Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Tìm hiểu về PPC


Vừa qua đã có một số trang thảo luận về PPC , đi đầu là trang Vimaso

1/ Chữ PPC có nghĩa là gì ?

PPC viết tắt bởi các chữ Anh PolyPropylene Copolymer , hiểu nôm na là động thái copolymer tức copolymerization ( chữ Hán là 共聚物 Gòngjù wù -cộng tụ vật) là công việc cộng tụ lại , thống nhất lại hai hay nhiều monomer (đơn thể) lại thành một polymer (đa thể ) . Còn PolyPropylene là một vật liệu đã quen thuộc với chúng ta với các loại dây PP buộc tàu ,các sản phẩm PP.Không đi sâu vào rừng các kiến thức hóa học,chúng tôi nhấn mạnh thêm chữ cộng tụ là một cái mới vì nó thêm vào trước chữ polymer (trùng hợp ) mà ta quen dùng

2/ PPC hiện nay được sản xuất tại đâu ?

Có thể kể tên một số nhà sản xuất như Sterling Plastic Inc Hoa Kỳ (

375 Apollo Drive, Lino Lakes, MN 55014

315 Apollo Drive ,Lino Lakes , MN 55014)



Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, Đại biểu Lê Thị Công, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, báo cáo của Bộ KHCN đã nêu nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhưng hầu như chỉ trên văn bản.


“Bà Rịa – Vũng Tàu có một doanh nghiệp công nghệ sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ tiên tiến, bằng vật liệu mới PPC, sản phẩm đạt Cúp vàng Techmart năm 2012 do Bộ KHCN tặng, được đăng kiểm quốc tế và đăng kiểm hải quan và hải quân công nhận. Doanh nghiệp đã cung cấp cho quân đội hơn 10 tàu nhưng Cục Đăng kiểm Việt Nam lại từ chối làm cho sản xuất của doanh nghiệp đình đốn, phải làm đơn gửi Thủ tướng”, Đại biểu Lê Thị Công cho biết và đề nghị Bộ KH&CN làm rõ vụ việc này.

Trao đổi về điều này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, đúng là tại Bà Rịa - Vũng Tàu có doanh nghiệp sản xuất tàu bằng vật liệu PPC, đăng kiểm của Cộng hòa Séc và đăng kiểm của hải quân chấp nhận đăng kiểm nhưng đăng kiểm của Bộ GTVT lại không chấp nhận đăng kiểm.


Trên báo Lao Động 

“Việc này sẽ được Bộ KHCN trao đổi với Bộ GTVT làm rõ lý do. Tôi cũng được biết câu chuyện phía sau của vụ việc này là, sản phẩm tàu của doanh nghiệp đã được chứng nhận là sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp đã bán cho hải quân nhưng sau đó có gây tai nạn xảy ra chết người nên doanh nghiệp bị truy tố”, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết.

Trước vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng làm rõ lý do vì sao tàu của doanh nghiệp lại không được đăng kiểm.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không cấm việc đóng tàu bằng vật liệu mới nói chung, trong đó có vật liệu PPC. Tuy nhiên, hiện nay theo Bộ KHCN, Việt Nam chưa có Tiêu chuẩn quốc gia cho tàu, thuyền làm bằng vật liệu PPC và hiện cũng chưa tìm thấy Tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài hay văn bản quy phạm pháp luật của nước ngoài quy định cho loại tàu làm bằng vật liệu mới PPC.

“Để tiến hành đăng kiểm cho các loại tàu này thì cần phải xây dựng Bộ Quy chuẩn quy phạm mới cho việc đóng tàu bằng vật liệu PPC. Hiện Bộ GTVT đang phối hợp triển khai cùng với các đơn vị đóng tàu này xây dựng bộ quy chuẩn quy phạm làm căn cứ để đăng kiểm thử nghiệm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đóng tàu, Bộ GTVT cũng đã thống nhất với một công ty đóng tàu bằng vật liệu PPC cho đóng và thử nghiệm 2 con tàu mới để tiến hành đăng kiểm thử nghiệm. Hiện một con tàu đã hoàn thành, chỉ còn chờ thí nghiệm tại Bộ Xây dựng về vật liệu chống cháy, dự kiến đến 18/6 này sẽ có kết quả. Căn cứ vào kết quả này, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp đăng kiểm cho con tàu này.

“Việc đóng tàu bằng vật liệu mới rất được hoan nghênh nhưng phải được đăng kiểm trên cơ sở quy chuẩn quy phạm của Việt Nam. Sau khi thử nghiệm hoàn tất, trong tháng 6 này sẽ giải quyết được căn bản tình trạng đại biểu quốc hội đã nêu”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói rõ: Bộ GTVT đã và đang xây dựng bộ quy chuẩn quy phạm theo yêu cầu của Bộ KH&CN đúng theo quy định hiện hành. Để xây dựng được phải căn cứ vào điều kiện thực tế, phải có đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có đơn vị nào đóng tàu thuyền bằng vật liệu này nên Bộ GTVT phải dựa vào chính đơn vị đang sản xuất tàu vật liệu PPC để vừa thử nghiệm sản xuất, vừa thử nghiệm đăng kiểm, đồng thời cũng để xây dựng bộ quy chuẩn quy phạm làm căn cứ để thực hiện lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đây là cách làm thận trọng, Bộ trưởng hai bộ đã nhất trí sẽ có bộ quy chuẩn. “Tàu ra khơi hay tàu đi đường sông cũng đều phải đảm bảo an toàn do vậy các đồng chí Bộ trưởng đã biết và đã hứa sẽ giải quyết sớm”, Chủ tịch Quốc hội nói./.
Liên quan đến việc một doanh nghiệp đóng tàu bằng vật liệu mới PPC nhưng không được Bộ Giao thông chấp nhận đăng kiểm mà đại biểu Lê Thị Công hỏi tại phiên chất vấn chiều 12.6, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng chưa có quy chuẩn cho tàu làm bằng vật liệu PPC nên không thể cấp đăng kiểm.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) chất vấn, báo cáo của Bộ đã nêu nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nhưng hầu như chỉ trên văn bản. Bà Rịa -Vũng Tàu có một doanh nghiệp công nghệ sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ tiên tiến, bằng vật liệu mới PPC, sản phẩm đạt cúp vàng năm 2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ tặng, được đăng kiểm quốc tế và đăng kiểm hải quan công nhận, đã cung cấp cho quân đội hơn 10 tàu. Nhưng Cục đăng kiểm Việt Nam lại từ chối, làm cho sản xuất của doanh nghiệp đình đốn, phải làm đơn gửi Thủ tướng. Trách nhiệm của Bộ như thế nào để chính sách đi vào cuộc sống, nhất là sự phối hợp của Bộ và các bộ liên quan?
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay: Theo ý kiến của đại biểu Lê Thị Công, doanh nghiệp làm tàu composit, đăng kiểm của Cộng hòa Czech và đăng kiểm của hải quân, nhưng Bộ Giao thông vận tải không chấp nhận đăng kiểm. Việc này chúng tôi sẽ trao đổi lại với Bộ Giao thông vận tải, xem lý do vì sao Bộ Giao thông vận tải không chấp nhận đăng kiểm. Tôi được biết câu chuyện phía sau của vụ việc này, đó là sản phẩm đó được chứng nhận là sản phẩm công nghệ cao. Doanh nghiệp đã bán cho hải quân, nhưng sau đó gây tai nạn chết người, nên doanh nghiệp bị truy tố. Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề này và báo cáo lại với đại biểu Quốc hội.
Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang triển khai phối hợp cũng với các đơn vị đóng tàu để xây dựng bộ quy chuẩn quy phạm, làm căn cứ để đăng kiểm.

Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với công ty đang đóng tàu bằng vật liệu PPC này cho thử nghiệm 2 con tàu và tiến hành đăng kiểm thử nghiệm luôn. Hiện nay tàu Ferri 42 thử nghiệm đã xong, hiện nay chỉ còn chờ thí nghiệm về vật liệu chống cháy, dự kiến 18.6 sẽ có kết quả, dựa vào kết quả này thì Cục đăng kiểm sẽ cấp đăng kiểm cho con tàu này. Còn tàu Ferri 56 tiếp tục hoàn thiện, chưa hoàn thiện xong thì chưa thể cấp.

“Việc đóng tàu bằng vật liệu mới thì hoan nghênh. Tuy nhiên phải được đăng kiểm trên cơ sở quy chuẩn, quy phạm. Trong tháng 6 này cơ bản sẽ giải quyết được toàn bộ vấn đề như đại biểu Lê Thị Công nói đối với các doanh nghiệp đóng tàu bằng vật liệu PPC” – bộ trưởng Thăng nói.

Bộ trưởng Thăng cũng cho biết: Vấn đề đăng kiểm thử nghiệm thì tháng 6 này xong, còn về lâu dài thì Bộ đã xây dựng bộ quy chuẩn, để xây dựng được phải căn cứ vào điều kiện thực tế, phải có đơn vị sản xuất, còn ở Việt Nam chưa có đơn vị nào làm bằng vật liệu này, dựa vào đơn vị đó vừa thử nghiệm sản xuất, vừa thử nghiệm đăng kiểm đồng thời cũng là để xây dựng bộ quy chuẩn, quy phạm luôn, làm căn cứ lâu dài.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói việc này làm rất thận trọng. Hai Bộ trưởng đã nhất trí sẽ có quy chuẩn, quy phạm, vừa sản xuất vừa kiểm tra và sẽ sớm giải quyết vấn đề này. “Các Bộ trưởng đã biết và hứa sẽ giải quyết trong thời gian tới” – Chủ tịch Quốc hội nói.

Sự việc về tàu công nghệ mới PPC mà đại biểu Lê Thị Công chất vấn liên quan đến vụ tai nạn chìm tàu trên biển Cần Giờ khiến 9 người chết. Sau đó Cơ quan CSĐT - Công an TPHCM ngày 17.9 đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển VKS cùng cấp đề nghị truy tố ông Vũ Văn Đảo (46 tuổi, GĐ Cty cổ phần công nghệ Việt Séc - trụ sở tại TP Vũng Tàu, cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina) và Đinh Văn Quyết (34 tuổi, GĐ Cty cổ phần Vũng Tàu Marina) cùng về tội "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn".

Đến đầu tháng 5.2015, TAND TPHCM đã quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung một số vấn đề trong vụ chìm tàu ở huyện Cần Giờ, TPHCM xảy ra vào tháng 8.2013.

Theo điều tra của báo Lao Động: Cty CP Công nghệ Việt - Séc do ông Vũ Văn Đảo làm giám đốc được thành lập ngày 6.4.2012 theo Giấy chứng nhận đăng ký số 3502101335 của Sở KHĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cấp, chuyên sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ và vật liệu mới Polypropylen - Poslystone Copolyme (PPC).

Cty Việt - Séc đã sản xuất tàu BP 12-04-02 bằng công nghệ vật liệu PPC và cung cấp cho bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu. Căn cứ theo luật, việc đăng kiểm phương tiện của quốc phòng thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng. Ngày 16.7.2013, tàu này đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân, Bộ Tư lệnh Hải quân đăng kiểm và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật với ký hiệu ghi trong giấy đăng kiểm là BP 12-04-02 (tàu H29).

Vậy Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM và công an TPHCM sẽ “đào” đâu ra kết luận giám định tàu ký hiệu BP 12-04-02 không bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng?!


Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân sáng 12/6, đại biểu Lê Thị Công (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh: “Bà Rịa - Vũng Tàu có DN sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới PPC. Sản phẩm đã đoạt Cup vàng Techmart 2012 do Bộ KH&CN tặng, được Đăng kiểm quốc tế và Đăng kiểm Hải quân công nhận đảm bảo chất lượng.
DN đã cung cấp cho quân đội hơn 10 tàu thuyền nhưng Cục Đăng kiểm VN lại từ chối đăng kiểm làm cho sản xuất của DN đình đốn. DN phải làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ”.
Trả lời đại biểu Lê Thị Công, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân xác nhận: “Đúng là tại Bà Rịa - Vũng Tàu có DN sản xuất tàu bằng vật liệu PPC, Đăng kiểm của CH Séc và Đăng kiểm Hải quân chấp nhận đăng kiểm nhưng Đăng kiểm của Bộ GTVT lại không chấp nhận đăng kiểm. Việc này sẽ được Bộ KH&CN trao đổi với Bộ GTVT làm rõ lý do. Tôi cũng được biết câu chuyện phía sau của vụ việc này là sản phẩm tàu của DN đã được chứng nhận là sản phẩm công nghệ cao, DN đã bán cho hải quân nhưng sau đó có gây tai nạn xảy ra chết người nên giám đốc DN bị truy tố”.


Ngay chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã tham gia trả lời và hứa với Quốc hội là ngay trong tháng 6/2015, Bộ sẽ cho đăng kiểm tàu thuyền đóng bằng công nghệ vật liệu mới PPC.
Theo tin tức tìm hiểu của PV Báo Lao Động và Đời sống, ngày 18/5, Cty CP công nghệ Việt - Séc (BR-VT) đã có đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ GTVT: “Cty Việt - Séc bị phá sản, NLĐ mất việc làm chỉ vì sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của một số cá nhân và cơ quan Nhà nước, cụ thể là Cục Đăng kiểm VN và Cơ quan CSĐT Công an TPHCM. Người sáng lập Cty là ông Vũ Văn Đảo đang bị vướng vòng lao lý trong một vụ tai nạn mà nguyên nhân không liên quan gì đếnchất lượng tàu thuyền, nhưng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TPHCM quy chụp cho tội đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền ở VN và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang”.
Trong một diễn biến cực nhanh, ngay sáng 17/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã triệu tập và chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc đối với việc đăng kiểm tàu thuyền bằng vật liệu mới PPC.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nghiêm khắc phê bình các đơn vị, cá nhân liên quan đã gây nên sự chậm trễ, thiệt hại cho DN và chỉ đạo ngay trong ngày 18/6, Cục Đăng kiểm VN phải có văn bản công nhận kết quả Đăng kiểm Hải quân và Cty Đăng kiểm quốc tế CS Lloyd (CH Séc).
   
Nhà máy đóng tàu của Cty Việt - Séc phải đóng cửa ngay khi giám đốc DN bị khởi tố điều tra.
Phá án oan…
Ngay trong ngày 18/6, khi Cục Đăng kiểm VN còn chưa kịp ra văn bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kí CV số 7783/BGTVT-KHCN về việc ứng dụng vật liệu PPC trong đóng phương tiện thủy nội địa gửi Cục Đăng kiểm VN. Tại CV này, Bộ GTVT khẳng định: “Hiện nay, pháp luật không cấm việc đóng tàu bằng vật liệu mới nói chung và vật liệu PPC nói riêng với điều kiện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện”.
“Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận kết quả Đăng kiểm CS Lloyd hoặc Đăng kiểm Hải quân hoặc bất cứ một tổ chức đăng kiểm nào khác thực hiện, trên cơ sở đó cấp các giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật cho các phương tiện thủy nội địa vỏ PPC trong giai đoạn chưa ban hành “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ PPC””.
Điều lí thú là với chỉ đạo này của Bộ GTVT, kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM, cáo trạng của Viện KSND TPHCM đối với vụ án hình sự khởi tố, truy tố các bị can Vũ Văn Đảo (Giám đốc Cty Việt - Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Cty CP Vũng Tàu Marina) về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” đã sụp đổ hoàn toàn. Tại sao lại như vậy?
Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM (số 372-25/KLĐT-PC44-Đ3) ngày 12/9/2014 do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CA TPHCM đại tá Nguyễn Minh Thông ký đã kết luận: “Hành vi sai phạm của bị can Vũ Văn Đảo thể hiện xuyên suốt qua ý thức chủ quan: Vũ Văn Đảo đưa công nghệ và vật liệu mới Polypropylen Copolymer (PPC) vào sản xuất tàu thuyền tại VN.
Tuy nhiên, khi tổ chức sản xuất, Vũ Văn Đảo không tuân thủ các quy định của pháp luật VN về sản xuất phương tiện giao thông, không thực hiện những quy định về đăng kiểm nên Cục Đăng kiểm VN chưa giải quyết đăng kiểm cho tàu thuyền làm bằng PPC (trong đó có tàu BP 12-04-02 bị chìm ở biển Cần Giờ ngày 2/8/2013 làm 9 người chết). Khi tàu làm bằng PPC không thể đăng kiểm theo hệ dân sự, Vũ Văn Đảo đã chuyển hướng bán cho lực lượng vũ trang và kí hợp đồng với Đăng kiểm Hải quân để đưa tàu thuyền làm bằng PPC vào lưu thông”.
   
CV ngày 18/6/2015 do đích thân Bộ Trưởng Đinh La Thăng ký yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận ngay kết quả đăng kiểm của Đăng kiểm Hải quân.
“Bị can Vũ Văn Đảo là người sản xuất ra tàu BP 12-04-02 nên biết rõ về tình trạng kĩ thuật của các tàu trên, Đảo biết rõ cơ quan đăng kiểm chưa cho phép sử dụng nhưng vẫn tìm cách đưa tàu BP 12-04-02 vào sử dụng. Hành vi của bị can Vũ Văn Đảo đã cấu thành tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự”. Trên cơ sở kết luận điều tra, ngày 17/10/2014, Viện KSND TPHCM đã ra cáo trạng truy tố bị can Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết theo khoản 3 Điều 214 Bộ luật Hình sự.
Thế nhưng, đến nay, TAND TPHCM đã không thể đưa vụ án ra xét xử. TAND TPHCM còn trả lại hồ sơ cho Viện KSND yêu cầu: “Cần phải có kết luận giám định tàu ký hiệu BP 12-04-02 (do ông Phạm Duy Phúc điều khiển) không bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng”; Thứ hai, các nguyên nhân dẫn đến chìm tàu BP 12-04-02 (tại biển Cần Giờ, TPHCM ngày 2/8/2013 làm chết 9 người) được cáo trạng viện dẫn “không có nguyên nhân nào liên quan đến việc chứng minh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra là do “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” như cáo trạng truy tố”.
Với diễn biến mới nhất là Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận kết quả đăng kiểm của Đăng kiểm Hải quân đối với các tàu PPC do Cty Việt - Séc sản xuất, trong đó có tàu BP 12-04-02, thì sẽ không còn cơ quan nào có thể ra kết luận tàu BP 12-04-02 không bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng(?!).
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bất ngờ tham gia “phá” án, làm sụp đổ kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM lẫn cáo trạng của Viện KSND TPHCM. Vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” giờ chỉ còn 2 cách giải quyết là: Đình chỉ vụ án hoặc tuyên các bị cáo vô tội. 


Và Đăng kiểm Việt Nam đã đệ trình và Bộ GTVT đã công bố Quy chuẩn . Báo GTVT cho biết : "Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme (PPC) vừa được ban hành, tàu PPC được quy định sức chở tối đa 12 người, dài không quá 20m. Quy định này áp dụng cho tàu đóng trong nước hoặc nhập khẩu.

Được biết, PPC là loại vật liệu mới, cách đây vài năm được doanh nghiệp nhập khẩu từ CH Séc để đóng phương tiện thủy. Tuy nhiên, trên thế giới hiện chưa có quy chuẩn kỹ thuật riêng đối với tàu làm bằng PPC. Hiện nay, loại phương tiện làm bằng PPC gồm các loại: Chở hàng, chở người, thể thao, vui chơi, giải trí nhưng không được sử dụng để chế tạo tàu chở dầu, chở hóa chất nguy hiểm, tàu hai thân, cánh ngầm, tàu đệm khí." 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét