Lâu thuyền trong "Vũ Kinh Tổng Yếu" |
Lâu thuyền dùng để chiến đấu nói chung có ba tầng : tầng thứ nhất được gọi là lư (庐- ta nhớ bài thơ dịch La Fontaine có nói tới thảo lư của lão tiều phu), tầng thứ hai là phi lư ( 飛庐) , tầng trên cùng là tước thất (爵室 ; với tước là chén rượu thời xưa, cũng là phong tước vị) .Mỗi tầng đều có thành bảo vệ chống lại kẻ địch phóng cung tên hay bắn đá ( 矢石 thỉ thạch shǐshí ) . Thành bảo vệ có khoét lỗ để bắn cung tên . Để phòng ngừa hỏa công của địch, trên thuyền có bố trí các tấm da thuộc (皮革 bì cách pígé) để dập lửa . Thuyền thường trang bị cờ phướn , gươm giáo để gây thanh thế ; ngoài ra còn có dây nhợ, mái chèo, buồm ... để tăng tính năng của thuyền
Tên lâu thuyền xuât hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc với nước Việt có đóng lâu thuyền . Và trên thực tế, những trận đánh lớn tại nước Ngô, Ngô Liêu tức Ngô Vương thứ hai (525 trước CN) , tại trận đánh Ngô Sở Trường Ngạn, Ngô Vương đã dùng một chiếc lâu thuyền to lớn có tên là Dư Hoàng ( 余皇) làm thuyền chỉ huy.
Tới thời Tây Hán, lâu thuyền bắt đầu trở thành chiến hạm chủ lực ,thuyền có thể chở được hàng chục tới hàng trăm binh lính . Vì vậy thời Hán, các tướng lĩnh đều dùng lâu thuyền nên thủy quan còn được gọi là lâu thuyền sĩ (樓船士) .Lâu thuyền đã được Hán Vũ Đế dùng để tiến đánh Nam Việt và Triều Tiên .
Theo báo chí Việt Nam
1/ Báo Đất Việt
Đất Việt điểm mặt một số chiến thuyền của Thủy quân Việt xưa:Thuyền mẫu tửTheo Võ bị chế thắng chi, đây là loại thuyền chuyên dùng để đánh hoả công, gồm 2 thân lồng vào nhau, 4 mái chèo, 1 buồm. Khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con).Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn, hông thuyền cũng đầy đinh sắt. Khi đánh địch, người ngồi núp trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho những đinh sắt nhọn ở mũi khung thuyền giả cắm vào mạn thuyền đối phương.
Sau đó, người ta đốt chất cháy củi và thuốc súng trên thuyền giả, rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương.Lâu thuyền (thuyền cổ lâu)
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quốc phòng. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho chế tạo thuyền cổ lâu - một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo, có tên gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu.Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Thuyền được trang bị súng Thần Cơ, nhưng hiện tài liệu về những con thuyền Cổ Lâu còn lại rất hiếm hoi.Sử sách chép rằng, Việt Nam là một trong những nước có thuyền lầu sớm trong quân thuỷ, đó là những lâu thuyền đơn giản khắc trên trống đồng Đông Sơn, kèm theo hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu với cung nỏ trên tay.
Tới thế kỷ 19, theo ý nghĩa hình khắc trên chín đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn, thì lâu thuyền được chọn như một loại thuyền chiến tiêu biểu cho quân thủy.Tẩu kha thuyềnThuyền do nữ tướng chỉ huy, không dùng buồm, thân thon dài, trên có 3 cột cờ đại và 2 hàng cờ nheo dọc thân thuyền, phu chèo và thủy binh đều tinh nhuệ, lợi hại và đi lại như bay, đột kích bất ngờ, rút lui nhanh chóng.Du Đĩnh thuyền
Thuyền có nhiều tầng to cao, trên có mái che với hàng dọc cờ xí, chứa được nhiều quân cung thủ, quan sát giặc từ xa, lợi hại khi đổ bộ binh đánh úp.Hải cốt thuyềnLà thuyền chiến to lớn và rắn chắc với hàng chục tay chèo, hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.Dưới triều Lê Thánh Tông, bên cạnh bộ binh, kị binh, tượng binh… thì thủy binh cũng đã trở thành một binh chủng độc lập với việc chia thành nhiều phiên hiệu rõ ràng như: Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền,
Sau đó, người ta đốt chất cháy củi và thuốc súng trên thuyền giả, rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương.Lâu thuyền (thuyền cổ lâu)
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quốc phòng. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho chế tạo thuyền cổ lâu - một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo, có tên gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu.Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Thuyền được trang bị súng Thần Cơ, nhưng hiện tài liệu về những con thuyền Cổ Lâu còn lại rất hiếm hoi.Sử sách chép rằng, Việt Nam là một trong những nước có thuyền lầu sớm trong quân thuỷ, đó là những lâu thuyền đơn giản khắc trên trống đồng Đông Sơn, kèm theo hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu với cung nỏ trên tay.
Tới thế kỷ 19, theo ý nghĩa hình khắc trên chín đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn, thì lâu thuyền được chọn như một loại thuyền chiến tiêu biểu cho quân thủy.Tẩu kha thuyềnThuyền do nữ tướng chỉ huy, không dùng buồm, thân thon dài, trên có 3 cột cờ đại và 2 hàng cờ nheo dọc thân thuyền, phu chèo và thủy binh đều tinh nhuệ, lợi hại và đi lại như bay, đột kích bất ngờ, rút lui nhanh chóng.Du Đĩnh thuyền
Thuyền có nhiều tầng to cao, trên có mái che với hàng dọc cờ xí, chứa được nhiều quân cung thủ, quan sát giặc từ xa, lợi hại khi đổ bộ binh đánh úp.Hải cốt thuyềnLà thuyền chiến to lớn và rắn chắc với hàng chục tay chèo, hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.Dưới triều Lê Thánh Tông, bên cạnh bộ binh, kị binh, tượng binh… thì thủy binh cũng đã trở thành một binh chủng độc lập với việc chia thành nhiều phiên hiệu rõ ràng như: Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền,
Lâu thuyền, Tẩu Kha thuyền, Khai Lãng thuyền, Hải Cốt thuyền...với hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, cờ hiệu khác nhau.
Đấu thuyền Là hạm thuyền lớn chỉ huy, với cột cờ soái và nhiều cờ xí, xung phong chiến đấu, dẫn đầu đoàn chiến thuyền.Ở đây lại nói về chiến thuyền Tây Sơn, lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại, ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Theo sử sách, một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiến thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu. Tuy nhiên, đời vua Việt sở hữu những chiến thuyền hiện đại lại là hoàng đế Minh Mạng - rất quan tâm đến việc học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền, đặc biệt cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp. Vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến…Vào thời Gia Long, chiến thuyền cũng lên tới cả ngàn chiếc và người ngoại quốc rất khâm phục.
Đấu thuyền Là hạm thuyền lớn chỉ huy, với cột cờ soái và nhiều cờ xí, xung phong chiến đấu, dẫn đầu đoàn chiến thuyền.Ở đây lại nói về chiến thuyền Tây Sơn, lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại, ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Theo sử sách, một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiến thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu. Tuy nhiên, đời vua Việt sở hữu những chiến thuyền hiện đại lại là hoàng đế Minh Mạng - rất quan tâm đến việc học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền, đặc biệt cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp. Vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến…Vào thời Gia Long, chiến thuyền cũng lên tới cả ngàn chiếc và người ngoại quốc rất khâm phục.
2/ Trang mạng
Thuyền lầu gồm những tầng lầu cao (lâu) nên có lợi thế về chiều cao (có chiếc đến 27m), phát huy được hiệu quả quan sát, chỉ huy và vũ khí tầm xa; chứa được nhiều lính và ưu thế về vũ khí tầm xa như cung, nỏ. Thuyền lầu là một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai sàn (boong) chia tàu thành hai tầng: tầng trên giấu lính chiến đấu, tầng dưới chứa lính chèo thuyền với hàng chục tay chèo và hai người điều khiển một mái chèo. Ở đây, thuyền lầu gắn chặt với chiến thuật dùng cung nỏ trong đánh thủy, có thể chở được trên hai trăm người và lương thảo, khí giới, thực hiện tốt những chuyến vượt biển xa hàng ngàn kilômét. Thuyền lầu xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc (năm 219TCN). Ở Việt Nam, năm 1205 (thời Lí) Đàm Dĩ Mông đã chế tạo thuyền lầu, sau đó các vua Trần cũng đã dùng thuyền lầu làm tướng phủ (Sở chỉ huy) trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Trận hồ Bà Dương (giản thể: 鄱陽湖之戰; Hán Việt: Bà Dương hồ chi chiến) là một trận thủy chiến diễn ra trên hồ Bà Dương từ ngày 30 tháng 8 tới ngày 4 tháng 10 năm 1363 giữa thủy quân Đại Hán của Trần Hữu Lượng và thủy quân nhà Minh của Chu Nguyên Chương. Diễn ra trong bối cảnh chiến loạn cuối thời nhà Nguyên, trận hồ Bà Dương có ý nghĩa quyết định trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực nhà Minh và Đại Hán. Mặc dù có lực lượng lên tới 650.000 quân với trên 100 thuyền lớn, quân Đại Hán đã thất bại toàn diện trước lực lượng nhà Minh chỉ có số quân bằng một phần ba, bản thân Trần Hữu Lượng cũng tử trận trong cuộc chiến này. Chiến thắng quyết định ở hồ Bà Dương đã giúp Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc.Năm 1360 Trần Hữu Lượng sát hại Từ Thọ Huy rồi tự xưng là hoàng đế Đại Hán, chiếm cứ ở Giang Nam cùng một số vùng thuộc Hồ Nam và Hồ Bắc, dựng nên một chính quyền cát cứ rất lớn mạnh. Trần Hữu Lượng đem quân tấn công Chu Nguyên Chương nên thống lĩnh thủy quân xuôi dòng về hướng đông đánh vào Ứng Thiên phủ, toan thôn tính địa bàn của Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương hỏi ý kiến Lưu Cơ, ông nói: "Quân địch từ xa đến rất mệt mỏi, còn ta được nghỉ ngơi sung sức, ta nên đặt sẵn phục binh, đánh cú bất ngờ thì lo gì mà không thắng". Chu Nguyên Chương đồng ý rồi cùng nhau đặt ra kế sách. Bộ tướng Khang Mậu Tài vốn là bạn của Trần Hữu Lương, Chu Nguyên Chương liền mật sai Khang Mậu Tài viết thư trá hàng và nhận làm nội ứng, đồng thời mật báo cho Trần Hữu Lượng một số tình báo giả, khuyên chia binh làm ba ngả đánh vào Ứng Thiên Phủ.
Trần Hữu Lượng quả nhiên trúng kế, lập tức dẫn quân đến điểm hẹn, nhưng khi đến nơi chẳng thấy Khang Mậu Tài đâu, Trần Hữu Lương biết mình bị lừa liền hô quân rút lui. Chu Nguyên Chương lập tức phát động cuộc tấn công, tức thì quân mai phục xuất hiện khắp bốn bề. Binh mã Trần Hữu Lượng bị thiệt hại đến quá nửa, may được bộ tướng xả thân cứu hộ mới thoát thân, và phải tháo chạy về Giang Châu.
Tới tháng 4 năm 1363, Trần Hữu Lượng lại tái xuất binh với lực lượng lên tới 60 vạn quân cả thủy lục tấn công Hồng đô, kinh đô của Chu Nguyên Chương, nay là Nam Xương, Giang Tây. Thủy binh của Trần Hữu Lượng gồm trên 100 thuyền lớn, đó là các lâu thuyền (楼船) kiên cố, rất khó bị tấn công nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là di chuyển chậm chạp. Tuy lực lượng rất mạnh nhưng Trần Hữu Lượng không thể nào hạ được Hồng đô vốn lúc này do cháu Chu Nguyên Chương là Chu Văn Chính phòng thủ.
Tới tháng 7 năm 1363, đích thân Chu Nguyên Chương dẫn 20 vạn quân rời mặt trận đánh Trương Sĩ Thành tiến về cứu Hồng đô, hai bên đụng độ nhau tại hồ Bà Dương nằm gần Nam Xương ngày nay. Thủy binh của Chu Nguyên Chương sử dụng phần lớn là thuyền nhỏ vốn không thể so sánh về kích thước với lâu thuyền của quân Đại Hán nhưng bù lại có tính linh hoạt hơn rất nhiều trong chiến đấu. Bản thân Trần Hữu Lượng cũng nhận thấy rằng lâu thuyền của mình chỉ lợi trong vây và công thành chứ không lợi trong thủy chiến, vì vậy ông quyết định tung toàn lực tấn công Chu Nguyên Chương với hy vọng kết thúc nhanh đối thủ này để buộc Chu Văn Chính phải mở Hồng đô đầu hàng.
Diễn biến
Trận chiến bắt đầu từ rạng sáng ngày 30 tháng 8 năm 1363. Thủy quân nhà Minh được chia thành 11 đội tàu chiến trong đó các chiến thuyền lớn nằm ở khu vực trung tâm. Nhóm trung tâm này đã lập tức tấn công thẳng vào chính diện đội hình thuyền Đại Hán bằng cả máy bắn đá, hỏa thuyền và các loại chất nổ. Tuy giành được đôi chút lợi thế ban đầu nhưng Chu Nguyên Chương lại nhanh chóng gặp rắc rối khi soái thuyền của chính ông bị bắt lửa của quân Đại Hán rồi sau đó bị các thuyền chiến Đại Hán tập trung tấn công tới tấp bằng tên và lửa. Chiến thuyền của Trần Hữu Lương vừa cao vừa to, lại dùng xích sắt buộc nối liền với nhau thành một hàng, nên có lợi thế khi giáp chiến. Phải nhờ tới sự ứng cứu kịp thời của các thuyền chiến Minh khác, soái thuyền của Chu Nguyên Chương mới thoát khỏi bị tiêu hủy.
Kết thúc ngày đầu tiên, nỗ lực tấn công của Chu Nguyên Chương thất bại vì lâu thuyền của Đại Hán chỉ tập trung ở vùng nước sâu tránh giao chiến trực tiếp, nhiều thuyền nhỏ của Minh bị hư hỏng. Ngày hôm sau, nhận thấy bố trí ràng buộc của các lâu thuyền, Chu Nguyên Chương ra lệnh đẩy mạnh đánh hỏa công bằng các hỏa thuyền có bố trí hình nộm giả làm chiến thuyền, việc được lợi gió đã khiến kế hoạch của Chu Nguyên Chương có kết quả tốt khi nhiều thuyền của Trần Hữu Lượng bị ngọn lửa thiêu hủy.
Sau gần hai ngày ngưng chiến, hai bên lại đụng độ vào ngày 2 tháng 9, để tránh bị hỏa công, Trần Hữu Lượng cho nới lỏng đội hình lâu thuyền của mình nhưng lại vấp phải chiến thuật tấn công đeo bám và đánh đổ bộ lên thuyền của đội thuyền nhỏ nhà Minh. Cùng lúc đó Chu Nguyên Chương nhận được tin rằng bộ binh của ông đã giải vây cho Hồng đô khiến cục diện trận chiến hoàn toàn nghiêng về phía nhà Minh, ông bèn kéo thủy binh về chỗ hợp lưu của Trường Giang và Cám Giang để bao vây hạm đội Đại Hán chờ trận chiến quyết định. Ngày 4 tháng 10, Chu Nguyên Chương quyết định tung ra đòn đánh cuối cùng bằng hỏa thuyền. Chu Nguyên Chương ra lệnh chuẩn bị 7 chiếc thuyền, bên trong có chứa chất nổ và vật dễ cháy. Đợi khi trời nổi gió, Chu Nguyên Chương cử một đội cảm tử điều khiển 7 chiếc thuyền xông vào dãy chiến thuyền của Trần Hữu Lượng rồi phóng hỏa, ngọn lửa bốc cao sáng rực cả bầu trời. Chuyến thuyền của Trần Hữu Lượng vì dùng xích sắt buộc lại với nhau, nên không thuyền nào chạy thoát.
kết cục là gần như toàn bộ hạm đội của Trần Hữu Lượng bị hủy diệt. Trần Hữu Lượng dẫn tàn binh phá vây ra đến cửa hồ Phiên Dương, lại bị Chu Nguyên Chương vây đánh mấy trận, binh lính rất mệt mỏi nên lại có khá nhiều tướng sĩ xin đầu hàng. Trần Hữu Lượng tử trận vì một mũi tên bắn trúng sọ. Mất đi người đứng đầu, lực lượng Đại Hán đầu hàng Chu Nguyên Chương không lâu sau đó.
Kết quả
Chiến thắng quyết định ở hồ Bà Dương đã giúp Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc và trở thành Minh Thái Tổ, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét