tư tưởng mới cũng du nhập vào TQ.
Một số học giả TQ khẳng định sự ồ ạt du nhập các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật đã ảnh hưởng tới tiến trình lịch sử hơn 100 năm qua của TQ. Họ cũng tranh luận về mức độ ảnh hưởng của nguồn từ ngoại lai đó. Bài Vấn đề “Từ ngoại lai” Nhật ngữ trong Hán ngữ hiện đại của GS Vương Bân Bân (Wang Bin-bin) ở Khoa Trung văn ĐH Nam Kinh đăng trên tạp chí Văn học Thượng Hải số 8/1998 khẳng định 70% danh từ, thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hiện nay TQ dùng là nhập từ Nhật. “Trên thực tế, nếu rời khỏi các từ ngoại lai Nhật ngữ thì ngày nay chúng ta gần như không thể nói chuyện được” – ông viết.
Hiện tượng các từ ngữ chữ Hán do người Nhật sáng tạo ồ ạt du nhập TQ và được người TQ dễ dàng tiếp nhận cho thấy văn hóa Nhật có sức đồng hóa rất mạnh. Có học giả TQ cho rằng nếu trong Thế chiến II Nhật chiếm được toàn bộ TQ thì có lẽ người TQ đã biến thành người Nhật. Quả thật điều đó đã xảy ra sau khi đảo Đài Loan bị sáp nhập vào nước Nhật (1895-1945). Cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (sinh 1923) nói 30 năm đầu ông là người Nhật. Thậm chí có người Đài Loan không nói được tiếng Đài Loan, chỉ nói tiếng Nhật.
Một số dân mạng TQ cho rằng nói từ ngữ ngoại lai gốc Nhật chiếm tỷ lệ 70% là nịnh bợ Nhật, là hủy hoại nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm; họ khó chấp nhận kết luận “Trung dịch thua, Nhật dịch thắng”. Ngược lại, nhiều học giả TQ cho rằng chẳng có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận đóng góp của người Nhật đối với sự phát triển Hán ngữ.
“Hiện đại Hán ngữ Đại từ điển” chia từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật làm hai loại: 1- Loại người Nhật mượn dùng các từ Hán ngữ cổ đã có của TQ nhưng gán hàm nghĩa mới và cách dùng mới, như cách mạng, kinh tế, văn hóa …; 2 – Loại do người Nhật dùng chữ Hán tự sáng tạo, như mỹ thuật, trà đạo, thủ tục…
“Hán ngữ Ngoại lai ngữ từ điển” xuất bản năm 1984 thống kê được 772 từ ngoại lai có gốc Nhật, phần lớn thuộc loại thứ nhất, nhưng nhiều người không tán thành, vì từ ngoại lai gốc Nhật có ý nghĩa khác hẳn từ Hán ngữ cổ. Ví dụ kinh tế, Hán ngữ cổ là kinh thế tế dân, ý nói sự quản trị quốc gia. Trong Hán ngữ hiện đại, kinh tế là các hoạt động sản xuất xã hội, lưu thông, trao đổi.
Bài Nghiên cứu ngoại lai ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Cao Minh Khải và Lưu Chính Viêm cho rằng Hán ngữ hiện đại có 459 từ ngoại lai nguồn gốc Nhật. Những từ này hiện đã mọc rễ ở TQ, chủ yếu vì người Nhật dùng từ rất khôn khéo, nhất trí với quy tắc tạo từ của Hán ngữ, dễ hiểu, dễ ghi nhớ và phổ cập. Không ít từ ngoại lai Hán ngữ vốn có cũng bị từ ngoại lai gốc Nhật thay thế. Ví dụ: hợp điểm thay bằng phân tử; giới thuyết bằng định nghĩa; minh giác tráo/ nhãn minh y – giác mạc; nguyên hành chất, nguyên chất – nguyên tố; hoa tinh/ hoa tinh phấn/ tu phấn – hoa phấn …
——————
Dưới đây là những ví dụ về một số từ ngoại lai nguồn gốc Nhật thường gặp, do GS Trần Sinh Bảo ở Đại học Ngoại quốc ngữ Thượng Hải thống kê, phân loại; chúng tôi chỉ ghi chú kèm những từ đã có từ Hán-Việt tương ứng:
Từ tu sức + từ được tu sức:
(1) Hình dung từ + danh từ. Ví dụ: 人权 nhân quyền, 金库, 特权 đặc quyền, 哲学 triết học, 表象 biểu tượng, 美学 mỹ học, 背景 bối cảnh, 化石 hóa thạch, 战线 chiến tuyến, 环境 hoàn cảnh, 艺术 nghệ thuật, 医学 y học, 入场券, 下水道, 公证人, 分类表, 低能儿.
(2) Phó từ + động từ. Ví dụ: 互惠, 独占 độc chiếm, 交流 giao lưu, 高压, 特许, 否定 phủ định, 肯定 khẳng định, 表决 biểu quyết, 欢送, 仲裁 trọng tài, 妄想, 见习 kiến tập, 假释, 假死, 假设 giả thiết.
Từ phức hợp đồng nghĩa:
Ví dụ: 解放 giải phóng, 供给 cung cấp, 说明 thuyết minh, 方法 phương pháp, 共同 cộng đồng, 主义 chủ nghĩa, 阶级 giai cấp, 公开 công khai, 共和 cộng hòa, 希望 hy vọng, 法律 pháp luật, 活动 hoạt động, 命令 mệnh lệnh, 知识 tri thức, 综合 tổng hợp, 说教 thuyết giáo, 教授 giáo thụ, 解剖 giải phẫu, 斗争 đấu tranh.
III. Động từ + tân ngữ:
Ví dụ: 断交, 脱党, 动员 động viên, 失踪, 投票 đầu phiếu, 休战, 作战 tác chiến, 投资 đầu tư, 投机 đầu cơ, 抗议 kháng nghị, 规范 quy phạm, 动议, 处刑.
Từ phức hợp do các đơn từ kể trên họp thành:
Ví dụ: 社会主义 xã hội chủ nghĩa, 自由主义 tự do chủ nghĩa, 治外法权 trị ngoại pháp quyền, 土木工程, 工艺美术 công nghệ mỹ thuật, 自然科学 tự nhiên khoa học, 自然淘汰 tự nhiên đào thải, 攻守同盟, 防空演习 phòng không diễn tập, 政治经济学 chính trị kinh tế học, 唯物史观 duy vật sử quan, 动脉硬化, 神经衰弱 thần kinh suy nhược, 财团法人 tài đoàn pháp nhân, 国际公法 quốc tế công pháp, 最后通牒 tối hậu thông điệp, 经济恐慌 kinh tế khủng hoảng.
Ngoài ra còn có: Động từ: 服从 phục tùng, 复习, 支持, 分配 phân phối, 克服 khắc phục, 支配 chi phối, 配给…
Khái niệm cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: 哲学 triết học, 心理学 tâm lý học, 论理学 luân lý học, 民族学 dân tộc học, 经济学 kinh tế học, 财政学 tài chính học, 物理学 vật lý học, 卫生学 vệ sinh học, 解剖学 giải phẫu học, 病理学 bệnh lý học, 下水工学, 土木工学, 河川工学, 电气通信学, 建筑学 kiến trúc học, 机械学 cơ giới học, 簿记, 冶金, 园艺, 和声学 hòa thanh học, 工艺美术…
Từ kết vĩ (结尾词):
(1) 化 hóa: 一元化 nhất nguyên hóa, 多元化 đa nguyên hóa, 一般化, 自动化 tự động hóa, 现代化 hiện đại hóa …
(2) 式 thức: 流动式, 简易式, 方程式, 日本式, 新式…
(3) 炎 viêm: 肺炎 (viêm phổi), 胃炎 (viêm dạ dày), 关节炎 (viêm khớp), 气管炎 (viêm khí quản), 皮肤炎 (viêm da)…
(4) 力 lực (sức): 生产力 (sức sản xuất), 原动力, 想像力 (sức tưởng tượng), 劳动力 (sức lao động), 记忆力…
(5) 性 tính: 可能性, 必然性 (tính tất nhiên), 偶然性(tính ngẫu nhiên), 周期性(tính chu kỳ), 习惯性(tính tập quán)…
(6) 的: 大众的, 民族的, 科学的, 绝对的, 公开的…
(7) 界 giới: 文学界 (giới văn học), 艺术界(giới nghệ thuạt), 思想界(giới tư tưởng), 学术界(giới học thuật), 新闻界…
(8) 型 hình: 新型, 大型, 流线型, 标准型, 经验型…
(9) 感 cảm: 美感, 好感, 优越感, 敏感, 读后感…
(10) 点 điểm: 重点 trọng điểm, 要点 yếu điểm, 焦点 tiêu điểm, 观点 quan điểm, 出发点 (điểm xuất phát), 盲点 (điểm mù)…
(11) 观 quan: 主观 chủ quan, 客观 khách quan, 悲观 bi quan, 乐观 lạc quan, 人生观 nhân sinh quan, 世界观 thế giới quan, 宏观, 微观…
(12) 线 tuyến: 直线, 曲线, 抛物线, 生命线, 战线 chiến tuyến, 警戒线…
(13) 率 suất: 效率 hiệu suất, 生产率, 增长率, 利率 tỷ suất, 频率 tần suất…
(14) 法 pháp: 辨证法 biện chứng pháp, 归纳法 (phép quy nạp), 演绎法 (phép diễn dịch), 分析法 (phép phân tích), 方法 phương pháp, 宪法 hiến pháp, 民法, 刑法…
(15) 度 độ: 进度 tiến độ, 深度, 广度, 强度 cường độ, 力度…
(16) 品 phẩm: 作品 tác phẩm, 食品 thực phẩm, 艺术品, 成品 thành phẩm, 展品, 废品 phế phẩm, 纪念品…
(17) 者 giả: 作者 tác giả, 读者 độc giả, 译者 dịch giả, 劳动者, 缔造者, 先进工作者…
(18) 作用 tác dụng: 同化作用 (tác dụng đồng hóa), 异化作用 (tác dụng dị hóa), 光合作用 (tác dụng quang hợp), 心理作用 (tác dụng tâm lý), 副作用 (tác dụng phụ)…
(19) 问题 vấn đề: 人口问题 (vấn đề nhân khẩu), 社会问题 (vấn đề xã hội), 民族问题 (vấn đề dân tộc), 教育问题 (vấn đề giáo dục), 国际问题 (vấn đề quốc tế)…
(20) 时代 thời đại: 旧石器时代 (thời đại đồ đá cũ), 新石器时代 (thời đại đồ đá mới), 新时代 (thời đại mới), 旧时代 (thời đại cũ)…
(21) 社会 xã hội: 原始社会 (xã hội nguyên thủy), 奴隶社会(xã hội nô lệ), 封建社会(xã hội phong kiến), 资本主义社会(xã hội chủ nghĩa tư bản), 社会主义社会(xã hội XHCN), 国际社会…
(22) 主义 chủ nghĩa: 人文主义 (chủ nghĩa nhân văn), 人道主义 (chủ nghĩa nhân đạo), 浪慢主义 (chủ nghĩa lãng mạn), 现实主义 (chủ nghĩa hiện thực), 帝国主义 (chủ nghĩa đế quốc), 排外主义 (chủ nghĩa bài ngoại)…
(23) 阶级 giai cấp: 地主阶级 (giai cấp địa chủ), 资产阶级 (giai cấp tư sản), 中产阶级(giai cấp trung sản), 无产阶级(giai cấp vô sản)…
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do sống tại Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét